Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm "kịp thời" của ông bắt ngay vào việc tuyên truyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến, trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước “Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiên sư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn : Đôi mắt”. Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí mà ông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiều giấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lòng gác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở. Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước” của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cái truyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩm văn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đi với thời gian. Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấy ngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật... Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tài năng truyện ngắn bậc thầy. Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớp trí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người trí thức đối với nông dân và kháng chiến. Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi, nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vật chính – văn sĩ Hoàng. Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhân vật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nội tản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thời đến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫn cứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ. Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên, làm nền để cho Hòang xúât hiện. Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sự no nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòan cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được Nam Cao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khối tạo hình: “Anh Hòang đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”. Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này, Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muối không, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách... Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra những chi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hòang và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dư giả của nhà Hòang: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành được Hoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởi và ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa... Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắc không bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầu được sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giải cái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hòang. Hãy nhớ đến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôi mắt của phường ích kỉ. Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của một kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỉ, một kẻ mà sự ích kỉ đã cho phép anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian khổ nhất củ cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một lí do, là một trong những lí do đã khiến dưới đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tòan cái xấu. Không khó khăn gì để thấy, quả thật, dưới đôi mắt và qua cửa miệng Hòang, đã hiện lên, và chỉ hiện lên, cả một danh sách dài những tật xấu của người dân kháng chiến: ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, và tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị (đánh vần chưa xong mà lại thích đòi xét giấy, viết còn sai chữ quốc ngữ mà lại sính làm con vẹt lặp lại những từ chính trị cao siêu).Người dân chỉ có thể là như thế dưới mắt Hòang: và đấy là một định kiếng mà cho đến cuối cùng, không một nhân vật nào dám nghĩ đến việc làm thay đổi. Nhưng xin đừng vội đơn gảin hóa Nam Cao. Nhà văn xây dựng nhân vật Hòang như một người chỉ nhìn được một phía của sự thật chứ không phải một kẻ cố ý nói sai sự thật. Có thể tin rằng Hòang chân thực trong việc kể lại những gì mình quan sát được. Anh ta cam đoan tới hai lần:” Tôi có bịa một tí nào, tôi chết”. Và cũng xin để ý điều này: không một nhân vật nào, ngay cả Độ - người có thể coi như một hóa thân của chính Nam Cao – thấy ngờ vực về những điều Hòang kể. Độ có thể không đồng tình với thái độ không đồng tình của Hòang, có thể cắt nghĩa khác đi về những hiện tượng mà Hòangđã nêu ra, nhưng Độ chưa hề một lần hòai nghi rằng những hiện tượng như Hòang đã thấy là không thể có. Đấy là chưa nói rằng, có lúc Độ còn góp thêm vào câu chuyện của Hòang những hiện tượng tương tự thế về những nhược điểm của quần chúng, với một giọng điệu không phải hòan tòan xa lạ so với giọng điệu của Hòang:” Vô số anh răng đen, mắt tóet, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh...”. Nếu không có thêm những lời giải thích ở phía sau, thì một lối nói thế này, riêng nó thôi, kể cũng dễ bị lầm cho là của chính nhân vật Hòang. Hòang nhìn đời, nhìn người theo một phía. Nhưng ở riêng cái phía ấy thì Hòang lại rất biết nhìn, và càng rất biết diễn tả một cách sắc sảo những gì nhìn thấy. Hầu như không bao giờ anh ta chịu dừng ở những nhận xét chung chung. Ngược lại, nhà văn ấy – không phải tình cờ mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hòang là một nhà văn – luôn luôn biết làm sống động những nhận xét của mình bằng những câu chuyện kể đầy ý vị. Xin thử lấy ra đây một trong rất nhiều ví dụ. Hòang phàn nàn với Độ về việc người dân quê, theo Hòang, cứ hay nấp nom chú ý một cách vô lối tới những người ở xung quanh. Một nhận xét như thế chắc sẽ không có gì đặc biệt hấp dẫn nếu không có những câu tiếp theo sau: “Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”. Cái đáo để của Hòang, mà cũng là cái ghê gớm ở ngòi bút văn xuôi của Nam Cao lại chính là cái khả năng biết nhìn ra cái không mấy ai nhìn thấy. Khả năng nhận thấy cái bản chất nó bộc lộ ra tận kẽ tóc chân tơ ở chính những chỗ tưởng như chẳng đáng kể gì hết cả: những nốt ruồi, mấy cái lỗ rách, mà lại cụ thể đến mức là lỗ rách ở ống quần bên trái ! Chẳng khác nào M.Gocki và I.Bunin trước kia đã từng phát hiện ra đúng thực chất của một kẻ lạ trong quán rượu nhờ không chỉ vào vẻ mặt xanh xám, mà còn từ lọai cà vạt và chiếc cổ áo nhàu... Tham khảo thêm: I . ĐẶT VẤN ĐỀ Đôi mắt là tác phẩm quan trọng nhất của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp . Lúc đầu nhà văn đặt tên là Tiên sư thàng Tào Tháo, nhưng sau này Nam Cao đặt cho nó một cái tên giản dị hơn rất nhiều : Đôi mắt . Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1948 . Tác phẩm nhận đường cho văn nghệ sĩ và đặt ra vấn đề cái nhìn, lập trường , quan điểm, chỗ đứng của người nghệ sĩ trong thời đại cách mạng . Như vậy tác giả đã có sự lựa chọn cân nhắc để đặt nhan đề cho tác phẩm , để qua nhan đề làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Đọc Đôi mắt ta hiểu ngay vấn đề cách nhìn quần chúng và cuộc kháng chiến khác nhau giữa những người nghệ sĩ có quan điểm lập trường khác nhau, được thể hiện qua Hoàng và Độ là hai nghệ sĩ, hai nhân vật trung tâm của tác phẩm . Trước hết ta thấy Hoàng không phải nhìn quần chúng với đôi mắt thù địch . Nhà văn này về cơ bản không phải là một kẻ phản động. Hoàng vẫn có những nét đáng trân trọng như thái độ bộc lộ thẳng thắn những suy nghĩ của mình với nhân vật Độ, lòng ngưỡng mộ chân thành với lãnh tụ một cách ngây thơ. Và cũng không nên coi những chuyện Hoàng nói về người nông dân là vu cáo hay xuyên tạc. Tất cả bắt nguồn từ đôi mắt nhìn nhận thời cuộc của cá nhân nhân vật Hoàng . Nhắc đến điều này để thấy rõ bản lĩnh nghệ thuật của Nam Cao. Ông phát hiện và miêu tả đôi mắt của Hoàng từ nhiều góc độ, không đơ giản, một chiều tạo nên sự chấp nhận dễ dãi từ phía người đọc . Đôi mắt của Hoàng dần dần được thể hiện qua việc anh kể lần lượt những điều tai nghe mắt thấy một cách hóm hỉnh, sắc sảo . Tài quan sát, tài diến đạt hấp dẫn, cộng với năng lực hài hước hóa , lố bịch hóa những gì mình không ưa thích khiến những mẫu chuyện Hoàng kể thật sinh động . Bằng đôi mắt của mình, Hoàng cảm nhận người nông dân tham gia kháng chiến toàn là những người vừa ngố vừa nhặng xị, hầu hết đều ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam bần tiện . Cha con , anh em chẳng tốt với nhau . Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố nhăng . Viết chữ quốc ngữ sai vần mà cứ hay nói chuyện chính trị rối nhặng cả lên . Sắc sảo, có tài quan sát, nhưng Hoàng hoàn toàn không nhìn thấy bên trong việc cảnh giác quá đáng , ham tuyên truyền cách mạng “động thấy ai đi qua là hỏi giấy”, “hay nói chuyện nói chuyện chính trị”, “đọc thuộc lòng cả bài dài 5 trang giấy” về đường lối kháng chiến “như một con vẹt biết nói kia” là bản chất yêu nước, cách mạng của họ . Cũng xuất phát từ đôi mắt khinh bạc, thiếu thiện cảm với người nông dân nên Hoàng chẳng những chỉ nhìn thấy mặt nhược điểm đáng cười mà còn ít nhiều phóng đại, cường điệu , hài hước hóa mặt nhược điểm đó để chế nhạo, giễu cợt một cách bất nhẫn . Tác giả đã tường thuật cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng Hoàng với Độ như một minh chứng cho sự bất công trong cách nhìn người, nhìn đời của nhân vật Hoàng . Ở đây nhà văn không cố ý đóng cũi tình cảm của mình để người đọc tự nhận thấy kẻ đáng cười, đáng trách không phải là những người nông dân mà chính lại là vợ chồng Hoàng - những kẻ đang ra sức bêu xấu họ . Chỉ nhìn thấy nông dân ngu dốt, ngây ngô, tất yếu Hoàng không bao giờ tin vào quần chúng nhân dân mà lực lượng chủ yếu là nông dân sẽ đưa cuộc kháng chiến đến thành công, Hoàng rất nản . Tuy vậy, anh ta lại tin vào tài năng của cụ Hồ, “cứ cho rằng dân mình có tồi đi nữa. Ông cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường” điều này chứng tổ bằng cách nhìn phiến diện, Hoàng đã tạo nên một sự đối lập giữa lãnh tụ và dân tộc. Với đôi mắt nói trên còn tất yếu dẫn Hoàng đến thái độ chỉ giao thiệp với đám người “cặn bã của giới thượng lưu trí thức”, mà anh ta thừa biết toàn những kẻ “thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời”, Hoàng chơi với họ, nhưng có ưa gì họ . Nghĩ cho cùng giữa anh và họ chính là quan hệ của những người cùng hội cùng thuyền . Bởi vậy anh chỉ có thể chơi với họ chứ không cộng tác với những người kháng chiến . Và việc anh “đóng cửa suốt ngày không giám đi đâu nữa” cũng hoàn toàn có thể giải thích bằng “đôi mắt’’ nói trên. Vốn là một nhà văn hiện thực, Nam cao rất có ý thức giải thích một cách hệ thống toàn diện dĩ nhiên bằng các chi tiêt nghệ thuật “đôi mắt” của Hoàng . Hoàng vốn là một văn sĩ trưởng giả, nhân cách thấp kém “có cái tật hay đá bạn”, trong khi đồng nghiệp “chỉ còn một dúm xương’’ trong nạn đói năm 1945 thì “ Hoàng vẫn phong lưu” nhờ tài … chạy “ chợ đen rất tài tình” và “con chó của anh vẫn chưa phải nhịn đói bữa nào” . Đặc biệt, khi kháng chiến bùng nổ, bao tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân sẵn sàng chịu đựng gian khổ thiếu thốn, hi sinh đóng góp sức lực cho cuộc kháng chiến, thì Hoàng vẫn giữ nguyên cách sống cũ, ích kỷ, co mình lại trong vỏ ốc gia đình với những bữa ăn ngon, những món quà vặt lạ miệng, với nhà cửa khang trang với nếp sinh hoạt trưởng giả: Nuôi chó dữ, đọc truyện Tam quốc trước khi đi ngủ, hút thuốc lá thơm, nằm màn tuyn trắng toát, chăn đắp thoang thoảng nước hoa… Hoàng hoàn toàn dửng dưng trước thời cuộc, tách mình ra khỏi sự nghiệp chung của nhân dân của đất nước. ( dĩ nhiên trong hoàn cảnh bình thường, chúng ta có thể nghĩ khác về Hoàng). Như vậy ở nhân vật này thiếu hẳn sự gắn bó với những người lao khổ ,nói rộng là thiếu sự gắn bó với nhân dân với đất nước ,thiếu cội nguồn nhân đạo cần thiết của một nhà văn . Do đó, “đôi mắt” nhìn người nông dân của Họàng trước trước sau không hiểu nổi người nhà quê, không hiểu cuộc kháng chiến là diều có thể giải thích được . Đối lập với Hoàng là Độ . Thực ra , phân tích đôi mắt của Hoàng đã hàm chưa việc phân tích đôi mắt của Độ, vì hai nhân vật này được xây dựng để bổ sung cho nhau, làm rõ luận đề của tác phẩm . Vả lại, nhân vật Hoàng đã được miêu tả dưới đôi mắt của Độ . Trước hết, Độ cũng không thấy ít những điểm yếu của những người nông dân : răng đen, mắt toét, phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhác sợ, nhịn nhục một cách đáng thương … Nhưng điều quan trọng hơn, Độ nhìn thấy được nét chủ yếu trong con người họ . Đó là bản chất tốt đẹp của người nhà quê . Theo anh họ có thể làm cách mạng , mà bằng chứng hùng hồn nhấtt là lúc ra trận, giáp mặt với cái chết, chính anh cũng thấy họ xung phong can đảm lắm . Tin vào sức mạnh của nông dân, cũng có nghĩa là Độ tin vào tương lai của cuộc kháng chiến . Sở dĩ Độ có được đôi mắt nói trên không phải chỉ vì anh đã sống ở nhà quê nhiều, mà điều quan trọng hơn là anh yêu mến và đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với nông dân, với sự nghiệp chung của cả dân tộc .ngay từ ngày tổng khởi nghĩa, độ đã theo nông dân “đi đánh phủ’’. Sau cách mạng, anh “đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ”’. Từ một nhà văn, Độ sẵn sàng làm người “tuyên truyền nhãi nhép’’ cho cách mạng, anh có thể “ngủ ngay trong nhà in đèn sách và máy chạy ầm ầm’’… Tóm lại, bằng truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao đã khắc họa hai cái nhìn ( mà thực chất là hai tính cách, hai con người) khác hẳn nhau. Nhà văn biểu dương “đôi mắt’’ đúng đắn của Độ - người nghệ sĩ gắn sự nghiệp của mình với quần chúng, tích cực tham gia kháng chiến; phê phán “đôi mắt’’ chua chát chán nản của Hoàng - một kiểu trí thức ích kỷ, tách mình ra khỏi sự nghiệp chung của dân tộc. Qua đó Nam Cao khẳng định : Nhà văn trước hết phải đứng trên lập trường của người công dân có trách nhiệm với cuộc kháng chiến, phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, kể cả văn chương nghệ thuật, và có cái nhìn mới về người lao động - những con người bình thường nhưng vĩ đại. Đồng thời, nhà văn muốn viết đúng phải có “đôi mắt’’ nhìn nhận đúng; muốn nhìn nhận đúng phải có tấm lòng nhân ái. Chính vì lẽ đó mà nhà văn Tô Hoài coi tác phẩm Đôi mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật của cả một lớp nhà văn cũ đi theo cách mạng . Bởi nó đề cập được đến vấn đề đôi mắt của người nghệ sĩ, của nhà văn trong kháng chiến . Đôi mắt ở đây chính là cách nhìn người, cách nhìn đời; nói khái quát hơn là vấn đề quan điểm, lập trường của người trí thức văn nghệ sĩ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc và người nông dân - lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến . Đôi mắt là một truyện ngắn nhưng đã nêu được vấn đề lớn: Vấn đề thế giới quan của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Sau ngót nửa thế kỷ, đến nay, điều ấy vấn có ý nghĩa mới mẻ. Qua phân tích “đôi mắt’’ của Hoàng và ‘’đôi mắt’’ của Độ, chúng ta không những khâm phục chất trí tuệ sắc sảo, thâm trầm của Nam Cao, mà còn trân trọng tấm lòng gắn bó sâu nặng với nhân dân với đất nước của một nhà văn luôn phấn đấu cho những gì tốt đẹp trên đời. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ . Truyện ngắn Đôi mắt là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám . Đó là tác phẩm ưu tú của văn học Việt Nam thời kì đầu kháng chiến . Tác phẩm không chỉ đơn thuần phản ánh đôi mắt của cá nhân mà còn lớn hơn, khẳng định vấn đề lập trường quan điểm của văn nghệ sĩ . Điều đó đã nâng tác phẩm lên một tầm cao mới, xứng đáng là bản tuyên ngôn nghệ thuật cho cả một thế hệ nhà văn như nhận xét của Tô Hoài . Bài 3 Ít có nhà vãn lại trăn trở nghĩ suy về ngòi bút của mình như Nam Cao và ông đã gửi gắm những suy nghĩ dó vào tác phẩm như là những tuyên ngôn nghệ thuật của người cầm bút. Từ Trăng sáng (1943) với việc dứt khoát đứng về phía "nghệ thuật vị nhân sinh", đến Đời thừa (1943) nhấn mạnh tính sáng tạo trong ngòi bút để làm tròn sứ mạng cao quý của nghề văn, đến Đôi mắt (1948) ông lại đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà Tô Hoài đã coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn lúc bấy giờ. Vì sao Đôi mắt được coi là "Tuyên ngôn nghệ thuật" của nhiều nhả văn ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp? Viết Đôi mắt, Nam Cao đặt ra một vấn đề bức xúc và cốt tử của nhà văn nghệ sĩ lúc bấy giờ: vấn đề cách nhìn, quan điểm. Ở đây là quan điểm đối với cuộc kháng chiến, đặc biệt là đối với nhân dân, những người đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám và đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến. Không chỉ là cách nhìn, quan điểm mà nội dung tác phẩm còn đặt vấn đề sâu hơn, gốc gác hơn: Vấn đề lập trường của nhà văn đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Vì sao Nam cao lại đặt ra vấn đề cách nhìn vào thời điểm ấy? và đặt ra cho ai? Đó là lớp văn nghệ sĩ trước 1945, tuy yêu nước và có tinh thần dân tộc, đi theo cách mạng, nhưng chưa thật hiểu cách mạng, hiểu nhân dân và kháng chiến. Họ còn nhiều hoài nghi, phân vân, do dự trước cuộc kháng chiến của dân tộc. Như vậy thì làm sao có thể nhìn đúng để viết đúng được, làm sao có thể phục vụ cuộc kháng chiến bằng ngòi bút của mình? Họ đang "tìm đường" và "nhận đường" cho mình. Và Nam Cao đã giúp họ "gỡ nứt" bằng truyện ngắn Đôi mắt: xác lập cho họ một chỗ đứng (vấn đề lập trường) và một cách nhìn (vấn đề quan điểm) để giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc trong ngòi bút của họ. Tuyên ngôn nghệ thuật của Đôi mắt không chỉ là vấn đề bức xúc lúc bấy giờ mà còn là vấn đề cốt tử, vĩnh hằng của văn nghệ sĩ: "thế giới quan quyết định sáng tác nghệ thuật". Có nghĩa là, cách nhìn hiện thực đúng thì sẽ đem lại những tác phẩm tốt, có ích cho đời, và ngược lại. (Dĩ nhiên, nhà văn phải có tài năng nghệ thuật tương xứng). Và, để có cách nhìn đúng đắn, thì điều tiên quyết là nhà văn phải có một chỗ đứng đúng đắn: ở giữa cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước. Vấn đề Đôi mắt được Nam Cao đặt ra như thể nào trong tác phẩm? Nam Cao đã đặt ra vấn đề cốt tử này – không phải bằng lí luận khô khan trừu tượng, mà bằng một hình tượng nghệ thuật sóng đôi hấp dẫn, sinh động với hai nhân vật có lập trường và cách nhìn đối lập nhau: Hoàng và Độ. Văn sĩ Hoàng là tiêu biểu cho loại người có cách nhìn sai lệch, phiến diện (Nam Cao gọi là "nhìn một phía") với thái độ hằn học, khinh miệt quần chúng và không tin tưởng vào cuộc kháng chiến của nhân dân: ông ta chỉ chăm chăm nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không thấy được bản chất tốt đẹp bên trong của người nông dân yêu nước kháng chiến. Ngược lại là Độ – nhà văn có cách nhìn đúng đắn, toàn diện (thây được cả mặt tích cực, mặt hạn chế tồn tại, và đâu là bản chất của người nông dân) với thái độ thông cảm và tin tưởng. Trước sự việc anh nông dân vác tre đi rào làng kháng chiến, Hoàng chỉ thấy đó là một con người "ngố và nhặng xị", một con vẹt đọc thuộc lòng ba giai đoạn kháng chiến; nhưng Độ lại thấy ở anh một tấm lòng yêu nước thật hồn nhiên và vô tư. Cách nhìn khác nhau ấy, suy cho cùng, là do chỗ đứng khác nhau của hai nhà văn quyết định, sống một cuộc sông cá nhân, ích kỉ, hưởng lạc, xa rời nhân dân, tách biệt hẳn cuộc sống kháng chiến như Hoàng thì không thể cổ cách nhìn giống như Độ – một nhà văn của nhân dân, sống hòa mình cùng quần chúng, sẵn sàng "làm anh tuyên truyền nhãi nhép" phục vụ kháng chiến. Ở văn sĩ Hoàng, cái chính là vấn đề lập trường. Lập trường quyết định "đôi mắt", quyết định cách nhìn. Đây là cách nhìn của một nhà văn còn đứng ngoài cuộc kháng chiến của dân tộc. Đôi mắt xứng đáng là "tuyên ngôn nghệ thuật" của một lớp văn nghệ sĩ hồi đầu cuộc kháng chiến chông Pháp. Đây là tuyên ngôn về lập trường kháng chiến của nhà văn, về cách nhìn đúng đắn hiện thực để sáng tạo nghệ thuật, cũng là tuyên ngôn về khuynh hướng mĩ học mới: cái đẹp là thuộc về nhân dân lao động, những con người bình thường mà vĩ đại – nhân vật chính của nền văn học mới.
Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc. Ông là thư ký tòa soạn báo Cứu quốc Việt Bắc, viết Nhật ký ở rừng. Tại chiến khu, Nam Cao gia nhập Đảng. Từ đây, với cảm quan mới, Nam Cao hăng hái tham gia công tác văn hóa, văn nghệ và báo chí cứu quốc, hòa mình vào cuộc kháng hiến vĩ đại của dân tộc. Khiêm tốn, giản dị, chân thành, nhà văn không nề hà, không ngại khó, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ được tổ chức phân công. Các tác phẩm "kịp thời" của ông bắt ngay vào việc tuyên truyền cổ vũ, động viên chiến sĩ, cán bộ đồng bào trong địch hậu, ngoài tiền tuyến, trong đó truyện ngắn Đôi mắt được xem như một tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn dứt khoát với cái cũ, hào hứng, tin tưởng trên con đường lớn của dân tộc, của đất nước “Mấy ngày nghỉ Tết, tồi dùng để viết một truyện ngắn cho đỡ nhớ. Truyện Tiên sư thằng Tào Tháo ! Nhưng sau tôi đặt cho nó một cái tên giản dị và đứng đắn : Đôi mắt”. Đấy là tất cả những gì mà Nam cao đã viết về Đôi mắt trong cuốn nhật kí mà ông vẫn ghi khá đều đặn và kĩ lưỡng trong mấy tháng ở rừng. Chỉ vẻn vẹn chưa đầy ba dòng chữ, không hơn. Trong khi cũng ở ngày 2-3-1948 ấy, nhà văn lại dành nhiều giấy mực và rất nhiều sự thiết tha để nói về những lí do đã khiến ông phải dằn lòng gác lại ý định làm cuốn tiểu thuyết lớn mà ông vẫn thường xuyên trăn trở. Có nghĩa rằng Nam cao đã không hề coi Đôi mắt là “ cái tác phẩm mơ ước” của đời mình. Và rất có thể chính nam Cao cũng đã không tiên lịệu được rằng cái truyện ngắn được ông viết để cho đỡ nhớ kia rồi sẽ thuộc vào số rất hiếm các tác phẩm văn xuôi thời ấy mà giá trị, như những năm sau này cho thấy, không bị nhạt phai đi với thời gian. Nhưng thật sự lại đúng là như thế. Những trang văn Nam Cao viết trong mấy ngày Tết ấy sẽ còn mãi để cùng với bao thế hệ bạn đọc phát hịên, suy ngẫm về những ý nghĩa sâu sắc, lớn lao của nghệ thuật – mà cũng không chỉ riêng gì nghệ thuật... Những trang văn ấy còn mãi, còn là để cho chúng ta thêm dịp ngưỡng mộ một tài năng truyện ngắn bậc thầy. Đôi mắt phê phán cách nhìn đời, nhìn người lệch lạc, khinh miệt, lối sống ích kỷ và bàng quan của một trí thức đối với kháng chiến, đồng thời biểu dương một lớp trí thức, văn nghệ sĩ có một cái tâm đẹp, gắn bó với nhân dân, tích cực tham gia sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Đôi mắt thể hiện cách nhìn và thái độ của người trí thức đối với nông dân và kháng chiến. Nam Cao, như thường lệ, vào truyện rất nhanh. Bỏ qua bằng hết những chi tiết thừa, những điều vụn vặt, hòan toàn không cần đến lối kể đủ ngành ngọn, đủ đầu đuôi, nhà văn chỉ bằng một hai câu đã ngay lập tức đặt chúng ta trước ngôi nhà của nhân vật chính – văn sĩ Hoàng. Rồi cũng chỉ qua một hai câu nữa, ấn tượng đầu tiên về nhân vật đó đà nổi hẳn lên, qua một chi tiết đầy sức phát hiện: Đã đến nước phải rời Hà Nội tản cư về nông thôn sống nhờ dân mà một thói quen không hợp cảnh, không hợp thời đến như nuôi chó Tây trong nhà, anh ta cũng không sao bỏ được. Một con người vẫn cứ hệt như cũ, trong một hòan cảnh đã hòan tòan khác cũ. Nhưng đó mới là khúc dạo đầu tiên, làm nên, làm nền để cho Hòang xúât hiện. Và tác giả đã cho nhân vật bước ra: một con người mới thạot trông đã thấy ứ đầy sự no nê, nhàn hạ, sự múp míp, phong lưu, nó khiến anh trở nên rất chướng trong hòan cảnh cả một dân tộc đang gian lao chiến đấu. Và cái cảm giác ấy đã được Nam Cao diễn tả một cách sắc sảo đến tinh quái, trong những lời văn thật giàu sức tạo khối tạo hình: “Anh Hòang đi ra. Anh vẫn bước khệnh khạng, thong thả bởi vì người khí to béo quá, vừa bước vừa bơi cánh tay kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bên dưới nách kềnh ra và trông tủn ngủn như ngắn quá”. Xin hãy nhớ rằng những lời có khả năng làm người ta phải phát ngấy lên này, Nam Cao đã viết vào lúc đang sống với những bữa cơm rất nhiều khi chỉ có muối không, trên rừng, bên những người Tày, người Dao vất vả và đói rách... Có thể nói, trên suốt chiều dài thiên truyện, Nam Cao không ngớt đưa ra những chi tiết rất đắt để miêu tả ngọai hình Hòang và đời sống vào lúc ấy đang là quá ư dư giả của nhà Hòang: nào là “một cái vành móng ngựa ria” đặc chất thị thành được Hoàng chăm nuôi đúng lúc anh ta đã rời thành thị, nào là cái thú ăn mía ướp hoa bưởi và ngủ trong những tấm chăn thoang thỏang nước hoa... Có lẽ ở đây nên tránh một sự hiểu lầm. Một người như Nam Cao, tôi chắc không bao giờ lại thù nghịch với một nhu cầu chính đáng của con người – nhu cầu được sống trong sung sướng. Trong trường hợp này, nhà văn, theo tôi, chỉ muốn lí giải cái nguyên nhân đã sinh ra đôi mắt nhìn đời, nhìn người một phía của Hòang. Hãy nhớ đến cái ý của F.Coppée mà Nam Cao từ lâu đã tâm đắc: Người chỉ xấu xa trước đôi mắt của phường ích kỉ. Phải chăng, Nam Cao đã đặt vào trung tâm truyện Đôi mắt này hình tượng của một kẻ xét cho cùng cũng thuộc vào phường ích kỉ, một kẻ mà sự ích kỉ đã cho phép anh ta yên tâm thỏa thuê sung sướng no đủ một mình giữa những tháng ngày gian khổ nhất củ cuộc kháng chiến toàn dân. Và đấy là một lí do, là một trong những lí do đã khiến dưới đôi mắt anh ta, con người hiện lên với chỉ tòan cái xấu. Không khó khăn gì để thấy, quả thật, dưới đôi mắt và qua cửa miệng Hòang, đã hiện lên, và chỉ hiện lên, cả một danh sách dài những tật xấu của người dân kháng chiến: ngu độn, tham lam, bần tiện, thóc mách, rởm đời, và tệ nhất là đã ngố lại còn nhặng xị (đánh vần chưa xong mà lại thích đòi xét giấy, viết còn sai chữ quốc ngữ mà lại sính làm con vẹt lặp lại những từ chính trị cao siêu).Người dân chỉ có thể là như thế dưới mắt Hòang: và đấy là một định kiếng mà cho đến cuối cùng, không một nhân vật nào dám nghĩ đến việc làm thay đổi. Nhưng xin đừng vội đơn gảin hóa Nam Cao. Nhà văn xây dựng nhân vật Hòang như một người chỉ nhìn được một phía của sự thật chứ không phải một kẻ cố ý nói sai sự thật. Có thể tin rằng Hòang chân thực trong việc kể lại những gì mình quan sát được. Anh ta cam đoan tới hai lần:” Tôi có bịa một tí nào, tôi chết”. Và cũng xin để ý điều này: không một nhân vật nào, ngay cả Độ - người có thể coi như một hóa thân của chính Nam Cao – thấy ngờ vực về những điều Hòang kể. Độ có thể không đồng tình với thái độ không đồng tình của Hòang, có thể cắt nghĩa khác đi về những hiện tượng mà Hòangđã nêu ra, nhưng Độ chưa hề một lần hòai nghi rằng những hiện tượng như Hòang đã thấy là không thể có. Đấy là chưa nói rằng, có lúc Độ còn góp thêm vào câu chuyện của Hòang những hiện tượng tương tự thế về những nhược điểm của quần chúng, với một giọng điệu không phải hòan tòan xa lạ so với giọng điệu của Hòang:” Vô số anh răng đen, mắt tóet, gọi lựu đạn là “nựu đạn”, hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh...”. Nếu không có thêm những lời giải thích ở phía sau, thì một lối nói thế này, riêng nó thôi, kể cũng dễ bị lầm cho là của chính nhân vật Hòang. Hòang nhìn đời, nhìn người theo một phía. Nhưng ở riêng cái phía ấy thì Hòang lại rất biết nhìn, và càng rất biết diễn tả một cách sắc sảo những gì nhìn thấy. Hầu như không bao giờ anh ta chịu dừng ở những nhận xét chung chung. Ngược lại, nhà văn ấy – không phải tình cờ mà Nam Cao đã xây dựng nhân vật Hòang là một nhà văn – luôn luôn biết làm sống động những nhận xét của mình bằng những câu chuyện kể đầy ý vị. Xin thử lấy ra đây một trong rất nhiều ví dụ. Hòang phàn nàn với Độ về việc người dân quê, theo Hòang, cứ hay nấp nom chú ý một cách vô lối tới những người ở xung quanh. Một nhận xét như thế chắc sẽ không có gì đặc biệt hấp dẫn nếu không có những câu tiếp theo sau: “Này, anh mới đến chơi thế mà lúc nãy tôi đã thấy có người nấp nom rồi. Ngày mai thế nào chuyện anh đến chơi tôi cũng đã chạy khắp làng. Họ sẽ kể rất rạch ròi tên anh, tuổi anh, anh gầy béo thế nào, có bao nhiêu nốt ruồi ở mặt, có mấy lỗ rách ở ống quần bên trái”. Cái đáo để của Hòang, mà cũng là cái ghê gớm ở ngòi bút văn xuôi của Nam Cao lại chính là cái khả năng biết nhìn ra cái không mấy ai nhìn thấy. Khả năng nhận thấy cái bản chất nó bộc lộ ra tận kẽ tóc chân tơ ở chính những chỗ tưởng như chẳng đáng kể gì hết cả: những nốt ruồi, mấy cái lỗ rách, mà lại cụ thể đến mức là lỗ rách ở ống quần bên trái ! Chẳng khác nào M.Gocki và I.Bunin trước kia đã từng phát hiện ra đúng thực chất của một kẻ lạ trong quán rượu nhờ không chỉ vào vẻ mặt xanh xám, mà còn từ lọai cà vạt và chiếc cổ áo nhàu... Tham khảo thêm: I . ĐẶT VẤN ĐỀ Đôi mắt là tác phẩm quan trọng nhất của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám và cũng là tác phẩm xuất sắc nhất của Văn học Việt nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp . Lúc đầu nhà văn đặt tên là Tiên sư thàng Tào Tháo, nhưng sau này Nam Cao đặt cho nó một cái tên giản dị hơn rất nhiều : Đôi mắt . Tác phẩm được viết vào mùa xuân năm 1948 . Tác phẩm nhận đường cho văn nghệ sĩ và đặt ra vấn đề cái nhìn, lập trường , quan điểm, chỗ đứng của người nghệ sĩ trong thời đại cách mạng . Như vậy tác giả đã có sự lựa chọn cân nhắc để đặt nhan đề cho tác phẩm , để qua nhan đề làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng của truyện ngắn này . II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ . Đọc Đôi mắt ta hiểu ngay vấn đề cách nhìn quần chúng và cuộc kháng chiến khác nhau giữa những người nghệ sĩ có quan điểm lập trường khác nhau, được thể hiện qua Hoàng và Độ là hai nghệ sĩ, hai nhân vật trung tâm của tác phẩm . Trước hết ta thấy Hoàng không phải nhìn quần chúng với đôi mắt thù địch . Nhà văn này về cơ bản không phải là một kẻ phản động. Hoàng vẫn có những nét đáng trân trọng như thái độ bộc lộ thẳng thắn những suy nghĩ của mình với nhân vật Độ, lòng ngưỡng mộ chân thành với lãnh tụ một cách ngây thơ. Và cũng không nên coi những chuyện Hoàng nói về người nông dân là vu cáo hay xuyên tạc. Tất cả bắt nguồn từ đôi mắt nhìn nhận thời cuộc của cá nhân nhân vật Hoàng . Nhắc đến điều này để thấy rõ bản lĩnh nghệ thuật của Nam Cao. Ông phát hiện và miêu tả đôi mắt của Hoàng từ nhiều góc độ, không đơ giản, một chiều tạo nên sự chấp nhận dễ dãi từ phía người đọc . Đôi mắt của Hoàng dần dần được thể hiện qua việc anh kể lần lượt những điều tai nghe mắt thấy một cách hóm hỉnh, sắc sảo . Tài quan sát, tài diến đạt hấp dẫn, cộng với năng lực hài hước hóa , lố bịch hóa những gì mình không ưa thích khiến những mẫu chuyện Hoàng kể thật sinh động . Bằng đôi mắt của mình, Hoàng cảm nhận người nông dân tham gia kháng chiến toàn là những người vừa ngố vừa nhặng xị, hầu hết đều ngu độn, lỗ mãng, ích kỉ, tham lam bần tiện . Cha con , anh em chẳng tốt với nhau . Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố nhăng . Viết chữ quốc ngữ sai vần mà cứ hay nói chuyện chính trị rối nhặng cả lên . Sắc sảo, có tài quan sát, nhưng Hoàng hoàn toàn không nhìn thấy bên trong việc cảnh giác quá đáng , ham tuyên truyền cách mạng “động thấy ai đi qua là hỏi giấy”, “hay nói chuyện nói chuyện chính trị”, “đọc thuộc lòng cả bài dài 5 trang giấy” về đường lối kháng chiến “như một con vẹt biết nói kia” là bản chất yêu nước, cách mạng của họ . Cũng xuất phát từ đôi mắt khinh bạc, thiếu thiện cảm với người nông dân nên Hoàng chẳng những chỉ nhìn thấy mặt nhược điểm đáng cười mà còn ít nhiều phóng đại, cường điệu , hài hước hóa mặt nhược điểm đó để chế nhạo, giễu cợt một cách bất nhẫn . Tác giả đã tường thuật cuộc trò chuyện giữa hai vợ chồng Hoàng với Độ như một minh chứng cho sự bất công trong cách nhìn người, nhìn đời của nhân vật Hoàng . Ở đây nhà văn không cố ý đóng cũi tình cảm của mình để người đọc tự nhận thấy kẻ đáng cười, đáng trách không phải là những người nông dân mà chính lại là vợ chồng Hoàng - những kẻ đang ra sức bêu xấu họ . Chỉ nhìn thấy nông dân ngu dốt, ngây ngô, tất yếu Hoàng không bao giờ tin vào quần chúng nhân dân mà lực lượng chủ yếu là nông dân sẽ đưa cuộc kháng chiến đến thành công, Hoàng rất nản . Tuy vậy, anh ta lại tin vào tài năng của cụ Hồ, “cứ cho rằng dân mình có tồi đi nữa. Ông cụ xoay quanh rồi cũng cứ độc lập như thường” điều này chứng tổ bằng cách nhìn phiến diện, Hoàng đã tạo nên một sự đối lập giữa lãnh tụ và dân tộc. Với đôi mắt nói trên còn tất yếu dẫn Hoàng đến thái độ chỉ giao thiệp với đám người “cặn bã của giới thượng lưu trí thức”, mà anh ta thừa biết toàn những kẻ “thối nát, ngu ngốc, gàn dở, rởm đời”, Hoàng chơi với họ, nhưng có ưa gì họ . Nghĩ cho cùng giữa anh và họ chính là quan hệ của những người cùng hội cùng thuyền . Bởi vậy anh chỉ có thể chơi với họ chứ không cộng tác với những người kháng chiến . Và việc anh “đóng cửa suốt ngày không giám đi đâu nữa” cũng hoàn toàn có thể giải thích bằng “đôi mắt’’ nói trên. Vốn là một nhà văn hiện thực, Nam cao rất có ý thức giải thích một cách hệ thống toàn diện dĩ nhiên bằng các chi tiêt nghệ thuật “đôi mắt” của Hoàng . Hoàng vốn là một văn sĩ trưởng giả, nhân cách thấp kém “có cái tật hay đá bạn”, trong khi đồng nghiệp “chỉ còn một dúm xương’’ trong nạn đói năm 1945 thì “ Hoàng vẫn phong lưu” nhờ tài … chạy “ chợ đen rất tài tình” và “con chó của anh vẫn chưa phải nhịn đói bữa nào” . Đặc biệt, khi kháng chiến bùng nổ, bao tầng lớp nhân dân đặc biệt là nông dân sẵn sàng chịu đựng gian khổ thiếu thốn, hi sinh đóng góp sức lực cho cuộc kháng chiến, thì Hoàng vẫn giữ nguyên cách sống cũ, ích kỷ, co mình lại trong vỏ ốc gia đình với những bữa ăn ngon, những món quà vặt lạ miệng, với nhà cửa khang trang với nếp sinh hoạt trưởng giả: Nuôi chó dữ, đọc truyện Tam quốc trước khi đi ngủ, hút thuốc lá thơm, nằm màn tuyn trắng toát, chăn đắp thoang thoảng nước hoa… Hoàng hoàn toàn dửng dưng trước thời cuộc, tách mình ra khỏi sự nghiệp chung của nhân dân của đất nước. ( dĩ nhiên trong hoàn cảnh bình thường, chúng ta có thể nghĩ khác về Hoàng). Như vậy ở nhân vật này thiếu hẳn sự gắn bó với những người lao khổ ,nói rộng là thiếu sự gắn bó với nhân dân với đất nước ,thiếu cội nguồn nhân đạo cần thiết của một nhà văn . Do đó, “đôi mắt” nhìn người nông dân của Họàng trước trước sau không hiểu nổi người nhà quê, không hiểu cuộc kháng chiến là diều có thể giải thích được . Đối lập với Hoàng là Độ . Thực ra , phân tích đôi mắt của Hoàng đã hàm chưa việc phân tích đôi mắt của Độ, vì hai nhân vật này được xây dựng để bổ sung cho nhau, làm rõ luận đề của tác phẩm . Vả lại, nhân vật Hoàng đã được miêu tả dưới đôi mắt của Độ . Trước hết, Độ cũng không thấy ít những điểm yếu của những người nông dân : răng đen, mắt toét, phần đông dốt nát, nheo nhếch, nhác sợ, nhịn nhục một cách đáng thương … Nhưng điều quan trọng hơn, Độ nhìn thấy được nét chủ yếu trong con người họ . Đó là bản chất tốt đẹp của người nhà quê . Theo anh họ có thể làm cách mạng , mà bằng chứng hùng hồn nhấtt là lúc ra trận, giáp mặt với cái chết, chính anh cũng thấy họ xung phong can đảm lắm . Tin vào sức mạnh của nông dân, cũng có nghĩa là Độ tin vào tương lai của cuộc kháng chiến . Sở dĩ Độ có được đôi mắt nói trên không phải chỉ vì anh đã sống ở nhà quê nhiều, mà điều quan trọng hơn là anh yêu mến và đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với nông dân, với sự nghiệp chung của cả dân tộc .ngay từ ngày tổng khởi nghĩa, độ đã theo nông dân “đi đánh phủ’’. Sau cách mạng, anh “đã gặp họ trong mặt trận Nam Trung Bộ”’. Từ một nhà văn, Độ sẵn sàng làm người “tuyên truyền nhãi nhép’’ cho cách mạng, anh có thể “ngủ ngay trong nhà in đèn sách và máy chạy ầm ầm’’… Tóm lại, bằng truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao đã khắc họa hai cái nhìn ( mà thực chất là hai tính cách, hai con người) khác hẳn nhau. Nhà văn biểu dương “đôi mắt’’ đúng đắn của Độ - người nghệ sĩ gắn sự nghiệp của mình với quần chúng, tích cực tham gia kháng chiến; phê phán “đôi mắt’’ chua chát chán nản của Hoàng - một kiểu trí thức ích kỷ, tách mình ra khỏi sự nghiệp chung của dân tộc. Qua đó Nam Cao khẳng định : Nhà văn trước hết phải đứng trên lập trường của người công dân có trách nhiệm với cuộc kháng chiến, phải đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, kể cả văn chương nghệ thuật, và có cái nhìn mới về người lao động - những con người bình thường nhưng vĩ đại. Đồng thời, nhà văn muốn viết đúng phải có “đôi mắt’’ nhìn nhận đúng; muốn nhìn nhận đúng phải có tấm lòng nhân ái. Chính vì lẽ đó mà nhà văn Tô Hoài coi tác phẩm Đôi mắt là bản tuyên ngôn nghệ thuật của cả một lớp nhà văn cũ đi theo cách mạng . Bởi nó đề cập được đến vấn đề đôi mắt của người nghệ sĩ, của nhà văn trong kháng chiến . Đôi mắt ở đây chính là cách nhìn người, cách nhìn đời; nói khái quát hơn là vấn đề quan điểm, lập trường của người trí thức văn nghệ sĩ đối với cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc và người nông dân - lực lượng nòng cốt của cuộc kháng chiến . Đôi mắt là một truyện ngắn nhưng đã nêu được vấn đề lớn: Vấn đề thế giới quan của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật. Sau ngót nửa thế kỷ, đến nay, điều ấy vấn có ý nghĩa mới mẻ. Qua phân tích “đôi mắt’’ của Hoàng và ‘’đôi mắt’’ của Độ, chúng ta không những khâm phục chất trí tuệ sắc sảo, thâm trầm của Nam Cao, mà còn trân trọng tấm lòng gắn bó sâu nặng với nhân dân với đất nước của một nhà văn luôn phấn đấu cho những gì tốt đẹp trên đời. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ . Truyện ngắn Đôi mắt là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao sau cách mạng tháng Tám . Đó là tác phẩm ưu tú của văn học Việt Nam thời kì đầu kháng chiến . Tác phẩm không chỉ đơn thuần phản ánh đôi mắt của cá nhân mà còn lớn hơn, khẳng định vấn đề lập trường quan điểm của văn nghệ sĩ . Điều đó đã nâng tác phẩm lên một tầm cao mới, xứng đáng là bản tuyên ngôn nghệ thuật cho cả một thế hệ nhà văn như nhận xét của Tô Hoài . Bài 3 Ít có nhà vãn lại trăn trở nghĩ suy về ngòi bút của mình như Nam Cao và ông đã gửi gắm những suy nghĩ dó vào tác phẩm như là những tuyên ngôn nghệ thuật của người cầm bút. Từ Trăng sáng (1943) với việc dứt khoát đứng về phía "nghệ thuật vị nhân sinh", đến Đời thừa (1943) nhấn mạnh tính sáng tạo trong ngòi bút để làm tròn sứ mạng cao quý của nghề văn, đến Đôi mắt (1948) ông lại đặt ra vấn đề cách nhìn của nhà văn trong sáng tác nghệ thuật ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp mà Tô Hoài đã coi đó là tuyên ngôn nghệ thuật của thế hệ nhà văn lúc bấy giờ. Vì sao Đôi mắt được coi là "Tuyên ngôn nghệ thuật" của nhiều nhả văn ở thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp? Viết Đôi mắt, Nam Cao đặt ra một vấn đề bức xúc và cốt tử của nhà văn nghệ sĩ lúc bấy giờ: vấn đề cách nhìn, quan điểm. Ở đây là quan điểm đối với cuộc kháng chiến, đặc biệt là đối với nhân dân, những người đã làm nên cuộc Cách mạng tháng Tám và đang đóng vai trò chủ chốt trong cuộc kháng chiến. Không chỉ là cách nhìn, quan điểm mà nội dung tác phẩm còn đặt vấn đề sâu hơn, gốc gác hơn: Vấn đề lập trường của nhà văn đối với cuộc kháng chiến của dân tộc. Vì sao Nam cao lại đặt ra vấn đề cách nhìn vào thời điểm ấy? và đặt ra cho ai? Đó là lớp văn nghệ sĩ trước 1945, tuy yêu nước và có tinh thần dân tộc, đi theo cách mạng, nhưng chưa thật hiểu cách mạng, hiểu nhân dân và kháng chiến. Họ còn nhiều hoài nghi, phân vân, do dự trước cuộc kháng chiến của dân tộc. Như vậy thì làm sao có thể nhìn đúng để viết đúng được, làm sao có thể phục vụ cuộc kháng chiến bằng ngòi bút của mình? Họ đang "tìm đường" và "nhận đường" cho mình. Và Nam Cao đã giúp họ "gỡ nứt" bằng truyện ngắn Đôi mắt: xác lập cho họ một chỗ đứng (vấn đề lập trường) và một cách nhìn (vấn đề quan điểm) để giải tỏa những băn khoăn, vướng mắc trong ngòi bút của họ. Tuyên ngôn nghệ thuật của Đôi mắt không chỉ là vấn đề bức xúc lúc bấy giờ mà còn là vấn đề cốt tử, vĩnh hằng của văn nghệ sĩ: "thế giới quan quyết định sáng tác nghệ thuật". Có nghĩa là, cách nhìn hiện thực đúng thì sẽ đem lại những tác phẩm tốt, có ích cho đời, và ngược lại. (Dĩ nhiên, nhà văn phải có tài năng nghệ thuật tương xứng). Và, để có cách nhìn đúng đắn, thì điều tiên quyết là nhà văn phải có một chỗ đứng đúng đắn: ở giữa cuộc sống cách mạng của nhân dân, của đất nước. Vấn đề Đôi mắt được Nam Cao đặt ra như thể nào trong tác phẩm? Nam Cao đã đặt ra vấn đề cốt tử này – không phải bằng lí luận khô khan trừu tượng, mà bằng một hình tượng nghệ thuật sóng đôi hấp dẫn, sinh động với hai nhân vật có lập trường và cách nhìn đối lập nhau: Hoàng và Độ. Văn sĩ Hoàng là tiêu biểu cho loại người có cách nhìn sai lệch, phiến diện (Nam Cao gọi là "nhìn một phía") với thái độ hằn học, khinh miệt quần chúng và không tin tưởng vào cuộc kháng chiến của nhân dân: ông ta chỉ chăm chăm nhìn vào hiện tượng bên ngoài mà không thấy được bản chất tốt đẹp bên trong của người nông dân yêu nước kháng chiến. Ngược lại là Độ – nhà văn có cách nhìn đúng đắn, toàn diện (thây được cả mặt tích cực, mặt hạn chế tồn tại, và đâu là bản chất của người nông dân) với thái độ thông cảm và tin tưởng. Trước sự việc anh nông dân vác tre đi rào làng kháng chiến, Hoàng chỉ thấy đó là một con người "ngố và nhặng xị", một con vẹt đọc thuộc lòng ba giai đoạn kháng chiến; nhưng Độ lại thấy ở anh một tấm lòng yêu nước thật hồn nhiên và vô tư. Cách nhìn khác nhau ấy, suy cho cùng, là do chỗ đứng khác nhau của hai nhà văn quyết định, sống một cuộc sông cá nhân, ích kỉ, hưởng lạc, xa rời nhân dân, tách biệt hẳn cuộc sống kháng chiến như Hoàng thì không thể cổ cách nhìn giống như Độ – một nhà văn của nhân dân, sống hòa mình cùng quần chúng, sẵn sàng "làm anh tuyên truyền nhãi nhép" phục vụ kháng chiến. Ở văn sĩ Hoàng, cái chính là vấn đề lập trường. Lập trường quyết định "đôi mắt", quyết định cách nhìn. Đây là cách nhìn của một nhà văn còn đứng ngoài cuộc kháng chiến của dân tộc. Đôi mắt xứng đáng là "tuyên ngôn nghệ thuật" của một lớp văn nghệ sĩ hồi đầu cuộc kháng chiến chông Pháp. Đây là tuyên ngôn về lập trường kháng chiến của nhà văn, về cách nhìn đúng đắn hiện thực để sáng tạo nghệ thuật, cũng là tuyên ngôn về khuynh hướng mĩ học mới: cái đẹp là thuộc về nhân dân lao động, những con người bình thường mà vĩ đại – nhân vật chính của nền văn học mới. ... đôi mắt nhìn người nông dân Họàng trước trước sau không hiểu người nhà quê, không hiểu kháng chiến diều giải thích Đối lập với Hoàng Độ Thực , phân tích đôi mắt Hoàng hàm chưa việc phân tích. .. có đôi mắt ’ nhìn nhận đúng; muốn nhìn nhận phải có lòng nhân Chính lẽ mà nhà văn Tô Hoài coi tác phẩm Đôi mắt tuyên ngôn nghệ thuật lớp nhà văn cũ theo cách mạng Bởi đề cập đến vấn đề đôi mắt. .. chiến Đôi mắt truyện ngắn nêu vấn đề lớn: Vấn đề giới quan người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật Sau ngót nửa kỷ, đến nay, điều vấn có ý nghĩa mẻ Qua phân tích đôi mắt ’ Hoàng ‘ đôi mắt ’ Độ, khâm