1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

cảm nghĩ về ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

1 4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 7,59 KB

Nội dung

Hôm nay, ngày 22/12/2012, cùng đoàn viên – thanh niên cả nước nói chung, đoàn viên – thanh niên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 40 năm ngày chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam”. Người Việt Nam, là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu. Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”. Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam. Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay rất đỗi hào hùng, nhưng cũng đầy đau thương và mất mát. Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, không biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống. Biết bao thế hệ cha anh đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình, góp máu xương để giải phóng trọn vẹn đất nước. Các anh, các chị đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ để chúng ta hôm nay được sống trong độc lập tự do, hòa bình và hạnh phúc. Đất nước có được hòa bình, ổn định, phát triển như hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng, liệt sỹ của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Để báo đáp công ơn ấy, kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hơn ai hết chúng ta cần phải ghi sâu lời dạy năm xưa của Bác “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với tổ quốc, với nhân dân, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”… Chúng ta học được trong lịch sử và qua ký ức của những người đi trước, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, độc lập tự do của dân tộc phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao thế hệ. Chắc hẳn chúng ta đã từng xúc động khi đọc những trang viết sống động, những dòng nhật ký đầy chất lửa của liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm và hay bộ phim “Đừng đốt” gây xúc động mạnh mẽ bởi sự hy sinh vì lý tưởng, đấu tranh cho chân lý, cho khát vọng hòa bình của bao thế hệ thanh niên Việt Nam. Chất lửa truyền thống ấy đã được hun đúc qua hàng ngàn năm, đã rực sáng khi đất nước lâm nguy và chất lửa truyền thống ấy phải được tuổi trẻ hôm nay gìn giữ và phát huy, bởi lẽ đó là kết tinh của truyền thống và khí phách của dân tộc. Chúng tôi, những sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xin bày tỏ tấm lòng biết ơn vô hạn đối với những người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Truyền thống, đạo nghĩa là những giá trị mà đoàn viên – thanh niên chúng ta không có quyền quên và phải ghi nhớ suốt đời. Đó là hành trang tư tưởng của mỗi đoàn viên – thanh niên trong học tập và rèn luyện. Noi gương các anh hùng liệt sỹ, đoàn viên – thanh niên chúng ta hôm nay phải biến truyền thống yêu nước và cách mạng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thành bản lĩnh và ý chí Việt Nam để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu. Đất nước đang trên đường đổi mới, thế hệ đoàn viên – thanh niên chúng ta hôm nay thật vinh dự là lớp người tiên phong tiếp tục trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do vậy, đòi hỏi chúng ta phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng, xây dựng lối sống văn hóa-văn minh, không ngừng học tập, ra sức rèn đức luyện tài. Đó là cách để hướng đến lý tưởng cao đẹp, hành động chân chính. Góp phần đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ và vì hạnh phúc trường tồn của dân tộc.

Trang 1

Hôm nay, ngày 22/12/2012, cùng đoàn viên – thanh niên cả nước nói chung, đoàn viên – thanh niên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn nói riêng đã và đang tổ chức nhiều hoạt động thiết thực để kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 40 năm ngày chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam” Người Việt Nam, là một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, kiên cường, bất khuất nhưng cũng rất khoan dung, nhân hậu Dân tộc ấy đã sinh ra một quân đội anh hùng, “vì nước quên thân, vì dân phục vụ” Đội quân ấy được gọi với cái tên thân thương là “bộ đội cụ Hồ”, được thế giới biết đến với tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam Dựa vào sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân dân, quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã vượt bao khó khăn, gian khổ giành chiến thắng trước kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp nhiều lần

để giải phóng, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay Cuộc đấu tranh của dân tộc ta từ ngàn đời nay rất đỗi hào hùng, nhưng cũng đầy đau thương và mất mát Để dành được độc lập, tự do như hôm nay, không biết bao nhiêu anh hùng, liệt sĩ đã anh dũng ngã xuống

Biết bao thế hệ cha anh đã hăng hái lên đường theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, họ đã cống hiến hết tuổi thanh xuân của mình, góp máu xương để giải phóng trọn vẹn đất nước Các anh, các chị đã mãi mãi yên nghỉ trong lòng đất mẹ để chúng ta hôm nay được sống trong độc lập tự do, hòa bình và hạnh phúc Đất nước có được hòa bình, ổn định, phát triển như hôm nay là nhờ sự hy sinh của các Anh hùng, liệt sỹ của dân tộc ta trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại

Để báo đáp công ơn ấy, kế thừa truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, hơn ai hết chúng ta cần phải ghi sâu lời dạy năm xưa của Bác “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân, gia đình liệt sỹ là những người có công với tổ quốc, với nhân dân, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”…

Chúng ta học được trong lịch sử và qua ký ức của những người đi trước, chúng ta hiểu sâu sắc giá trị của hòa bình, độc lập tự do của dân tộc phải đánh đổi bằng máu xương của biết bao thế hệ Chắc hẳn chúng ta

đã từng xúc động khi đọc những trang viết sống động, những dòng nhật ký đầy chất lửa của liệt sỹ, bác sỹ Đặng Thùy Trâm và hay bộ phim “Đừng đốt” gây xúc động mạnh mẽ bởi sự hy sinh vì lý tưởng, đấu tranh cho chân lý, cho khát vọng hòa bình của bao thế hệ thanh niên Việt Nam Chất lửa truyền thống ấy

đã được hun đúc qua hàng ngàn năm, đã rực sáng khi đất nước lâm nguy và chất lửa truyền thống ấy phải được tuổi trẻ hôm nay gìn giữ và phát huy, bởi lẽ đó là kết tinh của truyền thống và khí phách của dân tộc

Chúng tôi, những sinh viên trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn xin bày tỏ tấm lòng biết ơn

vô hạn đối với những người con ưu tú đã hy sinh vì độc lập, tự do, thống nhất đất nước và cống hiến cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc Việt Nam

Truyền thống, đạo nghĩa là những giá trị mà đoàn viên – thanh niên chúng ta không có quyền quên và phải ghi nhớ suốt đời Đó là hành trang tư tưởng của mỗi đoàn viên – thanh niên trong học tập và rèn luyện Noi gương các anh hùng liệt sỹ, đoàn viên – thanh niên chúng ta hôm nay phải biến truyền thống yêu nước và cách mạng trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc thành bản lĩnh và ý chí Việt Nam để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu Đất nước đang trên đường đổi mới, thế hệ đoàn viên – thanh niên chúng ta hôm nay thật vinh dự là lớp người tiên phong tiếp tục trên mặt trận xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Do vậy, đòi hỏi chúng ta phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, tình nguyện vì cộng đồng, xây dựng lối sống văn hóa-văn minh, không ngừng học tập, ra sức rèn đức luyện tài Đó là cách để hướng đến lý tưởng cao đẹp, hành động chân chính Góp phần đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, xứng đáng với sự hy sinh của các Anh hùng liệt sỹ và vì hạnh phúc trường tồn của dân tộc

Ngày đăng: 16/10/2015, 20:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w