Tuyên ngôn Độc lập là áng thiên cổ hùng văn. Nó cùng với bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi lập nên hệ thống Tuyên ngôn Độc lập của đất nước này trong suốt chiều dài lịch sử. Ta bắt gặp ở đây, một tư duy khoa học sắc sảo và đầy trí tuệ của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ta cũng bắt gặp ở đây cảm xúc công dân đầy nhiệt huyết của Bác kính yêu. Tuyên ngôn độc lập nổi trội lên cái chất thép rất rắn, rất cứng, rất dẻo của dũng khí Hồ Chí Minh. Là lời tuyên ngôn, là áng văn nghị luận nên tiêu chuẩn hàng đầu phải đảm bảo được tính trí tuệ, khoa học. Vì thế, thông qua hệ thống lập luận thật chặt chẽ, thông qua sự phân tích lí giải và giọng văn hùng hồn thì văn bản này mới có tính tuyên ngôn. Dĩ nhiên tuyên ngôn ở đây không phải là tuyên ngôn nghệ thuật như Đôi mắt của Nam Cao, tuyên ngôn về quan niệm sống phải có tài, có khí phách và có tâm như nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân… Đây là tuyên ngôn nói với mọi người Việt Nam, với tất cả nhân loại tiến bộ, nói với cả kẻ thù của chúng ta là Pháp và Mĩ về sự thật lịch sử: Đó là nền độc lập dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng để người dân Việt Nam mưu cầu hạnh phúc… Tuy nhiên trên phương tiện văn chương tác phẩm của Hồ Chí Minh không chỉ là một áng văn nghị luận, đằng sau những câu chữ để phát ngôn những chân lí lớn lao của thời đại ta bắt gặp trái tim của người công dân số một, của lãnh tụ, của Bác Hồ Chí Minh. Chính lập trường dân tộc (đứng về phía nhân dân, dân tộc mình để nhìn rõ tội ác tày trời của thực dân đế quốc…) đã chi phối tình cảm của người viết. Bác rất phẫn nộ khi lôi chế độ thực dân phong kiến để công khai nó trước tòa án lịch sử, Bác rất đau xót khi đưa ra những minh chứng về thảm cảnh của dân tộc ta, nhân dân ta phải làm kiếp trâu ngựa, Bác mỉa mai kẻ thù, mô tả sự sụp đổ không cưỡng được của chúng bằng chất văn giàu hình tượng “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, “nhân vật” thực dân Pháp thật đáng mỉa mai và thảm hại, đáng khinh bỉ biết bao nhiêu khi mở cửa và quì gối dâng nước ta hai lần cho giặc, sức mạnh của Tuyên ngôn Độc lập chủ yếu bộc lộ qua những lời tuyên ngôn đầy hào khí, đầy chất thép. Nó hả hê và rất nghiêm trang, nó có niềm vui như muốn cười ré lên đầy nước mắt, những cũng có sự cảnh giác dè dặt, tỉnh táo để răn đe những kẻ đang rắp tâm cướp nền độc lập của đất nước Việt Nam mà nhân dân Việt Nam đã phải trả giá bằng máu xương. Đây là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới , đánh dấu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép lôi cuốn ở tỉ lệ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn và sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.
Tuyên ngôn Độc lập là áng thiên cổ hùng văn. Nó cùng với bài thơ Thần của Lí Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi lập nên hệ thống Tuyên ngôn Độc lập của đất nước này trong suốt chiều dài lịch sử. Ta bắt gặp ở đây, một tư duy khoa học sắc sảo và đầy trí tuệ của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ta cũng bắt gặp ở đây cảm xúc công dân đầy nhiệt huyết của Bác kính yêu. Tuyên ngôn độc lập nổi trội lên cái chất thép rất rắn, rất cứng, rất dẻo của dũng khí Hồ Chí Minh. Là lời tuyên ngôn, là áng văn nghị luận nên tiêu chuẩn hàng đầu phải đảm bảo được tính trí tuệ, khoa học. Vì thế, thông qua hệ thống lập luận thật chặt chẽ, thông qua sự phân tích lí giải và giọng văn hùng hồn thì văn bản này mới có tính tuyên ngôn. Dĩ nhiên tuyên ngôn ở đây không phải là tuyên ngôn nghệ thuật như Đôi mắt của Nam Cao, tuyên ngôn về quan niệm sống phải có tài, có khí phách và có tâm như nhân vật Huấn Cao của Nguyễn Tuân… Đây là tuyên ngôn nói với mọi người Việt Nam, với tất cả nhân loại tiến bộ, nói với cả kẻ thù của chúng ta là Pháp và Mĩ về sự thật lịch sử: Đó là nền độc lập dân tộc Việt Nam có quyền được hưởng để người dân Việt Nam mưu cầu hạnh phúc… Tuy nhiên trên phương tiện văn chương tác phẩm của Hồ Chí Minh không chỉ là một áng văn nghị luận, đằng sau những câu chữ để phát ngôn những chân lí lớn lao của thời đại ta bắt gặp trái tim của người công dân số một, của lãnh tụ, của Bác Hồ Chí Minh. Chính lập trường dân tộc (đứng về phía nhân dân, dân tộc mình để nhìn rõ tội ác tày trời của thực dân đế quốc…) đã chi phối tình cảm của người viết. Bác rất phẫn nộ khi lôi chế độ thực dân phong kiến để công khai nó trước tòa án lịch sử, Bác rất đau xót khi đưa ra những minh chứng về thảm cảnh của dân tộc ta, nhân dân ta phải làm kiếp trâu ngựa, Bác mỉa mai kẻ thù, mô tả sự sụp đổ không cưỡng được của chúng bằng chất văn giàu hình tượng “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, “nhân vật” thực dân Pháp thật đáng mỉa mai và thảm hại, đáng khinh bỉ biết bao nhiêu khi mở cửa và quì gối dâng nước ta hai lần cho giặc, sức mạnh của Tuyên ngôn Độc lập chủ yếu bộc lộ qua những lời tuyên ngôn đầy hào khí, đầy chất thép. Nó hả hê và rất nghiêm trang, nó có niềm vui như muốn cười ré lên đầy nước mắt, những cũng có sự cảnh giác dè dặt, tỉnh táo để răn đe những kẻ đang rắp tâm cướp nền độc lập của đất nước Việt Nam mà nhân dân Việt Nam đã phải trả giá bằng máu xương. Đây là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên tuyên bố với thế giới về sự ra đời của một nhà nước mới , đánh dấu một kỉ nguyên mới, kỉ nguyên độc lập tự do cho một dân tộc bất khuất kiên cường. Nó đánh dấu thắng lợi đầu tiên của một nước thuộc địa châu Á. Mặt khác, bản Tuyên ngôn còn là một áng văn chính luận mẫu mực, đanh thép lôi cuốn ở tỉ lệ và lập luận chặt chẽ, ở từ ngữ, hình ảnh dễ cảm, chính xác, mạnh mẽ, ở câu văn gọn và sắc, giản dị mà hùng hồn, đã vừa cảnh cáo, vạch mặt kẻ thù, vừa khích lệ, động viên tinh thần nhân dân, và tranh thủ sự đồng tình quốc tế.