Cảm nhận của em về đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”

1 522 0
Cảm nhận của em về đoạn trích “Nỗi oan hại chồng”

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài làm Trong văn học nghệ thuật, chèo là một thể loại truyền thống của dân tộc. Vở chèo “Quan âm thị kính” là một tiêu biểu, nổi bật trong nghệ thuật chèo. Phần một của vở chèo nói lên sự oan thảm của Thị Kính. Bằng một tình huống cụ thể mà sinh động, vở chèo đã khá thành công bởi sức thuyết phục và lấy được lòng đồngcảm, sự sẻ chia, xót thương của người đọc. Thị kính đoan trang, chính trực với tấm lòng nhân hậu. Đang đêm thanh vắng chợt thấy chiếc râu mọc ngược nơi cằm chồng. Nghĩ đến việc trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta. Thị kính lo lắng bèn tiện dao xén tày một mực. Đang mơ màng trong giấc ngủ, Thiện Sĩ chợt thức giấc trong sự nghi ngờ. Chính sự nghi ngờ đáng tiếc đó đã dẫn đến những hiểu nhầm không đáng có về sau. Vừa khi thiện Sĩ la lên thì ông bà Sùng cũng hay chạy vào. Sùng bà là người độc ác, chua ngoa. Thấy sự tình bèn làm già, chuyện bé xé ra to. Sùng ông nhu nhược nghe lời vợ, chỉ suốt ngày chè chén. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ nhưng Sùng ông lại bị đàn áp bởi sự nhu nhược của ông và tính chua ngoa, đanh đá của Sùng bà. Đoạn trích như một câu chuyện xoay quanh Thị Kính với những tình tiết oan trái, khiến người ta phải bất mãn, cảm thương trong hoàn cảnh.Thị Kính với nhân vật nữ chính đã nói lên tấm lòng sắc son, đại diện cho người phụ nữ xưa. Suốt cả một đoạn trích, chúng ta chỉ thấy phần nhiều là lời của Sùng bà, còn Thị Kính chỉ bằng câu từ đang muốn thanh minh thì lại bị sự lấp liếm của mẹ chồng. Đoạn trích này, Thị Kính có đến bồn lần kêu oan. Ba lần đầu là với mẹ chồng nhưng đều bị lạnh nhạt, hắt hủi. Đến lần thứ tư thì lời kêu oan là với Mãng ông – bố đẻ của Thị Kính, lần này thì sự kêu oan được thông cảm nhưng lại bất lực. Sự đau đớn tột bậc của Thị Kính càng tăng cấp về sau. Hơn thế nữa, trong đoạn trích lại có cả những từ mang tính đối lập như: “bấy lâu – bỗng” , “sắt cầm tịnh hảo – chăn gối lẻ loi”. Điều đó càng làm rõ nét hơn sự đau khổ của nhân vật nữ chính. Lại nói về Thiện Sĩ là một đấng nam nhi, tài cao chí lớn nhưng sự tin tưởng giữa chàng và Thị Kính vẫn chưa được sâu đậm nên mới dẫn đến cơ sự như bây giờ. Còn hình ảnh Mãng ông đại diện cho người nông dân chất phác, thương con nhưng bất lực trước xã hội. Gia đình ông bà Sùng vốn dĩ thuộc dòng dõi quý tộc, bề ngoài lễ giáo gia phong nhưng bên trong lại lục đục, không êm ấm. Vừa nghe thấy dao kia kề cổ là không xét hỏi, tra cứu cụ thể, Sùng bà đổ tội ngay cho Thị Kính. Rồi hàng loạt những lời buộc tội được đặt ra. Hình ảnh mẹ chồng nàng dâu phần nào đã được khá rõ nét trong xã hội xưa.Với những hành động, cử chỉ tàn nhẫn, Sùng bà đã xô ngã, liên tục đay nghiến Thị Kính bởi những lời lẽ xúc phạm về thân thế, gia môn. Xung đột này là tâm điểm của bài, là cái khiến người ta phải ngẫm nghĩ mà lên án xã hội xưa. Thực chất, đoạn trích này chỉ là một phần trong vở chèo những nó phần nào đã thể hiện được một khía cạnh bất công của xã hội phong kiến xưa. Đoạn trích này còn dùng những ngôn từ ẩn chứa các phép nghệ thuật như ẩn dụ, sử dụng sắc thái nghiêm trang, cổ kính, kết hợp với nghệ thuật sân khấu là cả một thành tựu lớn của văn học dân gian. Không chỉ đoạn trích này cũng là một mẫu mực về thể loại chèo, là điển hình rõ nét của xã hội phong kiến. Phần cuối cùng của đoạn trích là lời thở than của Thị Kính, hành động nàng quay lại nhìn kĩ từng đồ vật trong nhà đã thể hiện sự lưu luyến, không muốn rời xa nhưng phận con gái bất lực biết làm sao được. Nàng bước đi về phía chân trời chớm rạng đông. Hình ảnh kết này như một sự giải thoát đồi với nàng (hình ảnh chớm rạng đông như một ngày mới, sự khởi đầu mới, cái gọi là con đường tiến bước, thoát khỏi những gì đau khổ trong quá khứ đối với Thị Kính để bước sang một cách sống mới) và cũng gây cho người đọc sự khắc khoải, những giây phút ngẫm nghĩ và tò mò những tình tiết về sau.

Bài làm Trong văn học nghệ thuật, chèo là một thể loại truyền thống của dân tộc. Vở chèo “Quan âm thị kính” là một tiêu biểu, nổi bật trong nghệ thuật chèo. Phần một của vở chèo nói lên sự oan thảm của Thị Kính. Bằng một tình huống cụ thể mà sinh động, vở chèo đã khá thành công bởi sức thuyết phục và lấy được lòng đồngcảm, sự sẻ chia, xót thương của người đọc. Thị kính đoan trang, chính trực với tấm lòng nhân hậu. Đang đêm thanh vắng chợt thấy chiếc râu mọc ngược nơi cằm chồng. Nghĩ đến việc trước đẹp mặt chồng, sau đẹp mặt ta. Thị kính lo lắng bèn tiện dao xén tày một mực. Đang mơ màng trong giấc ngủ, Thiện Sĩ chợt thức giấc trong sự nghi ngờ. Chính sự nghi ngờ đáng tiếc đó đã dẫn đến những hiểu nhầm không đáng có về sau. Vừa khi thiện Sĩ la lên thì ông bà Sùng cũng hay chạy vào. Sùng bà là người độc ác, chua ngoa. Thấy sự tình bèn làm già, chuyện bé xé ra to. Sùng ông nhu nhược nghe lời vợ, chỉ suốt ngày chè chén. Xã hội xưa trọng nam khinh nữ nhưng Sùng ông lại bị đàn áp bởi sự nhu nhược của ông và tính chua ngoa, đanh đá của Sùng bà. Đoạn trích như một câu chuyện xoay quanh Thị Kính với những tình tiết oan trái, khiến người ta phải bất mãn, cảm thương trong hoàn cảnh.Thị Kính với nhân vật nữ chính đã nói lên tấm lòng sắc son, đại diện cho người phụ nữ xưa. Suốt cả một đoạn trích, chúng ta chỉ thấy phần nhiều là lời của Sùng bà, còn Thị Kính chỉ bằng câu từ đang muốn thanh minh thì lại bị sự lấp liếm của mẹ chồng. Đoạn trích này, Thị Kính có đến bồn lần kêu oan. Ba lần đầu là với mẹ chồng nhưng đều bị lạnh nhạt, hắt hủi. Đến lần thứ tư thì lời kêu oan là với Mãng ông – bố đẻ của Thị Kính, lần này thì sự kêu oan được thông cảm nhưng lại bất lực. Sự đau đớn tột bậc của Thị Kính càng tăng cấp về sau. Hơn thế nữa, trong đoạn trích lại có cả những từ mang tính đối lập như: “bấy lâu – bỗng” , “sắt cầm tịnh hảo – chăn gối lẻ loi”. Điều đó càng làm rõ nét hơn sự đau khổ của nhân vật nữ chính. Lại nói về Thiện Sĩ là một đấng nam nhi, tài cao chí lớn nhưng sự tin tưởng giữa chàng và Thị Kính vẫn chưa được sâu đậm nên mới dẫn đến cơ sự như bây giờ. Còn hình ảnh Mãng ông đại diện cho người nông dân chất phác, thương con nhưng bất lực trước xã hội. Gia đình ông bà Sùng vốn dĩ thuộc dòng dõi quý tộc, bề ngoài lễ giáo gia phong nhưng bên trong lại lục đục, không êm ấm. Vừa nghe thấy dao kia kề cổ là không xét hỏi, tra cứu cụ thể, Sùng bà đổ tội ngay cho Thị Kính. Rồi hàng loạt những lời buộc tội được đặt ra. Hình ảnh mẹ chồng nàng dâu phần nào đã được khá rõ nét trong xã hội xưa.Với những hành động, cử chỉ tàn nhẫn, Sùng bà đã xô ngã, liên tục đay nghiến Thị Kính bởi những lời lẽ xúc phạm về thân thế, gia môn. Xung đột này là tâm điểm của bài, là cái khiến người ta phải ngẫm nghĩ mà lên án xã hội xưa. Thực chất, đoạn trích này chỉ là một phần trong vở chèo những nó phần nào đã thể hiện được một khía cạnh bất công của xã hội phong kiến xưa. Đoạn trích này còn dùng những ngôn từ ẩn chứa các phép nghệ thuật như ẩn dụ, sử dụng sắc thái nghiêm trang, cổ kính, kết hợp với nghệ thuật sân khấu là cả một thành tựu lớn của văn học dân gian. Không chỉ đoạn trích này cũng là một mẫu mực về thể loại chèo, là điển hình rõ nét của xã hội phong kiến. Phần cuối cùng của đoạn trích là lời thở than của Thị Kính, hành động nàng quay lại nhìn kĩ từng đồ vật trong nhà đã thể hiện sự lưu luyến, không muốn rời xa nhưng phận con gái bất lực biết làm sao được. Nàng bước đi về phía chân trời chớm rạng đông. Hình ảnh kết này như một sự giải thoát đồi với nàng (hình ảnh chớm rạng đông như một ngày mới, sự khởi đầu mới, cái gọi là con đường tiến bước, thoát khỏi những gì đau khổ trong quá khứ đối với Thị Kính để bước sang một cách sống mới) và cũng gây cho người đọc sự khắc khoải, những giây phút ngẫm nghĩ và tò mò những tình tiết về sau.

Ngày đăng: 16/10/2015, 08:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan