Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX tồn tại và phát triển trong lòng xã hội và văn hoá phong kiến được gọi là Văn học trung đại Việt Nam. Các giai đoạn phát triển 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. - 3 cuộc kháng chiến vĩ đại: thời Lý đánh bại giặc Tống; thời Trần ba lần đánh thắng giặc Nguyên - Mông; thời Lê đánh đuổi quân "cuồng Minh" tàn bạo. - Chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão; sâu sắc nhất và bao trùm nhất là đạo Nho. - Văn học Hán Nôm thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí chống xâm lăng. Tác giả tiêu biểu nhất: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. 2. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII. - Chế độ phong kiến khủng hoảng. Nội chiến Nam - Bắc triều; Trịnh - Nguyễn phân tranh. Khởi nghĩa nông dân nổi lên như vũ bão. - Văn thơ chữ Nôm phát triển mạnh. Cảm hứng nhân đạo dào dạt nói lên nỗi đau thương của con người, biểu lộ tấm lòng thương dân lo đời. Tác giả tiêu biểu nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.... 3. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Chế độ phong kiến Việt Nam (cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài) khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn quét sạch thù trong giặc ngoài. Gia Long thiết lập triều Nguyễn. Nước ta rơi vào hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp. - Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta. Chữ quốc ngữ xuất hiện. - Văn học viết Hán, Nôm phát triển rực rỡ. Chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm văn chương. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc","Truyện kiều"... là những áng thơ kiệt tác. Tên tuổi những nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan sáng chói cùng với Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát..... 4. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. - Thực dân Pháp xâm lăng, rồi thống trị nước ta. Phong trào yêu nước chống Pháp. - Bắt đầu có văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ. Giai đoạn cuối cùng của văn học chữ Nôm. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... là những nhà thơ tiểu biểu nhất giai đoạn này. Mấy đặc điểm lớn về nội dung 1. Cảm hứng yêu nước. 2. Cảm hứng nhân đạo. Mấy đặc điểm lớn về hình thức 1. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học. 2. Tính quy phạm và việc phá vỡ tình quy phạm. 3. Phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của văn học.
Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX tồn tại và phát triển trong lòng xã hội và văn hoá phong kiến được gọi là Văn học trung đại Việt Nam. Các giai đoạn phát triển 1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XV. - 3 cuộc kháng chiến vĩ đại: thời Lý đánh bại giặc Tống; thời Trần ba lần đánh thắng giặc Nguyên Mông; thời Lê đánh đuổi quân "cuồng Minh" tàn bạo. - Chịu ảnh hưởng tư tưởng của đạo Phật, đạo Nho và đạo Lão; sâu sắc nhất và bao trùm nhất là đạo Nho. - Văn học Hán Nôm thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân tộc, ý chí chống xâm lăng. Tác giả tiêu biểu nhất: Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông. 2. Giai đoạn từ thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII. - Chế độ phong kiến khủng hoảng. Nội chiến Nam - Bắc triều; Trịnh - Nguyễn phân tranh. Khởi nghĩa nông dân nổi lên như vũ bão. - Văn thơ chữ Nôm phát triển mạnh. Cảm hứng nhân đạo dào dạt nói lên nỗi đau thương của con người, biểu lộ tấm lòng thương dân lo đời. Tác giả tiêu biểu nhất là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.... 3. Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX. Chế độ phong kiến Việt Nam (cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài) khủng hoảng trầm trọng và sụp đổ. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn quét sạch thù trong giặc ngoài. Gia Long thiết lập triều Nguyễn. Nước ta rơi vào hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp. - Thiên chúa giáo được truyền vào nước ta. Chữ quốc ngữ xuất hiện. - Văn học viết Hán, Nôm phát triển rực rỡ. Chủ nghĩa nhân đạo thấm đẫm văn chương. "Chinh phụ ngâm", "Cung oán ngâm khúc","Truyện kiều"... là những áng thơ kiệt tác. Tên tuổi những nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan sáng chói cùng với Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát..... 4. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. - Thực dân Pháp xâm lăng, rồi thống trị nước ta. Phong trào yêu nước chống Pháp. - Bắt đầu có văn thơ viết bằng chữ quốc ngữ. Giai đoạn cuối cùng của văn học chữ Nôm. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương... là những nhà thơ tiểu biểu nhất giai đoạn này. Mấy đặc điểm lớn về nội dung 1. Cảm hứng yêu nước. 2. Cảm hứng nhân đạo. Mấy đặc điểm lớn về hình thức 1. Yếu tố Hán và yêu cầu dân tộc hoá hình thức văn học. 2. Tính quy phạm và việc phá vỡ tình quy phạm. 3. Phạm vi và quy mô kết tinh nghệ thuật của văn học.