1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bình giảng bài thơ Mùa gieo hạt buổi chiều

2 351 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bình Bài Thơ “Mùa Gieo Hạt, Buổi Chiều”
Tác giả Huygô
Người hướng dẫn Xuân Diệu
Trường học Không có thông tin
Chuyên ngành Không có thông tin
Thể loại bình giảng
Năm xuất bản Không có thông tin
Thành phố Không có thông tin
Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 10,93 KB

Nội dung

Tác giả Huygô (1802-1885) là đại văn hào của Pháp trong thế kỷ 19. Ông là tác gia tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Tây Âu và văn học Pháp. Thơ văn Huygô chứa chan tinh thần nhân đạo cao đẹp. Sự nghiệp văn chương của Huygô rất đồ sộ. Thơ, có các tập: Những khúc ca phương Đông (1829), Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856), v.v… - Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pari (1830), Những người khốn khổ (1862),… - Kịch, tiêu biểu nhất là với Hecnani (1830). Bình bài thơ “Mùa gieo hạt, buổi chiều” Ngoài tiểu thuyết và kịch, Huygô còn để lại nhiều thi phẩm thể hiện một cách tài hoa bút pháp lãng mạn. Bài thơ “Mùa gieo hạt, buổi chiều”, rất quen thuộc với chúng ta. Thi sĩ Xuân Diệu đã dịch thành thơ năm tiếng, và ông đã nói về bài thơ này bằng những lời tốt đẹp nhất: “Sau bản trường ca lớn về những thế kỷ, viết bằng thể thơ 12 tiếng nghiêm trang. Huygô cảm thấy cần phải dắt con thiên lý mã của mình cho nó đi ăn cỏ một cách đơn sơ trên cánh đồng xanh tươi, nhà thơ cho ra đời một tập thơ chủ yếu viết bằng thể thơ tám tiếng, với những đề tài đon đả, nhanh nhẹn: Những khúc ca đường phố và núi rừng. Điển hình là bài “Mùa gieo hạt, buổi chiều”. Người gieo hạt cũng tượng trưng cho nhà văn, nhà tư tưởng…”. Mở đầu bài thơ là cảnh tượng hoàng hôn. Màn đêm buông dần xuống cảnh vật. Một chút ánh sáng lờ mờ còn rớt lại đó đây. Thi sĩ ngồi trầm ngâm ngắm nhìn ra xa về phía cánh đồng: “Đây là lúc hoàng hôn, Tôi ngồi dưới cửa lớn Ngắm ánh rớt chiều soi Giờ cuối cùng làm lụng.” Câu thứ tư như một điểm dừng, diễn tả suy ngẫm nhà thơ: ngày đã tàn, mọi người lao động bắt đầu nghỉ ngơi. Thế nhưng, trên cánh đồng, trên thửa ruộng, bóng đêm phủ mịt mùng, một lão nông vẫn gieo hạt. Áo quần rách của người gieo hạt để lại nhiều xúc động cho nhà thơ. Câu thơ tiếng Pháp đã ghi rõ tâm tình Huygô: “Tôi lặng ngắm, cảm động, những quần áo rách…”. Câu thơ thể hiện tấm lòng xót thương và đồng cảm của nhà thơ đối với người nông dân nghèo. “Trên ruộng tắm bóng thâm Tôi cảm nhìn áo rách Một ông lão đang tung Gieo mùa sau xuống đất.” Bóng thâm, áo rách, những gian khổ và đói nghèo. Bất chấp tất cả. Vẫn cần mẫn làm ăn. Gieo hạt cho mùa sau cũng là gieo mầm cho sự sống, cho hy vọng, cho no ấm ngày mai. Khổ thơ thứ ba có một nét vẽ rất đậm, rất khỏe về lão nông. Cao lớn và dẻo dai hiện lên trên bóng đêm, trên những luống cày sâu, hình ảnh người gieo hạt thật đáng yêu vô cùng. Ông sống mạnh mẽ với niềm tin, với hy vọng, với ngày mai. Chính giọt mồ hôi và sức lao động cho lão nông niềm tin đẹp đẽ ấy. Cũng là cái ý “ba tháng trồng cây, một ngày đợi quả”, Huygô có một niềm tin và hy vọng: “Bóng ông già cao thẫm - Giẫm trên rãnh cày sâu - Chắc ông tin tưởng lắm - Vào ngày tháng ruổi mau”. Tin vào ngày mai là tin vào cảnh được mùa, cảnh ấm no. Huygô đã có một cái nhìn rất sâu vào tâm hồn người gieo hạt. Cái tâm của ông rất đẹp và trong sáng. Động tác người gieo hạt, từ bước đi lại qua, đến bàn tay khéo léo “vung” và “mờ” rất nhịp nhàng, thành thục. Cánh đồng rộng mênh mông và màn đêm càng làm cho người gieo hạt thêm hùng vĩ. Đức tính cần mẫn, đôi bàn tay khéo léo như được khẳng định ngợi ca. Nhà thơ “trầm ngâm” ngắm nhìn, dõi theo, lòng vô cùng xúc động. Một cái nhìn đầy tình người, rất nhân bản. Các động từ diễn tả động tác gieo hạt rất chính xác và chọn lọc tinh tế: “Ông đi trên đồng rộng Qua lại, ném hạt xa Mở tay, rồi lại vúc. Tôi trầm mặc nhìn ra” Bốn khổ thơ đầu, hầu như khổ thơ nào cũng thể hiện một cái nhìn chăm chú, xúc động, vừa trân trọng vừa khâm phục của nhà thơ. Lúc thì “ngắm ánh rớt chiều soi”. Lúc thì “Tôi cảm nhìn áo rách”. Và về sau “Tôi trầm mặc nhìn ra”. Khổ bốn nói lên suy ngẫm của Huygô. Câu thơ đầy ánh sáng. Ánh sao đêm. Có tiếng lao xao của hạt giống bay trong màn đêm. Bóng dáng người gieo hạt vô cùng uy nghi. Cả hạt giống, cả cánh tay lão nông như “vươn tới các vì sao”. Và đó cũng là ước mơ, là niềm tin và hy vọng. Thủ pháp tương phản đối lập được Huygô sử dụng rất thần tình. Tương phản với bóng đêm phủ dày trên cánh đồng là ánh sáng của bầu trời sao, và đó cũng là ánh sáng niềm tin tưởng lạc quan được ngợi ca và khẳng định: “Trong lúc đêm giăng màn, Bóng mờ mờ xao xáo, Như nâng đến sao xa Nét tay người gieo hạt.” Đâu chỉ riêng nhà nông gieo hạt? Nhà thơ gợi ra, mở ra trong lòng người đọc những tình cảm đẹp đối với những người gieo hạt trong cuộc đời. Theo Xuân Diệu, người gieo hạt tượng trưng cho nhà văn, nhà tư tưởng. Còn rộng hơn thế nữa? Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết sống trong tình đời. Phải nhớ ơn những người gieo hạt. Phải chuẩn bị tốt mọi khả năng để làm người trồng cây, gieo hạt cho mùa sau. “Mùa gieo hạt, buổi chiều” là một bài thơ hay, nhiều thú vị.

Trang 1

Tác giả

Huygô (1802-1885) là đại văn hào của Pháp trong thế kỷ 19 Ông là tác gia tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Tây Âu và văn học Pháp Thơ văn Huygô chứa chan tinh thần nhân đạo cao đẹp

Sự nghiệp văn chương của Huygô rất đồ sộ

Thơ, có các tập: Những khúc ca phương Đông (1829), Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856), v.v…

- Tiểu thuyết: Nhà thờ Đức Bà Pari (1830), Những người khốn khổ (1862),…

- Kịch, tiêu biểu nhất là với Hecnani (1830)

Bình bài thơ “Mùa gieo hạt, buổi chiều”

Ngoài tiểu thuyết và kịch, Huygô còn để lại nhiều thi phẩm thể hiện một cách tài hoa bút pháp lãng mạn Bài thơ “Mùa gieo hạt, buổi chiều”, rất quen thuộc với chúng ta Thi sĩ Xuân Diệu đã dịch thành thơ năm tiếng, và ông đã nói về bài thơ này bằng những lời tốt đẹp nhất:

“Sau bản trường ca lớn về những thế kỷ, viết bằng thể thơ 12 tiếng nghiêm trang Huygô cảm thấy cần phải dắt con thiên lý mã của mình cho nó đi ăn cỏ một cách đơn sơ trên cánh đồng xanh tươi, nhà thơ cho

ra đời một tập thơ chủ yếu viết bằng thể thơ tám tiếng, với những đề tài đon đả, nhanh nhẹn: Những khúc

ca đường phố và núi rừng Điển hình là bài “Mùa gieo hạt, buổi chiều” Người gieo hạt cũng tượng trưng cho nhà văn, nhà tư tưởng…”.

Mở đầu bài thơ là cảnh tượng hoàng hôn Màn đêm buông dần xuống cảnh vật Một chút ánh sáng lờ mờ còn rớt lại đó đây Thi sĩ ngồi trầm ngâm ngắm nhìn ra xa về phía cánh đồng:

“Đây là lúc hoàng hôn,

Tôi ngồi dưới cửa lớn

Ngắm ánh rớt chiều soi

Giờ cuối cùng làm lụng.”

Câu thứ tư như một điểm dừng, diễn tả suy ngẫm nhà thơ: ngày đã tàn, mọi người lao động bắt đầu nghỉ ngơi Thế nhưng, trên cánh đồng, trên thửa ruộng, bóng đêm phủ mịt mùng, một lão nông vẫn gieo hạt

Áo quần rách của người gieo hạt để lại nhiều xúc động cho nhà thơ Câu thơ tiếng Pháp đã ghi rõ tâm tình Huygô: “Tôi lặng ngắm, cảm động, những quần áo rách…” Câu thơ thể hiện tấm lòng xót thương và đồng cảm của nhà thơ đối với người nông dân nghèo

“Trên ruộng tắm bóng thâm

Tôi cảm nhìn áo rách

Một ông lão đang tung

Gieo mùa sau xuống đất.”

Bóng thâm, áo rách, những gian khổ và đói nghèo Bất chấp tất cả Vẫn cần mẫn làm ăn Gieo hạt cho mùa sau cũng là gieo mầm cho sự sống, cho hy vọng, cho no ấm ngày mai

Khổ thơ thứ ba có một nét vẽ rất đậm, rất khỏe về lão nông Cao lớn và dẻo dai hiện lên trên bóng đêm, trên những luống cày sâu, hình ảnh người gieo hạt thật đáng yêu vô cùng Ông sống mạnh mẽ với niềm tin, với hy vọng, với ngày mai Chính giọt mồ hôi và sức lao động cho lão nông niềm tin đẹp đẽ ấy Cũng

là cái ý “ba tháng trồng cây, một ngày đợi quả”, Huygô có một niềm tin và hy vọng: “Bóng ông già cao thẫm - Giẫm trên rãnh cày sâu - Chắc ông tin tưởng lắm - Vào ngày tháng ruổi mau” Tin vào ngày mai là tin vào cảnh được mùa, cảnh ấm no Huygô đã có một cái nhìn rất sâu vào tâm hồn người gieo hạt Cái tâm của ông rất đẹp và trong sáng

Động tác người gieo hạt, từ bước đi lại qua, đến bàn tay khéo léo “vung” và “mờ” rất nhịp nhàng, thành thục Cánh đồng rộng mênh mông và màn đêm càng làm cho người gieo hạt thêm hùng vĩ Đức tính cần mẫn, đôi bàn tay khéo léo như được khẳng định ngợi ca Nhà thơ “trầm ngâm” ngắm nhìn, dõi theo, lòng

vô cùng xúc động Một cái nhìn đầy tình người, rất nhân bản Các động từ diễn tả động tác gieo hạt rất chính xác và chọn lọc tinh tế:

“Ông đi trên đồng rộng

Qua lại, ném hạt xa

Mở tay, rồi lại vúc

Tôi trầm mặc nhìn ra”

Bốn khổ thơ đầu, hầu như khổ thơ nào cũng thể hiện một cái nhìn chăm chú, xúc động, vừa trân trọng vừa khâm phục của nhà thơ Lúc thì “ngắm ánh rớt chiều soi” Lúc thì “Tôi cảm nhìn áo rách” Và về sau “Tôi trầm mặc nhìn ra” Khổ bốn nói lên suy ngẫm của Huygô Câu thơ đầy ánh sáng Ánh sao đêm Có tiếng lao xao của hạt giống bay trong màn đêm Bóng dáng người gieo hạt vô cùng uy nghi Cả hạt giống, cả

Trang 2

cánh tay lão nông như “vươn tới các vì sao” Và đó cũng là ước mơ, là niềm tin và hy vọng Thủ pháp tương phản đối lập được Huygô sử dụng rất thần tình Tương phản với bóng đêm phủ dày trên cánh đồng

là ánh sáng của bầu trời sao, và đó cũng là ánh sáng niềm tin tưởng lạc quan được ngợi ca và khẳng định:

“Trong lúc đêm giăng màn,

Bóng mờ mờ xao xáo,

Như nâng đến sao xa

Nét tay người gieo hạt.”

Đâu chỉ riêng nhà nông gieo hạt? Nhà thơ gợi ra, mở ra trong lòng người đọc những tình cảm đẹp đối với những người gieo hạt trong cuộc đời Theo Xuân Diệu, người gieo hạt tượng trưng cho nhà văn, nhà tư tưởng Còn rộng hơn thế nữa? Bài thơ nhắc nhở chúng ta phải biết sống trong tình đời Phải nhớ ơn những người gieo hạt Phải chuẩn bị tốt mọi khả năng để làm người trồng cây, gieo hạt cho mùa sau “Mùa gieo

hạt, buổi chiều” là một bài thơ hay, nhiều thú vị

Ngày đăng: 15/10/2015, 00:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w