Xuất xứ, chủ đề -------------------------------------------------------------------------------- 1. Vào dịp tết năm 1927, học sinh trường Quốc học và trường Nhà dòng Huế đến mừng thọ Phan Bội Châu 60 tuổi. Đáp từ của cụ Phan là “Bài ca chúc tết thanh niên”. 2. Bài thơ nói lên niềm tin yêu thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ sẽ đổi mới cách sống và tầm nhìn để giải phóng dân tộc. Phân tích -------------------------------------------------------------------------------- 1. Nỗi niềm tâm sự buổi đầu xuân: - Mở đầu là 3 tiếng lay gọi, thức tỉnh: “Dậy! Dậy! Dậy”. Hãy thức tỉnh và bừng dậy! Cách nói của các nhà chí sĩ đầu thế kỷ 20: thức tỉnh lòng yêu nước. Không được chìm đắm trong vòng nô lệ nữa. - Mùa xuân đã đến rồi, với tiếng gà gáy và tiếng chim hót “ngỏ ý chào mừng” - Chào bình minh, chào đón “tân vận hội”. Một không gian tưng bừng, rộn ràng, mở rộng mang hàm nghĩa niềm tin tưởng tương lai sáng bừng. - Rất chân thành, nhà thơ thổ lộ nỗi niềm tâm sự cay đắng, uất hận của một chí sĩ ôm chí lớn mà không thành: “thẹn, buồn, tủi, chua với xót…”. “Sông, núi, trăng” - là vũ trụ, là giang sơn đất nước. Câu thơ biểu lộ một tấm lòng đau đớn, xót xa đối với vận mệnh Tổ quốc: Hỏi xuân hay hỏi hồn sông núi, hỡi thanh niên? “Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.” Và còn chỉ có niềm “khuây khỏa” với “lũ đầu xanh” - với phường hậu tử, là thế hệ thanh niên. Niềm an ủi cũng là hy vọng. 2. Chúc tết thanh niên cũng là nhắn nhủ thế hệ trẻ Việt Nam. - Ngôn từ trang trọng: “Thưa các cô, các cậu, lại các anh”. Cuối bài là hai tiếng “chư quân”. - Nội dung lời chúc tết: + Thanh niên phải đổi mới, với cái tầm nhìn mới: “Đời đã mới, người càng nên đổi mới, Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội”… + Tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc để cứu nước: “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san” + Từ bỏ con đường khoa cử lạc hậu, không đam mê hưởng lạc: “Tu dưỡng tinh thần” tự lập tự cường. Một chữ “xếp”, hai chữ “đừng” chứa chan lòng yêu thương nhắc nhở: “Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần, Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn” + Trách nhiệm của thanh niên rất nặng nề và vô cùng vẻ vang. Phải hy sinh xương máu, đem tài năng để chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là vần thơ hừng hực khí thế chiến đấu. Đúng là “câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu): “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!” Làm được như vậy là đổi mới, là yêu nước, là dám xả thân vì tự do. Phải đổi mới không ngừng: “nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Vốn là một câu trong sách cổ được tác giả nhắc lại, nâng lên thành một châm ngôn sống và hành động cho thanh niên Việt Nam 79 năm về trước, tạo cho bài thơ nhiều ý nghĩa và có tác dụng giáo dục, động viên sâu sắc. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------- 1. “Bài ca chúc tết thanh niên” được viết theo thể hát nói. Giọng thơ đa thanh mở đầu thì bồn chồn xôn xao, tiếp theo thì xót xa, buồn tủi. Càng về sau càng sôi nổi thiết tha, giục giã. Bài thơ hàm chứa tinh thần yêu nước và kêu gọi đoàn kết, đổi mới để tự cường, chống thực dân Pháp. Nó thể hiện tấm lòng yêu nước của ông già Bến Ngự rất yêu quý thanh niên, tin tưởng thanh niên trong sự nghiệp cứu dân cứu nước. 2. Thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu là thơ văn yêu nước, tuyên truyền cách mạng. Bài thơ lôi cuốn mạnh mẽ chúng ta. Đương thời, từ bài thơ này, không ít thanh niên ưu tú của dân tộc đã lên đường ra đi cứu nước và sau đó trở thành những chiến sĩ cách mạng lỗi lạc.
Xuất xứ, chủ đề -------------------------------------------------------------------------------1. Vào dịp tết năm 1927, học sinh trường Quốc học và trường Nhà dòng Huế đến mừng thọ Phan Bội Châu 60 tuổi. Đáp từ của cụ Phan là “Bài ca chúc tết thanh niên”. 2. Bài thơ nói lên niềm tin yêu thế hệ trẻ Việt Nam - thế hệ sẽ đổi mới cách sống và tầm nhìn để giải phóng dân tộc. Phân tích -------------------------------------------------------------------------------1. Nỗi niềm tâm sự buổi đầu xuân: - Mở đầu là 3 tiếng lay gọi, thức tỉnh: “Dậy! Dậy! Dậy”. Hãy thức tỉnh và bừng dậy! Cách nói của các nhà chí sĩ đầu thế kỷ 20: thức tỉnh lòng yêu nước. Không được chìm đắm trong vòng nô lệ nữa. - Mùa xuân đã đến rồi, với tiếng gà gáy và tiếng chim hót “ngỏ ý chào mừng” - Chào bình minh, chào đón “tân vận hội”. Một không gian tưng bừng, rộn ràng, mở rộng mang hàm nghĩa niềm tin tưởng tương lai sáng bừng. - Rất chân thành, nhà thơ thổ lộ nỗi niềm tâm sự cay đắng, uất hận của một chí sĩ ôm chí lớn mà không thành: “thẹn, buồn, tủi, chua với xót…”. “Sông, núi, trăng” - là vũ trụ, là giang sơn đất nước. Câu thơ biểu lộ một tấm lòng đau đớn, xót xa đối với vận mệnh Tổ quốc: Hỏi xuân hay hỏi hồn sông núi, hỡi thanh niên? “Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.” Và còn chỉ có niềm “khuây khỏa” với “lũ đầu xanh” - với phường hậu tử, là thế hệ thanh niên. Niềm an ủi cũng là hy vọng. 2. Chúc tết thanh niên cũng là nhắn nhủ thế hệ trẻ Việt Nam. - Ngôn từ trang trọng: “Thưa các cô, các cậu, lại các anh”. Cuối bài là hai tiếng “chư quân”. - Nội dung lời chúc tết: + Thanh niên phải đổi mới, với cái tầm nhìn mới: “Đời đã mới, người càng nên đổi mới, Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội”… + Tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc để cứu nước: “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san” + Từ bỏ con đường khoa cử lạc hậu, không đam mê hưởng lạc: “Tu dưỡng tinh thần” tự lập tự cường. Một chữ “xếp”, hai chữ “đừng” chứa chan lòng yêu thương nhắc nhở: “Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần, Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn” + Trách nhiệm của thanh niên rất nặng nề và vô cùng vẻ vang. Phải hy sinh xương máu, đem tài năng để chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là vần thơ hừng hực khí thế chiến đấu. Đúng là “câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu): “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!” Làm được như vậy là đổi mới, là yêu nước, là dám xả thân vì tự do. Phải đổi mới không ngừng: “nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Vốn là một câu trong sách cổ được tác giả nhắc lại, nâng lên thành một châm ngôn sống và hành động cho thanh niên Việt Nam 79 năm về trước, tạo cho bài thơ nhiều ý nghĩa và có tác dụng giáo dục, động viên sâu sắc. Kết luận -------------------------------------------------------------------------------1. “Bài ca chúc tết thanh niên” được viết theo thể hát nói. Giọng thơ đa thanh mở đầu thì bồn chồn xôn xao, tiếp theo thì xót xa, buồn tủi. Càng về sau càng sôi nổi thiết tha, giục giã. Bài thơ hàm chứa tinh thần yêu nước và kêu gọi đoàn kết, đổi mới để tự cường, chống thực dân Pháp. Nó thể hiện tấm lòng yêu nước của ông già Bến Ngự rất yêu quý thanh niên, tin tưởng thanh niên trong sự nghiệp cứu dân cứu nước. 2. Thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu là thơ văn yêu nước, tuyên truyền cách mạng. Bài thơ lôi cuốn mạnh mẽ chúng ta. Đương thời, từ bài thơ này, không ít thanh niên ưu tú của dân tộc đã lên đường ra đi cứu nước và sau đó trở thành những chiến sĩ cách mạng lỗi lạc. ... hành động cho niên Việt Nam 79 năm trước, tạo cho thơ nhiều ý nghĩa có tác dụng giáo dục, động viên sâu sắc Kết luận -1 Bài ca chúc tết niên viết theo... giã Bài thơ hàm chứa tinh thần yêu nước kêu gọi đoàn kết, đổi để tự cường, chống thực dân Pháp Nó thể lòng yêu nước ông già Bến Ngự yêu quý niên, tin tưởng niên nghiệp cứu dân cứu nước Thơ văn. .. nghiệp cứu dân cứu nước Thơ văn Phan Bội Châu chủ yếu thơ văn yêu nước, tuyên truyền cách mạng Bài thơ lôi mạnh mẽ Đương thời, từ thơ này, không niên ưu tú dân tộc lên đường cứu nước sau trở thành