Để trở thành người có ích cho xã hội,chúng ta cần có những phẩm chất nào ? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả ? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh,những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài” và “đức”.Trong ý kiến của Bác,”tài” chính là tài năng,là kiến thức,là hiểu biết,là kĩ năng,kĩ xảo,là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất;đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,những tình huống phức tạp. “Đức” chính là đạo đức,là tư cách tác phong,là lòng nhiệt tình,là những khát vọng “chân,thiện,mĩ…”.Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,dám đấu tranh với sai lầm,sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể. “Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.Có “tài mà không có đức là người vô dụng”,bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.Người ta không thể sống một mình,càng không thể tách rời gia đình,bạn bè,giai cấp,dân tộc và đồng loại. Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.Người ích kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.Nếu có tài,họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình.Người có tài mà phản bội Tổ quốc,đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng” mà còn có tội.Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn. Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.”Có đức”,tức là có khát vọng hành động,cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực.Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.Thiếu tài năng,người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao. Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.”Đức” và “tài” bổ sung,hỗ trợ cho nhau để con người trở thành toàn diện,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch,rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu,là yếu tố quyết định.Chính vì thế,thiếu “đức” con người trở thành “vô dụng”,thiếu “tài”,người ta “làm việc gì cũng khó”. Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể,giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người. Để trở thành công dân hữu ích,chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai,ngay từ tuổi học sinh,chúng em phải không ngừng học tập,tu dưỡng.Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước..
Trang 1Để trở thành người có ích cho xã hội,chúng ta cần có những phẩm chất nào ? Có trí tuệ siêu việt hay là phải có đạo đức cao cả ? Trong một cuộc nói chuyện với học sinh,những người đang ra sức rèn luyện để trở thành công dân có ích cho xã hội,Hồ Chủ tịch đã nói : “Có tài mà không có đức là người vô dụng.Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Câu nói của Hồ Chủ tịch đã khẳng định giá trị cơ bản của một con người là “tài” và “đức”.Trong ý kiến của Bác,”tài” chính là tài năng,là kiến thức,là hiểu biết,là kĩ năng,kĩ xảo,là kinh nghiệm sống để con người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất;đặc biệt là trong những hoàn cảnh khó khăn,những tình huống phức tạp
“Đức” chính là đạo đức,là tư cách tác phong,là lòng nhiệt tình,là những khát vọng
“chân,thiện,mĩ…”.Người có “đức” biết tôn trọng và bảo vệ chân lí,dám đấu tranh với sai lầm,sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân cho quyền lợi của tập thể
“Tài” và “đức” là những phạm trù khác nhau nhưng gắn bó chặt chẽ không thể tách rời.Có “tài mà không
có đức là người vô dụng”,bởi vì tài năng do không được sử dụng để phục vụ nhân dân mà chỉ để mưu cầu lợi ích cho cá nhân thì cũng trở thành vô ích.Người ta không thể sống một mình,càng không thể tách rời gia đình,bạn bè,giai cấp,dân tộc và đồng loại
Giá trị của một con người được xem xét trên cơ sở những đóng góp hữu ích đối với cộng đồng.Người ích
kỉ là người không quan tâm đến quyền lợi của người khác.Nếu có tài,họ cũng chỉ tìm cách sao cho có lợi cho mình.Người có tài mà phản bội Tổ quốc,đi ngược lại lợi ích của nhân dân thì chẳng những “vô dụng”
mà còn có tội.Người càng có tài mà kém đạo đức thì tác hại gây ra cho gia đình và xã hội càng lớn
Nhưng nếu chỉ “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.”Có đức”,tức là có khát vọng hành động,cống hiến vì lợi ích của mọi người nhưng kiến thức ít ỏi và năng lực kém thì những ý định dù tốt đến đâu cũng khó trở thành hiện thực.Tài năng giúp cho con người lao động có hiệu quả.Thiếu tài
năng,người ta phải làm việc rất vất vả mà chất lượng công việc lại không cao
Rõ ràng là giá trị của con người phải bao gồm cả “tài” và “đức”.”Đức” và “tài” bổ sung,hỗ trợ cho nhau
để con người trở thành toàn diện,đạt hiệu quả cao trong quá trình làm việc và cống hiến.Nhưng trong ý kiến của Hồ Chủ tịch,rõ ràng vị trí của “đức” được coi là hàng đầu,là yếu tố quyết định.Chính vì thế,thiếu
“đức” con người trở thành “vô dụng”,thiếu “tài”,người ta “làm việc gì cũng khó”
Cách nói của Bác rất giản dị và cụ thể,giúp ta nhận thức đúng đắn hơn về vai trò quan trọng của “đức” trong phẩm chất của mỗi con người
Để trở thành công dân hữu ích,chủ nhân xứng đáng của đất nước trong tương lai,ngay từ tuổi học
sinh,chúng em phải không ngừng học tập,tu dưỡng.Như vậy mới có đủ “đức” và “tài” – tiêu chuẩn của con người mới như Bác Hồ hằng mơ ước