1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình Thể Ký Sinh Trùng Sốt Rét

13 9,8K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 691,5 KB

Nội dung

Phân biệt được hình thể của 2 loài ký sinh trùng sốt rét đã học... II.HÌNH THỂ PLASMODIUM FALCIPARUM Hồng cầu bị ký sinh không bị biến đổi hình dạng NSC Nhân HC bình thường -Thể tư dưỡng

Trang 1

HÌNH THỂ KÝ SINH TRÙNG

SỐT RÉT

Trang 2

MỤC TIÊU:

1 Nêu được các thành phần cấu tạo của ký sinh trùng sốt rét.

2 Nhận dạng được ký sinh trùng sốt rét trên giọt đàn và giọt đặc.

3 Phân biệt được hình thể của 2 loài ký sinh trùng sốt rét đã học.

Trang 3

I ĐẠI CƯƠNG:

1 Đặc điểm chung của ký sinh trùng sốt rét :

- Ký sinh trùng sốt rét ký sinh trong hồng cầu

- Mô tả được đầy đủ các thành phần: nhân, nguyên sinh chất, sắc

tố sốt rét

2 Quan sát các tế bào máu trên tiêu bản:

- Hồng cầu : hình dĩa tròn, bắt màu tím Giemsa.

- Bạch cầu : nhân bắt màu đỏ sẫm; Neutrophile lớn hơn hồng

cầu, chia nhiều múi; Mono kích thước lớn, không chia múi

- Tiểu cầu : Hình tròn, nhỏ hơn hồng, màu hồng đỏ.

Hồng cầu bị ký sinh thay đổi hình dạng và kích thước tùy theo loại KSTSR.

Trang 4

II.HÌNH THỂ PLASMODIUM FALCIPARUM

Hồng cầu bị ký sinh không bị biến đổi hình dạng

NSC

Nhân

HC bình thường

-Thể tư dưỡng non : Hình nhẫn, mảnh, nhỏ, nhân hình tròn bắt

màu đỏ thẫm hay đỏ tía Nguyên sinh chất bắt màu xanh lơ, kích thước khoảng 1/6-1/5 hồng cầu Thường có 2-3 thể nhẫn trong một hồng cầu

1.Thể tư dưỡng T (Trophozoite):

Trang 5

II.HÌNH THỂ PLASMODIUM FALCIPARUM

1. Thể tư dưỡng T (Trophozoite):

NSC

Nhân

HC bình thường

Tư dưỡng già: hình cà rá, nhân và nguyên sinh chất lớn hơn

nhiều so với thể tư dưỡng non, giữa nhân và nguyên sinh chất có khoảng không bào HC có sắc tố sốt rét màu nâu đen, xuất hiện hạt Maurer là sản phẩm chuyển hóa Hb thành Haemozoine

Trang 6

II.HÌNH THỂ PLASMODIUM FALCIPARUM

2 Thể phân chia S (Schizonte):

Phân chia non: chỉ có nhân phân chia (có thể thấy ở máu ngoại vi)

Phân chia già: Nguyên sinh chất cũng phân chia, giai đoạn cuối mỗi

mảnh nhân bao bọc một mảnh nguyên sinh chất Khi hồng cầu vỡ

ra giải phóng nhiều mảnh bào

- Không còn khoảng không bào

- Ít thấy ở máu ngoại vi, bình thường tập trung trong tĩnh mạch sâu, tăng trưởng đủ độ có16 -32 mảnh

Trang 7

II.HÌNH THỂ PLASMODIUM FALCIPARUM

3 Thể giao bào G (Gametocyte) :

Hình mảnh trăng non, không có không bào, có hạt sắc tố màu nâu đen

- Giao bào cái: nhân tập trung ở giữa, hạt sắc tố chung quanh nhân.

- Giao bào đực: nhân có giới hạn không rõ rệt, hạt sắc tố ít và nằm

rãi rác

- Hồng cầu chứa nhiều hạt Maurer

Bóng hồng cầu

Trang 8

III HÌNH THỂ PLASMODIUM VIVAX

Hồng cầu bị ký sinh bị biến dạng, trương lớn, chứa nhiều hạt shuffner

1 Thể tư dưỡng T ( Trophozoite) :

Tư dưỡng non: Hình nhẫn nhưng thô hơn so với

P.falciparum, nhân lớn, bắt màu đỏ tía, nguyên sinh chất vòng

quanh nhân màu xanh lơ ở giữa là khoảng không bào, kích

thước khoảng 1/3-1/2 hồng cầu

Thể tư dưỡng già: còn gọi là thể amip (trophozoite amiboide);

nhân lớn, nguyên sinh chất nhiều mảnh tạo hình chân giả, HC chứa nhiều hạt màu nâu sẫm Vẫn còn khoảng không bào

Trang 9

III HÌNH THỂ PLASMODIUM VIVAX

2 Thể phân chia S ( Schizonte):

Thể phân chia non: Nhân lớn lên bắt đầu phân chia, đến giai đoạn

cuối thường có 16-24 mảnh nhân

Thể phân chia già: nguyên sinh chất cũng phân chia bao bọc quanh

các mảnh nhân

Thể phân chia non P.vivax

Thể phân chia già P.vivax

Trang 10

III HÌNH THỂ PLASMODIUM VIVAX

3 Thể giao bào G ( Gametocyte):

Giao bào hình tròn hay hình thuẩn chiếm 2/3 thể tích hồng cầu, không có khoảng không bào

- Giao bào cái : nhân lớn tập trung về một cực của tế bào, nguyên

sinh chất chiếm gần hết hồng cầu Có nhiều hạt sắc tố nâu đen

- Giao bào đực: nhân lớn ở giữa, hạt sắc tố bao quanh nhân.

Trang 11

Đặc điểm P.falciparum P.vivax

Hồng cầu Hình dạng, kích thước bình

thường Vệt Maurer to, thô, số lượng ít

Méo mó, trương lớn

Hạt Schuffner nhỏ, đều, mịn, nhiều

Thể tư dưỡng Tư dưỡng non : hình nhẫn

mảnh chiếm 1/5-1/6 hồng cầu

Tư dưỡng già: hình cà rá

Tư dưỡng non: hình nhẫn thô chiếm 1/3-1/2 hồng cầu

Tư dưỡng già: thể amip

Thể phân chia 16-32 mảnh

Hạt sắc tố xuất hiện nhiều 16-24 mảnh

Thể giao bào Hình quả chuối, thận hay

So sánh hình thể P.falciparum và P.vivax

Trang 12

4 Các thành phần dễ nhầm lẫn với ký sinh trùng sốt rét.

- Tiểu cầu kết dính vào hồng cầu dễ nhầm với thể tư dưỡng

- Đám tiểu cầu dễ nhầm với thể phân chia

- Bạch cầu dễ nhầm với thể phân chia

- Vệt thuốc nhuộm bám vào hồng cầu

- Ngoài ra còn có chất bẩn, vi khuẩn, nấm men

Do đó khi xem xét phải mô tả đầy đủ các thành phần

của ký sinh trùng sốt rét để xác định chắc chắn.

5 Đánh giá mật độ nhiễm KSTSR

-100 vi trường có 1 -10 KSTSR : (+)

-100 vi trường có >10 KSTSR : (++)

-1 vi trường có 1 - 10 KSTSR : (+++)

-1 vi trường có >10 KSTSR : (++++)

Trang 13

Thể

tư dưỡng

HC bình thường

Thể

Phân chia

Thể

Giao bào

Ngày đăng: 13/10/2015, 23:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w