Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp cho một thúng sôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Lời bình "Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận hỏi Đào"... Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc: "Gặp đây anh lắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử": "Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà" Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (Kiều). Bỏ đi sao đành, khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh: "Áo anh rứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu" Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa", "mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao). Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang gọi bóng gió: "cô ấy". Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ cười, mái tóc ... như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi: "Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình vang ngân: "Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau". Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho.... giúp cho..." tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới. Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên... đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị ... của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp... là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng.
Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà. Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh sẽ giúp cho. Giúp cho một thúng sôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. Lời bình "Tát nước đầu đình" là bài ca dao tỏ tình của anh trai cày với cô gái thôn nữ. Đã có bài "Mận hỏi Đào"... Cũng có cảnh thổ lộ tình yêu một cách mộc mạc: "Gặp đây anh lắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không?" Bài ca dao "Tát nước đầu đình" cho thấy, anh trai cày này dễ thương hơn. Gặp cô thôn nữ chắc anh đã "phải lòng" rồi, anh lấy cớ "mất áo" để bắt chuyện. Sen làm gì có cành, đó chỉ là cách nói cho đậm đà. Cô gái bị buộc vào một cảnh ngộ "khó xử": "Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà" Chiếc áo đã trở thành "cái cầu" thương nhớ! Thật là hồn nhiên, tự nhiên. Cô thôn nữ chắc là đã "Lắng nghe lời nói như ru - Chiều thu dễ khiến nét thu ngại ngùng" (Kiều). Bỏ đi sao đành, khi nghe chàng thổ lộ gia cảnh: "Áo anh rứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu" Cái áo đã đi trọn một vòng đời khi anh nói: "Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng". Anh đang chăn đơn gối chiếc, thiếu kẻ sửa túi nâng khăn. Anh chỉ có mẹ già, "mẹ già bằng ba lần cửa", "mẹ già như chuối ba hương - như xôi nếp mật như đường mía lau" (ca dao). Cảnh ngộ ấy, ai nghe mà chẳng động lòng. Từ chỗ gọi bằng "em", chàng trai cày chuyển sang gọi bóng gió: "cô ấy". Chàng trai nói về chuyện "trả công", nói về chuyện "giúp cho". Rất hậu hĩnh: "một thúng xôi vò", "một con lợn béo", "một vò rượu tăm". Cũng với lời nói, đến đây, khoé mắt, đôi mày, nụ cười, mái tóc ... như đều biết nói, cùng tham dự vào cuộc tỏ tình. Mỗi lúc một hé lộ, cánh cửa tâm tình mở rộng dần ra. Từ "một" đã thành "đôi" rồi: "Giúp em đôi chiếu em nằm Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo" Bài ca dao, "bức thông điệp của tình yêu" đã thấm sâu vào tâm hồn người thiếu nữ khi bên tai nàng một tiếng nói chân tình vang ngân: "Giúp cho quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới, lại đèo buồng cau". Các điệp từ, điệp ngữ: "giúp cho.... giúp cho..." tạo nên ngữ điệu nồng nàn, ý vị, thiết tha, thể hiện một cách chân thành nỗi ước mơ nên vợ nên chồng mà chàng trai cày đang hướng tới. Cho chim khoe giọng hót. Anh thợ mộc Thanh Hoa khoe tài. Chàng trai cày nói chuyện bỏ quên cái áo "sứt chỉ đường tà" v.v… Trai gái làng xưa đã tỏ tình, đã giao duyên... đậm đà như vậy. Lao động, hạnh phúc lứa đôi, cuộc sống êm đềm hạnh phúc "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa", là ước mong, khát vọng muôn đời của họ. Chân thành, tế nhị ... của chàng trai trong tỏ tình, trong giao tiếp... là một nét rất đẹp trong tâm hồn để ta trân trọng.