Bài làm Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, trở ngại. Có nhiều yếu tố dẫn đến thành công, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chăm chỉ, cần cù, kiên trì trong lao động, học tập. Nhân dân ta từ ngàn xưa – những người lao động sáng tạo miệt mài đã đúc kết lại một kinh nghiệm sống quý báu qua một hình ảnh rất dân dã đời thường: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” Ta vẫn thương bắt gặp những chú kiến bé nhỏ, nặng nề cõng trên lưng những miếng thức ăn mang về tổ. Quãng đường trở về ấy dù có xa, dù có khó khăn với không ít lần miếng mồi bị rơi lại trên đường nhưng chúng vẫn cố gắng đến cùng, chăm chỉ, cần cù, không bỏ cuộc. Câu tục ngữ trên đã khẳng định được rằng: bất cứ sự nghiệp thành công nào cũng cần có sự chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại. Hạnh phúc sẽ đến, ấm no sẽ đến, và cả sự sung túc cũng sẽ đến nếu chúng ta biết góp nhặt từng ngày, xây dựng tương lai dựa trên sự chăm chỉ của chính mình. Ngược lại, những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ làm được việc gì. Lười biếng dẩn đến thất bại, bần cùng, nghèo đói. Lười biếng phá hủy nhân cách, làm nảy sinh tệ nạn xã hội. Như Nguyễn Trãi từng có câu: “Lười biếng ngồi ăn lở núi non” hay Vic-to Huy-gô đã nói: ”Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét”. Tất cả những nhà bác học, những thạc sĩ, tiến sĩ đều thành công là nhờ vào sự chăm chỉ của họ, không gì có thể quan trọng bằng. Lu-i Pa-xtơ từng bị thầy giáo từ chối nhận vào lớp học vì lý do “tối dạ”. Nhưng nhờ sự chăm chỉ, cần cù trong học tập, nghiên cứu, ông đã có được thành công, mang lại nhiều thành tựu trong khoa học, khiến người đời còn nhớ công ơn. Trong nhà trường, học sinh lười nhác sẽ có kết quả học tập thấp. Ngoài xã hội, thói lười biếng dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy…Người lười biếng sẽ bị người khác coi thường. Lười biếng là lối sống đáng lên án, phê phán. Là học sinh, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải rèn luyện lối sống chăm chỉ, kiên trì. Tự lực làm những việc nhỏ, xây dựng nền móng cho tương lai, không ỷ lại, lệ thuộc vào người khác. Bác Hồ đã từng dạy: “Trong xã hội không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đang xấu hổ” Chúng ta cần phải phấn đấu học tập, lao động chăm chỉ, có hiệu quả để xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.
Bài làm Cuộc sống luôn chứa đựng những khó khăn, trở ngại. Có nhiều yếu tố dẫn đến thành công, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự chăm chỉ, cần cù, kiên trì trong lao động, học tập. Nhân dân ta từ ngàn xưa – những người lao động sáng tạo miệt mài đã đúc kết lại một kinh nghiệm sống quý báu qua một hình ảnh rất dân dã đời thường: “Kiến tha lâu cũng đầy tổ” Ta vẫn thương bắt gặp những chú kiến bé nhỏ, nặng nề cõng trên lưng những miếng thức ăn mang về tổ. Quãng đường trở về ấy dù có xa, dù có khó khăn với không ít lần miếng mồi bị rơi lại trên đường nhưng chúng vẫn cố gắng đến cùng, chăm chỉ, cần cù, không bỏ cuộc. Câu tục ngữ trên đã khẳng định được rằng: bất cứ sự nghiệp thành công nào cũng cần có sự chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại. Hạnh phúc sẽ đến, ấm no sẽ đến, và cả sự sung túc cũng sẽ đến nếu chúng ta biết góp nhặt từng ngày, xây dựng tương lai dựa trên sự chăm chỉ của chính mình. Ngược lại, những kẻ lười biếng sẽ không bao giờ làm được việc gì. Lười biếng dẩn đến thất bại, bần cùng, nghèo đói. Lười biếng phá hủy nhân cách, làm nảy sinh tệ nạn xã hội. Như Nguyễn Trãi từng có câu: “Lười biếng ngồi ăn lở núi non” hay Vic-to Huy-gô đã nói: ”Lười biếng là mẹ đẻ của thói ăn cắp và sự đói rét”. Tất cả những nhà bác học, những thạc sĩ, tiến sĩ đều thành công là nhờ vào sự chăm chỉ của họ, không gì có thể quan trọng bằng. Lu-i Pa-xtơ từng bị thầy giáo từ chối nhận vào lớp học vì lý do “tối dạ”. Nhưng nhờ sự chăm chỉ, cần cù trong học tập, nghiên cứu, ông đã có được thành công, mang lại nhiều thành tựu trong khoa học, khiến người đời còn nhớ công ơn. Trong nhà trường, học sinh lười nhác sẽ có kết quả học tập thấp. Ngoài xã hội, thói lười biếng dễ dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cắp, ma túy…Người lười biếng sẽ bị người khác coi thường. Lười biếng là lối sống đáng lên án, phê phán. Là học sinh, ngay từ bây giờ, chúng ta cần phải rèn luyện lối sống chăm chỉ, kiên trì. Tự lực làm những việc nhỏ, xây dựng nền móng cho tương lai, không ỷ lại, lệ thuộc vào người khác. Bác Hồ đã từng dạy: “Trong xã hội không có nghề nào thấp kém, chỉ có những kẻ lười biếng, ỷ lại mới đang xấu hổ” Chúng ta cần phải phấn đấu học tập, lao động chăm chỉ, có hiệu quả để xây dựng đất nước ngày càng phát triển hơn.