Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giầu tính chiến đấu mà còn giầu tính nhân đạo . Hai tính chất này không tách rời nhau, luôn gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển . Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 . Khoảng cách mươi năm ấy đã giúp nhà văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm , làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và phong phú . Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự đổi thay to lớn của xóm làng khi nạn đói tràn tới . Anh cu Tràng, một người vô tư, vui tính, được trẻ con yêu mến mà nay “đi từng bước mệt mỏi”, “cái đầu trọc nhẵn chúi về đằng trước” . Các lều chợ đầy những người đói bồng bế , dắt díu nhau “xanh xám như những bóng ma”… Nạn đói tràn đến đang gieo rắc cái chết và xóa mất sinh khí của xóm làng . Hình như không ai tin mình có thể sống qua nạn đói , và chính cái đói đã làm mất đi nhân cách con người như người đàn bà mà Tràng gặp . Giữa lúc ấy thì Tràng nhận người đàn bà kia làm vợ . Người ta thường nói cái đói làm cho con người trở nên mất giá . Cô gái theo Tràng chỉ vì một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc làm cỗ cưới. Nhưng đó không phải là cách nhìn của nhà văn . Với cái nhìn nhân đạo, nhà văn nhìn thấy khát vọng sống còn bức thiết của cô gái . Ông cũng thấy niềm khát khao có được vợ của anh cu Tràng . Anh cũng liều lĩnh tắc lưỡi : ”Kệ” , cứ đón cô ta về đã . Lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với những người bất hạnh thể hiện ở cảnh dắt díu nhau về làng của cả hai người . Nhà văn không hề có chút rẻ rúng nào khi miêu tả cuộc về làng của họ . Trái lại ngòi bút tươi vui, dí dỏm, tinh tế khắc họa mọi cảm nhận hạnh phúc của Tràng . Hơn hai mươi lần truyện ngắn nhắc đến nụ cười của Tràng với nhiều sắc thái khác nhau . Đi bên thị, anh quên đi cảm giác ê chề , tăm tối của cuộc sống hàng ngày . Đó là gì nếu không phải do anh đã thấy ở cô gái một nguồn ấm áp tươi sáng tỏa rạng đời mình . Về cô gái cũng vậy, cô không hề có một chút mặc cảm thân phận “bị nhặt” . Bên cạnh dáng vẻ thẹn thùng của nàng dâu mới về nhà chồng, cô vẫn chế giễu Tràng “bé lắm đấy”, khi thì phết vào lưng anh và “khoặm mặt” lại với anh , khi thì mắng là “khỉ gió”… Cô vẫn cảm thấy mình có đủ sức mạnh đối với phái mạnh như bất cứ một cô gái bình thường nào khác . Họ thực sự hướng về nhau, thích thú nhau như mọi đôi tình nhân khi bắt đầu làm quen . Điều thú vị là tác giả đã để cho hai người dắt díu nhau diễu qua trước mặt dân làng . Rõ ràng sự kết hợp của họ đem lại sinh khí cho cái làng đầy tử khí . Trẻ con thì gào lên “Chông vợ hài” . Người trong xóm thì “những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên . Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát , tăm tối ấy của họ ” . Họ không hiểu nổi , họ thở dài, họ nín lặng, bởi vì họ đang tuyệt vọng . Sự kết hợp liều lĩnh của Tràng và cô gái là một thách thức quyết liệt của khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê dại vù nạn đói , và không phải không có tác dụng làm cho tâm hồn họ rạng rỡ hơn . Nhà văn như hoàn toàn khẳng định sự sống và ý chí sống còn của con người , trân trọng và yêu mến hành động liều lĩnh của họ trong đoạn văn này . Nhưng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm không chỉ có thế . Qua cuộc gặp gỡ với người mẹ và sau một đêm trở thành vợ chồng , nhà văn khẳng định tình yêu cuộc sống sẽ thắng được chết chóc, cuộc sỗng sẽ thay đổi . Bà mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài nghi như mọi người “biết rồi chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không”, bà cũng thở dài . Nhưng bà là mẹ, bà thấy sự “nhặt vợ” cũng là may, nên bà mừng lòng, bà nuôi hi vọng cho đôi trẻ . Bà mẹ nhìn con dâu lòng đầy thương xót , không chút coi thường . Bà nghĩ đến việc phải có dăm ba mâm cho phải lẽ , chứng tỏ trong lòng bà không vướng ý nghĩ “nhặt không người đàn bà”cho con mình . Đó là tình cảm nhân đạo có tác dụng nâng cao phẩm giá con người . Có thể nói Kim Lân chọn tình huống “nhặt vợ”, một tình huống con người bị đánh mất phẩm giá trong mắt mọi người ngoài cuộc để nâng niu, khẳng định phẩm giá của họ, những người trong cuộc . Sau một đêm thành vợ chồng tại ngôi nhà nát, sáng hôm sau vẫn trong cơn đói khát , nhưng một không khí đầy sinh khí đã đến với tất cả mọi người . Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang nước đầy ắp … , người vợ trở nên hiền hậu đúng mực, còn Tràng thì “bỗng dưng hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng … Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người…” . Một niềm tin vào tương lai gieo vào lòng mọi người : “Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn . Chưa bao giờ trong nhà này, mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế” . Nhưng bữa ăn ngày đói đưa họ trở lại với hiện tại đói khổ, mặc dù trước đó họ luôn nói chuyên tương lai với những khát khao hạnh phúc , để họ nhận thức được muốn tồn tại phải hành động và Việt Minh là cánh cửa đưa họ tới ước mơ tươi sáng ngày mai, dù hiện tại trong suy nghĩ của Tràng, Việt Minh vẫn còn xa vời và đã có lúc Tràng chạy trốn Việt Minh bởi ở Tràng vẫn còn tồn tại hố sâu ngăn cách về nhận thức . Mở đầu tác phẩm là một tình huống truyện độc đáo, tình huống Tràng cưới vợ khác với tập tục truyền thống . Cốt truyện thay đổi theo sự vận động của những tâm hồn ham sống và cái tất yếu phải đến là sự vùng lên giải thoát của những thân phận đau khổ . Mặc dù hiện tại nhà văn chưa nói đến sự giác ngộ cách mạng của gia đình Tràng . Tóm lại tác phẩm là một truyện ngắn chứa chan tình cảm nhân đạo . Nó khẳng định sức sống tiềm tàng trong mỗi con người và khát vọng hạnh phúc không gì có thể vùi lấp nổi . Đó là một tư tưởng nhân đạo mới mẻ , đầy tính chiến đấu . Bài 2 Kim Lân là một nhá văn của nông thôn, rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này, nên ông đã dựng lên trong Vợ nhặt một bức tranh cô đúc mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét: Bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói "bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ", "bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma", và sau đó là "người chết như ngả rạ", "thây nằm còng queo bên đường", "không khí vẩn lên mùi gây của xác người", rồi "mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt" và "tiếng hờ khóc tỉ tê trong đêm khuya"… Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đình anh Tràng, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai. Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói: Ở xóm ngụ cư là "những khuôn mặt hốc hác u tối trong "cuộc sống đói khát", "không nhà nào có ánh đèn, lửa", đến cả trẻ con cũng ngồi ủ rủ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. Trong gia đình Tràng thì bà cụ Tứ già lão không làm được gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu "áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, hai con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên"… Số phận của họ có khác gì "cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám "đắng chát và nghẹn bứ trong cổ"… Có một hiện thực tuy chưa rõ nét nhưng đã hiện ra ở cuối truyện trong ý nghĩ của Tràng: "cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp. Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm". Đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ của Việt Minh. Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ của những người như Tràng. Nạn đói khủng khiếp, số phận bi thảm của những người đói và lá cờ cách mạng là những mặt chủ yếu nhất của hiện thực lúc bấy giờ được Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên. Giá trị nhân đạo cao cả: Trên cơ sở của giá trị hiện thực sâu sắc mà có giá trị nhân đạo cao cả; trên bờ vực thẳm của cái chết, trong bóng tối của số phận bi thảm lại lóe sáng tình người cao đẹp và sức sống kì diệu của con người. Tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con đâu. Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà "mừng lòng", bà hi vọng cũng vì thương chúng nó. Tình thương ấy dồn vào câu nói từ đáy lòng bà: "Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Vượt lên tình thương con – nhất là đổi với người đàn bà lạ bỗng nhiên thành con dâu mới – đó là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ. Bà gọi thị là "con", tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt. Và sáng hôm sau, bà cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui. Chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới. Không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao cả. Suốt cả cuộc đời nghèo khổ, nhưng bà không hề nghĩ đến mình. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động đằng sau manh áo rách là một tấm lòng vàng! Niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng. Kim Lân nói rất đúng: "Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống". Nhưng đây không chỉ là cái sống vật chất để tồn tại, mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm – tổ ấm gia đình. Sức sống con người thật kì diệu: từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sông đích thực và cao đẹp của con người. Nhân đạo biết bao và cũng nhân văn biết mấy! Đây là nội dung độc đáo và cảm động nhất của tác phẩm, Cho nên, tuy "chợn" khi nghĩ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng", nhưng Tràng vẫn "Chậc, kệ!" và dẫn vợ về nhà. Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi qua xóm ngụ cư, bởi vì có "một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy" dâng lên "ôm ấp, mơn man khắp da thịt..,"; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: "Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng", "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng", "bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này". Bởi vì Tràng đã có một gia đình, và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, anh đã được tắm mình trong ánh sáng hạnh phúc của tổ ấm gia đình. Đây là đoạn văn tràn đầy cảm hứng nhân đạo với những phát hiện sâu sắc và tinh tế về tâm trạng nhân vật của Kim Lân. Với một dung lượng không nhiều nhưng truyện ngắn Vợ nhặt lại hàm chứa hai giá trị lớn: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả. Đó là do ngòi bút tài hoa của tác giả, nhưng trước hết và chủ yếu là do nhà văn đã rất hiểu và rất yêu quý người nông dân của mình. Cùng với những truyện khác, Vợ nhặt xác lập vị trí "nhà văn nông thôn" của Kim Lân.
Trang 1Văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám không chỉ giầu tính chiến đấu mà còn giầu tính nhân đạo Hai tính chất này không tách rời nhau, luôn gắn bó khăng khít và hỗ trợ nhau cùng phát triển Vợ nhặt của Kim Lân được hoàn thành vào thời gian sau năm 1955, trên cơ sở một bản thảo cũ viết ngay sau cách mạng tháng Tám 1945 Khoảng cách mươi năm ấy đã giúp nhà văn thể nghiệm sâu sắc tư tưởng của tác phẩm , làm cho nó trở thành một tác phẩm mang những giá trị nhân đạo hết sức sâu sắc và phong phú
Tác phẩm bắt đầu bằng việc miêu tả sự đổi thay to lớn của xóm làng khi nạn đói tràn tới Anh cu Tràng, một người vô tư, vui tính, được trẻ con yêu mến mà nay “đi từng bước mệt mỏi”, “cái đầu trọc nhẵn chúi
về đằng trước” Các lều chợ đầy những người đói bồng bế , dắt díu nhau “xanh xám như những bóng ma”… Nạn đói tràn đến đang gieo rắc cái chết và xóa mất sinh khí của xóm làng Hình như không ai tin mình có thể sống qua nạn đói , và chính cái đói đã làm mất đi nhân cách con người như người đàn bà mà Tràng gặp Giữa lúc ấy thì Tràng nhận người đàn bà kia làm vợ Người ta thường nói cái đói làm cho con người trở nên mất giá Cô gái theo Tràng chỉ vì một câu nói đùa và bốn bát bánh đúc làm cỗ cưới Nhưng đó không phải là cách nhìn của nhà văn Với cái nhìn nhân đạo, nhà văn nhìn thấy khát vọng sống còn bức thiết của cô gái Ông cũng thấy niềm khát khao có được vợ của anh cu Tràng Anh cũng liều lĩnh tắc lưỡi : ”Kệ” , cứ đón cô ta về đã
Lòng yêu thương, trân trọng của tác giả đối với những người bất hạnh thể hiện ở cảnh dắt díu nhau về làng của cả hai người Nhà văn không hề có chút rẻ rúng nào khi miêu tả cuộc về làng của họ Trái lại ngòi bút tươi vui, dí dỏm, tinh tế khắc họa mọi cảm nhận hạnh phúc của Tràng Hơn hai mươi lần truyện ngắn nhắc đến nụ cười của Tràng với nhiều sắc thái khác nhau Đi bên thị, anh quên đi cảm giác ê chề , tăm tối của cuộc sống hàng ngày Đó là gì nếu không phải do anh đã thấy ở cô gái một nguồn ấm áp tươi sáng tỏa rạng đời mình Về cô gái cũng vậy, cô không hề có một chút mặc cảm thân phận “bị nhặt” Bên cạnh dáng vẻ thẹn thùng của nàng dâu mới về nhà chồng, cô vẫn chế giễu Tràng “bé lắm đấy”, khi thì phết vào lưng anh và “khoặm mặt” lại với anh , khi thì mắng là “khỉ gió”… Cô vẫn cảm thấy mình có đủ sức mạnh đối với phái mạnh như bất cứ một cô gái bình thường nào khác Họ thực sự hướng về nhau, thích thú nhau như mọi đôi tình nhân khi bắt đầu làm quen
Điều thú vị là tác giả đã để cho hai người dắt díu nhau diễu qua trước mặt dân làng Rõ ràng sự kết hợp của họ đem lại sinh khí cho cái làng đầy tử khí Trẻ con thì gào lên “Chông vợ hài” Người trong xóm thì “những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát , tăm tối ấy của họ ” Họ không hiểu nổi , họ thở dài, họ nín lặng, bởi vì họ đang tuyệt vọng Sự kết hợp liều lĩnh của Tràng và cô gái là một thách thức quyết liệt của khát vọng sống và khát vọng hạnh phúc trước mọi ý thức tuyệt vọng và tê dại vù nạn đói , và không phải không có tác dụng làm cho tâm hồn họ rạng rỡ hơn Nhà văn như hoàn toàn khẳng định sự sống và ý chí sống còn của con người , trân trọng và yêu mến hành động liều lĩnh của họ trong đoạn văn này
Nhưng tư tưởng chủ đạo của tác phẩm không chỉ có thế Qua cuộc gặp gỡ với người mẹ và sau một đêm trở thành vợ chồng , nhà văn khẳng định tình yêu cuộc sống sẽ thắng được chết chóc, cuộc sỗng sẽ thay đổi
Bà mẹ trước nạn đói cũng thất vọng và hoài nghi như mọi người “biết rồi chúng nó có nuôi nổi nhau qua được cơn đói khát này không”, bà cũng thở dài Nhưng bà là mẹ, bà thấy sự “nhặt vợ” cũng là may, nên
bà mừng lòng, bà nuôi hi vọng cho đôi trẻ Bà mẹ nhìn con dâu lòng đầy thương xót , không chút coi thường Bà nghĩ đến việc phải có dăm ba mâm cho phải lẽ , chứng tỏ trong lòng bà không vướng ý nghĩ
“nhặt không người đàn bà”cho con mình Đó là tình cảm nhân đạo có tác dụng nâng cao phẩm giá con người Có thể nói Kim Lân chọn tình huống “nhặt vợ”, một tình huống con người bị đánh mất phẩm giá trong mắt mọi người ngoài cuộc để nâng niu, khẳng định phẩm giá của họ, những người trong cuộc Sau một đêm thành vợ chồng tại ngôi nhà nát, sáng hôm sau vẫn trong cơn đói khát , nhưng một không khí đầy sinh khí đã đến với tất cả mọi người Ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, ang nước đầy ắp … , người vợ trở nên hiền hậu đúng mực, còn Tràng thì “bỗng dưng hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng … Bây giờ hắn mới thấy hắn nên người…” Một niềm tin vào tương lai gieo vào lòng mọi người :
“Hình như ai nấy đều có ý nghĩ rằng thu xếp cửa nhà cho quang quẻ, nề nếp thì cuộc đời họ sẽ khác đi, làm ăn có cơ khấm khá hơn Chưa bao giờ trong nhà này, mẹ con lại đầm ấm, hòa hợp như thế” Nhưng bữa ăn ngày đói đưa họ trở lại với hiện tại đói khổ, mặc dù trước đó họ luôn nói chuyên tương lai với những khát khao hạnh phúc , để họ nhận thức được muốn tồn tại phải hành động và Việt Minh là cánh cửa đưa họ tới ước mơ tươi sáng ngày mai, dù hiện tại trong suy nghĩ của Tràng, Việt Minh vẫn còn xa
Trang 2vời và đã có lúc Tràng chạy trốn Việt Minh bởi ở Tràng vẫn còn tồn tại hố sâu ngăn cách về nhận thức
Mở đầu tác phẩm là một tình huống truyện độc đáo, tình huống Tràng cưới vợ khác với tập tục truyền thống Cốt truyện thay đổi theo sự vận động của những tâm hồn ham sống và cái tất yếu phải đến là sự vùng lên giải thoát của những thân phận đau khổ Mặc dù hiện tại nhà văn chưa nói đến sự giác ngộ cách mạng của gia đình Tràng
Tóm lại tác phẩm là một truyện ngắn chứa chan tình cảm nhân đạo Nó khẳng định sức sống tiềm tàng trong mỗi con người và khát vọng hạnh phúc không gì có thể vùi lấp nổi Đó là một tư tưởng nhân đạo mới mẻ , đầy tính chiến đấu
Bài 2
Kim Lân là một nhá văn của nông thôn, rất hiểu người nông dân, lại là người trong cuộc của cái nạn đói khủng khiếp này, nên ông đã dựng lên trong Vợ nhặt một bức tranh cô đúc mà đầy đủ, khái quát mà cụ thể, khắc sâu thành ấn tượng rõ nét:
Bức tranh toàn cảnh về nạn đói khủng khiếp năm 1945 với cảnh người đói "bồng bế, dắt díu nhau xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ", "bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma", và sau đó là "người chết như ngả rạ", "thây nằm còng queo bên đường", "không khí vẩn lên mùi gây của xác người", rồi "mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt" và "tiếng hờ khóc tỉ tê trong đêm khuya"… Cái đói đã tràn đến xóm ngụ cư, ùa vào gia đình anh Tràng, bủa vây và đe dọa số phận từng con người, không trừ một ai
Bức tranh về số phận những con người trên bờ vực thẳm của nạn đói: Ở xóm ngụ cư là "những khuôn mặt hốc hác u tối trong "cuộc sống đói khát", "không nhà nào có ánh đèn, lửa", đến cả trẻ con cũng ngồi ủ rủ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích Trong gia đình Tràng thì bà cụ Tứ già lão không làm được
gì, anh con trai đẩy xe bò thuê để kiếm sống qua ngày, người con dâu "áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, hai con mắt trũng hoáy, cái ngực gầy lép nhô hẳn lên"… Số phận của họ có khác gì "cái nhà vắng teo đứng rúm ró trên mảnh vườn mọc lổn nhổn những búi cỏ dại” và bữa cơm ngày đói với nồi cháo cám
"đắng chát và nghẹn bứ trong cổ"…
Có một hiện thực tuy chưa rõ nét nhưng đã hiện ra ở cuối truyện trong ý nghĩ của Tràng: "cảnh những người nghèo đói ầm ầm kéo nhau đi trên đê Sộp Đằng trước có lá cờ đỏ to lắm" Đoàn người đi phá kho thóc Nhật và lá cờ của Việt Minh Đây là hiện thực nhưng cũng là ước mơ của những người như Tràng Nạn đói khủng khiếp, số phận bi thảm của những người đói và lá cờ cách mạng là những mặt chủ yếu nhất của hiện thực lúc bấy giờ được Kim Lân phản ánh bằng những nét bản chất đã làm nên giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm, như chứng tích văn học về một sự kiện lịch sử không thể nào quên
Giá trị nhân đạo cao cả:
Trên cơ sở của giá trị hiện thực sâu sắc mà có giá trị nhân đạo cao cả; trên bờ vực thẳm của cái chết, trong bóng tối của số phận bi thảm lại lóe sáng tình người cao đẹp và sức sống kì diệu của con người
Tình thương yêu giai cấp, sự cưu mang lẫn nhau của những người nghèo khổ được thể hiện rất cao đẹp và cảm động qua tấm lòng bà cụ Tứ đối với con trai và con đâu Bà khóc vì thương con trai và con dâu, bà
"mừng lòng", bà hi vọng cũng vì thương chúng nó Tình thương ấy dồn vào câu nói từ đáy lòng bà:
"Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…" Vượt lên tình thương con – nhất là đổi với người đàn bà
lạ bỗng nhiên thành con dâu mới – đó là tình thương yêu giai cấp của những người nghèo khổ Bà gọi thị
là "con", tôn trọng thị, nói chuyện thân mật với thị ngay đêm đầu gặp mặt Và sáng hôm sau, bà cố tạo ra niềm vui cho con trai và con dâu vui Chi tiết nồi cháo cám thật cảm động trong bữa cơm ngày đói đón dâu mới Không chỉ là tấm lòng người mẹ thương con mà trong tình thương ấy còn có cả đức vị tha cao
cả Suốt cả cuộc đời nghèo khổ, nhưng bà không hề nghĩ đến mình Đó là vẻ đẹp tâm hồn của những người lao động đằng sau manh áo rách là một tấm lòng vàng!
Trang 3Niềm khát khao tổ ấm gia đình được thể hiện chân thực và có chiều sâu qua tâm trạng nhân vật Tràng Kim Lân nói rất đúng: "Những người đói, họ không nghĩ đến cái chết, mà nghĩ đến cái sống" Nhưng đây không chỉ là cái sống vật chất để tồn tại, mà còn là cuộc sống tinh thần, tình cảm – tổ ấm gia đình Sức sống con người thật kì diệu: từ trên bờ vực thẳm của cái chết, họ đã dám khát khao đến tổ ấm gia đình, đến một cuộc sông đích thực và cao đẹp của con người Nhân đạo biết bao và cũng nhân văn biết mấy! Đây là nội dung độc đáo và cảm động nhất của tác phẩm, Cho nên, tuy "chợn" khi nghĩ "thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng", nhưng Tràng vẫn "Chậc, kệ!" và dẫn vợ
về nhà Anh vừa xấu hổ lại vừa tự hào khi đưa vợ đi qua xóm ngụ cư, bởi vì có "một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy" dâng lên "ôm ấp, mơn man khắp da thịt ,"; và nhất là, trong buổi sáng đầu tiên khi
có vợ, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: "Hắn thấy thương yêu gắn bó với cái nhà của hắn lạ lùng", "một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng", "bây giờ hắn mới thấy hắn nên người, hắn thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này" Bởi vì Tràng đã có một gia đình,
và trong cái buổi sáng đầu tiên ấy, anh đã được tắm mình trong ánh sáng hạnh phúc của tổ ấm gia đình Đây là đoạn văn tràn đầy cảm hứng nhân đạo với những phát hiện sâu sắc và tinh tế về tâm trạng nhân vật của Kim Lân
Với một dung lượng không nhiều nhưng truyện ngắn Vợ nhặt lại hàm chứa hai giá trị lớn: giá trị hiện thực sâu sắc và giá trị nhân đạo cao cả Đó là do ngòi bút tài hoa của tác giả, nhưng trước hết và chủ yếu
là do nhà văn đã rất hiểu và rất yêu quý người nông dân của mình Cùng với những truyện khác, Vợ nhặt xác lập vị trí "nhà văn nông thôn" của Kim Lân