Xuất xứ "Quốc âm thi tập"của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài thơ Nôm, trong đó có nhiều bài bát cú, thất ngôn xen lục ngôn. Chùm thơ "Bảo Kính cảnh giới" gồm có 61 bài trong "Quốc âm thi tập". Đây là bài 43. Nguyễn Trãi viết bài thơ này khi ông đã về Côn Sơn ở ẩn. Chủ đề Bài thơ nói lên niềm vui trước cảnh mùa hè và nỗi ước mong của bài thơ. Phân tích 1. Niềm vui trước cảnh mùa hè Đã thoát khỏi vòng danh lợi về sống giữa làng quê. Niềm vui nhàn hạ được "hóng mát" được ngắm cảnh sắc mùa hè, thích thú trước màu "lục" của tán hoè, trước sắc đỏ của hoa thạch lựu ngoài hiên, trước sen hồng trong ao. Vui với niềm vui của bà con làng chài, vui vì tiếng ve ngân như tiếng đàn cầm. Vui trong hoà điệu "lao xao" và "dắng dỏi" của khúc nhạc đồng quê sớm sớm chiều chiều. "Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương" Nhà thơ giầu tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương. Một con người yêu đời và ham sống. Màu sắc, âm thanh trong vần thơ cho thấy cái thú vị đồng quê đáng yêy vô cùng. 2. Nỗi ước mong "Dẽ có Ngư Cầm đàn một tiếng. Dân giàu dù đủ khắp đòi phương" Nhờ thơ tâm sự: hãy để cho ta có cây đàn thần của vua Thuấn, ta đàn lên một tiếng thôi, thì dân khắp mọi miền, mọi nơi sẽ giàu đủ no ấm, hạnh phúc. Niềm mong ước ấy hướng về nhân dân, lấy sự ấm no của nhân dân làm niềm vui của mình. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi nói đến "yên dân", "để nhân dân nghỉ sức". Trong bài "Tùng", ông cũng viết "Dành còn để trợ dân này". Đó là tư tưởng lấy dân làm gốc. 3. Ngôn ngữ thơ thâm trầm, bình dị. Câu 1 câu 8 là câu "lục ngôn" một nét độc đáo của thơ Nôm Ức Trai.
Xuất xứ "Quốc âm thi tập"của Nguyễn Trãi hiện còn 254 bài thơ Nôm, trong đó có nhiều bài bát cú, thất ngôn xen lục ngôn. Chùm thơ "Bảo Kính cảnh giới" gồm có 61 bài trong "Quốc âm thi tập". Đây là bài 43. Nguyễn Trãi viết bài thơ này khi ông đã về Côn Sơn ở ẩn. Chủ đề Bài thơ nói lên niềm vui trước cảnh mùa hè và nỗi ước mong của bài thơ. Phân tích 1. Niềm vui trước cảnh mùa hè Đã thoát khỏi vòng danh lợi về sống giữa làng quê. Niềm vui nhàn hạ được "hóng mát" được ngắm cảnh sắc mùa hè, thích thú trước màu "lục" của tán hoè, trước sắc đỏ của hoa thạch lựu ngoài hiên, trước sen hồng trong ao. Vui với niềm vui của bà con làng chài, vui vì tiếng ve ngân như tiếng đàn cầm. Vui trong hoà điệu "lao xao" và "dắng dỏi" của khúc nhạc đồng quê sớm sớm chiều chiều. "Lao xao chợ cá làng ngư phủ Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương" Nhà thơ giầu tình yêu thiên nhiên, gắn bó với quê hương. Một con người yêu đời và ham sống. Màu sắc, âm thanh trong vần thơ cho thấy cái thú vị đồng quê đáng yêy vô cùng. 2. Nỗi ước mong "Dẽ có Ngư Cầm đàn một tiếng. Dân giàu dù đủ khắp đòi phương" Nhờ thơ tâm sự: hãy để cho ta có cây đàn thần của vua Thuấn, ta đàn lên một tiếng thôi, thì dân khắp mọi miền, mọi nơi sẽ giàu đủ no ấm, hạnh phúc. Niềm mong ước ấy hướng về nhân dân, lấy sự ấm no của nhân dân làm niềm vui của mình. Trong "Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi nói đến "yên dân", "để nhân dân nghỉ sức". Trong bài "Tùng", ông cũng viết "Dành còn để trợ dân này". Đó là tư tưởng lấy dân làm gốc. 3. Ngôn ngữ thơ thâm trầm, bình dị. Câu 1 câu 8 là câu "lục ngôn" một nét độc đáo của thơ Nôm Ức Trai.