1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường.( Phạm Văn Đồng

4 680 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 17,24 KB

Nội dung

Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường.( Phạm Văn Đồng - Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc). Em hãy làm sáng tỏ cái hay cái đẹp trong sáng tác của Nguyễn Trãi qua vài bài thơ Nôm và bài Côn Sơn ca Bài làm: Thơ ca như một cánh diều, cuộc đời đã ban cho cánh diều hình hài sắc vóc, còn nghệ thuật tạo làn gió nâng cánh diều bay bổng lạ kỳ và nâng cảm xúc đến mức thăng hoa. Hình thành từ cuộc đời, đón nhận tinh hoa từ dòng chảy cuộc sống, hồn thơ Nguyễn Trãi mang đậm dấu ấn việt Nam, rất phong phú, đa dạng và dạt dào tình cảm. Thơ Nguyễn Trãi không chỉ là dòng sông của cảm xúc mà còn là ngọn núi của đỉnh cao nghệ thuật bởi một ngòi bút tài hoa. Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng " Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường ( Phạm Văn Đồng - Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc Nghệ thuật chỉ làm nên văn vần, chỉ có trái tim mới là thi sĩ. Để cho văn học Việt Nam với bao tác phẩm có giá trị. Nguyễn Trãi đã trở thành " tán cây" vĩ đại của văn học cổ và là thi nhân muôn đời của đất nước Việt Nam, một danh nhân văn hóa của thế giới với trái tim lớn xôn xao nhịp rung cảm. Ra đời và trưởng thành trong hoàn cảnh nước nhà có chiến tranh, Nguyễn Trãi đã hấp thụ truyền thống yêu nước và quật khởi của dân tộc . Cuộc đời có tác động rất lớn đối với ông, từ những năm tháng" nếm mật nằm gai" trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến những ngày thanh bình và rồi khoảng thời gian sống cuộc đời ẩn sĩ. Tất cả những biến cố ấy, những dao động ấy đã lay động hồn thơ Ức Trai và những tác phẩm văn học bất hủ ra đời từ đó. Nhắc đến Nguyễn Trãi, không chỉ bởi tài năng và sự cống hiến mà mãi về sau vẫn còn đó một Nguyễn Trãi với phẩm chất cao quý và hồn thơ trác việt. Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều thơ, văn với một dấu ấn riêng biệt bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm. Chữ Nôm ra đời từ mấy thế kỷ trước và có lẽ Nguyễn Trãi là người tiên phong thành công trong việc làm thơ Nôm. Rất dân dã và bình dị, thơ Nôm qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trãi đã trở nên đẹp lạ kỳ. Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen. (Thuật hứng) Cái đẹp, cái ấn tượng ấy dưới mắt Nguyễn Trãi là một cuộc sống nhà nông mộc mạc, chân quê. Rời xa chốn quan trường vốn xô bồ, đầy hiểm trở, nhà thơ trở về miền thôn dã, sống cùng thiên nhiên, vui với cỏ cây, và để thanh lọc tâm hồn. Hòa mình vào thiên nhiên, vui cùng gió trăng, túi rượu, bầu thơ, tâm hồn thi nhân trở nên đẹp lạ kỳ. Từ công việc đời thường bình dị " vớt bèo", " cấy muống" hay là " phát cỏ", " ương sen", tác giả đã đưa chúng vào thơ làm cho chúng nên thơ giữa lúc người ta còn trọng những cúc, mai, đào, liễu quý phái và ước lệ. Nguyễn Trãi càng gắn bó với cuộc đời dân dã thì âm hưởng chân chất, mộc mạc luôn gắn liền với vần thơ. Bài thơ, Thuật hứng, sáng tác theo thể thơ Đường luật vốn trang trọng, mực thước, nhưng bằng tài năng và hồn thơ đất Việt, Nguyễn Trãi đã " dân tộc hóa" thể thơ ấy với hai câu thực sáu chữ đan xen giữa bài thơ. Nhà thơ bằng sự sáng tạo độc đáo và ý thức dân tộc cao độ đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong thơ. Có thể nói đây là điểm sáng của nghệ thuật thơ ngay từ thế kỷ XV. Thơ là tiếng nói của tâm hồn và cảm xúc, Nguyễn Trãi làm thơ không chỉ để bày tỏ lòng yêu thiên nhiên hữu tình, mà thơ ông còn nhuốm màu tâm trạng. Bui một lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen. Năm tháng ẩn dật lần lượt trôi qua trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Nhà thơ luôn ca ngợi vẻ đẹp thanh tao của cuộc sống dân dã, nông thôn nhưng có bao giờ ông lại quay lưng với thế sự, với dân, với nước. Trong tấm lòng cao quý ấy, tuy sống giữa muôn trùng cảnh quang tươi đẹp nhưng vẫn canh cánh nỗi lo cho dân cho nước, một khát khao giúp đời. Cao đẹp thay một Nguyễn Trãi - vị anh hùng giúp nước cứu dân - một ẩn sĩ chất chứa trái tim yêu nước cao cả. Nếu như câu thơ trên của bài Thuật hứng, Nguyễn Trãi sống hòa mình cùng thiên nhiên thì ở hai câu kết là một điểm sáng, là sự thăng hoa của cảm xúc. Tất cả nỗi niềm đều đóng lại trong dòng thơ cuối như một nốt trầm xuyến xao trong lòng tác giả. Hình ảnh khép lại bài thơ như một vầng trăng tròn sáng, một vầng trăng tâm hồn muôn đời viên mãn lung linh. Bài thơ Thuật hứng với hai câu thực sáu chữ và câu thơ cuối cùng kết thúc cũng sáu chữ đã tạo nét riêng và sáng tạc nên một thể thơ mang đậm màu sắc Việt Nam. Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có nét riêng của mình. Thật vậy, việc sáng tạo nghệ thuật không chỉ bằng sự tài hoa, mà còn phải có sự hội tụ của cảm xúc từ cuộc đời. Và một lần nữa, Nguyễn Trãi lại tạo nên một dấu ấn rất đặc biệt trong bài thơ " Cây chuối". Tự bén hơi xuân tốt lại thêm Đầy buồng lạ, màu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín Gió nơi đậu gượng mở xem. ( Cây Chuối). Mang chất trữ tình, bài thơ là đỉnh cao của cảm xúc, của hồn thơ Nguyễn Trãi. Với tựa đề Cây chuối, thoại tưởng chỉ là tả cây chuối nhưng thực ra hình ảnh cây chuối phác họa ra một nét đẹp cảm xúc. Một ccây chuối vỏn nhỏ bé trước muôn trùng thiên nhiên, tầm thường, chân chất, trước bao vẻ đẹp kiêu sa nhưng lại là đối tượng thơ của Nguyễn Trãi. Trước vẻ đẹp giản đơn, đời thường của cây chuối, từ nét quan sát và cảm nhận tinh tế, cây chuối không còn là cây chuối của đời thường mà dường như đã trở thành một thiếu nữ qua lăng kính nghệ thuật của nhà thơ. Cây chuối ấy như trở thành một vật thể của tâm hồn và cảm xúc. Trong không gian tĩnh lặng, hòa mình vào thiên nhiên, đưa tâm hồn vào tạo vật, tác giả đã cảm nhận được nét đẹp lại càng rạo rực sức sống hơn bao giờ hết khi tiếp nhận " hơi xuân". Điểm sáng của bài thơ chính là từ cái " hơi xuân" ấy cũng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả. Từ " hơi xuân" có thể hiểu là dân của tuổi trẻ. Đẹp và thi vị biết bao. Phải có một tâm hồn thanh khiết , sụ rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên thì Nguyễn Trãi mới có thể cảm nhận được cây chuối " bén hơi xuân". Không chỉ nhằm mục đích miêu tả cây chuối, nhà thơ bắt nhận nét đẹp đặc trưng của nó để thể hiện một tâm trạng một cảm xúc và một sức sáng tạo đầy nghệ thuật, đầy chất thơ. Tình như một bức phong còn kín Gió nơi đâu gượng mở xem. Quả thật, hồn thơ của Nguyễn Trãi rất trẻ trung, tình tứ, giàu cảm xúc, rất nhạy cảm, thấm nhuần nét đẹp tinh tế. Từ hình ảnh nõn chuối cuốn lại mà nhà thơ có thể liên tưởng đến một " bức phong thư" và càng độc đáo hơn là " tình thư". Có thể nói hồn thơ trữ tình bay bổng đã tạo nên một câu thơ hay độc đáo đến thế. Và thoảng qua một làn gió thì chính làn gió ấy lại " gượng mở xem". Một câu hỏi giữa dòng thơ - một câu hỏi mà không có câu trả lời. Gió nơi đâu? - câu hỏi của xúc cảm, của sự rung động của hồn thơ đầy nhạy cảm, khao khát được biết lời lẽ bức thư tình " phong còn kín". Cử chỉ " gượng mở xem" rất nhẹ nhàng, ý nhị và kín đáo. Có lẽ vì vậy mà Xuân Diệu đã từng nói " Ức Trai có cái đẹp trong tâm hồn nên khi gặp cái đẹp ngoài vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt ra thơ đẹp". Thật vậy, chỉ có một tâm hồn rất đẹp, rất nhạy cảm và phải tĩnh lặng hồn mình vào trong cõi không gian ấy thì Nguyễn Trãi mới có thể đạt được thần bút ấy. Đúng như có người nói : " Người nghệ sĩ phải sáng tạo ấn tượng riêng của mình... khẳng định và nâng cao giá trị của ấn tượng ấy". Đạt được đỉnh cao nghệ thuật ấy, Ức Trai đã thể hiện một tâm hồn cao đẹp đầy chất thơ. Một nhà văn đã từng nói: " Người nghệ sĩ chân chính phải là người đi tìm những nét đẹp mới, khơi dậy những nguồn cảm hứng mới..." Trong cuộc hành trình tìm đến cái đẹp của thi ca, của tạo hóa, của hồn người, Nguyễn Trãi đã làm nên nhiều bước đột phá và thơ Nôm cũng như thơ chữ Hán của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, của cái hay và cái đẹp. Với bài thơ Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi đã gieo vào tâm hồn người đọc cảm xúc đậm đà. Côn Sơn ca với nét đẹp đặc sắc rừng đã trở thành cảm hứng sáng tác của nhà thơ. Côn Sơn suối chảy rì rầm. Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai. Côn Sơn có đá rêu phơi Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm. Trong ghềnh thông mọc như nêm. Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm. Một loạt những câu thơ tả cảnh Côn Sơn hữu tình, Côn Sơn vốn là quê hương của nhà thơ. Nơi ấy vẫn đọng lại trong tâm trí tác giả bao kỷ niệm êm đềm của thời thơ ấu với những năm tháng vui tươi. Có lẽ vì thế mà khi xin cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã trở lại với Côn Sơn để tìm về những cảm xúc của ngảy xưa và để thanh lọc hồn mình. Chính vì vậy, tác giả đã bao lần làm thơ về vẻ đẹp của Côn Sơn. Lớn lên từ đất mẹ Côn Sơn, từ tình yêu đối với thiên nhiên, Côn Sơn đối với Nguyễn Trãi là điểm tựa của tâm hồn, của sức sống, của một thời thơ ấu. Côn Sơn vẫn đẹp, vẫn thi vị như ngày nào trong tâm hồn tác giả. Âm thanh, hình ảnh hiển hiện dịu dàng trong từng con chữ. Âm vang nhẹ nhàng róc rách của dòng suối hiền hòa, từng tảng đá nhuốm màu thời gian, với " rêu phong", từng rừng thông tỏa bóng mát êm đềm...tất cả dường như đọng lại và trở thành một nơi trú ẩn, một ngôi nhà tươi đẹp, hài hòa trong lòng tác giả. Với Nguyễn Trãi, thiên nhiên là bạn chí thiết, ruột rà, tin cậy và hơn cả là nơi gửi gắm tâm trạng. Gắn bó với Côn Sơn, tâm hồn Nguyễn Trãi như đẹp hơn, thi vị hơn bao giờ hết bởi cảm giác bình dị, quen thuộc của ngày nào vẫn còn đọng lại. Thiên nhiên từ xưa đến nay, đã trở thành đề tài vô tận của thi ca, là nơi trở về của bao nhà thơ ở ẩn. Yêu thiên nhiên trên đất Côn Sơn nhưng nhà thơ vẫn không hề quay lưng với thế sự, với cuộc đời. Trong trái tim đầy nhiệt huyết ấy, vẫn luôn trăn trở với cuộc đời và với bản thân mình. Sào, Do bằng có trở về Hãy nghe tiếng hát bên ghềnh Côn Sơn. ( Côn Sơn ca). Trở về với thiên nhiên Côn Sơn nhưng tấm lòng Nguyễn Trãi vẫn hướng về đất nước. Và có lẽ, hơn bao giờ hết trong tim ông cháy bỏng khao khát được giúp đỡ, giúp đời. Chính vì thế Nguyễn Trãi vẫn trăn trở về mình về sự ẩn dật mà ông chọn. Nhà thơ nhắc đến " Sào", " Do" cũng là hai vị ẩn sĩ, và như một lời nhắc nhủ về tâm sự của mình nơi Côn Sơn. Nơi ấy, vẫn còn lưu giữ tiếng lòng của một Nguyễn Trãi, suốt đời vẫn giữ vững lý tưởng của mình: yêu nước, thương dân. Quả thật, Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc vĩ đại - người đã sống trọn đời thanh cao, trong sạch và yêu nước. Trải qua bao năm tháng thơ văn Nguyễn Trãi vẫn sáng mãi trong lòng người đọc không chỉ bởi một nhân cách cao cả mà còn vì một hồn thơ và ngòi bút tài hoa. Là niềm tự hào của dân tộc, ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng Nguyễn Trãi còn là một phong cách sáng tạo độc đáo, góp phần làm đẹp thêm vườn hoa văn học nước nhà. Thơ phát khởi từ lòng người ( Lê Quý Đôn). Có lẽ vì thế mà mãi về sau trong tâm hồn dân tộc luôn bừng sáng một hồn thơ, một thi sĩ tài ba - Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thực sự hòa hợp cái đẹp của tạo hóa, cái đẹp của hồn người để làm nên những sáng tạo mới. Chắt lọc tinh hoa của ngôn từ, cảm xúc Nguyễn Trãi đã đưa thơ văn của mình đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật của cái hay, cái đẹp.

Trang 1

Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường.( Phạm Văn Đồng - Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc) Em hãy làm sáng tỏ cái hay cái đẹp trong sáng tác của Nguyễn Trãi qua vài bài thơ Nôm và bài Côn Sơn ca

Bài làm:

Thơ ca như một cánh diều, cuộc đời đã ban cho cánh diều hình hài sắc vóc, còn nghệ thuật tạo làn gió nâng cánh diều bay bổng lạ kỳ và nâng cảm xúc đến mức thăng hoa Hình thành từ cuộc đời, đón nhận tinh hoa từ dòng chảy cuộc sống, hồn thơ Nguyễn Trãi mang đậm dấu ấn việt Nam, rất phong phú, đa dạng và dạt dào tình cảm Thơ

Nguyễn Trãi không chỉ là dòng sông của cảm xúc mà còn là ngọn núi của đỉnh cao nghệ thuật bởi một ngòi bút tài hoa Chính vì vậy, có ý kiến cho rằng " Nguyễn Trãi để lại cho chúng ta những tác phẩm gồm nhiều thể văn và tất cả đều đạt đỉnh cao nghệ thuật, đều hay và đẹp lạ thường ( Phạm Văn Đồng - Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc

Nghệ thuật chỉ làm nên văn vần, chỉ có trái tim mới là thi sĩ Để cho văn học Việt Nam với bao tác phẩm có giá trị Nguyễn Trãi đã trở thành " tán cây" vĩ đại của văn học cổ và là thi nhân muôn đời của đất nước Việt Nam, một danh nhân văn hóa của thế giới với trái tim lớn xôn xao nhịp rung cảm Ra đời và trưởng thành trong hoàn cảnh nước nhà có chiến tranh, Nguyễn Trãi đã hấp thụ truyền thống yêu nước và quật khởi của dân tộc Cuộc đời có tác động rất lớn đối với ông, từ những năm tháng" nếm mật nằm gai" trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến những ngày thanh bình và rồi khoảng thời gian sống cuộc đời ẩn sĩ Tất cả những biến cố ấy, những dao động ấy đã lay động hồn thơ Ức Trai và những tác phẩm văn học bất hủ ra đời từ đó Nhắc đến Nguyễn Trãi, không chỉ bởi tài năng và sự cống hiến mà mãi về sau vẫn còn đó một Nguyễn Trãi với phẩm chất cao quý

và hồn thơ trác việt.

Nguyễn Trãi sáng tác rất nhiều thơ, văn với một dấu ấn riêng biệt bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm Chữ Nôm ra đời từ mấy thế kỷ trước và có lẽ Nguyễn Trãi là người tiên phong thành công trong việc làm thơ Nôm Rất dân dã và bình dị, thơ Nôm qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Trãi đã trở nên đẹp lạ kỳ.

Ao cạn vớt bèo cấy muống

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

(Thuật hứng)

Cái đẹp, cái ấn tượng ấy dưới mắt Nguyễn Trãi là một cuộc sống nhà nông mộc mạc, chân quê Rời xa chốn quan trường vốn xô bồ, đầy hiểm trở, nhà thơ trở về miền thôn

dã, sống cùng thiên nhiên, vui với cỏ cây, và để thanh lọc tâm hồn Hòa mình vào thiên nhiên, vui cùng gió trăng, túi rượu, bầu thơ, tâm hồn thi nhân trở nên đẹp lạ kỳ Từ công việc đời thường bình dị " vớt bèo", " cấy muống" hay là " phát cỏ", " ương sen", tác giả

đã đưa chúng vào thơ làm cho chúng nên thơ giữa lúc người ta còn trọng những cúc, mai, đào, liễu quý phái và ước lệ Nguyễn Trãi càng gắn bó với cuộc đời dân dã thì âm hưởng chân chất, mộc mạc luôn gắn liền với vần thơ Bài thơ, Thuật hứng, sáng tác theo thể thơ Đường luật vốn trang trọng, mực thước, nhưng bằng tài năng và hồn thơ đất Việt, Nguyễn Trãi đã " dân tộc hóa" thể thơ ấy với hai câu thực sáu chữ đan xen giữa bài thơ Nhà thơ bằng sự sáng tạo độc đáo và ý thức dân tộc cao độ đã tạo nên dấu ấn đậm nét trong thơ Có thể nói đây là điểm sáng của nghệ thuật thơ ngay từ thế kỷ XV.

Thơ là tiếng nói của tâm hồn và cảm xúc, Nguyễn Trãi làm thơ không chỉ để bày tỏ lòng yêu thiên nhiên hữu tình, mà thơ ông còn nhuốm màu tâm trạng.

Bui một lòng trung lẫn hiếu

Trang 2

Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

Năm tháng ẩn dật lần lượt trôi qua trong cuộc đời Nguyễn Trãi Nhà thơ luôn ca ngợi vẻ đẹp thanh tao của cuộc sống dân dã, nông thôn nhưng có bao giờ ông lại quay lưng với thế sự, với dân, với nước Trong tấm lòng cao quý ấy, tuy sống giữa muôn trùng cảnh quang tươi đẹp nhưng vẫn canh cánh nỗi lo cho dân cho nước, một khát khao giúp đời Cao đẹp thay một Nguyễn Trãi - vị anh hùng giúp nước cứu dân - một ẩn sĩ chất chứa trái tim yêu nước cao cả Nếu như câu thơ trên của bài Thuật hứng, Nguyễn Trãi sống hòa mình cùng thiên nhiên thì ở hai câu kết là một điểm sáng, là sự thăng hoa của cảm xúc Tất cả nỗi niềm đều đóng lại trong dòng thơ cuối như một nốt trầm xuyến xao trong lòng tác giả Hình ảnh khép lại bài thơ như một vầng trăng tròn sáng, một vầng trăng tâm hồn muôn đời viên mãn lung linh Bài thơ Thuật hứng với hai câu thực sáu chữ và câu thơ cuối cùng kết thúc cũng sáu chữ đã tạo nét riêng và sáng tạc nên một thể thơ mang đậm màu sắc Việt Nam.

Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có nét riêng của mình Thật vậy, việc sáng tạo nghệ thuật không chỉ bằng sự tài hoa, mà còn phải có

sự hội tụ của cảm xúc từ cuộc đời Và một lần nữa, Nguyễn Trãi lại tạo nên một dấu ấn rất đặc biệt trong bài thơ " Cây chuối".

Tự bén hơi xuân tốt lại thêm

Đầy buồng lạ, màu thâu đêm

Tình thư một bức phong còn kín

Gió nơi đậu gượng mở xem.

( Cây Chuối).

Mang chất trữ tình, bài thơ là đỉnh cao của cảm xúc, của hồn thơ Nguyễn Trãi Với tựa đề Cây chuối, thoại tưởng chỉ là tả cây chuối nhưng thực ra hình ảnh cây chuối phác họa ra một nét đẹp cảm xúc Một ccây chuối vỏn nhỏ bé trước muôn trùng thiên nhiên, tầm thường, chân chất, trước bao vẻ đẹp kiêu sa nhưng lại là đối tượng thơ của Nguyễn Trãi Trước vẻ đẹp giản đơn, đời thường của cây chuối, từ nét quan sát và cảm nhận tinh tế, cây chuối không còn là cây chuối của đời thường mà dường như đã trở thành một thiếu nữ qua lăng kính nghệ thuật của nhà thơ Cây chuối ấy như trở thành một vật thể của tâm hồn và cảm xúc Trong không gian tĩnh lặng, hòa mình vào thiên nhiên, đưa tâm hồn vào tạo vật, tác giả đã cảm nhận được nét đẹp lại càng rạo rực sức sống hơn bao giờ hết khi tiếp nhận " hơi xuân" Điểm sáng của bài thơ chính là từ cái " hơi xuân"

ấy cũng với tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của tác giả Từ " hơi xuân" có thể hiểu là dân của tuổi trẻ Đẹp và thi vị biết bao Phải có một tâm hồn thanh khiết , sụ rung cảm mãnh liệt trước thiên nhiên thì Nguyễn Trãi mới có thể cảm nhận được cây chuối " bén hơi xuân" Không chỉ nhằm mục đích miêu tả cây chuối, nhà thơ bắt nhận nét đẹp đặc trưng của nó

để thể hiện một tâm trạng một cảm xúc và một sức sáng tạo đầy nghệ thuật, đầy chất thơ.

Tình như một bức phong còn kín

Gió nơi đâu gượng mở xem.

Quả thật, hồn thơ của Nguyễn Trãi rất trẻ trung, tình tứ, giàu cảm xúc, rất nhạy cảm, thấm nhuần nét đẹp tinh tế Từ hình ảnh nõn chuối cuốn lại mà nhà thơ có thể liên tưởng đến một " bức phong thư" và càng độc đáo hơn là " tình thư" Có thể nói hồn thơ trữ tình bay bổng đã tạo nên một câu thơ hay độc đáo đến thế Và thoảng qua một làn gió thì chính làn gió ấy lại " gượng mở xem" Một câu hỏi giữa dòng thơ - một câu hỏi mà

không có câu trả lời Gió nơi đâu? - câu hỏi của xúc cảm, của sự rung động của hồn thơ đầy nhạy cảm, khao khát được biết lời lẽ bức thư tình " phong còn kín" Cử chỉ " gượng

mở xem" rất nhẹ nhàng, ý nhị và kín đáo Có lẽ vì vậy mà Xuân Diệu đã từng nói " Ức

Trang 3

Trai có cái đẹp trong tâm hồn nên khi gặp cái đẹp ngoài vũ trụ thì tương ứng ngay, thốt

ra thơ đẹp" Thật vậy, chỉ có một tâm hồn rất đẹp, rất nhạy cảm và phải tĩnh lặng hồn mình vào trong cõi không gian ấy thì Nguyễn Trãi mới có thể đạt được thần bút ấy Đúng như có người nói : " Người nghệ sĩ phải sáng tạo ấn tượng riêng của mình khẳng định

và nâng cao giá trị của ấn tượng ấy" Đạt được đỉnh cao nghệ thuật ấy, Ức Trai đã thể hiện một tâm hồn cao đẹp đầy chất thơ.

Một nhà văn đã từng nói: " Người nghệ sĩ chân chính phải là người đi tìm những nét đẹp mới, khơi dậy những nguồn cảm hứng mới " Trong cuộc hành trình tìm đến cái đẹp của thi ca, của tạo hóa, của hồn người, Nguyễn Trãi đã làm nên nhiều bước đột phá và thơ Nôm cũng như thơ chữ Hán của ông đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, của cái hay và cái đẹp.

Với bài thơ Côn Sơn ca, Nguyễn Trãi đã gieo vào tâm hồn người đọc cảm xúc đậm đà Côn Sơn ca với nét đẹp đặc sắc rừng đã trở thành cảm hứng sáng tác của nhà thơ Côn Sơn suối chảy rì rầm.

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Trong ghềnh thông mọc như nêm.

Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm.

Một loạt những câu thơ tả cảnh Côn Sơn hữu tình, Côn Sơn vốn là quê hương của nhà thơ Nơi ấy vẫn đọng lại trong tâm trí tác giả bao kỷ niệm êm đềm của thời thơ ấu với những năm tháng vui tươi Có lẽ vì thế mà khi xin cáo quan về ở ẩn, Nguyễn Trãi đã trở lại với Côn Sơn để tìm về những cảm xúc của ngảy xưa và để thanh lọc hồn mình Chính

vì vậy, tác giả đã bao lần làm thơ về vẻ đẹp của Côn Sơn Lớn lên từ đất mẹ Côn Sơn, từ tình yêu đối với thiên nhiên, Côn Sơn đối với Nguyễn Trãi là điểm tựa của tâm hồn, của sức sống, của một thời thơ ấu Côn Sơn vẫn đẹp, vẫn thi vị như ngày nào trong tâm hồn tác giả Âm thanh, hình ảnh hiển hiện dịu dàng trong từng con chữ Âm vang nhẹ nhàng róc rách của dòng suối hiền hòa, từng tảng đá nhuốm màu thời gian, với " rêu phong", từng rừng thông tỏa bóng mát êm đềm tất cả dường như đọng lại và trở thành một nơi trú ẩn, một ngôi nhà tươi đẹp, hài hòa trong lòng tác giả Với Nguyễn Trãi, thiên nhiên là bạn chí thiết, ruột rà, tin cậy và hơn cả là nơi gửi gắm tâm trạng Gắn bó với Côn Sơn, tâm hồn Nguyễn Trãi như đẹp hơn, thi vị hơn bao giờ hết bởi cảm giác bình dị, quen thuộc của ngày nào vẫn còn đọng lại.

Thiên nhiên từ xưa đến nay, đã trở thành đề tài vô tận của thi ca, là nơi trở về của bao nhà thơ ở ẩn Yêu thiên nhiên trên đất Côn Sơn nhưng nhà thơ vẫn không hề quay lưng với thế sự, với cuộc đời Trong trái tim đầy nhiệt huyết ấy, vẫn luôn trăn trở với cuộc đời

và với bản thân mình.

Sào, Do bằng có trở về

Hãy nghe tiếng hát bên ghềnh Côn Sơn.

( Côn Sơn ca).

Trở về với thiên nhiên Côn Sơn nhưng tấm lòng Nguyễn Trãi vẫn hướng về đất nước Và

có lẽ, hơn bao giờ hết trong tim ông cháy bỏng khao khát được giúp đỡ, giúp đời Chính

vì thế Nguyễn Trãi vẫn trăn trở về mình về sự ẩn dật mà ông chọn Nhà thơ nhắc đến " Sào", " Do" cũng là hai vị ẩn sĩ, và như một lời nhắc nhủ về tâm sự của mình nơi Côn Sơn Nơi ấy, vẫn còn lưu giữ tiếng lòng của một Nguyễn Trãi, suốt đời vẫn giữ vững lý tưởng của mình: yêu nước, thương dân Quả thật, Nguyễn Trãi là người anh hùng dân tộc vĩ đại - người đã sống trọn đời thanh cao, trong sạch và yêu nước.

Trang 4

Trải qua bao năm tháng thơ văn Nguyễn Trãi vẫn sáng mãi trong lòng người đọc không chỉ bởi một nhân cách cao cả mà còn vì một hồn thơ và ngòi bút tài hoa Là niềm tự hào của dân tộc, ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng Nguyễn Trãi còn là một phong cách sáng tạo độc đáo, góp phần làm đẹp thêm vườn hoa văn học nước nhà.

Thơ phát khởi từ lòng người ( Lê Quý Đôn) Có lẽ vì thế mà mãi về sau trong tâm hồn dân tộc luôn bừng sáng một hồn thơ, một thi sĩ tài ba - Nguyễn Trãi Nguyễn Trãi đã thực

sự hòa hợp cái đẹp của tạo hóa, cái đẹp của hồn người để làm nên những sáng tạo mới Chắt lọc tinh hoa của ngôn từ, cảm xúc Nguyễn Trãi đã đưa thơ văn của mình đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật của cái hay, cái đẹp.

Ngày đăng: 15/10/2015, 11:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w