1. Trang chủ
  2. » Tất cả

bt514

59 303 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 479,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 5 LỜI MỞ ĐẦU 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN .7 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hang thương mại 7 1.1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại .7 1.1.2. Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại .7 1.1.3. Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại 8 1.1.3.1. Căn cứ vào đối tượng khách hàng 8 1.1.3.2. Căn cứ vào thời gian cho vay .8 1.1.3.4. Căn cứ vào tài sản đảm bảo .10 1.2. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại .10 1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân .10 1.2.2.1. Độ rủi ro cao 11 1.2.2.2. Chi phí thẩm định khoản vay thường lớn .11 1.2.2.3. Đối tượng cho vay thường đa dạng 11 1.2.2.4. Số lượng các khoản vay nhiều nhưng giá trị thường nhỏ .11 1.2.3. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân .12 1.2.3.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 12 1.2.3.2. Căn cứ vào mục đích đi vay 13 1.2.3.3. Căn cứ vào thu nhập khách hàng đi vay: .13 1.2.4. Lợi ích cho vay khách hàng cá nhân 13 1.2.4.1.Đối với khách hàng cá nhân 13 1.2.4.2.Đối với ngân hàng 14 1.2.4.3.Đối với nền kinh tế .14 1.3 Mở rộng cho vay khách hàng cá nhân của NHTM .15 1.3.1. Quan điểm về mở rộng cho vay khách hàng cá nhân .15 1 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng hoạt động cho vay 15 1.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại các NHTM 17 1.4.1. Các nhân tố chủ quan .17 1.4.2. Các nhân tố khách quan 19 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI .21 2.1. Vài nét về chi nhánh Ngân hàng VCB Hà Nội 21 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 21 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng VIETCOMBANK Hà Nội 22 2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban 22 2.1.2.2. Chức năng các phòng ban 24 2.1.3. Công tác hoạt động kinh doanh của Ngân hàng VIETCOMBANK Hà Nội26 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 32 2.2.1.Quy trình chung của Ngân hàng VCB Hà Nội cho vay khách hàng cá nhân32 2.2.1.1.Đối tượng cho vay 32 2.2.1.2. Nguyên tắc cho vay và điều kiện cho vay .32 2.2.1.3. Phương thức cho vay 33 2.2.1.4. Quy trình cho vay cá nhân 35 2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay cá nhân tại chi nhanh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .37 2.3.Đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại VCB Hà Nội .41 2.3.1. Kết quả đạt được 41 2.3.2.Nguyên nhân và hạn chế .42 2.2.3.1. Nguyên nhân .42 2.2.3.2. Hạn chế .44 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI .45 2 3.1.Định hướng mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội .45 3.1.1. Định hướng phát triển chung của VIETCOMBANK Hà Nội 45 3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động cho vay cá nhân .45 3.2. Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội 46 3.2.1.Đẩy mạnh hoạt động Marketing trong ngân hàng .46 3.2.1.1. Xây dựng giao tiếp khuếch trương sản phẩm .47 3.2.1.2. Xây dựng văn hoá giao dịch Vietcombank 47 3.2.2. Phân loại nhóm khách hàng mục tiêu .48 3.2.3. Không ngừng phát triển công nghệ ngân hàng .50 3.2.4. Đa dạng hoá hình thức và sản phẩm cho vay cá nhân 51 3.2.5. Xây dựng các sản phẩm chiến lược 52 3.2.6. Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng .53 3.2.7. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng 53 3.2.8. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng cá nhân .54 3.3. Một số kiến nghị 54 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ, các Bộ ngành 54 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước .55 3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 56 KẾT LUẬN 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .59 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KH : Khách hàng VCB: VIETCOMBANK NHTM: Ngân hàng thương mại. TCTD: Tổ chức tín dụng TSBĐ: Tài sản bảo đảm 4 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Sơ đồ1: Sơ đồ tổ chức và mối quan hệ các phòng ban. Bảng 1: Tổng huy động vốn cuối kỳ của ngân hàng VCB chi nhánh Hà Nội Bảng 2: Hoạt động tín dụng qua các năm 2007 – quý IV/2009 Bảng 3:Tổng lợi nhuận trước thuế theo kế hoạch và thực tế của chi nhánh ngân hàngVCB Hà Nội năm 2007 – quý IV/2009 Bảng 4: Hoạt động cho vay KH cá nhân tại chi nhánh Ngân hàng VCB Hà Nội Bảng 5: Hoạt động cho vay cá nhân tại Chi nhánh VCB Hà Nội 5 LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và biến động không ngừng như hiện nay, đời sống con người ngày càng được nâng cao khiến cho nhu cầu vay vốn của cá nhân cũng thay đổi nhiều so với trước đây. Theo đánh giá của các chuyên gia tổ chức tài chính kinh tế thì các nhu cầu về mua nhà cửa, sửa chữa nhà, mua xe ô tô, du lịch, kinh doanh chứng khoán, chi phí du học ngày càng tăng mạnh mẽ. Có thế nói đây là thị trường tiềm năng để cho các ngân hàng mở rộng hoạt đông cho vay, gia tăng lợi nhuận. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều ngân hàng chỉ tập trung đến khách hàng lớn như các doanh nghiệp mà chưa thực sự quan tâm đến khách hàng cá nhân. Là một trong những chi nhánh hàng đầu của hệ thống Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đang từng bước đẩy mạnh hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng cá nhân góp phần vào sự phát triển kinh tế của Thủ đô đồng thời nâng cao vị thế của Ngân hàng Ngoại thương trong việc xây dựng hình ảnh của một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam. Với lý do trên “ Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh Hà Nội ” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu chuyên đề tốt nghiệp. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương: Chương I: Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân Chương II: Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng VIETCOMBANK Hà Nội Chương III: Các giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng VIETCOMBANK Hà Nội 6 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN 1.1. Hoạt động cho vay của ngân hang thương mại 1.1.1.Khái quát về Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại (NHTM) là tổ chức kinh doanh tiền tệ tín dụng có vị trí quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trường ở các nước. Có nhiều khái niệm khác nhau về ngân hàng thương mại: Ở Mỹ: NHTM là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Ở Pháp: NHTM là những xí nghiệp và cơ sở nào thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hay hình thức khác các số tiền mà họ dùng cho chính họ vào nghiệp vụ chiết khấu, tín dụng hay dịch vụ tài chính. Ở Ấn Độ: NHTM là cơ sở nhận các khoản ký thác để cho vay hay tài trợ đầu tư. Theo Pháp lệnh Ngân hàng năm 1990 của Việt Nam: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nghiệp vụ thường xuyên và chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Theo luật Các tổ chức tín dụng Việt Nam có hiệu lực vào tháng l0/1998:“Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Nghị định của Chính phủ số 49/20001NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước ". 1.1.2. Khái niệm về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại Hoạt động cho vay là một trong hai hoạt động cơ bản của ngân hàng. Cho vay là việc một bên (bên cho vay) cung cấp nguồn tài chính cho đối tượng khác (bên đi vay) trong đó bên đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho vay trong một thời hạn thỏa thuận và thường kèm theo lãi suất. Hoạt động cho vay được thực hiện theo một số nguyên tắc nhất định để đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời cho các Ngân hàng bao gồm: Khách hàng phải cam kết hoàn trả gốc và lãi theo thời gian xác định , cam kết sử dụng vốn theo mục đích đã được thỏa thuận với ngân hàng và không trái với pháp luật quy định,ngân hàng cho vay trên phương án, dự án đầu tư có hiệu quả. 7 1.1.3. Phân loại cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.3.1. Căn cứ vào đối tượng khách hàng • Cho vay đối với doanh nghiệp Cho vay đối với khách hàng là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống ở trong nước và ngoài nước.Đối với các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay đối với các doanh thường chiếm tỉ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay. • Cho vay đối với khách hàng cá nhân Để đáp ứng nhiều nhu cầu vốn khác nhau như để mua nhà, mua các thiết bị gia dụng; sửa chữa nhà, xây dựng nhà, mua ôtô, kinh doanh các loại chứng khoán niêm yết trên sàn giao dịch và các nhu cầu tiêu dùng khác. 1.1.3.2. Căn cứ vào thời gian cho vay Căn cứ vào chu kỳ sản xuất, kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, khả năng trả nợ của khách hàng, Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận: • Cho vay ngắn hạn: Thời gian cho vay không quá 12 tháng. Các khoản vay này thường nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. • Cho vay trung hạn: Thời gian chi vay từ 12 tháng và không quá 60 tháng.Các khoản vay này nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. • Cho vay dài hạn: Thời gian cho vay trên 60 tháng. Các khoản vay này thường nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. Đối với các ngân hàng thương mại thì tỉ trọng cho vay ngắn hạn thường cao hơn so với vay trung và dài hạn, do cho vay trung và dài hạn thì mức độ rủi ro cao hơn. 1.1.3.3. Căn cứ vào phương thức cho vay • Cho vay theo hạn mức Là sản phẩm tín dụng được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn bổ sung vốn lưu động thường xuyên. Quá trình vay vốn, trả nợ 8 diễn ra nhiều lần trong thời hạn sử dụng hạn mức được quy định trong hợp đồng tín dụng hạn mức • Cho vay theo dự án đầu tư Nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn để đầu tư Dự án (Dự án đầu tư/phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, phương án phục vụ đời sống) được thực hiện tại Việt Nam và một số nước/vùng lãnh thổ tuỳ vào Dự án cụ thể phù hợp với quy định của pháp luật và của Vietcombank trong từng thời kỳ Mọi tổ chức kinh tế có dự án đầu tư phù hợp với đối tượng cho vay của Vietcombank Cụ thể như: Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị kinh doanh có đăng ký kinh doanh: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty hợp doanh.Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cơ quan, đơn vị trực thuộc các tổ chức trên. • Cho vay thấu chi Cho vay thấu chi là hình thức cấp tín dụng của TCTD cho KH bằng cách cho phép KH chi vượt 1 số tiền nhất định trong tài khoản tiền gửi thanh toán của KH, đáp ứng nhu cầu cần tiền nóng của KH, vì vậy lãi suất thường cao và tính theo ngày.Hình thức này áp dụng với khách hàng có độ tin cậy cao,thu nhập đều đặn và kì thu nhập ngắn.Khách hàng phải chịu một mức lãi suất thấu chi đồng thời nếu các khoản chi quá mức thấu chi đều phải chịu lãi phạt và bị đình chỉ sử dụng hình thức thấu chi. Hình thức thấu chi linh hoạt, thủ tục đơn giản do hoàn toàn thực hiện tự động bằng công nghệ ngân hàn và phần lớn là không có bảo đảm. • Cho vay hợp vốn Cho vay đồng tài trợ (cho vay hợp vốn) là hình thức cấp tín dụng thông qua việc tham gia tài trợ vốn của từ hai tổ chức tín dụng trở lên, trong đó có một tổ chức tín dụng đứng ra làm đầu mối • Cho vay trả góp Là khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn được thanh toán làm hai hay nhiều lần liên tiếp (thường theo tháng hoặc theo quý). Những khoản vay này thường 9 được dùng để mua những vật dụng đắt tiền (như xe ô tô, thuyền, đồ dung…). Nhìn chung các khoản vay trả góp này mang lãi suất cố định, tuy nhiên loại mang lãi suất thả nổi cũng đang dần trở nên phổ biến. • Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng Phương thức này thường được áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu dự phòng nguồn vốn tín dụng trong một khoảng thời gian xác định nhằm mục đích đảm bảo khả năng chủ động về tài sản khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh hay dịch vu. Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng duy trì trong một thời gian nhất định. Khách hàng thanh tóan lãi hằng tháng, thanh tóan vốn theo các kỳ hạn khác nhau được quy định trên các giấy nhận nợ 1.1.3.4. Căn cứ vào tài sản đảm bảo • Cho vay có tài sản đảm bảo Cho vay có TSBĐ là việc khách hàng dùng động sản hay bất động sản hợp pháp của mình thế chấp, cầm cố để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ đối với bên vay, hoặc bảo đảm từ tài sản hình thành từ vốn vay, hoặc bảo lãnh bằng tài sản bên thứ ba cho món vay của mình đối với ngân hàng. Bên thứ ba(bên bảo lãnh0 sẽ cam kết với tổ chức tín dụng cho vay vể việc dùng tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong trường hợp khách hàng vay không trả được hoặc không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. • Cho vay không có tài sản bảo đảm Là việc khách hàng dùng uy tín của mình hoặc được người khác dùng uy tín để bảo lãnh đảm bảo cho khoản vay đối với ngân hàng. Khi khoản vay không thu hồi được, có quyền đòi bên thứ 3 đứng ra bảo đảm, như vậy bên thứ 3 lúc này có nghĩa vụ phải trả thay. Đối với bảo đảm bằng tài sản theo chỉ đinh của Chính phủ áp dụng với các dự án đầu tư thuộc chương trình kinh tế đặc biệt, có trọng điểm của Nhà nước và đối với một số khách hàng thuộc đối tượng được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi về các điều kiện vay vốn theo quy định văn bản quy phạm của Chính phủ. 1.2. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại 1.2.1 Khái niệm cho vay khách hàng cá nhân Cho vay cá nhân là một hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng(người cho vay) giao cho đối tượng khách hàng cá nhân(người đi vay) một khoản tiền để sử 10

Ngày đăng: 18/04/2013, 15:07

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Hoạt động tín dụng qua các năm 2007 – quýIV/2009 - bt514
Bảng 2 Hoạt động tín dụng qua các năm 2007 – quýIV/2009 (Trang 28)
Bảng 4: Hoạt động cho vay KH cá nhân tại chi nhánh Ngân hàngVCB Hà Nội - bt514
Bảng 4 Hoạt động cho vay KH cá nhân tại chi nhánh Ngân hàngVCB Hà Nội (Trang 38)
Loại hình - bt514
o ại hình (Trang 40)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w