1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tin học khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình

3 223 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 18,52 KB

Nội dung

Tin học: Khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình I. MỤC TIÊU: - Biết các khái niệm về lập trình và ngôn ngữ lập trình. - Hiểu khả năng của ngôn ngữ lập trình bậc cao, phân biệt được với ngôn ngữ máy và hợp ngữ. - Hiểu ý nghĩa của chương trình dịch, phân biệt được biên dịch và thông dịch. - Biết các thành phần của ngôn ngữ lập trình và phân biệt được các thành phần này. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1.Chuẩn bị của giáo viên: - Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Máy vi tính, máy chiếu. - Có thể chuẩn bị một đoạn chương trình viết bằng một ngôn ngữ lập trình bậc cao nào đó. 2.Chuẩn bị của học sinh: - Sách giáo khoa, vở ghi. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hoạt động 1(25p): - Tìm hiẻu khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình. - Tìm hiểu ý nghĩa và phân biệt sự khác nhau giữa các loại chương trình dịch. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Hỏi: Em hãy nêu các loại ngôn ngữ lập trình mà em biết, phân biệt ngôn ngữ lập trình bậc cao và các ngôn ngữ máy? Hỏi: Nêu các bước để giải bài toán trên máy tính. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Ngôn ngữ lập trình bậc cao, hợp ngữ, ngôn ngữ máy. - Phân biệt ngôn ngữ lập trình bậc cao và ngôn ngữ máy: Ngôn ngữ lập trình bậc cao gần với ngôn ngữ tự nhiên, không phụ thuộc vào các loại máy, chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao cần phải dịch sang ngôn ngữ máy để máy thực hiện. - Xác định bài toán - Lựa chọn và thiết kế thuật toán - Viết chương trình - Hiệu chỉnh - Viết tài liệu Như vậy, để giải các bài toán trên máy tính điện tử, sau khi xác định bài toán, xây dựng thuật toán là viết chương trình. Công việc đó được gọi là lập trình. Hỏi: Vậy lập trình là gì? Lập trình là sử dụng cấu trúc dữ liệu và các câu lệnh của ngôn ngữ lập trình cụ thể để mô tả dữ liệu và diễn đạt các thao tác của thuật toán. Máy tính chỉ trực tiếp hiểu được chương trình viết HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH bằng ngôn ngữ máy. vì vậy để máy tính hiểu được chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao cần có chương trình chuyển đổi nó thành chương trình viết bằng ngôn ngữ máy. Chương trình làm nhiệm vụ chuyển đổi đó gọi là chương trình dịch. Vậy chương trình dịch là gì? Input: Chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao. Output: Chương trình máy tính hiểu được. Hỏi: Tham khảo các ví dụ trong sách giáo khoa em hãy cho biết có những loại chương trình dịch nào? và nêu đặc điểm của mỗi loại.? Nhận xét ý kiến học sinh và nhấn mạnh lại sự khác biệt của hai loại chương trình dịch. Trong môi trường làm việc của ngôn ngữ lập trình cụ thể ngoài chương trình dịch còn có một số thành phần liên quan có chức nằng như: biên soạn, lưu trữ, tìm kiếm... Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính. Trả lời câu hỏi:  Thông dịch: - Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn. - Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hoặc nhiều câu lệnh trong chương trình nguồn. -Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được  Biên dịch: - Duyệt, phát hiện lỗi, kiểm tra tính đúng đắn các câu lệnh trong chương trình nguồn. - Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện được trên máy tính và có thể lưu trữ và sử dụng lại về sau. Hoạt động 2(15p): Tìm hiểu các thành phần của ngôn ngữ lập trình. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 1. Các thành phần cơ bản: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có 3 thành phần cơ bản : Bảng chử cái, cú pháp, ngữ nghĩa. ?Tham khảo SGK em hãy cho biết ý nghĩa của các thành phần trên. HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Bảng chử cái: Là tập các kí tự được dùng để viết chương trình. - Cú pháp: Là bộ quy tắc để viết chương trình. - Ngữ nghĩa: Xác định ý nghĩa thao tác cần thực hiện, ứng với tổ hợp kí tự dựa vào ngữ cảnh của nó. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Nhận xét, chuẩn hoá ý kiến của học sinh và đưa ra một số minh hoạ cho mỗi thành phần. Lưu ý: chương trình dịch chỉ phát hiện lỗi cú pháp. IV. TỔNG KẾT(5P): - Củng cố lại nội dung tiết học để học sinh hiểu rõ khái niệm lập trình,ngôn ngữ lập trình và ý nghĩa của chương trình dịch. - Phân biệt được sự khác nhau giữa phân biệt thông dịch và biên dịch. - Xem trước nội dung bài 2. ... VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH ngôn ngữ máy để máy tính hiểu chương trình viết ngôn ngữ lập trình bậc cao cần có chương trình chuyển đổi thành chương trình viết ngôn ngữ máy Chương trình làm nhiệm... chương trình dịch Vậy chương trình dịch gì? Input: Chương trình viết ngôn ngữ lập trình bậc cao Output: Chương trình máy tính hiểu Hỏi: Tham khảo ví dụ sách giáo khoa em cho biết có loại chương trình. .. động 2(15p): Tìm hiểu thành phần ngôn ngữ lập trình HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN Các thành phần bản: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có thành phần : Bảng chử cái, cú pháp, ngữ nghĩa ?Tham khảo SGK em cho

Ngày đăng: 13/10/2015, 17:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w