1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Đọc hiểu bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

2 2,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,52 KB

Nội dung

I - TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ. 2. Tác phẩm: - Tác phẩm đã xuất bản: Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1953); Mắt sáng học trò (tập thơ, 1970); Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972); Như mây mùa xuân (tập thơ, 1978); Phù sa quê mẹ (tập thơ, 1991); Anh hùng mìn gạt (tập truyện ký, 1968, tái bản nhiều lần); Sắc lụa Trữ La (tập truyện ngắn, đăng rải rác trên các báo ở Sài Gòn thời Mỹ tạm chiếm đóng, Nhà xuất bản Văn nghệ in 1988); Quê hương địa đạo (tập truyện và ký, tái bản nhiều lần). Ngoài ra, còn nhiều tập truyện thiếu nhi, tập thơ in chung với Lê Anh Xuân, tập truyện in chung với Lê Vĩnh Hòa. - Giải thưởng văn học: Giải nhì giải thưởng Cửu Long Nam Bộ (1954); Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, tặng thưởng ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam. Giải nhì cuộc thi viết về bà mẹ Việt nam anh hùng. Sở Lao động thương binh xã hội, và liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội phụ nữ thành phố tổ chức. - Bài thơ Viếng lăng Bác được viết khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác. Trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương đã viết bài thơ này. II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM 1. Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm. 2. Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ. Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất. Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu. Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên. 3. Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc: Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ. Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác. Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác. Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn. Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền". Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa. Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!". Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người. Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp: Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim. Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt. Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong. Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu. Đó đều là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người. Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác. Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần. Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim". Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình. Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác. Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác. 4. Đặc sắc nghệ thuật:  Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác.  Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ. Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một vị anh hùng dân tộc.  Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng. Những hình ảnh ẩn dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh... tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác. (Sưu tầm)

Trang 1

I - TÌM HIỂU CHUNG

1 Tác giả:

Nhà thơ Viễn Phương sinh năm 1928, quê ở tỉnh An Giang Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mĩ cứu nước Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, khá quen thuộc với bạn đọc thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ

2 Tác phẩm:

- Tác phẩm đã xuất bản: Chiến thắng Hòa Bình (trường ca, 1953); Mắt sáng học trò (tập thơ, 1970); Nhớ lời di chúc (trường ca, 1972); Như mây mùa xuân (tập thơ, 1978); Phù sa quê mẹ (tập thơ, 1991); Anh hùng mìn gạt (tập truyện ký, 1968, tái bản nhiều lần); Sắc lụa Trữ La (tập truyện ngắn, đăng rải rác trên các báo ở Sài Gòn thời Mỹ tạm chiếm đóng, Nhà xuất bản Văn nghệ in 1988); Quê hương địa đạo (tập truyện và ký, tái bản nhiều lần) Ngoài ra, còn nhiều tập truyện thiếu nhi, tập thơ in chung với Lê Anh Xuân, tập truyện in chung với Lê Vĩnh Hòa

- Giải thưởng văn học: Giải nhì giải thưởng Cửu Long Nam Bộ (1954); Giải nhì cuộc thi viết cho thiếu nhi do Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh tổ chức; Giải thưởng Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh, tặng thưởng ủy ban toàn quốc Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam Giải nhì cuộc thi viết về bà

mẹ Việt nam anh hùng Sở Lao động thương binh xã hội, và liên hiệp văn học nghệ thuật và Hội phụ nữ thành phố tổ chức

- Bài thơ Viếng lăng Bác được viết khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng xong, đất nước thống nhất, đồng bào miền Nam đã có thể thực hiện được mong ước ra viếng Bác Trong niềm xúc động vô bờ của đoàn người vào lăng viếng Bác, Viễn Phương đã viết bài thơ này

II - GIÁ TRỊ TÁC PHẨM

1 Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn và tự hào xen lẫn nỗi xót đau khi tác giả vào lăng viếng Bác được thể hiện qua giọng điệu vừa tha thiết, vừa trang nghiêm

2 Hàng tre là hình ảnh đầu tiên được tác giả miêu tả trong bài thơ Đây là hình ảnh thực nhưng đồng thời cũng có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc Đó là hình ảnh thân thuộc của làng quê, của đất nước Việt Nam, một biểu tượng của dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất Cuối bài thơ, hình ảnh hàng tre còn được lặp lại với ý nghĩa cây tre trung hiếu Đó cũng là một phẩm chất tiêu biểu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam Cách kết cấu như vậy gọi là kết cấu đầu cuối tương ứng, làm đậm nét hình ảnh, gây ấn tượng sâu sắc và cảm xúc được nâng cao lên

3 Tình cảm của nhà thơ, của mọi người đối với Bác đã được thể hiện qua sự kết hợp giữa những hình ảnh thực với những ẩn dụ đặc sắc:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Hình ảnh mặt trời trong câu thơ thứ hai vừa nói lên sự vĩ đại của Bác Hồ vừa thể hiện được sự thành kính của nhà thơ và của cả dân tộc đối với Bác

Đến hai câu tiếp theo, hình ảnh "dòng người đi trong thương nhớ" là thực nhưng "Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" lại là một ẩn dụ đẹp và rất sáng tạo, thể hiện sâu sắc những tình cảm thành kính, thiêng liêng của nhân dân đối với Bác

Đến khổ thứ ba, dòng người đang yên lặng đi qua linh cữu Bác trong nỗi nhớ thương và xót xa vô hạn Không khí tĩnh lặng, khung cảnh yên tĩnh nơi đây đã khiến cho ngay cả hình ảnh thơ cũng thay đổi: Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Trang 2

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Hình ảnh mặt trời rực đỏ trong lăng đã được thay bằng vầng trăng "sáng dịu hiền" Sự thay đổi ấy thể hiện rất nhiều ý nghĩa Bác không chỉ là một người chiến sĩ cách mạng, là ngọn đuốc sáng soi đường cho dân tộc (ý nghĩa biểu tượng từ mặt trời), Bác còn là một người Cha có "đôi mắt Mẹ hiền sao!" Hình ảnh vầng trăng còn gợi ta nhớ đến những bài thơ tràn ngập ánh trăng của Người

Đến hai câu thơ sau, mạch xúc cảm ấy đã được bộc lộ trực tiếp:

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim

Đây là những câu thơ hết sức chân thành, mãnh liệt Tình cảm mãnh liệt của tác giả đã khiến cho câu thơ vượt lên trên ý nghĩa biểu tượng thông thường, đồng thời tạo nên một mạch liên kết ngầm bên trong Hình ảnh Bác được ví với mặt trời rực rỡ, với mặt trăng dịu mát, êm đềm và với cả trời xanh vĩnh cửu Đó đều

là những vật thể có ý nghĩa trường tồn gần như là vĩnh viễn nếu so với đời sống của mỗi cá nhân con người Mặc dù vậy, tác giả vẫn thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim"

Đó là lời giãi bày rất thực, xuất phát từ những tình cảm mãnh liệt của nhân dân, đồng bào đối với Bác Thông thường, trong những hoàn cảnh tương tự, việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ là một thủ pháp nhằm giảm nhẹ nỗi đau tinh thần Mặc dù vậy, tác giả thốt lên: "Mà sao nghe nhói ở trong tim" Dường như nỗi đau quá lớn khiến cho những hình ảnh ẩn dụ trở nên không còn ý nghĩa, chỉ có cách diễn tả trực tiếp tâm trạng mới có thể giúp nhà thơ giãi bày tình cảm của mình

Khổ thơ cuối thể hiện ước nguyện của nhà thơ được mãi mãi ở bên Bác Đã đến giờ phút phải chia tay, tác giả chỉ có thể biểu hiện tấm lòng mình bằng ước muốn hoá thân vào những cảnh vật, sự vật ở bên Bác: muốn làm con chim cất cao tiếng hót, muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây, và nhất là muốn làm cây tre trung hiếu để có thể mãi mãi ở bên Bác

4 Đặc sắc nghệ thuật:

Giọng điệu trong bài thơ thể hiện rất nhiều tâm trạng: đó là giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng vừa xót xa, tha thiết lại chan chứa niềm tin và lòng tự hào, thể hiện đúng những tâm trạng bộn bề của bao người khi vào lăng viếng Bác

Bài thơ sử dụng thể 8 chữ là chủ yếu nhưng có những câu 7 chữ hoặc 9 chữ Nhịp điệu trong thơ chậm rãi, khoan thai, diễn tả khá sát hình ảnh đoàn người đang nối nhau vào cõi thiêng liêng để được viếng Bác, để được nghiêng mình thành kính trước vong linh của một người Cha nhưng cũng đồng thời là một

vị anh hùng dân tộc

Hình ảnh thơ trong bài rất sáng tạo, vừa cụ thể, xác thực vừa giàu ý nghĩa biểu tượng Những hình ảnh ẩn

dụ như hàng tre, mặt trời, vầng trăng, trời xanh tuy đã rất quen thuộc nhưng khi đi vào bài thơ này đã thể hiện được những ý nghĩa rất mới mẻ, có sức khái quát cao đồng thời cũng chan chứa tình cảm của tác giả, của đồng bào miền Nam nói riêng và nhân dân cả nước nói chung đối với Bác

(Sưu tầm)

Ngày đăng: 15/10/2015, 15:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w