QUẢN Lý d6cntt epu dai

61 687 0
QUẢN Lý d6cntt epu dai

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Thu Hà đã tân tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại khoa Công Nghệ Thông Tin, trường đại học Điện Lực đồng thời động viên lúc em gặp khó khăn trong quá trình nghiên cứu. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tới khoa Công Nghệ Thông Tin- Trường Đại Học Điện Lực vì đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập tại trường. Chúng em xin gửi lời cảm ơn tớ toàn thể thầy cô giáo khoa Công Nghệ Thông Tin -Trường Đại Học Điện Lực, đã tận tình giảng dạy trang bị cho chúng em những kiến thức quý báu trong những năm học vừa qua . Chúng em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã động viên và tạo mọi điều kiện giúp chúng em trong quá trình học tập cũng như trong cuộc sống. Mặc dù chúng em đã cố gắng hoàn thành tốt đề tài nhưng cũng không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, rất mong được sự thông cảm và chia sẻ của quý Thầy Cô và bạn bè. Chúng em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 6 năm 2015 Sinh viên thực hiện : 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC HÌNH DANH MỤC BẢNG 3 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, hóa đơn tiền điện đang được thực hiện bằng nhân công và đọc số điện thủ công, tuần tự. Điều này đòi hỏi số lượng lớn nhân công và giờ làm việc dài để hoàn thành được hóa đơn khu vực. Con người thực hiện lâp hóa đơn dễ bị đọc sai như đôi khi những ngôi nhà có đồng hồ điện đặt ở vị trí mà khó đọc bằng mắt thường. Việc thanh toán thủ công đôi khi bị hạn chế và làm châm bởi điều kiện thời tiết xấu. 4 Tính cấp thiết của đề tài: Với sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ và công nghệ thông tin, các thiết bị di động ngày càng phổ biến, từ đơn giản đến thông minh. Việc sử dụng những thiết bị này không còn quá xa vời đối với mỗi chúng ta. Sử dụng điện là nhu cầu không thể thiếu đối với cá nhân, gia đình, các doanh nghiệp. Trong cuộc số ng hàng ngày, điện trở thành một thứ không thể thay thế được, điện mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích từ sinh hoạt cho tới thương mại. Tuy nhiên để xem xem thời điểm hiện tại mình đang dùng hết bao nhiêu số điện thì lại là một vấn đề khó khăn, vây tại sao chúng ta không sử dụng những thiết bị di động đang được phổ biến tra cứu? Chính vì nhu cầu thực tế nêu trên, chúng em xin lựa chọn đề tài: Tên đề tài: “HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU CÔNG TƠ MỘT PHA VÀ TRUY VẤN THÔNG TIN GIÁ ĐIỆN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG”. Hệ thống có chức năng tự động thu thâp dữ liệu công tơ một pha từ xa, xử lý dữ liệu và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu hệ thống. Hệ thống sẽ giúp người dùng tra cứu thông tin giá điện ngay trên chính thiết bị di động mà chúng ta vẫn sử dụng thường ngày mà không cần tới nhân viên chuyên về điện, có thể tra cứu mọi lúc, mọi nơi, có thể tra cứu từ những thiết bị rất bình thường như chiếc nokia 1200 cho đến những chiếc điện thoại cao cấp như Galaxy S4... Hệ thống tra cứu thông tin giá điện sẽ hỗ trợ cho các thiết bị di động tối đa, những chiếc di động nhỏ, cấu hình thấp, không có khả năng truy câp internet sẽ sử dụng tra cứu qua tin nhắn sms. Những chiếc di động cấu hình cao, có khả năng truy câp internet sẽ sử dụng tra cứu qua tin nhắn sms hoặc qua các trang web tra cứu. Như vây sẽ đảm bảo tất cả những chiếc di động đều có thể tra cứu được Đối tượng nghiên cứu: Công tơ điện tử một pha, phương pháp thu thâp dữ liệu từ xa qua sóng di động, truy vấn dữ liệu qua thiết bị di dộng. Bố cục của đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Tổng quan. - Tổng quan về công tơ và các phương pháp thu thập dữ liệu công tơ từ xa. 5 - Tổng quan về lập trình di động và ứng dụng. Chương 2: Hệ thống quản lý dữ liệu và truy vấn thông tin trên thiết bị di động. - Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu. Truy vấn thông tin trên thiết bị di động (SMS). Truy vấn trên giao diện website. Chương 3: Giao diện và thử nghiệm - Yêu cầu hệ thống. Giao diện chính. Thử nghiệm và đánh giá. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu tổng quan về hệ thống thông tin điện lực 1.1.1 Khái niệm hệ thống Trong các hoạt động của con người, các thuật ngữ như hệ thống triết học, hệ thống pháp luật, hệ thống kinh tế, hệ thống thông tin đã trở nên quen thuộc. Một cách đơn giản và vấn tắt, ta có thể hiểu: Hệ thống là một tập hợp vật chất và phi vật chất như người, máy móc, thông tin, dữ liệu, các phương pháp xử lý, các qui tắc, quy trình xử lý, gọi là các phần tử của hệ thống. Trong hệ thống, các phần tử tương tác với nhau và cùng hoạt động để hướng tới mục đích chung. 1.1.2 Khái niệm thông tin Là một loại tài nguyên của tổ chức, phải được quản lý chu đáo giống như mọi tài nguyên khác. Việc xử lý thông tin đòi hỏi chi phí về thời gian, tiền bạc và nhân lực. Việc xử lý thông tin phải hướng tới khai thác tối đa tiềm năng của nó. 1.1.3 Khái niệm về hệ thống thông tin (HTTT) Hệ thống thông tin (Information System - IS) là một hệ thống mà mục tiêu tồn tại của nó là cung cấp thông tin phục vụ cho hoạt động của con người trong một tổ chức nào đó. Ta có thể hiểu hệ thống thông tin là hệ thống mà mối liên hệ giữa các thành phần của nó cũng như mối liên hệ giữa nó với các hệ thống khác là sự trao đổi thông tin. 6 Hình 1.1: Biểu diễn mối liên hệ các thành phần trong hệ thống thông tin Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm con người, dữ liệu, các quy trình và công nghệ thông tin tương tác với nhau để thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cần thiết ở đầu ra nhằm hỗ trợ cho một hệ thống. Hệ thống thông tin hiện hữu dưới mọi hình dạng và quy mô. Hệ thống thông tin trong một tổ chức có chức năng thu nhận và quản lý dữ liệu để cung cấp những thông tin hữu ích nhằm hỗ trợ cho tổ chức đó và các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác của nó. Ngày nay, nhiều tổ chức xem các hệ thống thông tin là yếu tố thiết yếu giúp họ có đủ năng lực cạnh tranh và đạt được những bước tiến lớn trong hoạt động. Hầu hết các tổ chức nhận thấy rằng tất cả nhân viên đều cần phải tham gia vào quá trình phát triển các hệ thống thông tin. Do vậy, phát triển hệ thống thông tin là một chủ đề ít nhiều có liên quan tới bạn cho dù bạn có ý định học tập để trở nên chuyên nghiệp trong lĩnh vực này hay không. Các HTTT có thể được phân loại theo các chức năng chúng phục vụ. • Hệ thống xử lý giao dịch (Transaction processing system - TPS) là một hệ thống thông tin có chức năng thu thập và xử lý dữ liệu về các giao dịch nghiệp vụ. • Hệ thống thông tin quản lý (Management information system - MIS) là một hệ thống thông tin cung cấp thông tin cho việc báo cáo hướng quản lý dựa trên việc xử lý giao dịch và các hoạt động của tổ chức. • Hệ thống hỗ trợ quyết định (Decision support system - DSS) là một hệ thống thông tin vừa có thể trợ giúp xác định các thời cơ ra quyết định, vừa có thể cung cấp thông tin để trợ giúp việc ra quyết định. 7 • Hệ thống thông tin điều hành (Excutive information system - EIS) là một hệ thống thông tin hỗ trợ nhu cầu lập kế hoạch và đánh giá của các nhà quản lý điều hành. • Hệ thống chuyên gia (Expert System) là hệ thống thông tin thu thập tri thức chuyên môn của các chuyên gia rồi mô phỏng tri thức đó nhằm đem lại lợi ích cho người sử dụng bình thường. • Hệ thống truyền thông và cộng tác (Communication and collaboration system) là một hệ thống thông tin làm tăng hiệu quả giao tiếp giữa các nhân viên, đối tác, khách hàng và nhà cung cấp để củng cố khả năng cộng tác giữa họ. • Hệ thống tự động văn phòng (Office automation system) là một hệ thống thông tin hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ văn phòng nhằm cải thiện luồng công việc giữa các nhân viên. 1.2 Tổng quan về công tơ một pha 1.2.1 Giới thiệu về công tơ một pha Trong xu thế ứng dụng công nghệ mới, công tơ điện tử sẽ dần thay thế công tơ điện cơ khí. Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha - VSE11 là thiết bị đo đếm điện năng hiện đại, thông minh được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Thiết Bị Điện VI-NA-SI-NO. VSE11 sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến như IC đo đếm thông minh, linh kiện chất lượng cao, màn hình LCD và kỹ thuật đo đếm hiện đại nhất, được sản xuất với công nghệ SMT. Các tính năng được chế tạo theo yêu cầu thực tế của người sử dụng điện. Đây là thế hệ thiết bị đo đếm điện năng mới được thiết kế và sản xuất theo tiêu chuẩn IEC: - IEC62052-11 về Công tơ điện AC, bao gồm những yêu cầu chung- thử nghiệm và điều kiện thử nghiệm. - IEC62053-21 về thiết bị đo năng lượng tĩnh đối với điện năng hữu công (cấp chính xác 1 và 2). VSE11 tích hợp các tính năng nổi bật: chống gian lận điện (rò điện), cảnh báo lỗi. Đặc biệt, VSE11 có khả năng tính hợp thêm tính năng đo ghi từ (đọc từ xa bằng handheld qua sóng RF, bằng bộ tập trung qua sóng RF hoặc qua đường dây điện) bằng cách lắp các module rời tương ứng: Module Handheld RF, module Concentrator RF, module PLC. Điều này rất thuận tiện cho việc phát triển và linh hoạt chuyển đổi phương thức đo ghi điện năng cũng như tiết kiệm được chi phí đầu tư ban đầu. 8 a, Vai trò của công tơ trong mua bán điện Công tơ điện là chiếc cân định lượng điện năng được cung cấp và tiêu thụ, làm cơ sở cho việc thanh toán tiền điện giữa bên mua và bên bán điện theo các điều khoản đã được quy định trong hợp đồng mua bán điện. Do đó, có thể nói độ chính xác, tin cậy và ổn định trong hoạt động của các công tơ đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả ngành điện và khách hàng. b, Lợi ích của việc sử dụng công tơ điện tử - - Về phía khách hàng dùng điện • Thanh toán tiền điện đúng số điện thực tế sử dụng khi Chính phủ điều chỉnh giá bán điện. • Biết được phụ tải thực tế đang sử dụng qua các thông số điện áp và dòng điện để có điều kiện điều chỉnh hành vi sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. • Khách hàng sẽ phát hiện việc xảy ra rò điện tại các thiết bị sử dụng lâu năm, chất lượng cách điện bị suy giảm, qua đó ngăn ngừa tai nạn điện trong nhà khách hàng. • Khách hàng được bên bán điện chủ động theo dõi sửa chữa điện cho khách hàng, không chờ đến khi khách hàng báo mất điện. Về phía bên án điện • Thu thập dữ liệu đầy đủ để có điều kiện giám sát việc cung cấp và sử dụng điện. Qua đó giúp bên bán điện để nâng cao chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp điện, đồng thời ngăn ngừa hành vi lấy cắp điện. • Tránh được sai sót ghi chỉ số điện không đúng của nhân viên ghi chỉ số điện hang tháng. • Hệ thông góp phần nâng cao năng suất lao động cho ngành, giảm chi phí cho ngành điện. c, Những ưu điểm vượt trội của công tơ điện tử so với công tơ cơ khí So sánh với công tơ cơ khí, công tơ điện tử có nhiều ưu điểm vượt trội như: - Độ chính xác công tơ điện tử (1%), cao hơn so với công tơ cơ khí (2%). Hoạt động tin cậy, ổn định. Kết cấu nhỏ gọn, thuận tiện trong việc lắp đặt. Có khả năng mở rộng và tích hợp thêm các module rời nhằm bổ sung các tiện ích riêng theo như cầu của người sử dụng. - Đo đếm đa chức năng và đặc biệt là có các cổng giao tiếp dữ liệu cho phép kết nối vào các hệ thống thu thập dữ liệu từ xa qua các mạng truyền dẫn phổ biến như RF, PLC, GSM, GPRS, CDMA, 3G, Wifi... 1.2.2 Đặc điểm và thông số kỹ thuật 9 - Chủng loại và hằng số công tơ: Bảng 1.1 Chủng loại và hằng số công tơ Model VSE11 Loại 1 pha Điện áp 220V Dòng điện 5(20)A 10(40)A 20(80)A Hằng số công tơ 3200 imp/kWh 1600 imp/kWh 800 imp/kWh - Cấp chính xác: 1.0 - Tần số: 50Hz ±1Hz - Kích thước: 200mm X 112mm X 71mm - Trọng lượng: 0.75 kg - Khởi động: Trong điều kiện điện áp định mức, tần số định mức, hệ số công suấtlà 1, và khi dòng tải là 0.4% Ib (Cấp chính xác 1), công tơ có thể đo điện năng liên tục. - Kiểm tra tự lên số: Khi mức điện áp 115% và dòng điện bị ngắt thì không phát xung đếm. - Đường đặc tính kWh: Hình 1.2 Đường đặc tính kWh - Thống số điện: Bảng 1.2: Thông số điện. Điện áp làm việc Công suất tiêu thụ của mạch áp Công suất tiêu thụ của mạch dòng Điện áp Pin Tuổi thọ Pin 0.7 Un ≤ U ≤ 1.2 Un ≤ 1W và 4VA ≤ 2VA 3.6VDC > 10 năm 10 - Điều kiện môi trường Bảng 1.3: Điều kiện môi trường Dãi nhiệt độ làm việc quy định Dãi nhiệt độ làm việc giới hạn Dãi nhiệt độ lưu kho Độ ẩm để lưu trữ và làm việc -10OC ~ +55OC -25OC ~ +70OC -25OC ~ +70OC ≤ 95% - Thông số kỹ thuật Bảng 1.4: Thôn số kỹ thuật Phạm vi đo đếm Hiển thị Tốc độ baud giao tiếp 0 ~ 99999.9 kWh LCD 1200bps 1.2.3 Nguyên tắc làm việc Khi công tơ làm việc thì điện áp và dòng điện được lấy mẫu riêng biệt. Dữ liệu được xử lý bằng một mạch tổ hợp đặc biệt để tính công suất, sau đó được gởi tới CPU để xử lý. Cuối cùng, CPU sẽ gửi dữ liệu đã xử lý để hiển thị, giao tiếp với các thiết bị đầu ra khác theo yêu cầu. Nguyên tắc hoạt động của Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha VSE11 như sơ đồ bên dưới: 11 Hình 1.3 Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha VSE11 1.2.4 Mô tả bên ngoài công tơ 1 pha a, Mô tả bên ngoài 12 Hình 1.4: Công tơ điện tử xoay chiều 01 pha kiểu điện tử - VSE11 b, Nội dung hiển thị của màn hình LCD Công tơ điện tử có màn hình LCD hiển thị lần lượt 05 chu kỳ như sau: Bảng 1.5: Chu kỳ công tơ 1 pha Chu kỳ 1 và 2: Thể hiện số Seri công tơ, dung để Điện lực quản lý . Biểu tưởng “ID” số Seri được chia thành 2 phần, hiển thị 2 chu kỳ: chu kỳ 1 là 6 số đầu và chu kỳ 2 là 6 số sau 13 Chu kỳ 3: Hiển thị điện năng tiêu thụ. Biểu tượng “US” thể hiện điện năng tiêu thụ với định dạng: xxxxx.x (5 s0 nguyên và 1 s0 thập phân) , biểu tượng “kWh” thể hiện đơn vị của điện năng tiêu thụ . Hình bên là 206.1 kWh. Chu kỳ 4: Hiển thị điện áp tại nơi sử dụng. Biểu tượng “V” thể hiện điện năng tiêu thụ với định dạng: xxx.x (3 số nguyên và 1 s ố thập phân), giúp khách hàng giám s át chất lượng điện áp nguồn cung cấp. Hình bên là 235 .1 Volt. Chu kỳ 5: Hi ển thị dòng điện sử dụng. Biểu tượng “A” thể hiện dòng điện với định dạng: xx.xx (2 số nguyên và 2 số thập phân), giúp khách hàng biết được dòng điện tiêu thụ của từng thiết bị, để khách hàng biết được dòng điện tiêu thụ của từng thiết bị một c ách hợp lý, tránh quá tải. Hình bên là: 0.00 Ampe (chưa c ó phụ tải) Các màn hình hiển thị trong 4 giây/chu kỳ. Để đọc rõ số từ màn hình LCD cần nhìn thẳng, trực diện vào màn hình công tơ. - Có 3 đèn màn hình chỉ thị trạng thái: • Đèn màu đỏ sang: Khi công tơ hoạt động, đèn nhấp nháy liên tục, tốc độ chớp nhanh hay chậm thể hiện điện năng đang sử dụng nhiều hay ít. • Đèn màu xanh sang: Khi có hiện tượng đấu sai cực tính ông tơ. Công tơ vẫn đo đếm bình thường lượng điện thực tế sử dụng. • Đèn màu vàng sang: Khi có sai lệch dòng điện đi qua công tơ, công tơ vẫn đo đếm bình thường lượng điện sử dụng. 1.2.5 Mô tả tính năng a, Tính năng đo đếm và cảnh báo Đo tất cả công suất tiêu thụ, cả chiều công suất thuận và ngược.Công suất ngược được tích lũy theo chiều công suất thuận. 14 Khi có dòng điện ngược chạy qua công tơ đèn Reverse (đèn xanh) sẽ sáng, Công tơ có 2 kênh A và B. Khi |IA-IB| > 60mA, đèn Tamper (đèn vàng) sẽ sáng để báo tình trạng rò điện. Khi phát hiện đèn vàng sáng, cần xử lý rò điện để đảm bảo an toàn cho khách hàng. Khi công tơ hoạt động trong tình trạng bất thường (dòng ngược, đấu sai pha, rò điện...) công tơ vẫn hoạt động và đo đếm bình thường theo chiều dòng thuận Đèn LED Pulse màu đỏ sẽ chớp khi có xung đếm điện năng. Khi không có xung (không dùng điện), đèn sẽ sáng liên tục. Tất cả điện năng tiêu thụ tích lũy trên công tơ được bảo mật(chống xóa,chỉ có thể được xóa khi kết hợp nút nhấn và khóa chống xóa bên trong công tơ. Hình 1.5: Sơ đồ đấu dây công tơ - Phần cảnh báo lỗi : Đấu dây ngược cực tính : Đèn cảnh báo «Reverse » sáng (màu xanh lá) 15 Hình 1.6: Đấu dây ngược cực tính Ø & N Hình 1.7: Đấu dây ngược cực tính dây Ø Nối đất ngoài và Nối tắt mạch dòng: Đèn cảnh báo «Tamper » sáng (màu cam) 16 Hình 1.8: Phụ tải đấu đất bên ngoài Hình 1.9: Một phần phụ tải đấu đất bên ngoài 17 Hình 1.10: Đấu tắt mạch dòng [1]-[2] Hình 1.11: Đấu tắt mạch dòng [3]-[4] b, Đọc dữ liệu từ xa Khi muốn sử dụng tính năng đọc dữ liệu từ xa, ta lắp them các module tính năng tương ứng: - Đọc dữ liệu từ xa qua song RF dùng Handheld: sử dụng module Handheld RF. - Đọc dữ liệu từ xa qua song RF dung bộ tập trung: sử dụng module Concentrator RF. - Đọc dữ liệu từ xa qua đường dây điện: sử dụng modele PLC. b, Lưu trữ dữ liệu Bộ nhớ trong công tơ sẽ lưu lại điện năng tiêu thụ.Dữ liệu không bị mất khi mất điện nguồn. 1.2.6 Đường truyền dữ liệu a, Giải pháp sử dụng đường dây tải điện (PLC) Công nghệ đọc chỉ số công tơ tự động sử dụng đường dây truyền tải điện hạ thế được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc triển khai thí điểm từ năm 2003 tại các công ty Điện lực Bắc Ninh, Hải Dương ,Tuyên Quang. Giải pháp này sử dụng công nghệ của hãng Unique của Israel (hệ thống có tên là Colle ctric TM). Hệ thống này đo đếm điện năng tiêu thụ từ các công tơ điện sử dụng hệ thống đường dây điện hạ thế có sẵn để truyền dữ liệu về một thiết bị thu thập và xử lý dữ liệu trung tâm. Tín hiệu từ các công 18 tơ được truyền qua đường dây hạ áp đến bộ tập trung đặt tại trạm biến áp, từ bộ tập trung được truyền về Công ty Điện lực qua đường dây điện thoại và nối với máy tính để đọc chỉ số một cách tự động theo thời gian thực kết nối với chương trình kinh doanh CMIS để tính toán hóa đơn. Công nghệ này cũng cho phép lắp thêm thiết bị đọc RTU vào công tơ hiện có. Thiết bị RTU đưọc lắp trong công tơ đọc trực tiếp bộ số của công tơ theo nguyên tắc đọc cảm biến hồng ngoại biến đổi các số trên bộ số thành các tập hợp nhị phân lưu giữ trong RAM và truyền dữ liệu đi xa hoặc đọc số lần vạch chuyển động qua mắt đọc. Hình 1.12: Giải pháp sử dụng đường truyền PLC - - Ưu điểm: • Các nhân viên không phải đi ghi chỉ số trực tiếp tại các công tơ. • Có thể sử dụng cơ sở hạ tầng sẵn có như công tơ, đường dây hạ thế sẵn có. • Có thể mở rộng thêm thiết bị đầu cuối trong cấu hình trả trước, nhận và truyền số liệu qua đường dây tải điện khi khách hàng mua thẻ trả trước thì thiết bị này sẽ quản lý tài khoản của khách hàng. Nhược điểm: • Công tơ cơ khí EMIC lắp thêm RTU có độ cảm biến đọc một vòng quay bằng một xung. • Yêu cầu lưới điện có chất lượng cao. • Khả năng chịu sét kém, hay bị hỏng bộ tập trung. b, Giải pháp sử dụng đường hữu tuyến giao tiếp RS485 19 Một trong những giải pháp đọc chỉ số công tơ từ xa sử dụng đường hữu tuyến RS485 là lắp công tơ OMWH-12-2 do Tổng công ty Điện lực Miền Bắc liên doanh với công ty OMNI sản xuất từ tháng 12 năm 2004. Công tơ OMWH hoàn toàn hiển thị LCD qua Shunt ( phần tử đo dòng điện) →AD7755( phần tử đo điện năng) →tín hiệu dạng 1 xung/Wh →RS485 → S-DCU( 32 c ông tơ) → M-DCU( 32 S-DCU) → MDC → PC thông qua PSTN, CDMA, GSM . Hình 1.13: Giải pháp sử dụng đường truyền hữu tuyến RS485 Giải pháp đọc chỉ số công tơ sử dụng đường truyền hữu tuyến chỉ khác hệ thống sử dụng PLC là các công tơ nối với bộ collector thông qua cáp theo chuẩn RS485. Nhờ có dây dẫn riêng nên hệ thống này tránh được nhiễu, có khả năng truyền dữ liệu hai chiều tốt. Thiết bị DCU trong hệ thống này ít phải làm việc (chỉ làm việc khi lệnh từ colletor) nên có thể tận dụng mang cáp cho các mục đích khác nhau như viến thông truyền hình cáp... Nhược điểm của hệ thống này là phải quản lý thêm một hệ thống dây cáp. Khi dây cáp đứt hệ thống không hoạt động được. Giá thành lắp thêm DCU vào PLC tương đối cao (khoảng 5 triệu/1000 công tơ/1 trạm). c, Giải pháp sử dụng sóng Radio (RF) Hiện nay, ở Tổng công ty Điện lực Miền Bắc việc đo đếm điện năng sử dụng điện vẫn chủ yếu dùng loại thiết bị là công tơ cơ. Công tơ cơ hoạt động độc lâp không 20 thể tương tác với thiết bị khác. Do việc thu thập số liệu hoàn toàn thủ công cần nhiều nhân lực tham gia, chi phí vận hành, chi phí thời gian lớn, việc thu thập thủ công cũng thừng gây sai lệch số liệu gây thất thoát cho ngành điện và ảnh hưởng đến hộ tiêu dùng điện. Như vậy hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh tế sẽ không cao. Đây chính là lý do cần một hệ thống quản lý và thu thập dữ liệu từ công tơ bằng sóng RF. Hệ thống này không làm thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ thống vân hành mà chỉ bổ sung tạo lên hiệu quả cao hơn trong khâu thu thập dữ liệu. Hình 1.14: Giải pháp sử dụng sóng radio RF Để đạt được điều đó hệ thống phải đạt được những điểm sau: Thiết bị thu thập dữ liệu trực tiếp có độ ổn định và chính xác cao, chống được những tác động của môi trường, không bị ảnh hưởng của những thiết bị lân cận. Có thể bảo toàn được dữ liệu trong mọi trạng thái, hạn chế thấp nhất những rủi ro cho dữ liệu. Việc thu thập dữ liệu phải được thực hiện dễ dàng, nhanh chóng không bị hạn chế bởi phương thức trao đổi dữ liệu, khắc phục được cản trở do địa hình tại vị trí lắp đặt công tơ. Khi lắp đặt thêm và đưa vào sử dụng các thiết bị mới không làm thay đổi tính năng, cấu trúc của các thiết bị đang vận hành, không gây ảnh hưởng đến tổ chức quản lý, điều hành chung. d, Giải pháp sử dụng sóng di động GSM/GPRS Hiện tại Tổng công ty Điện lực Miền Bắc có khoảng 11.700 công tơ điện sử dụng cho các khách hàng lớn và hàng ngàn công tơ đo đếm tại các điểm giao nhận giữa 21 Tổng công ty với Công ty Điện lực, giữa Công ty Điện lực với các Điện lực cần giám sát. Đối với các công tơ điện tử hiện đang sử dụng trên lưới điện gồm công tơ ABB (Elster), công tơ Landis....Những công tơ điện tử này đều được hỗ trợ đọc dữ liệu từ xa nếu được trang bị Modem GSM. Hình 1.15: Giải pháp sử dụng sóng di động GSM/GPRS Giải pháp sử dụng dịch vụ di động công nghệ GSM/GPRS đề câp đến trong đồ án này sẽ giải quyết được những vấn đề trên. Đồng thời giải pháp này có chi phí khá rẻ: chi phí thuê trọn gói 40000/tháng/1 công tơ. 1.2.7 Các phương pháp thu thập dữ liệu công tơ từ xa Hiện nay có các mô hình giải pháp đo ghi từ xa được áp dụng: 1.2.7.1 Thu thập dữ liệu chỉ số công tơ qua mạng nội bộ 22 Hình 1.16: Thu thập dữ liệu công tơ qua mạng nội bộ  Độ khả thi: Có sẵn và chỉ cần đưa converter RS232/ethernet chuyển tín hiệu từ công tơ đến mạng nội bộ từ các công ty Điện lực, sau đó truyền lên tổng công ty và truyền về server. Tuy nhiên, cần đường riêng nối từng công tơ và những khu vực xa xôi mạng dây không thể tới nơi. Phương pháp này chỉ phù họp với công tơ điện tử tại các trạm 110kV có từ 9-15 công tơ thu thập lại, thông qua ADSL hoặc optic cable đến m áy chủ. 1.2.7.2 Thu thập dữ liệu chỉ số công tơ qua mạng internet 23 Hình 1.17: Thu thập dữ liệu công tơ qua mạng internet  Độ khả thi: - Đây là phương thức truyền tin thông dụng, tuy nhiên để đảm bảo tính bảo mật và an toàn hệ thống thì nên sử dụng các đường truyền có đầy đủ giải pháp bảo mật thông tin. - Với phương thức này, sẽ bị giới hạn nhiều do mạng LAN/WAN của EVN chỉ kết nối đến c ác trụ s ở cơ quan, đơn vị trong ng ành, không mang tính rộng rãi . 1.2.7.3 Thu thập dữ liệu chỉ số công tơ qua sóng di động 24 Hình 1.18: Thu thập dữ liệu công tơ qua sóng di động GSM/GPRS  Độ khả thi: Đây là phương pháp truyền tin theo hình thức dữ liệu gói, tại mỗi vị trí công tơ sẽ lắp đặt một modem GPRS (General P acket Radio Service) có gắn một SIM di động, hoặc tính năng của modem được tích hợp vào công tơ, tín hiệu từ công tơ qua modem GPRS kết nối mạng GPRS/GSM và tín hiệu được truyền về trung tâm. Cước phí truyền tin được tính theo lưu lượng dữ liệu, chỉ truyền khi có nhu cầu, mối bản tin kích thước nhỏ hơn 1Kb, do đó chi phí cho cước phí gửi tin trong quá trình vân hành thấp. - Ưu điểm: 25 - • Không phụ thuộc vào khoảng cách, không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu, điểm cuối, khi có sự thay đổi về vị trí lắp đặt công tơ, hay vị trí trung tâm thì không bị thay đổi về thiết bị. • Thiết bị modem gọn nhẹ, thông dụng, dễ dàng lắp kèm với công tơ. • Có sóng di động là dùng được (Hiện nay sóng di động đã phủ s óng hầu hết trên toàn quốc). Nhược điểm: • Do sử dụng đường truyền không dây, truyền qua mạng di động, nên tín hiệu có thể bị ảnh hưởng khi thời tiết xấu, do đó cần cân nhắc chọn dịch vụ của nhà cung cấp mạng có mật độ phụ sóng rộng, chất lượng tín hiệu tốt. • Để đáp ứng được nhu cầu phát triển của công nghệ mới, GPRS là một phương pháp khả thi cho một nền tảng GSM đã phát triển, đó là một bước đệm trong quá trình chuyển từ thông tin di động giai đoạn hai sang giai đoạn ba. GPRS cho phép các chi phí mà người sản xuất, khai thác dịch vụ và quan trọng hơn cả là người sử dụng chấp nhận được và đem lại hiệu quả cao. 1.3 Tổng quan về di động 1.3.1 Tình hình phát triển lập trình di động ở Việt Nam Cùng với xu thế phát triển công nghệ, Việt Nam cũng đang là nước có công nghệ rất phát triển, những kiểu lập trình như lập trình trên nền web, lập trình trên nền winform đã phát triển từ trước theo kiểu truyền thông, xu hướng phát triển tiếp theo của cả thế giới (trong đó có Việt Nam) đó là lập trình trên các thiết bị di động (wapsite). Theo khảo sát về xu hướng nhu cầu nhân lực của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực về thông tin thị trường lao động Thành Phố Hồ Chí Minh - TPHCM (Falmi) tại 27.000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố trong các năm 2010-2012, ngành công nghệ thông tin có nhu cầu nhân lực lớn nhất, chiếm khoảng 7,75% tổng nhu cầu nhân lực hàng năm của thành phố trong nhu cầu ngành lậpp trình di động chiếm một phần rất lớn nhưng rất khó tìm được lao động. Hiện nay rất nhiều trung tâm mở các lớp đào tạo lậpp trình viên đi động trên hệ điều hành android hay ios, windows phone nhưng nhân lực cho các nghành này vẫn thiếu trầm trọng. Điều đó cho thấy lập trình trên di động đang là xu thế mới cho các nhà lập trình. 26 Hình 1.19: Lập trình mobile Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc thường trực Falmi cho biết: “Hiện tại TPHCM phổ biến đào tạo lập trình di động trên hệ điều hành Android, IOS và Windows Phone. Có rất nhiều trung tâm đào tạo lập trình di động tại TPHCM và nhân lực nghề này ngày một tăng lên về số lượng. Nhưng thực tế vẫn chưa có thể đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng”. Theo ông Tuấn, lập trình cho di động vẫn còn đang l ngành học mới tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành này mới chỉ gia tăng gần đây theo sự phổ biến của các loại điện thoại thông minh. Nhờ ưu điểm nhỏ gọn nhưng tích hợp nhiều ứng dụng, di động thông minh đang trở thành vật bất ly thân của những người trẻ năng động hiện nay. Vì thế, phát triển phần mềm cho di động cũng trở thành mục tiêu của các do anh nghiệp công nghệ, lao động ngành này trở thành ”hàng hiếm” trên thị trường lao động TPHCM. 1.3.2 Tại sao lập trình di động lại phát triển Như chúng ta đã thấy, trong một xã hội hiện đại, hầu hết mọi người đều đang sử dụng ít nhất một thiết bị di động mà điển hình là chiếc điện thoại của chúng ta, các thiết bị di động có ưu điểm là dễ dàng mang đi mang lại, nhỏ, gọn. Vì vậy các ứng dụng nếu được chuyển từ các phiên bản máy tính sang phiên bản di động thì sẽ rất tiện dụng. 1.3.3 Lập trình web trên di động 27 Ngày nay, internet phát triển thực sự rộng rãi, chúng ta có thể truy cập bất cứ đâu, chính vì vậy, các website cũng ra đời rất nhiều, website về tin tức, website về buôn bán, giới thiệu sản phẩm rồi đến các trang mạng xã hội mà nổi tiếng hiện nay là facebook. Những năm trước đây, công nghệ chưa phát triển mạnh, hầu hết c ác nhà phát triển chỉ phát triển trên phiên bản PC (máy tính cá nhân), họ chưa quan tâm nhiều đến mảng lập trình di động, nhưng cho đến nay hầu hết các chương trình ứng dụng, website mà trước đây chỉ có máy tính chạy được thì giờ đây gần như cũng đã xuất hiện trên phiên bản di động nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người dùng. Đặc điểm của website di động: - Đơn giản: các thành phần quảng cáo hay không liên quan đến nội dung chính sẽ được ẩn đi hết. Nhanh: vì không có các thành phần linh tinh nên tốc độ load sẽ nhanh hơn. Tiện dụng: có thể vào được mọi lúc, mọi nơi, miễn là có thể truy cập internet. 1.4 Tổng kết chương 1 Trong chương 1 đã trình bày tổng quan về công tơ điện tử một pha, đường truyền dữ liệu và các phương pháp thu thập dữ liệu công tơ từ xa. Trong chương này cũng đã trình bày về tình hình phát triển di động ở Việt Nam và ứng dụng của lập trình di động trong lập trình web 28 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ TRUY VẤN THÔNG TIN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Trong chương 2 sẽ trình bày về hệ thống quản lý dữ liệu, các phương pháp truy vấn thông tin giá điện qua thiết bị di động qua modem và website. 2.1 Hệ thống quản lý dữ liệu 2.1.1 Phương pháp chuyển dữ liệu Đồ án này nghiên cứu phương pháp thu thập dữ liệu từ công tơ một pha qua mạng di động sử dụng một modem GSM làm sevice kết nối với server, mỗi công tơ điện tử một pha kèm theo một modem gắn SIM và có nhiệm vụ đọc số liệu từ công tơ khi có yêu cầu từ sevice. Trong đồ án thực tập này, xây dựng mô hình kết nối server-client sử dụng socket để giả lập cho hoạt động truyền và nhận dữ liệu giữa modem GSM (server) và modem SIM (client). 29 Hình 2.1: Mô hình kết nối Client-Server 2.1.2 Hệ thống thu thập dữ liệu công tơ một pha Chương trình được xây dựng trên lớp TCP cho phép nâng cao tính linh động của ứng dụng, do không phải phụ thuộc vào các ứng dụng ở lớp cao hơn như FPT, HTTP, đồng thời cho phép giảm bớt dữ liệu lưu thông trên đường truyền, tiết kiệm chi phí duy trì hệ thống, do không phải thêm vào các protocol tương thích với ứng dụng ở các lớp cao. Ngoài ra, module SIM548C chỉ hỗ trợ TCP/IP stack đến lớp TCP/IP, do đó việc xây dựng ứng dụng trên lớp TCP/IP là sự lựa chọn phù hợp nhất. Thực tế có hai sự lựa chọn ở đây, đó là TCP và UDP. Đây là hai phương thức truyền nhận dữ liệu phổ biến trong ứng dụng liên quan đeến internet. Mỗi phương thức truyền nhân đều có ưu nhược điểm riêng: Bảng 2.1: So sánh giữa TCP và UDP TCP UDP 30 Đảm bảo độ tin cậy của gói dữ liệu được truyền đi do quá trinh kết nối và bắt tay chặt chẽ giữa client (trong trường hợp này là mo dule SIM548C) và server Độ tin cậy không cao. Gói dữ liệu chỉ được truyền đi mà không cần biết đến trạng thái kết nôi giữa client và server không cần biết gói dữ liệu truyền được đến đích hay không . Tốc độ truyền nhận chậm hơn so với Tốc độ truyền nhận nhanh, do không UDP, do phải chờ gói dữ liệu bắt tay cần phải chờ các gói dữ liệu phục vụ của gói dữ liệu trước đo trước khi gói cho qúa trình bắt tay khi truyền nhận. dữ liệu tiếp theo được truyền đi . Các thông tin truyền nhận trong hệ thống yêu cầu phải kiểm soát được các liên kết giữa module SIM548C và GPRS TCP server, đồng thời yêu cầu độ tin cậy cao trong quá trình truyền nhận nên TCP là sự lựa chọn phù hợp. Sau đây là quá trình cụ thể liên quan đến truyền nhận dữ liệu giữa module SIM548C và GPRS TCP server  Thiết lập kết nối GPRS giữa module SIM548C và GPRS TCP server 31 Hình 2.2: Thiết lập kết nối giữa module SIM548C và server (1) AT+CIPSHUT Hủy bỏ các kết nối trước đó, đưa trạng thái kết nối của module SIM548C về trạng thái ban đầu (IP INITIAL). Nếu lệnh trên được thực hiện thành công, chuỗi trả về sẽ có dạng: OK Trong trường hợp module trước đó đã ở trạng thái IP INITIAL, chuỗi trả về sẽ có dạng: ERROR (2) AT+CIPSTART=”TCP”,”117.6.134.232”,”1991” Thiết lập kết nối với GPRS server có địa chỉ IP là “117.6. 134.232”, port 1991 với phương thức truyền nhận là TCP. Chuỗi trả về sẽ có dạng: OK Nếu kết nối được thực hiện thành công , trong khoảng từ 3 đến 4 giây, module sẽ gửi về một chuỗi thông báo kết nối được thực hiện thành công: 32 CONNECT OK Nếu sau khoảng thời gian trên mà không nhận được chuỗi thông báo kết nối thành công, kết nối chắc chắn sẽ không thực hiện được, cần xem lại các trường hợp sau trước khi bắt đầu khởi tạo lại kết nối từ bước 1: - Module đang ở trạng thái PDP Deactiviated: do không có dữ liệu truyền đi trên một đường truyền đã được thiết lâp trong một thời gian dài (khoảng vài giờ đồng hồ), hệ thống mạng sẽ tự động hủy kết nối và đưa module trở về trạng thái PDP Deactiviated. Trong trường hợp này cần reset lại module (dùng lệnh “AT+CFUN=0” và “AT+CFUN=1”) trước khi bắt đầu thiết lập kết nối. - Chương trình ứng dụng GPRS server chưa được kích hoạt. - Các chương trình bảo mật chạy trên máy tính đang chạy ứng dụng GPRS server chưa được tắt đi.  Truyền nhận gói TCP giữa modem và GPRS server Hình 2.3: Truyền nhận dữ liệu giữa module SIM 548C và Server (1) AT+CIPSEND=18 Truyền một gói dữ liệu có số kí tự cần truyền đi là 18. Số kí tự tối đa có thể truyền trong một gói là 160 kí tự. Nếu số kí tự cần truyền lớn hơn 160 kí tự, module sẽ tự động tách thành hai hay nhiều gói dữ liệu và truyền đi. Khi nhân được lệnh trên, module sẽ trả về chuỗi: 33 > Định dạng của chuỗi trả về là “> “, định dạng này có thể thay đổi bằng lệnh khởi tạo “AT+CIPSPRT”. Sau khi nhận được chuỗi trên, dữ liệu truyền đi cần được đưa vào, module sẽ tự động truyền gói dữ liệu đi sau khi đã nhận đủ số kí tự cần truyền (không cần kí tự kết thúc chuỗi). Thời gian truyền dữ liệu khoảng 1 đến 2 giây, tùy theo số byte cần truyền. Nếu quá trình truyền dữ liệu được thực hiện thành công, chuỗi trả về sẽ có dạng: SEND OK (2) RECV FROM:117.6.134.232:1991 +IPD32:CONNECTED|CT1 Cấu trúc một chuỗi dữ liệu nhân được. Định dạng này có thể thay đổi bằng các lệnh khởi tạo “AT+CIPHEAD” và “AT+CIPSRIP”. Chuỗi dữ liệu được gửi đến từ địa chỉ IP “117.6.134.232”, port 1991 và có tổng số byte dữ liệu là 32(+IPD32) và chứa nội dung: “CONNECTED|CT1” . Lưu ý là có thêm 2 kí tự và đã được thêm vào chuỗi ở phía GPRS server trước khi GPRS server gửi đi.  Các gói tin truyền nhận giữa modem và GPRS server Hình 2.4: Các gói tin truyền nhận giữa modem và GPRS server 34 2.1.3 Hệ thống quản lý dữ liệu Hệ thống quản lý dữ liệu thu thập từ công tơ gồm các chức năng chính sau: Bảng 2.2: Các chức năng hệ thống quản lý dữ liệu S Tên chức năng Mô tả TT 1 Quản lý biểu giá Quản lý giá điện cho từng mức tiêu thụ. Quản lý các đơn vị quản lý chính. Xử lý các đơn đăng ký lắp công tơ của khách hàng . Quản lý các loại công tơ sử dụng. Quản lý thông tin các công tơ đang hoạt động. Khách hàng có thể đăng ký lắp đặt công tơ trực tiêp trên website 2 Quản lý các đơn vị 3 Quản lý đơn đăng ký 4 Quản lý loại công tơ 5 Quản lý công tơ 6 Đăng ký lắp công tơ Mô tả chi tiêt các chức năng: Mỗi chức năng đều gồm có 3 chức năng con: Thêm, Xóa, Sửa. - Chức năng 1: Quản lý biểu giá Chức năng này được dùng để cập nhật giá điện theo từng mức tiêu thụ điện của từng công tơ. Để thực hiện chức năng này chỉ khi có sự thay đổi giá điện được sự đồng ý của nhà nước. - Chức năng 2: Quản lý các đơn vị Chức năng này dùng để quản lý các đơn vị quản lý công tơ theo từng khu vực. Để sử dụng chức năng này, chúng ta cần có thông tin các đơn vị quản lý của từng khu vực cụ thể trên địa bản triển khai hệ thống. 35 - Chức năng 3: Quản lý đơn đăng ký Chức năng này để người quản lý hệ thống xử lý các đơn đăng ký lắp công tơ của khách hàng trực tuyến trên website. Chức năng này được sử dụng khi có đơn đăng ký của khách hàng yêu cầu trực tuyến trên hệ thống website thông qua chức năng 6. - Chức năng 4: Quản lý loại công tơ Chức năng này dùng để quản lý các loại công tơ hiện đang được hệ thống đưa vào sử dụng và lắp đặt cho khách hàng. - Chức năng 5: Quản lý công tơ Chức năng này để người quản lý hệ thống quản lý thông tin các công tơ đang hoạt động, cập nhật thông tin cho các công tơ khi có yêu cầu. Thực hiện thêm mới công tơ khi xử lý thành công đơn đăng ký lắp công tơ của khách hàng. - Chức năng 6: Đăng ký lắp công tơ. Chức năng này dành cho khách hàng khi truy cập vào hệ thống. Khách hàng khi có yêu cầu lắp công tơ mới, sẽ sử dụng chức năng này để đăng ký với hệ thống. Hệ thống sẽ ghi lại đơn đăng ký và chờ người quản lý xử lý. 2.1.4 Cơ sở dữ liệu 36 Hình 2.5: Cơ sở dữ liệu vật lý 2.1.5 Giao diện kết nối và truyên dữ liệu Client-Server 37 Hình 2.6: Client Hình 2.7 Server 38 2.2 Truy vấn thông tin trên thiết bị di động 2.2.1 Phương pháp truy vấn qua hệ thống SMS Phương pháp truy vấn qua hệ thống sms được sử dụng để phục vụ tất cả các dòng điện thoại di động từ các loại cao cấp như các loại smartphone: galaxy S4 hay xperia zl,... đến các loại điện thoại cấp thấp hơn ví dụ như Nokia 1200, Nokia 1202, . . . Để đáp ứng được yêu cầu nhắn tin sms ở đây sử dụng dịch vụ của fibosms (dịch vụ nhắn tin qua tổng đài tin nhắn). 2.2.2 Giới thiệu fibosms.com và các dịch vụ của fibosms Fibo là một công ty hàng đầu tại Việt Nam về các giải pháp, dịch vụ trên nền tảng Web: domain, hosting, thiết kế website, thương mại điện tử,...với dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý, chế độ phục vụ chuyên nghiệp . “Hệ thống Server của chúng tôi được đặt tại USA và Vietnam, bảo đảm sự ổn định tối đa, đồng thời tốc độ rất cao nhờ có một cơ sở hạ tầng công nghệ vững chắc “(theo fibosms) Fibos ở hữu Data center (trung tâm dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế) riêng, nên quản lý, hỗ trợ khách hàng sẽ thuận tiện và nhanh chóng. việc Fibo là đại lý chính thức của ENOM Inc (www.enom.com) tại Việt Nam, do đó các domain đăng ký tại Fibo được tổ chức quản lý tên miền quốc tế ICANN (www.inn.org). Fibo được phép đăng ký domain Vietnam theo Quy Định của Bộ Bưu Chính Viễn Thông, các domain Vietnam đăng ký tại Fibo được Trung Tâm Tên Miền Quốc Gia Việt Nam VNNIC (www.vnnic.vn) công nhận. Lĩnh vực SMS: www.fibosms.com - Fibo là đơn vị đầu tiên tại VN tự xây dựng quy trình và phát triển công nghệ ảo SMS ( Virtual SMS ) Phát triển hệ thống Virtual SMS Gateway, SMS API, cung cấp giải pháp lập trình phát triển dịch vụ rộng. Cung cấp dịch vụ trọn gói hệ thống với SMS Hosting và SMS Gateway. 2.2.3 Việc tích hợp SMS gateway vào web 2.2.3.1 Mô hình kết nối 39 Hình 2.8: Mô hình kết nối Mô hình kết nối SMS giữa FiboSMSGateway và đối tác qua giao thức HTTP GET MO (Mobile Originated): Nội dung tin khách hàng yêu cầu MT (Mobile Terminated): Nội dung tin đối tác trả về cho khách hàng Khi nhận được tin nhắn từ khách hàng gửi tới, FiboSMSGateway sẽ gọi trang web của đối tác thông qua giao thức HTTP GET. Trong quá trình này, FiboSMSGateway sẽ truyền tất cả thông tin của nội dung tin nhắn đến trang web đối tác, đối tác sẽ sử dụng những thông tin này để xử lý và sau đó trả về nội dung phản hồi cho khách hàng. Nội dung phản hồi phải theo chuẩn XML Document do FiboSMSGateway đặt ra. Khi nhận được nội dung phản hồi, FiboSMSGateway sẽ trả lại tin cho khách hàng. 2.2.3.2 Mô tả Webpage nhận MO và trả về MT Đối tác sẽ xây dựng một trang web để nhận thông tin từ FiboSMSGateway chuyển qua. Các thông tin này bao gồm: 40 - message: Nội dung tin nhắn của khách hàng. phone: Số điện thoại của khách hàng nhắn tin. service: Mã số dịch vụ của đối tác tại FiboSMSGateway. port: Đầu số. main: Keyword chính . sub: Keyword phụ (Tiếp đầu ngữ trong phần “cấu hình tin nhắn đến”). - guid: ID sms của hệ thống FiboSMSGateway. Được sử dụng để cho đối tác so sánh. Đối tác sẽ lưu ID này vào trong database của mình. Trong trường hợp FiboSMSGateway gọi lại website khách hàng do bị lỗi, khách hàng sẽ dựa vào guid này để biết mình đã insert và xử lý thông tin này vào database của đối tác chưa. Sau khi nhận các thông tin này, trang web của đối tác sẽ tự xử lý thông tin và trả về nội dung phản hồi cho khách hàng bằng cách in ra trang web đó nội dung theo chuẩn XML document do FiboSMSGateway đặt ra: So dien thoai phan hoi Noi dung phan hoi cho khachhang -1 Trong đó, mỗi một phần tử trong thẻ message có chức năng như sau: - PhoneNumber: Số điện thoại sẽ trả tin phản hồi về (theo chuẩn international, bắt đầu bằng 84) - Message: Nội dung tin nhắn phản hồi (không dấu) - SMSID: Mặc định là -1, mã số này do khách tự sinh ra và trả về cho Gateway - ServiceNo: Mã dịch vụ tại FiboSMSGateway 41 - ContentType: Loại nội dung gửi cho khách hàng (0: Text; 1: ringtone; 2: logo; 4: picture message, 8: wappush ...). Nếu không cung cấp, mặc định là 0. Ví dụ: Trong trường hợp trang web của đối tác có địa chỉ là http://www.fibosms.com/testservice/smsty.php thì khi có SMS từ khách hàng có số điện thoại 849756XXXXX gửi nội dung “Fibo DL” tới đầu số 8XXX, FiboSMSGateway sẽ gọi trang web xử lý của khách hàng với URL như sau: http://www.fibosms.com/testservice/smsty.php?message=Fibo DL&phone=849756XXXXX&service=1&port=8XXX Sau khi xử lý xong, trang web đối tác sẽ in ra nội dung sau: 849756XXXXX Noi dung phan hoi cho khach hang - 1 1 0 FiboSMSGateway sẽ lấy nội dung này và trả về cho khách hàng Trường hợp gửi tin nhắn dạng wappush: 849756XXXXX Tieu de: http://www.fibosms.com/hinh.jpg - 1 1 42 8 Mô tả: - ContentType = 8 - Message: Sẽ có cấu trúc: title:url Title: là tiêu đề hiển thị. Url: đường dẫn đến file cần tải. - Trong trường hợp trả về nhiều tin, cấu trúc trả về như sau: 849756XXXXX Noi dung phan hoi cho khach hang - 1 1 0 849756XXXXX Noi dung phan hoi cho khach hang - 1 1 0 849756XXXXX Noi dung phan hoi cho khach hang 43 - 1 1 0 Ta sẽ lấy một ví dụ cụ thể để mô tả cách hoạt động của tổng đài: Ví dụ trong tháng 03 năm 2015, khách hàng có mã khách hàng là khi có nhu cầu tra cứu giá điện thì sẽ nhắn tin theo cú pháp như sau: SMS giadien kh1 03 2015 rồi gửi đến 8085. Trong cú pháp tin nhắn trên thì: - SMS: cú pháp (bắt buộc). Giadien: tiền tố (có thể có hoặc không, nên có). Kh1: mã khách hàng là kh1. 03: tháng 3. 2015: năm 2015. Với cú pháp trên khi tin nhắn được gửi đi, tổng đài của fibo sẽ đưa nội dung tin nhắn đến cho trang web xử lý tin nhắn của chúng ta, chúng ta sẽ lấy ra những thông tin cần (mã khách hàng, tháng, năm), sau đó dựa vào những thông tin lấy được, truy vấn giá điện của khách hàng này rồi trả về cho khách hàng. Nội dung trả về phải tuân thủ cú pháp như ở trên. Để lấy được các giá trị là kh1 03 2015, chúng ta khai báo 1 biến string và request biến message về: string message = Request.QueryString.Get("message"); như vây biến message đã chứa chuỗi SMS tracuu kh1 03 2015, tiếp theo tách chuỗi này cách nhau bởi dấu cách: string[] tach = message.split(‘ ‘); mảng tach bây giờ sẽ chứa giá trị là: tach[0] = SMS, tach[1] = tracuu, tach[2] = kh1, tach[3] = 03, tach[4] = 2015. 2.2.4 Sử dụng modem GSM (G2403U) 2.2.4.1 Giới thiệu về Modem GSM modem G2403-R / G2403-U là thiết bị cho phép lập trình (sử dụng các lệnh AT) để hoạt động như một chiếc điện thoại di động. Bạn có thể viết phần mềm để sử dụng GSM modem G2403-R / G2403-U thực hiện việc gửi và nhận tin nhắn SMS / MMS tự động theo yêu cầu, quay số thiết lập cuộc gọi đến các số điện thoại khác, kết 44 nối Internet không dây, và nhiều ứng dụng khác nữa tùy vào tính sáng tạo của mỗi người. 2.2.4.2 Tiện ích của Modem - Cấu hình để truy cập Internet không dây qua giao thức GPRS. - Kết nối với máy tính thông qua cổng COM (RS232) hoặc USB. - Cho phép gửi và nhận tin nhắn SMS / MMS. - Cho phép nhận và thiết lập cuộc gọi. - Cho phép gửi và nhận dữ liệu Voice, Data, Fax qua giao thức GPRS. - Khả năng hoạt động liên tục 24/24. - Hỗ trợ lập trình sử dụng lệnh AT (GSM 07.05, GSM 07.07). 2.2.4.3 Ứng dụng của modem - Gửi SMS đến khách hàng giới thiệu các chương trình khuyến mãi, quảng cáo về một loại sản phẩm và dịch vụ mới hay thăm dò ý kiến khách hàng với chi phí thấp. - Người quản lý có thể gửi tin nhắn để kiểm tra lượng hàng tồn trong kho, khách hàng có thể thực hiện việc đặt hàng thông qua SMS. - Thông báo họp bằng tin nhắn SMS với nội dung ngắn gọn về giờ, địa điểm cuộc họp. - Thông báo sự cố khẩn cấp bằng tin nhắn SMS với thông tin về tình trạng, thời gian lỗi. - Thông báo thông tin giá điện cho khách hàng. - Thông báo tài khoản, password cho sinh viên. - Và rất nhiều ứng dụng khác tùy vào khả năng sáng tạo của khách hàng. 45 Hình 2.9: Modem GSM 2.2.4.4 Tập lệnh AT Tập lệnh AT (Attention command) tập lệnh chuẩn được hỗ trợ bởi hầu hết các thiết bị di động như điện thoại di động, GSM modem mà có hỗ trợ gửi và nhận tin nhắn tin nhắn dưới dạng SMS (Short Message Service) và điều khiển cuộc gọi. Rất nhiều sinh viên các trường đại học trong và ngoài nước đã được giao các đề tài nghiên cứu về tập lệnh AT phục vụ cho các mục đích điề u khiể n khác nhau như: các cuộc gọi, truyền các file dữ liệu dưới dạng âm thanh, hình ảnh từ máy tính đến điện thoại di động, từ điện thoại di động đến điện thoại di động để tạo kỹ năng làm việc trong các hệ thống mạng viễn thông. Nhiều doanh nghiệp trong nước đã xây dựng các dịch vụ tin nhắn dưới dạng SMS với mục đích quảng cáo và chăm sóc khách hàng trong kinh doanh. Tập lệnh AT (AT - Attention) còn gọi là tập lệnh Hayes , được phát triển lúc đầu bởi Hayes Communications cho modem Hayes Smartmodem 300 bốt vào năm 1997. Tập lệnh bao gồm một loạt các chuỗi ký tự được kết hợp lại để tạo thành những lệnh hoàn chỉnh cho những tao tác như gọi, giữ, và thay đổi các tham số kết nối. Ngày nay hầu hết các modem đều sử dụng tâp lệnh Hayes. Các lệnh này đều bắt đầu bằng “AT”. Một cách để gửi lệnh AT đến GSM/GPRS modem là sử dụng một chương trình đầu cuối. Chức năng của chương trình này là gửi các ký tự được gõ vào GSM/GPRS 46 modem, sau hiển thị những phản hồi nó nhận được từ modem này lên màn hình. Có thể dùng các chương trình như Hyper Terminal, TeraTerm... Dưới đây là một vài chức năng mà lệnh tập lệnh AT có thể thực hiện với một GSM/GPRS modem hoặc máy điện thoại di động: Lấy các thông tin cơ b ản về máy điện thoại di động hoặc về GMS/GPRS modem. Ví dụ, để lấy tên nhà sản xuất (AT+CGMI), số model (AT+CGMM), số IMEI (International Mobile Equipment I dentity) (AT+CGSN) và phiên bản phần mềm (AT+CGMR). Lấy các thông tin cơ bản về thuê bao. Ví dụ, MSISDN (AT+CNUM) và số IMSI (International Mobile Subscriber Identity) (AT+CIMI). Lấy thông tin hiện tại về tình trạng của máy điện thoại hoặc GSM/GPRS modem. Ví dụ, tình trạng hoạt động của máy (AT+CPAS), trạng thái đăng ký mạng di động (AT+CREG), độ mạnh của sóng di động (AT+CSQ), mức sạc và tình trạng sạc pin (AT+CBC). Thiết lập một kết nối dữ liệu hoặc cuộc gọi tới một modem khác (ATD ATA etc). Gửi và nhận fax (ATD, ATA, AT+F*). Gửi (AT+CMGS, AT+CMSS), đọc (AT+CMGR, AT+CMGL), ghi (AT+CMGW) hoặc xóa (AT+CMGD) tin nhắn SMS và lấy thông báo nếu có tin nhắn SMS vừa nhận (AT+CNMI). Đọc (AT+CPBR), ghi (AT+CPBW) hoặc tìm kiếm (AT+CPBF) trong danh bạ. Thực hiện các thao tác bảo mật, như là mở và đóng khóa thiết bị (AT+CLCK), kiểm tra nếu thiết bị bị khóa (AT+CLCK) và đổi mât khẩu (AT+CPWD). (Ví dụ: khóa SIM [mỗi lần mở điện thoại phải nhập mật khẩu của thẻ SIM] và khóa PH-SIM [chỉ một thẻ SIM nhất định được tích hợp với một máy điện thoại. Để dùng thẻ SIM khác với điện thoại đó, cần phải nhập mật khẩu.]) Điều khiển hiển thị mã kết quả / thông báo lỗi của tập lệnh AT. Ví dụ, bạn có thể điều khiển kích hoạt một số thông báo lỗi nhất định (AT+CMEE) và thông báo lỗi có nên được hiển thị dưới định dạng số hoặc định dạng dài (AT+CMEE=1 or AT+CMEE=2). Lấy hoặc thay đổi cấu hình của điện thoại hay modem. Ví dụ, thay đổi mạng GSM (AT+COPS), kiểu dịch vụ truyền tin (AT+CBST), các thông số giao thức liên 47 kết vô tuyến (AT+CRLP), địa chỉ trung tâm SMS (AT+CSCA) và bộ nhớ lưu trữ tin nhắn SMS (AT+CPMS). Lưu và khôi phục cấu hình của điện thoại hoặc GSM/GPRS modem. Ví dụ, lưu (AT+CSAS) và phục hồi (AT+CRES) các thiết lập liên quan tới việc nhắn tin SMS như là địa chỉ trung tâm SMS. Lưu ý rằng các nhà sản xuất điện thoại không luôn kế thừa tất cả các lệnh AT, tham số lệnh và giá trị tham số trong sản phẩm của họ. Bên cạnh đó, hoạt động của các lệnh AT được kế thừa có thể khác với lệnh được định nghĩa trong tiêu chuẩn . Nói một cách tổng quát, GSM/GPRS modem được thiết kế cho các ứng dựng không dây hỗ trợ tập lệnh AT tốt hơn so với các điện thoại di động. ❖ Tập lệnh AT để tạo và gửi tin nhắn Bảng 2.3: Tập lệnh để tạo và gửi tin nhắn Lệnh AT Ý nghĩa +CMGS +CMSS +CMGW +CMGD +CMGC +CMMS Gửi tin nhắn Gửi tin nhắn từ bộ nhớ Ghi tin nhắn vào bộ nhớ Xóa tin nhắn Gửi Gửi thêm nhiều tin nữa ❖ Tập lệnh AT để nhận và đọc tin nhắn Bảng 2.4: Tập lệnh để nhận và đọc tin nhắn Lệnh AT +CNMI +CMGL +CMGR +CNMA Ý nghĩa Báo hiệu nếu có tin nhắn mới Liệt kê các tin nhắn Đọc tin nhắn Phản hôi tin nhắn mới 2.3 Phương pháp truy vấn trên giao diện website Phương pháp truy vấn trên giao diện website đưa ra giúp người sử dụng có thể tra cứu bằng việc sử dụng trình duyệt web mà không phải nhắn tin. Tuy nhiên cách này thì các thiết bị di động phải là các smartphone. 48 2.3.1 Website cho PC Phiên bản website cho PC tạo ra để hỗ trợ những người dùng máy tính cá nhân tra cứu, đây là phiên bản đầy đủ chức năng nhất cả về tra cứu lẫn quản trị. Website cho pc sẽ hiển thị đầy đủ phần nội dung và thêm các phần quảng cáo ở bên cạnh. Ở đó hỗ trợ phương thứ thanh toán qua ngân lượng cho các khách hàng sử dụng thẻ ngân hang. 2.3.2 Website cho di động Phiên bản cho di động sẽ được loại bỏ đi các thành phần không quan trọng như quảng cáo, menu. Nó chỉ giữ lại phần tra cứu, đăng nhập và 1 vài chức năng tương đối quan trọng. Ở phiên bản website này, cái khó là làm sao tạo được giao diện tương thích với các thiết bị màn hình khác nhau. Giải pháp cho vấn đề này là sử dụng jquery mobile. 2.3.2.1 Giới thiệu về jquery mobile jQuery Mobile là một khung công tác phát triển giao diện người ®ung web thân thiện với cảm ứng cho phép bạn phát triển các ứng dụng web di động làm việc trên các máy điện thoại thông minh và các máy tính bảng . Khung công tác jQuery Mobile được xây dựng trên đỉnh lõi jQuery và cung cấp một số phương tiện, gồm thao tác và chuyển dịch DOM (Mô hình đối tượng tài liệu) HTML và XML xử lý các sự kiện, thực hiện truyền thông máy chủ bằng cách sử dụng Ajax, cũng như các hiệu ứng hình ảnh và hình ảnh động cho các trang web. Bản thân khung công tác di động là một bản tải bổ sung , riêng biệt có kích cỡ khoảng 12KB (đã rút gọn và nén) từ lõi jQuery có kích cỡ khoảng 25KB khi đã rút gọn/nén . Cũng như với phần còn lại của khung công tác jQuery, jQuery Mobile là thư viện được cấp phép kép (MIT và GPL), miễn phí. 2.3.2.2 Chức năng của jquery mobile Khá đơn giản Khung công tác dễ sử dụng. Bạn có thể phát triển các trang chủ yếu bằng cách sử dụng đánh dấu dựa vào mã JavaScript tối thiểu hoặc không dùng mã này. Nâng cấp tăng dần và khả năng chịu lỗi: Trong khi jQuery Mobile sử dụng mã HTML5, CSS3 và JavaScript mới nhất, không phải tất cả các thiết bị di động đều cung cấp sự hỗ trợ như vậy. Triết lý của JQuery Mobile là hỗ trợ cả hai thiết bị có khả năng 49 cấp cao và khả năng cấp thấp hơn, chẳng hạn như những thiết bị không hỗ trợ JavaScript và vẫn cung cấp các trải nghiệm tốt nhất có thể. Tính dễ dùng jQuery Mobile được thiết kế với chủ ý dễ dùng . Nó có sự hỗ trợ cho các ứng dụng Internet phong phú có thể dễ dùng (WAI-ARIA - Accessible Rich Internet Applications) để giúp làm cho các trang web có thể dễ dùng với khách truy cập bị tàn tật nhờ sử dụng các công nghệ trợ giúp. Kích cỡ nhỏ: Kích cỡ tổng thể của khung công tác di động jQuery là tương đối nhỏ khoảng 12KB với thư viện JavaScript, 6KB với CSS, cộng với một số biểu tượng. Tạo chủ đề: khung công tác này cũng cung cấp một hệ thống chủ đề, cho phép bạn đưa ra kiểu dáng ứng dụng riêng của mình. Khi được dùng với các bộ công cụ như là PhoneGap (xem phần Tài nguyên) , có sử dụng các công nghệ web để xây dựng các ứng dụng độc lập , khung công tác jQuery Mobile có thể giúp đơn giản hóa việc phát triển ứng dụng của bạn. Hỗ trợ trình duyệt: chúng tôi đã đi một chặng đường dài với sự hỗ trợ trình duyệt của thiết bị di động, nhưng không phải tất cả các thiết bị di động đều cung cấp sự hỗ trợ cho HTML5, CSS 3 và JavaScript. Lĩnh vực này là nơi sự hỗ trợ nâng cấp tăng dần và khả năng chịu lỗi của jQuery Mobile đi vào. Như đã nêu, jQuery Mobile hỗ trợ cả hai thiết bị có khả năng cấp cao và cấp thấp, chẳng hạn như những thiết bị không hỗ trợ JavaScript. Nâng cấp tăng dần có các nguyên tắc cốt lõi sau: Tất cảc ác nội dung cơ bản nên có thể dễ dùng với tất cả các trình duyệt. Tất cả các chức năng cơ bản nên có thể dễ dùng với tất cả các trình duyệt. Bố trí nâng cao được cung cấp bởi CSS liên kết ngoài. Hành vi nâng cao được cung cấp bởi JavaScript liên kết ngoài. Các sở thích trình duyệt của người dùng cuối được tôn trọng. Tất cả các nội dung cơ bản nên trình diễn (như đã thiết kế) trên các thiết bị cơ bản, trong khi nhiều nền tảng và các trình duyệt nâng cao hơn sẽ dần dần được nâng cấp bằng CSS và JavaScript liên kết ngoài, bổ sung. jQuery Mobile hiện đang cung cấp sự hỗ trợ cho các nền tảng di động sau đây: - Apple® iOS: iPhone, iPod Touch, iPad (tất cả các phiên bản). 50 - Android™: tất cả các thiết bị (tất cả các phiên bản). - Blackberry®: Torch (phiên bản 6). - Palm™: WebOS Pre, Pixi. - Nokia®: N900 (đang xây dựng). 2.4 Phân tích chương trình Bảng 2.5: Các chức năng chính của chương trình truy vấn thông tin qua di dộng STT 1 Tên chức năng Tra cứu thông tin giá điện. 2 Tích hợp nhắn tin sms vào hệ thống 3 Thanh toán qua ngân lượmg Mô tả Tra cứu thông tin giá điện cho khách hàng Hỗ trợ các thiết bị nhắn tin qua tin nhắn sms. Hỗ trợ khách hàng thanh toán qua ngân lượmg. Mô tả chi tiết các công việc phải làm đối với các chức năng: - Chức năng 1: Tra cứu thông tin giá điện. Để thực hiện tra cứu được, đầu tiên phải có giao diện để nhập vào các thông tin như mã khách hàng, tháng, năm. Sau khi lấy được thông tin cần thiết, sẽ thực hiện truy vấn vào database rồi lấy ra thông tin cần thiết. - Chức năng 2: Tích hợp nhắn tin sms vào hệ thống. Để tích hợp chức năng này vào hệ thống ta phải sử dụng 1 tổng đài, ở đây sử dụng tổng đài của fibosms. Để sử dụng được tổng này, chúng ta phải đăng ký tài khoản trên hệ thống của fibosms, khi đó họ sẽ cấp cho chúng ta 1 hệ thống sms nhỏ, ở đó có thể cấu hình cú pháp của tin nhắn đến,... Công việc của chúng ta là sử dụng tổng đài đó kết hợp với hệ thống tra cứu, để tích hợp vào hệ thống, chúng ta cần biết được cơ chế lấy tin từ fibo chuyển sang khi khách hàng nhắn tin (phần trên đã trình bày rõ cơ chế nhận tin nhắn). - Chức năng 3: Thanh toán qua ngân lượrng. Thanh toán qua ngân lượng giúp người dùng thanh toán rất nhanh, để tích hợp được chức năng này, chúng ta phải kết nối được với ngân lượng, khi kết nối được rồi sẽ truyền các thông tin như thông tin người bán, thông tin giá cả (giá điện) cần thanh toán, việc còn lại là ngân lượng sẽ làm nốt. 51 2.5 Kết luận chương 2 Trong chương 2 đã trình bày về hệ thống quản lý dữ liệu, các chức năng của chương trình, các phương pháp truy vấn thông tin giá điện qua thiết bị di động qua modem và website. Trong chương này cũng đã trình bày về cách cấu hình tin nhắn sử dụng tổng đài của fibosms và tâp lệnh AT dùng để sử dụng modem GSM. 52 CHƯƠNG 3: GIAO DIỆN VÀ THỬ NGHIỆM 3.1 Một số giao diện chính 3.1.1 Giao diện web thực hiện chức năng tra cứu cho PC Hình 3.1: Giao diện đăng nhập web 53 Hình 3.2: Giao diện trang tra cứu 54 Hình 3.3: Giao diện trang admin Hình 3.4: Giao diện thanh toán 55 3.1.2 Giao diện thực hiện chức năng tra cứu cho di động 56 Hình 3.5: Giao diện đăng nhập di động 57 Hình 3.6: Giao diện trang tra cứu cho di động 3.1.3 Giao diện Client-Server 3.2 Thử nghiệm và đánh giá  Công cụ sử dụng - Ngôn ngữ: C#, Asp.net. - Công cụ lập trình: Visual studio 2010. - Cở sở dữ liệu: SQL server 2008. 58  Thử nghiệm - Mô hình giả lập Client-Server • Thực hiện được các kết nối giữa Server với các Client • Server gửi yêu cầu lấy dữ liệu cho các Client khi cần cập nhật dữ liệu chỉ số điện của các công tơ đang kết nối với Client. • Client có nhiệm vụ đọc chỉ số công tơ và gửi trả chỉ số về cho Server. • Server lưu trữ dữ liệu và tính toán sơ bộ số điện tiêu thụ cho từng công tơ (giúp cho việc tra cứu dễ dàng hơn) - Hệ thống quản lý dữ liệu • Hệ thống quản lý các dữ liệu liên quan đến việc tính toán chỉ số công tơ. • Tạo hệ thống đăng ký trực tuyến cho khách hàng có nhu cầu lắp đặt công tơ. • Quản lý thông tin khách hàng sở hữu công tơ dễ dàng và nhanh chóng • Hệ thống truy vấn tin nhắn di động và giao diện web tra cứu • Với dữ liệu thu thập được từ mô hình giả lập, chỉ số điện sẽ được truy vấn thông qua tin nhắn di động, hoặc vào trang web tra cứu dành cho di động.  Đánh giá Chương trình mới chỉ là mô hình giả lâp cho phương pháp thu thâp chỉ số công tơ qua sóng di động. Cần triển khai trên các thiết bị modem GSM thật để xử lý việc gửi nhận tin nhắn dữ liệu và tính toán độ trễ của modem trong quá trình gửi nhận tin nhắn. Hệ thống quản lý thực hiện chức năng quản lý cơ bản cho dữ liệu công tơ. Cần bổ sung thêm các chức năng báo cáo, tính toán lượng điện tiêu thụ của từng khu vực cụ thể. Với hệ thống truy vấn qua tin nhắn sử dụng dich vụ của fibosms còn chưa có tính kinh tế cao. Với việc sử dụng trung gian thứ 3 là tổng đài fibosms, chi phí gửi nhận tin nhắn truy vấn còn cao. Hướng xử lý: Xây dựng hệ thống gửi nhận tin nhắn tự động qua một thiết bị modem GSM. Modem GSM này sẽ đóng vai trò service, nhận tin nhắn và xử lý yêu cầu của từng tin nhắn cụ thể và thực hiện gửi tin nhắn phản hồi. Với hệ thống như vây, chi phí cho các tin nhắn truy vấn và phản hồi chỉ tùy thuộc vào gói cước đã đăng ký với nhà mạng. 3.3 Kết luận chương 3 Trong chương này đã trình bày về một số giao diện để truy vấn thông tin giá điện, trong đó có giao diện truy vấn cho người dùng sử dụng giao diện máy tính và giao diện cho người dùng sử dụng điện thoại. 59 KẾT LUẬN Trong đồ án này đã trình bày về mô hình giả lập theo phương pháp thu thập qua sóng di động và lưu trữ dữ liệu vào cơ sở dữ liệu. Xây dựng hệ thống quản lý dữ liệu và truy vấn thông tin số công tơ qua thiết bị di động, bằng cách truy cập vào website hoặc nhắn tin theo cú pháp đã thiết lập.  Những kết quả đạt được Qua quá trình tìm hiểu và hoàn thành chương trình, em đã đạt được những kết quả sau: Giới thiệu tổng quan về công tơ một pha và tìm hiểu một vài công nghệ về lập trình trên di động. Giới thiệu mô hình giả lập truyền dữ liệu theo phương pháp thu thập qua sóng di động. Giới thiệu hệ thống quản lý dữ liệu trên giao diện website: - Quản lý các danh mục Giúp khách hàng đăng ký lắp công tơ trực tuyến Nắm rõ quy trình tra cứu giá điện Tìm hiểu và nắm rõ được cách hoạt động của tổng đài nhắn tin. Nâng cao kỹ năng lập trình... Những hạn chế và hướng phát triển Mặc dù đã cố gắng, nỗ lực hết mình song thời gian tìm hiểu về đề tài chưa được nhiều và những hạn chế về khả năng lập trình, các định nghĩa, thuật ngữ trong hệ thống điện và điều kiện nghiên cứu còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những khuyết thiếu và hạn chế, em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét quý báu của quý thầy cô và bạn bè để kết quả của đề tài hoàn thiện hơn. 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. Fibosms.com, “FiboSMSGateway_Mo hinh ket noi qua Webp age_vn” 2. Trung Chính,“Module SIM508 dùng cho ứng dụng GPRS” Tiếng Anh: 3. Wave, “AT commands interface guide for os 6.61 ” Tài liệu khác: 4. http://www.ninhthuan.gov.vn/chinhquyen/sokhcn/Pages/DIEN-KE-UNGDUNG-CONG-N GHE-MOI.aspx 5. Cungungnhanluc.bacgiang.gov.vn 61 [...]... GPRS server 34 2.1.3 Hệ thống quản lý dữ liệu Hệ thống quản lý dữ liệu thu thập từ công tơ gồm các chức năng chính sau: Bảng 2.2: Các chức năng hệ thống quản lý dữ liệu S Tên chức năng Mô tả TT 1 Quản lý biểu giá Quản lý giá điện cho từng mức tiêu thụ Quản lý các đơn vị quản lý chính Xử lý các đơn đăng ký lắp công tơ của khách hàng Quản lý các loại công tơ sử dụng Quản lý thông tin các công tơ đang... giá điện được sự đồng ý của nhà nước - Chức năng 2: Quản lý các đơn vị Chức năng này dùng để quản lý các đơn vị quản lý công tơ theo từng khu vực Để sử dụng chức năng này, chúng ta cần có thông tin các đơn vị quản lý của từng khu vực cụ thể trên địa bản triển khai hệ thống 35 - Chức năng 3: Quản lý đơn đăng ký Chức năng này để người quản lý hệ thống xử lý các đơn đăng ký lắp công tơ của khách hàng trực... thông qua chức năng 6 - Chức năng 4: Quản lý loại công tơ Chức năng này dùng để quản lý các loại công tơ hiện đang được hệ thống đưa vào sử dụng và lắp đặt cho khách hàng - Chức năng 5: Quản lý công tơ Chức năng này để người quản lý hệ thống quản lý thông tin các công tơ đang hoạt động, cập nhật thông tin cho các công tơ khi có yêu cầu Thực hiện thêm mới công tơ khi xử lý thành công đơn đăng ký lắp công... tin các công tơ đang hoạt động Khách hàng có thể đăng ký lắp đặt công tơ trực tiêp trên website 2 Quản lý các đơn vị 3 Quản lý đơn đăng ký 4 Quản lý loại công tơ 5 Quản lý công tơ 6 Đăng ký lắp công tơ Mô tả chi tiêt các chức năng: Mỗi chức năng đều gồm có 3 chức năng con: Thêm, Xóa, Sửa - Chức năng 1: Quản lý biểu giá Chức năng này được dùng để cập nhật giá điện theo từng mức tiêu thụ điện của từng công... động ở Việt Nam và ứng dụng của lập trình di động trong lập trình web 28 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỮ LIỆU VÀ TRUY VẤN THÔNG TIN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG Trong chương 2 sẽ trình bày về hệ thống quản lý dữ liệu, các phương pháp truy vấn thông tin giá điện qua thiết bị di động qua modem và website 2.1 Hệ thống quản lý dữ liệu 2.1.1 Phương pháp chuyển dữ liệu Đồ án này nghiên cứu phương pháp thu thập dữ liệu... chi phí thời gian lớn, việc thu thập thủ công cũng thừng gây sai lệch số liệu gây thất thoát cho ngành điện và ảnh hưởng đến hộ tiêu dùng điện Như vậy hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh tế sẽ không cao Đây chính là lý do cần một hệ thống quản lý và thu thập dữ liệu từ công tơ bằng sóng RF Hệ thống này không làm thay đổi cấu trúc, chức năng của hệ thống vân hành mà chỉ bổ sung tạo lên hiệu quả cao hơn... 0 ~ 99999.9 kWh LCD 1200bps 1.2.3 Nguyên tắc làm việc Khi công tơ làm việc thì điện áp và dòng điện được lấy mẫu riêng biệt Dữ liệu được xử lý bằng một mạch tổ hợp đặc biệt để tính công suất, sau đó được gởi tới CPU để xử lý Cuối cùng, CPU sẽ gửi dữ liệu đã xử lý để hiển thị, giao tiếp với các thiết bị đầu ra khác theo yêu cầu Nguyên tắc hoạt động của Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử 1 pha VSE11... Chức năng này dành cho khách hàng khi truy cập vào hệ thống Khách hàng khi có yêu cầu lắp công tơ mới, sẽ sử dụng chức năng này để đăng ký với hệ thống Hệ thống sẽ ghi lại đơn đăng ký và chờ người quản lý xử lý 2.1.4 Cơ sở dữ liệu 36 ... VSE11 b, Nội dung hiển thị của màn hình LCD Công tơ điện tử có màn hình LCD hiển thị lần lượt 05 chu kỳ như sau: Bảng 1.5: Chu kỳ công tơ 1 pha Chu kỳ 1 và 2: Thể hiện số Seri công tơ, dung để Điện lực quản lý Biểu tưởng “ID” số Seri được chia thành 2 phần, hiển thị 2 chu kỳ: chu kỳ 1 là 6 số đầu và chu kỳ 2 là 6 số sau 13 Chu kỳ 3: Hiển thị điện năng tiêu thụ Biểu tượng “US” thể hiện điện năng tiêu thụ... trở do địa hình tại vị trí lắp đặt công tơ Khi lắp đặt thêm và đưa vào sử dụng các thiết bị mới không làm thay đổi tính năng, cấu trúc của các thiết bị đang vận hành, không gây ảnh hưởng đến tổ chức quản lý, điều hành chung d, Giải pháp sử dụng sóng di động GSM/GPRS Hiện tại Tổng công ty Điện lực Miền Bắc có khoảng 11.700 công tơ điện sử dụng cho các khách hàng lớn và hàng ngàn công tơ đo đếm tại các ... MỘT PHA VÀ TRUY VẤN THÔNG TIN GIÁ ĐIỆN TRÊN THIẾT BỊ DI ĐỘNG” Hệ thống có chức tự động thu thâp liệu công tơ pha từ xa, xử lý liệu lưu trữ vào sở liệu hệ thống Hệ thống giúp người dùng tra cứu thông. .. truy vấn thông tin thiết bị di động - Xây dựng hệ thống quản lý liệu Truy vấn thông tin thiết bị di động (SMS) Truy vấn giao di n website Chương 3: Giao di n thử nghiệm - Yêu cầu hệ thống Giao di n... luồng công việc nhân viên 1.2 Tổng quan công tơ pha 1.2.1 Giới thiệu công tơ pha Trong xu ứng dụng công nghệ mới, công tơ điện tử dần thay công tơ điện khí Công tơ điện xoay chiều kiểu điện tử pha

Ngày đăng: 13/10/2015, 18:51

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan