1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Lý thuyết xếp hạng tín dụng DN

16 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 42,1 KB

Nội dung

1.TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP: 1.1 Khái niệm “Xếp hạng tín dụng” được dịch ra từ thuật ngữ “Credit Rating”. Thuật ngữ “Credit Rating” do John Moody đưa ra năm 1909 trong cuốn “ Cẩm nang chứng khoán đường sắt”, khi tiến hành nghiên cứu, phân tích và công bố bảng xếp hạng tín nhiệm của 1500 trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống chữ cái từ (AAA) đến (C). Hiện nay, những ký hiệu này trở thành chuẩn mực quốc tế. Có rất nhiều khái niệm về XHTD nhưng nội dung cốt lõi được hiểu là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng nhằm thể hiện khả năng trả nợ của đối tượng được cấp tín dụng để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn 1.2 Mục đích của xếp hạng tín dụng Đối với Ngân hàng(NH): Hỗ trợ công tác quản trị tín dụng của NH: Hỗ trợ việc ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi suất , biện pháp bảo đảm tiền vay,… − Giám sát và đánh giá khách hàng, khi khách hàng còn đang nợ NH. Giúp NH dự báo rủ ro tín dụng và có biện pháp kịp thời. − Phân loại khách hàng và hướng tới khách hàng ít rủi ro. − Phân loại nợ để ước lượng trích dự phòng rủi ro, hướng tới tối đa hóa lợi nhuận, góp phần vào sự bình ổn hoạt động của hệ thống NH. − Đối với nhà đầu tư: XHTD giúp họ có thêm thông tin cụ thể đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí để thu thập, phân tích và giám sát khả năng trả nợ của doanh nghiệp (DN) giúp họ ra quyết định đầu tư đúng đắn và có hiệu quả. Đối với các doanh nghiệp: XHTD giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản cấp tín dụng của NH, tạo sự cạnh tranh bình đẳng trong hoạt động huy động vốn của DN và cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn ưu đãi của NH. 2.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠN TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP 2.1 Môi trường của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một điều kiện cụ thể nào đó của môi trường doanh nghiệp và các yếu tố môi trường tạo ra những tác động thông qua nhưng cơ hội hay nguy cơ xuất phát từ những thay đổi của môi trường, bởi vậy khi tiến hành xếp hạng một doanh nghiệp người ta thường xem xét thông tin sau: Thông tin về môi trường vĩ mô của doanh nghiệp Nghiên cứu về môi trường vĩ mô nhằm đánh giá quy mô và tiềm năng thị trường của doanh nghiệp và sự tác động của các môi trường như: - Môi trường văn hóa - xã hội; Môi trường chính trị - pháp luật; Môi trường công nghệ; Môi trường kinh tế; Thông tin thuộc môi trường ngành Phân tích và đánh giá môi trường ngành nhằm xác định vị thế của doanh nghiệp trong ngành mà nó hoạt động, bao gồm: - Chu kì kinh doanh Triển vọng tăng trưởng của ngành; Phân tích về cạnh tranh trong ngành; Các nguồn cung ứng trong ngành; Áp lực cạnh tranh tiềm tang; 2.2 Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp Khi đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp cẩn đánh giá trên các phương diện sau như: tẩm quan trọng, chu kì sống,… thông qua những đánh giá này có thể nhìn thấy vị thế của doanh nghiệp thông qua sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp. Thông tin sản phẩm của doanh nghiệp Sản phẩm của doanh nghiệp được đánh giá trên các phương diện sau; - Vai trò của sản phẩm đối với xã hội và nên kinh tế Đánh giá chu kì đời sống của sản phẩm Đánh giá tiềm năng của sản phẩm Đánh giá chất lượng của sản phẩm Thông tin thị trường của doanh nghiệp Thị trường của doanh nghiệp được đánh giá trên phương diện sau: - Quy mô thị trường tiềm năng; Thị phần của doanh nghiệp; Chiến lược canh tranh của doanh nghiệp; Như vậy, thong qua việc đánh giá thong tin trên có thể nhận thấy vị thế của doanh nghiệp thong qua sản phẩm. Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, người đánh giá cần đánh giá lần lượt từng sản phẩm, sau đó căn cứ vào mức độ đóng góp từng sàn phẩm đối với doanh nghiệp để xác định vị thế của doanh nghiệp. 2.3 Quản trị doanh nghiệp Mục tiêu của các hoạt động quản trị nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của DN và hướng tới sự phát triển bền vững. các ND đánh giá: Thông tin về công nghệ- thiết bị của doanh nghiệp Công nghệ - thiết bị của doanh nghiệp ảnh hưởng đến hạng tín dụng doanh nghiệp và ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm. công nghệ lạc hậu hay hiện đại, 1 công nghệ mới thường đồng nghĩa với chất lượng sp cao hơn, hoàn thiện hơn, và có thể sẽ giảm được chi phí. Khi phân tích công nghệ, người ta sẽ thực hiện: − − − − Đánh giá công nghệ hiện tại của DN Đánh giá chiến lược đổi mới công nghệ Đánh gía công suất thiết bị của DN Đánh giá sự tác động của công nghệ với môi trường. Thông tin về nguồn nguyên liệu của DN Đối với các DN sx chế biến, nguồn nguyên liệu giữ vai trò rất quan trọng, bởi chất lượng của nguyên liệu có thể ảnh hưởng đến chất lượng của sp. K chỉ thế, trữ lượng tiềm năng và tính ổn định của nguồn nguyên liệu có thể quyết định sự tồn tại của DN. Khi đánh giá về nguồn nguyên liệu, có các tiêu chí cơ bản: − − − Đánh giá tính ổn định của nguồn nguyên liệu Quãng đường vận chuyển nguyên liệu Phương án thay thế nguồn nguyên liệu Thông tin về địa điểm của DN “nhất cự ly, nhì tốc độ”, DN sẽ có lợi thế thương mại nếu đặt gần các trục giao thông hay các đô thị. Đánh giá địa điểm DN nhằm xác định những cơ hội, hay triển vọng xuất phát từ địa điểm. khi đánh giá đđ của DN cần phân tích trên các phương diện: − − − − kinh tế chính trị xã hội tự nhiên Thông tin về loại hình doanh nghiệp và tổ chức quản lý − − − Đánh giá loại hình của DN: DN tư nhân; Công ty TNHH, Công ty cổ phần;… Đánh giá về tổ chức quản lý DN Đánh giá về quy mô của DN Thông tin về quản trị nguồn nhân lực − − − − − Đánh giá nền văn hóa và bản sắc của DN Chính sách dân sự của doanh nghiệp Chính sách phát triển nguồn nhân lực của DN Đánh giá tiềm năng nhân sự của DN Đánh giá về ban lãnh đao của DN Quy mô doanh nghiệp Quy mô của DN cũng là yếu tố quan trọng cần được xem xét trong xếp hạng các DN − Đánh giá quy mô của DN có thể thấy rõ tính hiệu quả của các hoạt động quản trị bên trong của DN − Quy mô của DN có thể xác định căn cứ vào các tiêu thức như vốn, lao động, doanh thu và nghĩa vụ thuế với ngân sách. − 2.4 Tình hình tài chính của DN Đứng trên phương diện của Ngân hàng, phân tích tình hình tài chính để xem xét về tình hình hoạt động của DN, từ đó đo lường được khả năng trả nợ của KH và là cơ sở ra những quyết định hợp lý. Phân tích tình hình tài chính của DN là quá trình sử dụng các báo cáo tài chính của DN để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của DN. 2.4.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính Có nhiều loại tỷ số tài chính khác nhau, dựa vào mục tiêu phân tích có các nhóm tỷ số : nhóm tỷ số thanh khoản; nhóm tỷ số đòn bẩy; nhóm tỷ số hoạt động; nhóm tỷ số lợi nhuận (khả năng sinh lời); nhóm tỷ số tăng trưởng. Nhóm tỷ số thanh khoản: Đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty. Loại tỷ số này gồm có tỷ số thanh khoản hiện thời, tỷ số thanh khoản nhanh và tỷ số nợ,… − Tỷ số thanh khoản hiện thời Đây là chỉ số đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung thì chỉ số này ở mức 2-3 được xem là tốt. Nhưng một chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không luôn là dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “ tài sản lưu động” quá nhiều và như vậy thì hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.  Nếu tỷ số thanh toán hiện thời 1 thì khả năng thanh toán của DN tốt, DN đủ TS lưu động để đảm bảo nợ vay. − Tỷ số thanh khoản nhanh Chỉ số thanh toán nhanh đo lường mức thanh khoản cao hơn. Chỉ những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào để tính toán. Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác được bỏ ra vì khi cần tiền để trả nợ, tính thanh khoản của chúng rất thấp. Nhóm tỷ số hoạt động Đây là nhóm đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng TS của DN. Các chỉ tiêu hoạt động được thiết lập trên doanh thu , nhằm xđ tốc đọ vòng quay của 1 đại lượng và mức độ rủi ro tài chính của DN. Các tỷ số thường được sử dụng : tỷ số vòng quay HTK, kỳ thu tiền bình quân,… Nhóm tỷ số đòn bẩy Đây là nhóm đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho hoạt động của công ty. Khi đòn bẩy kinh doanh tăng thì xác suất có nguy cơ phá sản tăng. Nói chung, “khách hàng” nào có tỷ số nợ quá lớn thì khả năng hoàn trả nợ vay giảm nhiều. loại tỷ số này gồm: Nợ phải trả/tổng TS Nợ phải trả/ VCSH Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư… Nhóm tỷ số lợi nhuận Đánh gía hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực của DN đẻ tạo lợi nhuận. Giá trị lợi nhuận của các DN càng lớn thì có nhiều khả năng thanh toán để giảm đi khả năng có nguy cơ phá sản. Nếu DN có tủ số lợi nhuận sau thuế cao, đủ đảm bảo trả nợ và lãi thì khả năng thu hồi nợ càng đảm bảo hơn. Để đánh giá khả năng sinh lợi, có thể sử dụng các yếu tố như: − − − Khả năng sinh lợi so với doanh thu Khả năng sinh lợi so với tai sản (ROA) Khả năng sinh lợi so với VCSH (ROE) Nhóm tỷ số tăng trưởng Các tỷ số tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn, nếu cho vay dài hạn ngân hàng thường chú tâm vào các tỷ số này. Phân tích triển vọng tăng trưởng của DN có thể sử dụng 2 tỷ số: Tỷ số lợi nhuận tích lũy = LN tích lũy / LN sau thuế Tỷ số này đánh giá mức độ sử dụng lợi nhuận sau thuế để tích lũy cho mục đích tái đầu tư − Tỷ số tăng trưởng bền vững = LN tích lũy / VCSH Tỷ số này đánh giá khả năng tăng trưởng của VCSH thông qua lợi nhuận tích lũy. − 2.4.2 Chính sách phân phối lại LN của DN Nếu mức chia lợi tức cổ phần thấp có thể làm sụt giảm giá mua – bán cổ phần. Ngược lại, nếu mức chia lợi tức cổ phần quá cao sẽ đem lại cho DN nhiều khó khăn về chính sách tài trợ ngân quỹ. Nếu DN xây dựng 1 chính sách lợi nhuận hợp lý sẽ làm tăng tiềm năng tăng trưởng của DN, bởi LNGL là nguồn tài trợ ngân quỹ để tái đầu tư mở rộng kinh doanh. 2.4.3 Lưu chuyển tiền tệ của DN Phân tích luồng tiền là nhằm đánh gía nguy cơ phá sản, hay thanh toán cho các khoản chi tiêu, hay tái đầu tư mở rộng sản xuất. khả năng này thể hiện qua chỉ tiêu giữa giá trị dòng tiền thu trong kỳ và các nhu cầu chi tiêu cho đầu tư và trả nợ của DN. luồng tiền là một chỉ số chính xác đo lường “tình hình sức khoẻ” tài chính của doanh nghiệp. Nhiều DN mặc dù có triển vọng, sinh lời rất khả quan nhưng luồng tiền bị cạn kiệt dẫn tới bị phá sản (Luồng tiền là những khoản tiền được tạo ra trong 1 khoảng thời gian nào đó và sẵn sàng cho việc đầu tư, hay trả nợ dài hạn, hay hoàn trả vốn gốc cho CSH).Đánh giá luồng tiền thường dựa vào chỉ tiêu giữa luồng tiền trên tổng nợ của DN.) 2.4.4 Thông tin về hiệu quả kinh tế của DN Hiệu quả kinh tế là phần giá trị tăng thêm trong kỳ xuất phát từ hiệu năng quản lý của các nhà quản trị DN. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế giúp đo lường chất lượng của đội ngũ các nhà quản trị trên phương diện tài chính. 3. NGUYÊN TẮC CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG Trong quá trình chấm điểm tín dụng, CBTD sẽ thu được điểm ban đầu và điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng. Điểm ban đầu là điểm của từng tiêu chí chấm điểm TD , CBTD xác định sau khi phân tích các tiêu chí đó. − Điểm tổng hợp để xếp hạng khách hàng bằng điểm ban đầu nhân với trọng số. − Trọng số là mức độ quan trọng cảu từng tiêu chí chấm điểm tín dụng ( chỉ số tài chính hoặc tiêu chí phi tài chính) xét trên tốc độ rủi ro tín dụng. − Trong quy trình chấm điểm CBTD sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí tín dụng theo nguyên tắc đối với mỗi tiêu chí trên bảng đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó. 4. QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG 4.1 Thu thập thông tin Thu thập thông tin phải nhiều và phải đẩm bảo tính trung thực, chính xác, đòi hỏi sự thận trọng của CBTD, sự phán đoán, phân tích hợp lý dựa trên cơ sở những thông tin khách hàng cung cấp, cũng như sự trung thực của khách hàng. Các nguồn cung cấp bao gồm: Hồ sơ do khách hàng cung cấp: giấy tờ pháp lý, các báo cáo tài chính và các dữ liệu khác − Thông tin lưu trữ tại ngân hàng: kết quả hoạt dộng kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay vào các dự án, tình hình sử dụng vốn, thanh toán nợ,.. − Thông tin đi thăm thực địa của khách hàng: tham quan nhà xưởng, gặp gỡ khách hàng, ban lãnh đạo, công nhân, xem xét tài sản và thậm chí là tiếp xúc với khách hàng. − Thông tin từ ngân hàng nhà nước: lấy thông tin tín dụng từ CIC − − Thông tin từ bạn hàng và đối thủ cạnh tranh: xem xét quan hệ thương mại bạn hàng, vị thê của doanh nghiệp, báo chí, phương tiện thông tin đại chúng,.. 4.2 Xác định ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của khách hàng: Có 4 nhóm ngành cơ bản: − − − − Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp Thương mại, dịch vụ Xây dựng 4.3 Chấm điểm quy mô doanh nghiệp CBTD sử dụng các tiêu chí để chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp gồm: Nguồn vốn kinh doanh: là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu − Lao động: là số lao động thực tế sử dụng(được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính, hoặc các nguồn khác) tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp có thời gian thành lập và hoạt động dưới 3 năm thì tính bình quân lao động cho cả thời gian hoạt động. − Giá trị nộp NSNN: lất theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong năm (không kể số thiếu của kì trước nộp kì này) bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khác theo quy định của nhà nước trong năm báo cáo (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu) − Căn cứ kết quả chấm điểm thu được, xếp loại quy mô doanh nghiệp theo thang điểm sau: Điểm 70 – 100 30 – 69 Dưới 30 Quy mô Loại 1 Loại 2 Loại 3 Ghi chu Lớn Vừa Nhỏ 4.4 Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Sau khi xác định được ngành nghề và quy mô của DN, NH sẽ chấm điểm các chỉ số tài chính bao gồm: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản: Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn phải trả Khả năng thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn- Hàng tồn kho)/ Nợ ngắn hạn phải trả Nhóm chỉ tiêu hoạt động: Vòng quay hàng tồn kho= Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho bình quân Kỳ thu tiền bình quân= Khoản phải thu bình quân x 365 ngày/ Doanh thu thuần Vòng quay vốn lưu động= Doanh thu thuần/ Tài sản ngắn hạn bình quân Hiệu quả sử dụng tài sản= Doanh thu thuần/ Tổng tài sản Nhóm chỉ tiêu cân đòn nợ: Nợ phải trả/ Tổng tài sản. Nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu. Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ. Nhóm chỉ tiêu thu nhập: Thu nhập trước thuế/ Doanh thu thuần. Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản. Thu nhập trước thuế/ Nguồn vốn chủ sở hữu. Khả năng tự tài trợ: Hệ số tự tài trợ= Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ: Hệ số khả năng trả lãi. Hệ số khả năng trả nợ gốc. Xu hướng của lưu chuyển tiền tệ trong quá khứ. Trạng thái lưu chuyển tiền tệ thuần từ hoạt động Tiền và các khoản tương đương tiền/ Vốn chủ sở hữu 4.5Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Chấm điểm theo tiêu chí tình hình và uy tín giao dịch tại NH: Lịch sử trả nợ. Số lần cơ cấu lại nợ. Tỷ trọng nợ cơ cấu lại trên tổng dư nợ. Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại. Lịch sử quan hệ cam kết ngoại bảng. Tình hình cung cấp thông tin của khách hàng theo yêu cầu của ngân hàng Tỷ trọng số dư tiền gửi bình quân trên tổng dư nợ bình quân của DN. Tỷ trọng doanh số chuyển qua NH trong tổng doanh thu so với tỷ trọng tài trợ vốn của NH trong tổng số vốn DN được tài trợ. Mức độ sử dụng các dịch vụ của NH. Thời gian quan hệ tín dụng với NH. Tình trạng nợ quá hạn tại NH khác… Chấm điểm theo năng lực và kinh nghiệm quản lý: Kinh nghiệm trong ngành của Ban quản lý liên quan trực tiếp đến dự án đề xuất. Kinh nghiệm của Ban quản lý trong hoạt động điều hành. Môi trường kiểm soát nội bộ. Các thành tựu đạt được và thất bại của Ban quản lý trước đó. Tính khả thi của phương án kinh doanh và dự toán tài chính. Chấm điểm tín dụng theo tiêu chí môi trường kinh doanh: Triển vọng ngành. Được biết đến( thương hiệu công ty). Vị thế cạnh tranh của DN. Số lượng đối thủ cạnh tranh. Chấm điểm theo tiêu chí các đặc điểm khác: Đa dạng hóa các hoạt động. Thu nhập từ hoạt động xuất khẩu. Sự phụ thuộc vào các đối tác( đầu vào, đầu ra) Vị thế của công ty. Lợi nhuận sau thuế những năm gần đây. Tài sản đảm bảo. 4.6 Tổng hợp và xếp hạng tín dụng Ở quy trình này CBCĐTD cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số của từng loại chỉ tiêu để xác định điểm tổng hợp. Sau khi tổng hợp xong NH sẽ căn cứ vào điểm của DN để xếp hạng Bảng tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng DN của S&P Hạng Đặc điẻm Mức rủi ro Chất lượng tín dụng tốt AAA: loại tối ưu nhất, cực kì uy tín đối với Thấp nhất khả năng trả nợ Chất lượng tín dụng rất AA: loại ưu Thấp tốt, uy tín Dẽ bị ảnh hưởng đối với A:loại tốt những điều kiện kinh tế Thấp chất lượng tín dụng tốt Hoạt động hiệu quả và có BBB:loại khá Trung bình triển vọng trong ngắn hạn Thận trọng là cần thiết, tiềm lực tài chính trung BB:loại trung bình khá Trung bình bình và có nguy cơ tiềm ẩn Dẽ bị tổn thương bởi những thay đổi về điều Cao, do khả năng tự chủ tài chính B:loại trung bình kiện kinh tế rất thấp, về lâu dài khả năng thu hiện tại có khả năng thực hồi vốn khó khăn hiện các nghĩa vụ kinh tế. CCC:loại dưới trung bình Hiện tại có khả năng Cao, ngân hàng có nguy cơ mất không trả nợ, phụ thuộc vốn trong ngắn hạn CC: loại cách xa trung binh vào điều kiện kinh tế thuận lợi Khả năng không thanh toán nợ cao C:loại yếu kém Ngừng kinh doanh hoặc bị phá sản D:loại rất yếu Không có khả năng trả nợ Rất cao, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn Rất cao, ngân hàng sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để thu hồi nợ Đặc biệt rất cao, ngân hàng hầu như không thể thu hồi được vốn cho vay. 5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤM ĐIỂM TÍN DỤNG 5.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 5.1.1 Năng lực nhân viên CBTD là người trực tiếp tiến hành thực hiện các bước trong quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Vì vậy, bản thân CBTD cần có ý thức về tầm quan trọng của công tác này và đồng thời đòi hỏi có đủ năng lực trình độ cũng như đủ tư cách đạo đức nghề nghiệp để có thể hoàn thành công việc tốt nhất. Về trình độ chuyên môn phải có hiểu biết về các chỉ tiêu tài chính cũng như phi tài chính để đánh giá doanh nghiệp chính xác, xem xét báo cáo của doanh nghiệp có vấn đề gì không. CBTD có trình độ cao sẽ có phương pháp phân loại thông tin, sử dụng thông tin để phân tích có hiệu quả hơn bảo đảm tính chính xác cũng như độ tin cậy cao hơn trong cả quá trình chấm điểm tín dụng lẫn xếp hạng doanh nghiệp. Không những CBTD đòi hỏi chuyên môn vững mà đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng. Ở nhiều ngân hàng có ra quy định về việc cán bộ tín dụng không được nhận hoa hồng của khách hàng cũng là e ngại vấn đề đạo đức nghề nghiệp có thể CBTD biết sai mà không sửa hoặc cố tình làm sai để có lợi cho doanh nghiệp. 5.1.2 Trình độ hiện đại hóa của ngân hàng Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao vì vậy muốn đạt hiệu quả cao ngân hàng phải đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống thông tin hiện đại nhằm thu thập và xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ cho việc đánh giá xếp loại. Chất lượng công tác chấm điểm không thể cao khi mà mô hình này vẫn được tiến hành thủ công tuỳ theo trình độ đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng. Nếu công tác này được tiến hành theo quy trình trên phần mềm chấm điểm và xếp hạng thì chất lượng thu được sẽ cao hơn và kết quả sẽ có độ tin cậy lớn hơn. Xử lý thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các bước chấm điểm và sẽ cho kết quả xếp hạng không chính xác vì vậy hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu thiết yếu hiện nay. 5.1.3 Cơ sở pháp lý Các ngân hàng khi xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng thì đều phải đảm bảo tuân thủ theo những quy định chung của NHNN, theo nguyên tắc chuẩn mực quốc tế đồng thời phải phù hợp với thực tiễn hoạt động tín dụng của bản than ngân hàng thực hiện. Mặt khác, muốn quy trình chấm điểm được thực hiện suôn sẻ thì ngân hàng cần có những văn bản hướng dẫn cụ thể kèm theo và phải thực hiện đồng bộ tại mọi chi nhánh, phòng giao dịch, trụ sở chính của NH đó. Các văn bản pháp quy hướng dẫn cho công tác chấm điểm tín dụng: việc xây dựng và hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp với thực tiễn cuộc sống là tiền đề cơ bản nhất cho việc triển khai ứng dụng công tác chấm điểm tuyển dụng và xếp hạng doanh nghiệp.Để mô hình đạt được chất lượng cao, được triển khai rộng rãi và thống nhất đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại thì việc có những văn bản pháp quy ban hành hướng dẫn cụ thể quy trình, điều kiện ứng dung, phương pháp triển khai công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là cần thiết. Điều này sẽ quyết định đến việc mô hình này có được thực hiện một cách hoàn chỉnh, mang lại hiệu quả thiết thực, tiết kiệm thời gian hay không, mang tính bắt buộc hay chỉ là tuỳ theo điều kiện của từng ngân hàng. 5.1.4 Chất lượng thông tin Thông tin là nguồn đầu vào quan trọng và mang tính quyết định cho quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.Vì vậy chất lượng thông tin thu thập được luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình chấm điểm, xếp hạng. Do đó thông tin để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp phải trung thực và có độ tin cậy cao. Nếu sai sót ngay từ thông tin đầu vào thì việc chấm điểm sẽ đưa ra những kết quả sai lệch, không đúng với thực tế, dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác và đưa ra những quyết định sai lầm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.Vì vậy ngân hàng phải lựa chọn những số liệu nào có thể đưa vào phân tích được với phương châm là phải trung thực, tin cậy và phù hợp với những tiêu chí trong mô hình chấm điếm tín dụng và xếp loại doanh nghiệp. Thông tin cần phải đảm bảo: − Về số lượng: Đầy đủ − Về chất lượng: Chính xác, có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác tình hình thực tế của khách hàng; − Tính liên tục: Thông tin thu thập được phải có tính liên tục từ quá khứ đến hiện tại để tìm ra những yếu tố có tính lập lại và những yếu tố mới. 5.1.5 Xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng Mỗi ngân hàng có một mô hình chấm tín dụng riêng của mình, được xây dựng dựa trên những tiêu chí mà ngân hàng đó lựa chọn. Vì vậy, tùy thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng mà các tiêu chí trong bộ chấm điểm tín dụng và mức độ ưu tiên đối với từng tiêu chí là khác nhau. Việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng có tính chất quyết định đến kết quả chấm điểm tín dụng. Một mô hình chấm điểm tốt, có tính bao quát, đánh giá được toàn diện về khách hàng thì công tác chấm điểm và kết quả chấm điểm sẽ có độ chính xác cao và ngược lại. 5.2 Cac nhân tố bên ngoài 5.2.1 Điều kiện về nguồn thông tin Thông tin đầu vào là yếu tố quan trọng, quyết định đến tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin sử dụng để chấm điểm phải chính xác và trung thực. Muốn vậy, khi thu thập thông tin phải sàng lọc và kiểm tra kỹ trước khi sử dụng. Chất lượng thông tin phụ thuộc vào nguồn thu thập thông tin và số lượng thong tin thu thập được. Thông tin thu thập từ chính khách hàng có độ tin cậy thấp vì khi khách hàng muôn vay vốn thì thường có xu hướng cung cấp thông tin tốt cho ngân hàng, che dấu điểm yếu của mình. Thông tin thu thập từ điều tra trực tiếp thì phụ thuộc vào đạo đức của CBTD. Số lượng thông tin thu thập được càng nhiều thì việc đánh giá càng có độ tin cậy cao và ngược lại. 5.2.2 Cơ chế chinh sách nha nước Để áp dụng được phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng: các bước của quy trình chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quy định do Nhà Nước ban hành. Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt, đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín dụng được áp dụng rỗng rãi và thống nhất. [...]... và xếp hạng tín dụng Ở quy trình này CBCĐTD cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính và nhân với trọng số của từng loại chỉ tiêu để xác định điểm tổng hợp Sau khi tổng hợp xong NH sẽ căn cứ vào điểm của DN để xếp hạng Bảng tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng DN của S&P Hạng Đặc điẻm Mức rủi ro Chất lượng tín dụng tốt AAA: loại tối ưu nhất, cực kì uy tín đối với Thấp nhất khả năng trả nợ Chất lượng tín dụng. .. không, mang tính bắt buộc hay chỉ là tuỳ theo điều kiện của từng ngân hàng 5.1.4 Chất lượng thông tin Thông tin là nguồn đầu vào quan trọng và mang tính quyết định cho quá trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp.Vì vậy chất lượng thông tin thu thập được luôn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến quá trình chấm điểm, xếp hạng Do đó thông tin để chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp... có một mô hình chấm tín dụng riêng của mình, được xây dựng dựa trên những tiêu chí mà ngân hàng đó lựa chọn Vì vậy, tùy thuộc vào quan điểm của từng ngân hàng mà các tiêu chí trong bộ chấm điểm tín dụng và mức độ ưu tiên đối với từng tiêu chí là khác nhau Việc xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng có tính chất quyết định đến kết quả chấm điểm tín dụng Một mô hình chấm điểm tốt, có tính bao quát, đánh... áp dụng được phương pháp chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp ngân hàng cần phải xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng: các bước của quy trình chấm điểm tín dụng, hệ thống các chỉ tiêu dùng để chấm điểm và cách cho điểm các chỉ tiêu đó đều phải phù hợp với thực tiễn và những quy định do Nhà Nước ban hành Một hệ thống cơ chế chính sách thông suốt, đồng bộ sẽ giúp thực hiện công tác chấm điểm tín. .. bản nhất cho việc triển khai ứng dụng công tác chấm điểm tuyển dụng và xếp hạng doanh nghiệp.Để mô hình đạt được chất lượng cao, được triển khai rộng rãi và thống nhất đồng bộ trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại thì việc có những văn bản pháp quy ban hành hướng dẫn cụ thể quy trình, điều kiện ứng dung, phương pháp triển khai công tác chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp là cần thiết Điều... độ cao sẽ có phương pháp phân loại thông tin, sử dụng thông tin để phân tích có hiệu quả hơn bảo đảm tính chính xác cũng như độ tin cậy cao hơn trong cả quá trình chấm điểm tín dụng lẫn xếp hạng doanh nghiệp Không những CBTD đòi hỏi chuyên môn vững mà đạo đức nghề nghiệp là vấn đề vô cùng quan trọng Ở nhiều ngân hàng có ra quy định về việc cán bộ tín dụng không được nhận hoa hồng của khách hàng cũng... mô hình chấm điếm tín dụng và xếp loại doanh nghiệp Thông tin cần phải đảm bảo: − Về số lượng: Đầy đủ − Về chất lượng: Chính xác, có độ tin cậy cao, phản ánh chính xác tình hình thực tế của khách hàng; − Tính liên tục: Thông tin thu thập được phải có tính liên tục từ quá khứ đến hiện tại để tìm ra những yếu tố có tính lập lại và những yếu tố mới 5.1.5 Xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng Mỗi ngân hàng... chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp rất phức tạp và đòi hỏi độ chính xác cao vì vậy muốn đạt hiệu quả cao ngân hàng phải đầu tư cơ sở vật chất, hệ thống thông tin hiện đại nhằm thu thập và xử lý, lưu trữ thông tin phục vụ cho việc đánh giá xếp loại Chất lượng công tác chấm điểm không thể cao khi mà mô hình này vẫn được tiến hành thủ công tuỳ theo trình độ đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng Nếu... trình trên phần mềm chấm điểm và xếp hạng thì chất lượng thu được sẽ cao hơn và kết quả sẽ có độ tin cậy lớn hơn Xử lý thông tin không chính xác sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ các bước chấm điểm và sẽ cho kết quả xếp hạng không chính xác vì vậy hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là yêu cầu thiết yếu hiện nay 5.1.3 Cơ sở pháp lý Các ngân hàng khi xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng thì đều phải đảm bảo tuân... ngoài 5.2.1 Điều kiện về nguồn thông tin Thông tin đầu vào là yếu tố quan trọng, quyết định đến tính chính xác của kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp Vì vậy, thông tin sử dụng để chấm điểm phải chính xác và trung thực Muốn vậy, khi thu thập thông tin phải sàng lọc và kiểm tra kỹ trước khi sử dụng Chất lượng thông tin phụ thuộc vào nguồn thu thập thông tin và số lượng thong tin thu thập ... lực DN Đánh giá tiềm nhân DN Đánh giá ban lãnh đao DN Quy mô doanh nghiệp Quy mô DN yếu tố quan trọng cần xem xét xếp hạng DN − Đánh giá quy mô DN thấy rõ tính hiệu hoạt động quản trị bên DN −... điểm CBTD sử dụng tiêu chuẩn đánh giá tiêu chí tín dụng theo nguyên tắc tiêu chí bảng đánh giá tiêu chí, số thực tế gần với trị số áp dụng cho loại xếp hạng QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG 4.1 Thu... tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng DN S&P Hạng Đặc điẻm Mức rủi ro Chất lượng tín dụng tốt AAA: loại tối ưu nhất, uy tín Thấp khả trả nợ Chất lượng tín dụng AA: loại ưu Thấp tốt, uy tín Dẽ bị ảnh hưởng

Ngày đăng: 16/10/2015, 15:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w