1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

49 2,7K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

Đề tài: SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Trang 2

CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG, CUNG -CẦU LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG

DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản về lao động, việc làm, cung - cầu lao động

1.1.1 Khái niệm về lao động

Lao động có thể hiểu là hoạt động có mục đích của con người, thông qua hoạtđộng đó cong người tác động vào tự nhiên cải biến chúng thành những vật có íchnhằm đáp ứng một hay một số nhu cầu nào đó của con người Hoạt động lao động có

ba đặc trưng cơ bản:

Thứ nhất, về mặt tính chất, hoạt động lao động phải có mục đích (có ý thức)

của con người Đặc trưng này chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động lao động của conngười và hoạt động có tính chất bản năng của con vật Con vật duy trì sự tồn tại củamình bằng những sản vật có sẵn trong tự nhiên, còn con người dùng sức lao động củabản thân để tạo ra những sản phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của bản thânmình và cho cả xã hội

Thứ hai, về mục đích, hoạt động lao động phải tạo ra sản phẩm nào đó nhằm

thõa mãn nhu cầu nào đó của con người Vấn đề này nhằm phân biệt với những hoạtđộng có mục đích không nhằm thõa mãn nhu cầu chính đáng của con người, khôngphục vụ cho người, cho sự tiến bộ của xã hội

Thứ ba, xét về mặt nội dung, hoạt động lao động của con người là phải tắc

động vào tự nhiên và xã hội nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho lợiích của con người Nội dung này nhằm phân biệt giữa hoạt động lao động với hoạtđộng không tạo ra sản phẩm, hoạt động phá hoại tự nhiên Ngày nay các hoạt động laođộng còn xem xét là các hoạt động bời đắp bảo tồn tự nhiên

1.1.2 Khái niệm về việc làm

Việc làm là phạm trù dùng để chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao động vànhững điều kiện cần thiết (vốn tư liệu sản suất, công nghệ…) để sử dụng sức lao động

đó Sự phù hợp giữa chi phí ban đầu và sức lao động có nghĩa là mọi người có khảnăng lao động, có nhu cầu làm việc đều có việc làm Nếu chỉ xem xét trên phươngdiện sử dụng hết thời gian lao động khi có việc làm thì đó là việc làm đầy đủ; còn nếuxem xét trong trường hợp sử dụng triệt để nguồn lực về vốn, tư liệu sản xuất và sứclao động ta có khái niệm việc làm hợp lý

Trang 3

Điều 13 chương II “Việc làm” của Bộ luật Lao động, một hoạt động được coi

là có việc làm cần thõa nãm 2 điều kiện:

Một là, hoạt động phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho các

thành viên trong gia đình Điều này chỉ rõ tính hữu ích và nhấn mạnh tiêu thức tạo rathu nhập của việc làm

Hai là, hoạt động đó không bị pháp luật ngăn cấm Điều này chỉ rõ tính pháp lý

của việc làm

Tạo việc làm là quá trình tạo ra số lượng, chất lượng của tư liệu sản xuất, sốlượng và chất lượng sức lao động và các điều kiện kinh tế xã hội khác để kết hợp tưliệu sản xuất và sức lao động Để tạo việc làm cần phải kết hợp nhiều cơ quan tổ chứccũng như cá nhân người lao động tạo thành cơ chế tạo việc làm

1.1.3 Khái niệm về cung – cầu lao động

1.1.3.1 Khái niệm về cung lao động

Mỗi người, ở những thời điểm khác nhau, phải quyết định làm việc hay khônglàm việc, làm việc cho ai và làm việc bao nhiêu thời gian Đó chính là biểu hiện củacung lao động của mỗi cá nhân Tại mỗi thời điểm, cung lao động của toàn bộ xã hộiđược hiểu là tổng cung lao động của mỗi cá nhân

Như vậy cung lao động phản ánh khả năng tham gia trên thị trường lao độngcủa người lao động trong những điều kiện nhất định Cung lao động của xã hội là khảnăng cung cấp sức lao động của nguồn nhân lực xã hội Nó được thể hiện thông qua

số lượng hoặc chất lượng lao động hoặc ở thời gian của những người tham gia vàmong muốn tham gia lao động trên thị trường

1.1.3.2 Khái niệm về cầu lao động

Có thể hiểu cầu lao động là lực lượng lao động mà người sử dụng lao độngchấp nhận thuê ở các điều kiện nhất định Tổng cầu lao động của một nền kinh tế(hoặc của một tổ chức, doanh nghiệp, một ngành…) là toàn bộ nhu cầu về lao độngcủa nền kinh tế (hoặc một tổ chức, doanh nghiệp, ngành…) ở một thời kỳ nhất địnhtrong những thời kỳ nhất định

Các doanh nghiệp thuê mướn lao động tùy thuộc vào người tiêu dùng muanhiều hay ít hàng hóa – dịch vụ mà họ sản xuất ra Nhu cầu thuê mướn lao động cũnggiống như nhu cầu về các yếu tố đầu vào khác của quá trình sản xuất, là “cầu phátsinh” Vì vậy, người sử dụng lao động thuê nhiều hay ít tùy thuộc vào cầu sản phẩm,điều kiện, hoàn cảnh của từng tổ chức, doanh nghiệp hay nền kinh tế

1.1.3.3.Thị trường lao động và cân bằng thị trường lao động

Trang 4

Có thể hiểu thị trường lao động là nơi người lao động tìm việc làm và cácdoanh nghiệp tìm thuê lao động (nơi diễn tra quá trình mua bán sức lao động) Quátrình trao đổi giữa hai bên làm cho mức tiền công và mức việc làm có xu hướng dịchchuyển tới điểm mà tại đó thời gian người lao động muốn làm việc bằng với thời gian

mà doanh nghiệp muốn thuê

Hình 1: Đồ thị mô tả cầu và cung lao động trong thị trường lao động

Điểm E được gọi là điểm cân bằng Thị trường lao động hướng tới điểm này

1.2 Cầu lao động trong doanh nghiệp

Tương tự như khái niệm cầu lao động thị trường nói chung, cầu lao động trongdoanh nghiệp là lượng lao động mà doanh nghiệp chấp nhận thuê ở những điều kiệnhoàn cảnh nhất định

Tùy thuộc vào hoàn cảnh về kinh tế, tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đặcđiểm của doanh nghiệp… mà doanh nghiệp sẽ quyết định lượng lao động là baonhiêu

Xác định cầu lao động trong doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng, nó

Trang 5

giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng ứng phó trong sản xuất kinh doanh, doanhnghiệp có thể tính toán được chi phí sản xuất trong tương lai Vì lao động cũng là mộtyếu tố đầu vào vô cùng quan trọng cho nên việc xác định được chính xác cầu lao động

sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí không cần thiết, tạo được ưu thếtrong cạnh tranh

Để xác định lượng cầu lao động trong doanh nghiệp một cách chính xác khôngphải vấn đề đơn giản, khi xác định cầu lao động trong doanh nghiệp thì trước hếtchúng ta cần xem xét các yếu tố nào ảnh hưởng tới cầu lao động trong doanh nghiệp,mức độ tác động của nó như thế nào, mục tiêu sản xuất kinh doanh sắp tơi của doanhnghiệp ra sao, tình hình kinh tế xã hội tương lai như thế nào…ww Sau đây chúng ta

sẽ đi tìm hiểu về một số các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệpVIệt Nam

1.3 Một số yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam

1.3.1 Vốn doanh nghiệp

Vốn được hiểu là của cải do con người tạo ra tích lũy lại, dưới dạng vật thểhoặc tài chính Công nghiệp hóa hiện đại hóa của nước ta hiện nay có nhiều loại vốn,trong đó vốn trong nước chiếm vị trí quyết định, vốn nước ngoài đóng vai trò chủđạo.Vốn trong nước bao gồm các tài nguyên thiên nhiên, của cải tích lũy trong nướcqua nhiều thế hệ… Vốn nước ngoài là các nguồn đầu tư, viện trợ, cho vay …

Một doanh nghiệp muốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh trên bất kỳlĩnh vực nào đi chăng nữa đều phải có vốn Vốn dùng để xây dựng cơ sở hạ tầng, muathiết bị máy móc Vốn dùng để mua nguyên nhiên vật liệu, thuê lao động… Khi doanhnghiệp muốn mở rộng sản xuất (theo chiều rộng hay chiều sâu) đều phải cần có vốn

Trong phần này chúng ta xem xét tới mức độ ảnh hưởng của vốn đầu tư tới nhu

cầu lao động trong doanh nghiệp như thế nào Vốn đầu tư sản xuất là toàn bộ các

khoản chi phí nhằm duy trì hoặc gia tăng mức vốn sản xuất Vốn đầu tư sản xuất đượcchia thành vốn đầu tư vào tài sản cố định (vốn cố định) và vốn đầu tư vào tài sản lưuđộng(vốn lưu động) Đến lượt mình, vốn đẩu tư vào tài sản cố định lại chia thành vốnđầu tư cơ bản và vốn đầu tư sửa chữa lớn Vốn đầu tư cơ bản làm tăng khối lượngthực thể của tài sản cố định, bảo đảm bù đắp số tài sản cố định bị hao mòn và tăngthêm phần xây lắp dở dang Còn vốn sửa chữa lớn không làm tăng khối lượng thực thểcủa tài sản, do đó nó không có trong thành phần của vốn đầu tư cơ bản Nhưng vai tròcủa vốn sửa chữa lớn tài sản cố định cũng giống như vai trò kinh tế của vốn đầu tư cơbản và nhằm đảm bảo thay thế tài sản bị hư hỏng

Như vậy, hoạt động đầu tư cho sản xuất là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi

Trang 6

năng lực sản xuất cũ và tạo thêm năng lực sản xuất mới, nói cách khác, đó là quá trìnhthực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất Hoạt động đầu tư là hết sức cần thiết,xuất phát từ 3 lý do:

Thứ nhất là, do đặc điểm của việc sử dụng tài sản cố định tham gia nhiều lầnvào quá trình sản xuất, giá trị bị giảm dần và chuyển dần từng phần vào trong giá trịsản phẩm Trái lại đối với tài sản lưu động lại tham gia một lần vào quá trình sản xuất

và chuyển toàn bộ giá trị vào trong giá trị sản phẩm Vì vậy, phải tiến hành đầu tư để

bù đắp giá trị tài sản cố định bị hao mòn và duy trì dự trữ ngyên vật liệu cho quá trìnhsản xuất tiếp theo Nói cách khác, đầu tư nhằm thực hiện tái sản xuất giản đơn tài sảnsản xuất - Thứ hai là, nhu cầu quy mô sản xuất xã hội ngày cành mở rộng đòi hỏi phảitiến hành đầu tư nhằm tăng thêm tài sản cố định mới và tăng thêm dự trữ tài sản lưuđộng Tức là, thực hiện tái sản xuất mở rộng tài sản sản xuất - Thứ ba là, trong thờiđại của tiến bộ công nghệ diễn ra rất mạng mẽ, nhiều máy móc, thiết bị … nhanhchóng bị rời vào trạng thái lạc hậy công nghệ Do đó, phải tiến hành đầu tư mới, nhằmthay thế các tài sản sản xuất đã bị hao mòn vô hình

Tái sản xuất tài sản cố định được xem là một hoạt động hết sức quan trọng, cótính chất lâu dài và có những mối quan hệ ổn định, ảnh hưởng đến tất cả các ngành,các khâu và các yếu tố trong nền kinh tế Tái sản xuất tài sản cổ định và năng lực sảnxuất mới, bao gồm ba giai đoạn của một quá trình đầu tư thống nhất: Giai đoạn một –hình thành nguồn, khối lượng và cơ cấu cốn đầu tư cơ bản; giai đoạn hai – giai đoạn

“chín muồi” của vốn đầu tư cơ bản và biến vốn đó thành việc đưa tài sản cố định bànăng lực sản xuất mới vào hoạt động; giai đoạn ba – hoạt động của tài sản cố định vànăng lực sản xuất mới trong thời hạn phục vụ của chúng

Hoạt động đầu tư thường được tiến hàng dưới hai hình thức đầu tư trực tiếp vàđầu tư gián tiệp

Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư mà người có vốn tham gia trực tiếp vào

quá trình hoạt động và quản lý đầu tư, họ biết được mục tiêu đầu tư cũng như phươngthức hoạt động của các loại vốn mà họ bỏ ra Hoạt động đầu tư này có thể được thựchiện dưới các dạng: hợp đồng, liên doanh, cồn ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn

Đầu tư gián tiếp là hình thức bỏ vốn vào hoạt động kinh tế nhằm đem lại hiệu

quả cho bản thân người có vốn cũng như cho xã hội, những người có vốn không trựctiếp thường được thực hiện dưới dạng: cổ phiếu, tín phiếu…Hình thức đầu tư nàythường ít gặp rủi ro hơn so với đầu tư trực tiếp

Như vậy ta có thể thấy được tầm quan trọng của vốn nói chung hay vốn đầu tư

Trang 7

sản xuất nói riêng trong quá trình sản xuất Việc vốn tăng thêm (hay giảm đi) sẽ kéotheo tăng thêm một là về quy mô hoặc là về chất lượng sản xuất, từ đó keo theo sựtăng lên (hay giảm đi) về nhu cầu lao động của doanh nghiệp Chúng ta có thể lấy ví

dụ như thế này: một doanh nghiệp đầu tư thêm vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu

tư mua thêm máy móc để sản xuất ra nhiều hàng hóa hơn, như vậy rõ ràng doanhnghiệp sẽ phải thuê thêm lao động để sản xuất, làm cho cầu lao động trong doanhnghiệp tăng lên Tuy nhiên cũng có trường hợp doanh nghiệp đầu tư vào trang thiết bịmới, cần ít nhân công hơn, như vậy cầu lao động của doanh nghiệp giảm xuống Từ

đó có thể thấy rằng, việc tăng vốn có thể làm cho cầu lao động trong doanh nghiệptăng hoặc giảm, chúng ta theo dõi và kết hợp với một số các chỉ tiêu khác, từ đó đưa

ra nhận định của mình về xu hướng cầu lao động trong một giai đoạn nào đó

1.3.2.Yếu tố doanh thu

Doanh thu là luồng tiền được của hãng sau khi bán các sản phẩm và dịch vụ

của mình Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân vớisản lượng

Theo thuật ngữ kế toán, Doanh thu: Là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanhnghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanhthông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Phần doanh thu có thêm nhờ sản xuất thêm được một đơn vị sản phẩm gọi là

doanh thu biên Nó có thể diễn đạt bằng tỷ lệ giữa mức thay đổi trong doanh thu với

mức thay đổi trong sản lượng Công thức tính doanh thu biên, vì thế có thể viết nhưsau:

(1)trong đó MR là doanh thu biên, TR là doanh thu, còn Q là sản lượng Do

Trang 8

thêm 01 đơn vị (01kg) thì số tiền (doanh thu) của người nông dân tăng lên đúng bằngvới giá của 01kg lúa gạo Doanh thu biên = giá sản phẩm.

1.3.3 Yếu tố lợi nhuận

Lợi nhuận là thu nhập ròng có được do sản xuất hay bán được các hàng hóa và

dịch vụ: nghĩa là, số tiền còn lại dành cho nhà doanh nghiệp sau khi thanh toán tất cảcác khoản vốn (lãi suất), đất đai (tô), lao động (bao gồm chi phí quản lý, lương và tiềncông), nguyên liệu thô, thuế và khấu hao Nếu như doanh nghiệp làm ăn kém cỏi, lợinhuận có thể là số âm, và trong trường hợp đó thì chúng biến thành các khoản lỗ

Lợi nhuận, trong kinh tế học, là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu

tư sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; làphần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

Công thức tính lợi nhuận:

 = TR – TCTrong đó:  : là lợi nhuận

TR: là tổng doanh thu TC: là tổng chi phí (trong đó bao gồm cà thuế)

Lợi nhuận, trong kế toán, là phần chênh lệch giữa giá bán và chi phí sản xuất

Sự khác nhau giữa định nghĩa ở hai lĩnh vực là quan niệm về chi phí Trong kế toán,người ta chỉ quan tâm đến các chi phí bằng tiền, mà không kể chi phí cơ hội như trongkinh tế học Trong kinh tế học, ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận sẽ bằng 0.Chính sự khác nhau này dẫn tới hai khái niệm lợi nhuận: lợi nhuận kinh tế và lợinhuận kế toán

Lợi nhuận kinh tế lớn hơn 0 khi mà chi phí bình quân nhỏ hơn chi phí biên,cũng tức là nhỏ hơn giá bán Lợi nhuận kinh tế sẽ bằng 0 khi mà chi phí bình quânbằng chi phí biên, cũng tức là bằng giá bán.[1] Trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo(xét trong dài hạn), lợi nhuận kinh tế thường bằng 0 Tuy nhiên, lợi nhuận kế toán cóthể lớn hơn 0 ngay cả trong điều kiện cạnh tranh hoàn hảo

Mục tiêu của doanh nghiệp là có được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất(tối đa hóa lợi nhuận) Khi mà doanh nghiệp có mức doanh thu cao, mà mức chi phíthấp (lợi nhuận cao), đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất là có lợi,

do vậy doanh nghiệp sẽ có xu hướng đầu tư thêm vào để tăng quy mô, từ đó tăngdoanh thu lên; hoặc tăng chất lượng sản xuất, từ đó giảm chi phí xuống Những việctăng giảm đó kéo theo sự tăng hay giảm nhu cầu về lao động của doanh nghiệp Thôngthường khi thấy có lợi, doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất thuê thêm lao động, từ đó

Trang 9

làm cầu lao động trong doanh nghiệp tăng lên Còn ngược lại, nếu bị thua lỗ, doanhnghiệp thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm lao động, làm cho cầu lao động của doanhnghiệp giảm xuống.

1.3.4 Yếu tố tài sản doanh nghiệp

Tài sản là của cải vật chất dùng vào mục đích sản xuất hoặc tiêu dùng Khiphân loại tài sản theo chu kỳ sản xuất, ta có tài sản cố định và tài sản lưu động Cònkhi phân loại tài sản theo đặc tính cấu tạo của vật chất, ta có tài sản hữu hình và tài sản

Là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đãđược đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiềuchu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí vềquyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

Là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính.Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặctiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính Tổng sốtiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tươngđương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng

Trong kế toán, một tài sản lưu động là một tài sản trong bảng cân đối trong đó

dự kiến sẽ được bán hoặc sử dụng hết trong tương lai gần, thường là trong vòng mộtnăm, hoặc một chu kỳ kinh doanh - tùy cái nào dài hơn Tài sản điển hình hiện naybao gồm tiền, tương đương tiền, tài khoản phải thu, kho, phần của các tài khoản trảtrước đó sẽ được sử dụng trong vòng một năm, và đầu tư ngắn hạn Trong bảng cânđối, tài sản thông thường sẽ được phân loại thành tài sản lưu động và tài sản dài hạn

Lãi suất hiện hành được tính bằng cách chia tổng tài sản hiện tại của tổng số nợngắn hạn Nó thường được sử dụng như một chỉ báo về tính thanh khoản của công ty ,khả năng đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn

Trang 10

Bao gồm những vật (có những điều kiện nhất định) tiền và giấy tờ có giá (ngônngữ luật học) Tài sản hữu hình là những cái có thể dùng giác quan nhận biết đượchoặc dùng đơn vị cân đo đong đếm được Điều kiện để vật trở thành tài sản là một vấn

đề còn tranh cãi rất nhiều Bởi vì khi vật không thuộc của ai gọi là vật vô chủ không aigọi là tài sản vô chủ cả Khi nói đến tài sản hữu hình bắt buộc chúng phải có một sốđặc tính riêng như:

 Thuộc sở hữu của ai đó;

 Có đặc tính vật lý;

 Có thể trao đổi được;

 Có thể mang giá trị tinh thần hoặc vật chất;

 Là những thứ đã tồn tại (tài sản trước kia) đang tồn tại và có thể có trongtưong lai

Là những quyền tài sản (nghĩa hẹp) thuộc sở hữu của một chủ thể nhất định vàthường chỉ gắn với một chủ thể nhất định và không thể chuyển giao Tuy nhiên một sốquyền tài sản có thể chuyển giao như thương hiệu hàng hóa hoặc ủy quyền cho chủthể khác Tài sản vô hình là những thứ không thể dùng giác quan để thấy được vàkhông thể dùng đại lương để tính Nhưng trong quá trình chuyển giao có thẻ quy ratiền (cái này là quan trọng nhất) Tùy từng thời điểm nhất định mà quyền tài sản có giánhư thế nào Việc gây thiệt hại về tài sản vô hình của chủ thể sẽ phải bồi thườngnhưng rất khó để xác định giá trị của nó Ngoài những quy định trong luật còn việcxác định giá trị của tài sản vô hình không thể xác định được

1.3.5 Yếu tố loại hình doanh nghiệp

Sau thời kỳ đổi mới, đất nước ta bước vào thời kỳ nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa, là một nền kinh tế nhiều thành phần Sự đa dạng của cácthành phần kinh tế đó là do sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ đó tạo nên mối sự

đa dạng của các loại hình sở hữu, nguyên nhân sâu xa của sự đa dạng loại hình doanhnghiệp Bởi lẽ, mỗi loại hình sở hữu sẽ quyết định loại hình doanh nghiệp ra sao

Chúng ta có các loại hình sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước, sở hữu tậpthể, sở hữu cá nhân và sở hữu tư bản tư nhân Tùy theo việc sở hữu về vốn mà chúng

ta có các loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước; hợp tác xã; doanh nghiệp

tư nhân; doanh nghiệp các thể hộ gia đình; doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp cóvốn đầu tư của nước ngoài; doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nước ngoài…

Vậy loai hình doanh nghiệp sẽ tác động tới cầu lao động trong các doanhnghiệp như thế nào Chúng ta có thể phân tích như sau: Loại hình doanh nghiệp khác

Trang 11

nhau sẽ quyết định khác nhau tới cầu lao động trong doanh nghiệp Ví dụ như, loạihình doanh nghiệp nhà nước, sẽ cần nhiều lao động hơn loại hình doanh nghiệp cá thể

hộ gia đình; hay loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài sẽ sử dụng laođộng nhiều hơn hay thấp hơn loại hình doanh nghiệp khác Phân tích như thế sẽ cungcấp cho nhà hoạch định chính sách thông tin về mức độ ảnh hưởng của nhà nước, tưnhân và nước ngoài tới việc giải quyết việc làm trong đất nước như thế nào Từ đó cóthể đưa ra những quyết sách cho thời kỳ sắp tới

1.3.6 Yếu tố ngành sản xuất kinh doanh

Do đăc điểm, tính chất của từng ngành là khác nhau nên yêu cầu về trình độcũng như số lượng lao động trong các ngành khác nhau là khác nhau Điều đó lý giảitại sao có sự khác biệt về cầu lao động giữa các ngành kinh tế Cầu lao động trong mộtngành là tổng nhu cầu lao động trong ngành đó trong một khoảng thời gian xác đinh

Đặc điểm, tính chất của từng ngành đặt ra yêu cầu đối với lao động trongngành Nông nghiệp vốn là ngành thiên về sức mạnh cơ bắp, không đòi hỏi nhiều vềtrình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuật Ngược lại ngành côngnghiệp lại đòi hỏi cao về trình độ học vấn cũng như trình độ chuyên môn kỹ thuậtcùng với sự khéo léo, sức mạnh cơ bắp lẫn sự dẻo dai Đối với ngành dịch vụ thì sứcmạnh trí óc lại là yếu tố hàng đầu Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹthuật, lao động thủ công dần được thay thế bằng những máy móc hiện đại và do đó trítuệ trở thành yếu tố không thiếu cho phát triển kinh tế thì nhu cầu lao động của cácngành ngày càng khác nhau Nhiệm vụ đặt ra là xem xét xem sự tác động khác nhaugiữa các ngành tới cầu lao động trong doanh nghiệp và đưa ra những lý giải cho sựkhác nhau đó

1.3.7 Tuổi doanh nghiệp

Tuổi doanh nghiệp là số năm đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Nó được tính bằng năm hiện tai (năm điều tra) trừ đi năm doanh nghiệp bắtđầu tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh

Vấn đề đặt ra là, tuổi doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào tới cầu lao độngtrong doanh nghiệp Nên nhớ rằng trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh rất khốcliệt, một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được không phải là một chuyện đơngiản; Khi tuổi doanh nghiệp càng cao, có nghĩa là doanh nghiệp càng lâu đời, đồngnghĩa với việc doanh nghiệp đã có một vị trí đứng nhất định trên thị trường cạnhtranh, với việc càng ngày càng muốn nâng cao vị trí của mình trên thương trường thìdoanh nghiệp phải tiếp tục đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, đồng thời mở rộng sảnxuất nhằm chiếm lĩnh thị trương; do đó cùng với tuổi của doanh nghiệp càng lớn thì

Trang 12

cầu lao động của doanh nghiệp cũng tăng lên theo Tuy nhiên cũng có trường hợp tuổidoanh nghiệp ngược chiều với cầu lao động trong doanh nghiệp Nguyên nhân có thểgiải thích như sau: một là doanh nghiệp đó đang trong giai doạn cải tổ về mặt kỹthuật, tăng cường hệ thống dây chuyền tự động, hoặc có thể nền kinh tế đang tronggiai đoạn suy thoái, thì mặc dù tuổi doanh nghiệp tăng nhưng cầu lao động lại giảm.Tuy nhiên, thông thường trong ngắn hạn, tuổi doanh nghiệp sẽ thuận chiều với cầu laođộng trong doanh nghiệp; có nghĩa là tuổi doanh nghiệp lớn thì cầu lao động trongdoanh nghiệp cũng cao.

1.3.8 Yếu tố vùng miền

Phân vùng lãnh thổ về mặt tự nhiên thông thường dựa vào điều kiện tự nhiên làchính như đặc điểm về địa hình (độ cao), đặc điểm khí hậu…; có thể phân ra: miềnnúi, trung du, đồng bằng, ven biển và hải đảo

Trong nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, phân vùng phát triển có thể trùng vớiphân vùng lãnh thổ về mặt tự nhiên Phân vùng để quản lý hành chính, thực hiện cácchế độ, chính sách xã hội cũng có thể trùng với phân vùng về mặt tự nhiên

Tuy nhiên, việc phân vùng nêu trên chỉ mang tính tương đối để tập trung chỉđạo phát triển Và việc phân vùng về mặt kinh tế không thay thế phân vùng về mặt tựnhiên, phân vùng hành chính Trong thực tiễn, cần nghiên cứu làm rõ những đặc điểmcủa từng loại phân vùng để có thể sử dụng một cách tổng hợp, tạo thuận lợi trong quátrình chỉ đạo, lãnh đạo, áp dụng vào hoạt động thực tiễn của các cấp, các ngành, địaphương

Vùng kinh tế hình thành trên cơ sở tác động tổng hợp của nhiều yếu tố Nóimột cách khác, để phân chia các vùng kinh tế cần có các căn cứ, đó là các yếu tố tạovùng kinh tế:

- Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ: Phân công lao động theo lãnh thổvừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế Phân công lao động theolãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổnhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện vàđặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế Các vùng kinh tế thôngqua các mối liên hệ kinh tế, liên kết với nhau trong 1 hệ thống phân công lao độngtheo lãnh thổ thống nhất Sự phân công lao động xã hội theo lãnh thổ là yếu tố tạovùng cơ bản nhất

- Yếu tố tự nhiên:Ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên, vĩnh viễn tới quá trìnhphát triển và phân bố sản xuất và do đó ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành vùngkinh tế Bao gồm các yếu tố sau: Đất đai, khí hậu, khoáng sản, các nguồn tài nguyên

Trang 13

khác

- Yếu tố cơ sở hạ tầng; Bao gồm: Trung tâm công nghiệp, thành phố lớn, các

cơ sở sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp quan trọng, cơ sở giao thông vận tải

Vùng kinh tế trước hết phải là một vùng sản xuất chuyên môn hoá

- Sự chuyên môn hoá nói lên chức năng sản xuất cơ bản và quyết địnhphương hướng sản xuất chủ yếu của vùng trong một giai đoạn phát triển kinh tế nhấtđịnh Mặt khác, sự chuyên môn hoá của vùng kinh tế nói lên vai trò và vị trí của vùngtrong nền kinh tế phải gánh vác đối với cả nước hay đối với nhiều vùng khác trongmột thời gian tương đối dài

- Chuyên môn hoá sản xuất vùng kinh tế là dựa vào những ưu thế của vùng

để phát triển một số ngành có ý nghĩa đối với cả nước, hoặc có ý nghĩa đối với thịtrường thế giới Những ưu thế của vùng là những điều kiện đặc thù về tự nhiên, kinh

tế, dân cư, lịch sử, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật và công nghệ

Khối lượng và chất lượng sản phẩm hàng hoá xuất ra ngoài vùng là chỉ tiêuchuyên môn hóa quan trọng nhất của vùng về một ngành sản xuất nào đó Câu hỏi đặt

ra cho nhà phân tích là, các khu vực vùng miền khác nhau sẽ có cầu lao động khácnhau như thế nào, tại sao lại có sự khác nhau như vây?

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT

NAM

2.1 Khái quát thực trạng nền kinh tế Việt Nam

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của QuỹTiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứngthứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người Đây là nền

kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài ĐảngCộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc,

Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngânhàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương,

Trang 14

ASEAN Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nướcASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc

Các đặc trưng của kinh tế Việt Nam hiện nay:

* Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế hỗn hợp, vận hành theo cơ chế thị trường,theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa và nhiều nước và khối kinh tế bao gồm cả một sốnền kinh tế thị trường tiên tiến cũng công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.Việt Nam có nhiều thành phần kinh tế Theo cách xác định hiện nay của chính phủ,Việt Nam có các thành phần kinh tế sau: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tưnhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tưnước ngoài Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê, năm 2007, khu vực kinh tếnhà nước là khu vực lớn nhất, chiếm 36,43 % GDP thực tế của Việt Nam, tiếp theo lầnlượt là kinh tế cá thể (29,61 %), kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (17,66 %), kinh tế tưnhân (10,11 %)

* Cơ cấu kinh tế Kinh tế Việt Nam được chia thành 3 khu vực (hay còn gọi 3

ngành lớn) kinh tế, đó là: nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; công nghiệp (bao gồmcông nghiệp khai thác mỏ và khoáng sản, công nghiệp chế biến, xây dựng và sản xuấtvật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối khí, điện, nước); thương mại, dịch vụ, tàichính, du lịch, văn hóa, giáo dục, y tế.Tính cho tới năm 2007, khu vực thứ nhất chiếm20,29 % GDP thực tế, khu vực thứ hai chiếm 41,58 % (trong đó công nghiệp chế biếnchiếm 21,38 %) Ngành tài chính tín dụng chỉ chiếm 1,81 % GDP thực tế

* Về địa lý kinh tế: lãnh thổ Việt Nam được chia thành 7 vùng địa lý-kinh tế,

đó là: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, đồng bằng song Cửu Long Ngoài ra, cũng cònnhiều cách phân vùng kinh tế khác được áp dụng Ở 3 miền của đất nước có 4 vùngkinh tế trọng điểm làm đầu tàu cho phát triển kinh tế của cả nước và vùng miền Ở ven

biển, có 13 khu kinh tế với những ưu đãi riêng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước

và làm động lực cho phát triển kinh tế của các vùng Ngoài ra, dọc biên giới với Trung

Quốc, Lào, Campuchia có một loạt các khu kinh tế cửa khẩu, trong đó có 9 khu kinh

tế cửa khẩu được ưu tiên phát triển (Móng Cái, Lạng Sơn-Đồng Đăng, Lào Cai, Cầu

Treo, Lao Bảo, Bờ Y, Mộc Bài, An Giang, Đồng Tháp)

* Kinh tế vĩ mô - tài chính: Năm 2008, Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính

theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18% Những lo ngại về lạmphát tăng tốc nhanh trong năm 2007 và nửa đầu năm 2008 đã khiến Chính phủ quyếtđịnh thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ và tài chính cũng như tác động củakhủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến kinh tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến (dự

Trang 15

kiến là 7%) Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước tuy thấp hơn 8,48% so với năm

2007, nhưng trong bối cảnh khửng hoảng kinh tế toàn cầu mà nền kinh tế Việt Namvẫn đạt tốc độ tương đối cao như trên là một cố gắng rất lớn

* Kinh tế đối ngoại - hội nhập kinh tế: Năm 2008, Việt Nam xuất khẩu được

khoảng 64.8 tỷ dollar Mỹ, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng côngnghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp,

23,5% là hàng nông, lâm, thủy sản Trong khi đó cùng năm, giá trị nhập khẩu ước đạt

60,8 tỷ dollả, trong đó ước khoảng 30,2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng

cụ các loại, 63,7% là nguyên, vật liệu, chỉ có 6,1% là hàng tiêu dùng

Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực vào tăng trưởng kinh

tế của Việt Nam Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp

và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiều FDI nhất – 67% số dự án và 60% tổng giátrị FDI đăng ký Sau đó đến khu vực dịch vụ - 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị.Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tínhtheo giá trị FDI đăng ký lần lượt là Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản.Riêng năm 2008, số FDI mới đăng ký (nghĩa là không tính số xin phép tăng vốn phátsinh trong năm) đạt 32,62 tỷ dollar Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốcgia và lãnh thổ Tính đến hết năm 2007, có 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệulực với tổng số vốn đăng ký khoảng 2 tỷ dollar và vốn thực hiện khoảng 800 triệudollar Đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâmnghiệp

Bảng 2.1:Vốn đầu tư toàn xã hội vào các khu vực kinh tế từ 2000-2008

Nguồn: Tổng cục thống kê

Nhìn vào bảng trên, ta thấy từ năm 2000 tới năm 2007 tổng vốn đầu tư liên tục

Trang 16

tăng, vốn đầu tư vào các khu vực kinh tế đều tăng, tuy nhiên vốn đầu tư của năm 2008vào khu vực nhà nước giảm, trong khi tổng vốn đầu tư và vốn đầu tư vào các khu vựckinh tế ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đều tăng tăng Vốn đầu

tư vào khu vực kinh tế ngoài nhà nước và vốn đầu tư vào khu vực có vốn nước ngoàităng mạnh trong các năm 2007 và 2008 Năm 2006 vốn đầu tư khu vực ngoài nhànước là 154006 tỷ đồng, tới năm 2007 tăng lên thành 204705 tỷ đồng và năm 2008 là

244081 tỷ đồng; còn trong khu vực vó vốn đầu tư nước ngoài thì năm 2007 là 129399

tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2006 (65604 tỷ đồng), tới năm 2008 con số này là

192360 tỷ đồng Điều đó cho thấy, chính sách của chính phủ tăng cường thu hút vốnnước ngoài, đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế phi chính phủ tạo động lực pháttriển kinh tế Bảng 2.2 và Hình 2.1 cho ta thấy rõ hơn điều này

Bảng 2.2: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ 2000-2008

Nguồn: Tổng cục thống kê

Hình 2.1: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế từ 2000-2008

Trang 17

Nguồn: Tổng cục thống kê

Năm đầu tiên gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (2007), các yếu tố kinh tế

vĩ mô của Việt nam tiếp tục ổn định và có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết cáclĩnh vực: GDP đạt mức tăng trưởng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng21,5% so với 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ (tăng 35,5%); thu hút vốn FDI đạt 20,3 tỷUSD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm phát ở mức 12,63% Đóng góp vào sựtăng trưởng, phát triển và ổn định nền kinh tế nói trên phải kể đến vai trò không nhỏcủa hệ thống ngân hàng Năm 2007, hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp mộtlượng vốn lớn (tương đương 18% GDP) cho nền kinh tế, tăng trưởng tín dụng liên tụctăng qua các năm (năm 2007 tăng 54% so với mức tăng 37% của năm 2006, 39% năm2005)

Sang năm 2008, kinh tế Việt nam trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong suốtmột thập kỷ phát triển tương đối ổn định: CPI những tháng đầu năm tăng cao với mứctăng cao nhất (3,91%) trong tháng 5, tính đến 31/8/2008, chỉ số CPI là 21,65% so vớiđầu năm (cùng kỳ 2007 chỉ là 6,8%); nhập siêu tăng mạnh chủ yếu do giá cả hàng hóatrên thế giới (đặc biệt giá lương thực, dầu mỏ tăng cao) Tháng 3/2008, nhập siêu ởmức kỷ lục là -3,3 tỷ USD và tỷ trọng nhập siêu/xuất khẩu lên tới 63% Trước tìnhhình đó, Chính phủ đề ra 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô

Bảng 2.2:Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh 1994

Tốc độ tăng so với năm trước (%) Đóng góp của mỗi khu vực

vào tăng trưởng 2008 (Điểm phần trăm)

Trang 18

Nông, lâm nghiệp

và thấp nhất là của ngành nông nghiệp

Hình 2.2: Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng kinh tế

Đóng góp của mỗi khu vực vào tăng trưởng 2008

số cao hơn, sức tàn phá mạnh hơn, mùa màng thất bát, chi phí cho canh tác nôngnghiệp tăng lên Dịch bệnh (như cúm A/H1N1) cũng ảnh hưởng bất lợi đến tăngtrưởng kinh tế trên quy mô toàn cầu (du lịch và hành khách hàng không giảm sút)

Tổng kết tình hình kinh tế trong năm 2009, Chính phủ đã trình ra Quốc hộinhững thành tích đáng trân trọng: tăng trưởng GDP 5,2%, trên mức trung bình khu

Trang 19

vực song là mức thấp nhất từ một thập kỷ Lạm phát được duy trì ở mức dưới hai con

số Xóa đói giảm nghèo giảm xuống 11%, nhanh hơn cả lộ trình cam kết thực hiệnmục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG) là một điều đáng ngạc nhiên do được tínhdựa trên chuẩn nghèo cũ, đã lạc hậu nhiều vì lạm phát Cộng đồng quốc tế cũng cangợi thành tựu của Việt Nam về duy trì bình đẳng trong thu nhập thông qua chỉ sốGINI và giảm nghèo rất ấn tượng trong khu vực nông thôn, theo những báo cáo chínhthức của Chính phủ

Những thành tựu đó đạt được nhờ có một nền nông nghiệp không chỉ bảo đảm

an toàn lương thực mà còn đóng góp to lớn vào xuất khẩu, doanh nghiệp tư nhân năngđộng, người dân chịu đựng gian khổ và những nỗ lực của Chính phủ

2.2 Phân tích đánh giá thực trạng lao động, việc làm trong các doanh nghiệp Việt Nam

Dân số trung bình năm 2008 ước tính 86,16 triệu người, bao gồm nam 42,35triệu người, chiếm 49,1% tổng dân số; nữ 43,81 triệu người, chiếm 50,9% Trong tổngdân số cả nước, dân số khu vực thành thị là 24 triệu người, tăng 2,85% so với nămtrước, chiếm 27,9% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 62,1 triệu người, tăng0,55% và chiếm 72,1% Tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm

2008 ước tính 45 triệu người, tăng 2% so với năm 2007, trong đó lao động khu vựcnhà nước 4,1 triệu người, tăng 2,5%, lao động ngoài nhà nước 39,1 triệu người, tăng1,2%, lao động khu vực đầu tư nước ngoài 1,8 triệu người, tăng 18,9% Tỷ lệ thấtnghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị ước tính 4,65%

Dân số nước ta ngày càng đông và tăng nhanh, tạo áp lực tăng số người đếntuổi lao động và kéo theo đó là áp lực tạo việc làm Trong điều kiện đó, người laođộng có việc làm trong nền kinh tế vẫn tăng nhanh qua các năm, bình quân năm trongthời kì 2001-2006 tăng khoảng 871 nghìn người, và đến năm 2007 số lao động có việclàm trong nền kinh tế là khoảng 44,2 triệu người, điều đó cho thấy việc giải quyết việclàm còn cao hơn nhiều so với số đó vì còn phải thay thế cho những người không cònlàm việc nữa Kết quả trên đã làm cho tỷ lệ có việc làm ở khu vực thành thị tăng liêntục Bên cạnh đó, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn cũng tăng lên,năm 2006 tỷ lệ này là 81,79% đã tăng lên tương đối so với tỷ lệ 74,16% năm 2000.Tuy đây là những con số rất đáng khích lệ nhưng vẫn còn thấp so với một số quốc giakhác trên thế giới và trong khu vực

Tuy số lao động có việc làm liên tục tăng nhưng do tốc độ tăng thấp hơn tốc độgia tăng dân số nên tỷ lệ có việc làm trên dân số liên tục giảm trong vòng 10 năm trởlại đây từ 72,2% vào năm 1997 xuống còn 68,1% vào năm 2007 Xu hướng giảm

Trang 20

tương đối liên tục chỉ trừ năm 2001 tăng làm gián đoạn xu hướng này Tỷ lệ việc làmtrên dân số giảm ở cả nam giới và nữ giới, tuy nhiên tỷ lệ này ở nữ giới giảm mạnhhơn, chênh lệch là 5% trong khi nam giới chỉ giảm 3% tỷ lệ việc làm trên dân số ởViệt Nam tương đối cao nếu so sánh với khu vực tuy nhiên tỷ lệ này không cao bằngĐông Á

Hình 2.3 Tỷ lệ việc làm của ngành công nghiệp trong tổng số việc làm

1997 2000

2004 2005

2006 20070

5 10 15 20

%

năm

Tỷ lệ việc làm của ngành công nghiệp trong tổng số

việc làm

Nguồn: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

Hình 2.4 Tỷ lệ việc làm của ngành dịch vụ trong tổng số việc làm

1997 2000

2004 2005

2006 2007

0 5 10 15 20 25 30

%

năm

Tỷ lệ việc làm của ngành dịch vụ trong tổng số việc làm

Nguồn: Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội

Trang 21

Nhìn trên hình vẽ ta thấy được tye lệ có việc làm trong cách ngành công nghiệp

và dịch vụ tăng thoe thời gian Điều nầy chứng tở sự dịch chuyển cơ cấu lao động, mànguyên nhân xâu xa là sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngày càng tiến bộ

Hình 2.5: Tỷ lệ việc làm chia theo khu vực thành thị, nông thôn 1996-2005

50 55 60 65 70 75 80

Chung 74.3 72.2 72 71.8 70.7 71 70.9 70.4 69.9 69.6 Thành thị 61.3 61.1 60.1 60.1 60.1 61.3 60.7 60.7 59.8 60.5 Nông thôn 78 75.8 76 75.7 74.3 74.5 74.7 74 73.7 73.1

1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Nguồn: Thực trạng việc làm và thất nghiệp 1996-2005_ Bộ LĐTB & XH.

Do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, quy mô sản xuất trong nước bịthu hẹp dẫn đến tình trạng công nhân bị mất việc và thiếu việc làm tại nhiều doanhnghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Cụ thể như: Công tyPanasonic Việt Nam với hơn 6 nghìn công nhân thuộc 3 công ty con đã báo cáo xingiảm 500 lao động; công ty Nishei xin giảm 1,6 nghìn lao động; công ty Canon ViệtNam xin giảm 1,2 nghìn lao động v.v Tính chung trên địa bàn tỉnh Bình Dương cókhoảng 2 nghìn công nhân thiếu việc làm; Vĩnh Phúc có 29 doanh nghiệp cắt giảm laođộng với tổng số lao động bị cắt giảm là 1,1 nghìn người, trong đó công ty TNHHcông nghiệp TS ARI cắt giảm 390 lao động, công ty TNHH công nghiệp chính xácViệt Nam I cắt giảm 200 lao động Sang năm 2009 với nhưng tín hiệu đáng mừng củanền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng, sự phục hồi kinh tế

sẽ kéo theo số việc làm sẽ được tạo ra nhiều hơn, từ đó làm cho cầu lao động trongtăng theo

2.3 Phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới cầu lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1 Yếu tố vốn

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn được xem như là mạch máu quyết

Trang 22

định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có nguồn lực tàichính đủ mạnh, một nguồn vốn lớn sẽ có khả năng tạo thêm được nhiều công ăn việclàm cho người lao động, nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp đó ngày càng caonhằm đáp ứng quá trình mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh Hiện nay, trong điềukiện nền kinh tế còn suy thoái, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cácdoanh nghiệp sa thải lao động hoặc không có nhu cầu tuyển thêm công nhân, mộtphần là do họ thiếu vốn để duy trì sản xuất kinh doanh và trả lương cho người laođộng Tại Hà Nội, trong số 367 doanh nghiệp báo cáo, năm 2008 có tới 25.000 ngườimất việc và thiếu việc Và con số này của năm 2009 ước tính khoảng 9.000 người.Đứng trước tình trạng trên, nhà nước ta đã và đang triển khai rất nhiều biện pháp hỗtrợ cho các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất thấp ( thậm chí là 0%) nhằm khuyếnkhích họ phát triển sản xuất, đồng thời hạ xuống mức tối thiểu số nhân công bị sa thải,giúp ổn định đời sống người lao động

Xét trong hàm sản xuất của một doanh nghiệp, hai yếu tố vốn và lao động luônđồng hành, tác động qua lại, hỗ trợ lãn nhau Một doanh nghiệp có nguồn vốn cànglớn, càng có nhu cầu thuê thêm nhiều lao động Đến phần mình, lao động tăng giúp

mở rộng sản xuất, nâng cao sản lượng, làm cho nguồn vốn của doanh nghiệp ngày mộtlớn hơn Một ví dụ thực tế ở tập đoàn công nghệ cao hàng đầu Hoa kỳ Intel Theothông cho biết, việc tăng vốn đầu tư từ 300 triệu USD lên 1 tỉ USD đồng nghĩa vớiviệc cũng tăng diện tích nhà máy từ 45.000m2 lên 152.400m2 với diện tích sàn46.000m2, gấp ba lần diện tích cũ; tập đoàn này đã góp phần tăng số lao động từ 1.200người lên 4.000 người Trong đó sẽ tuyển 2.500 lao động đơn giản (tốt nghiệp phổthông và trường nghề) và 1.500 lao động cao cấp là các kỹ sư Đánh giá về nguồnnhân lực VN sau hơn tám tháng xúc tiến việc xây dựng nhà máy, ông Rick Howarth -tổng giám đốc Công ty Intel Products VN - cho biết thời gian qua ông đã tiếp xúc vớigiảng viên và SV của các trường ĐH VN và các đánh giá đều rất tốt Hiện nay IntelProducts VN có 40 nhân viên thì có đến 22 người VN và ông hài lòng với công việc

họ đang làm Qua ví dụ trên có thể thấy rằng, nguồn vốn có vai trò vô cùng quan trọngtrong việc nâng cao tỷ lệ có việc làm trong toàn nền kinh tế, góp phần thúc đẩy nhucầu lao động không ngừng tăng lên; bởi vậy các doanh nghiệp cần chú ý tới vấn đề sửdụng hiệu quả nguồn vốn, góp phần gia tăng lợi nhuận cho bản thân doanh nghiệp.đồng thời ổn định cuộc sống, tạo thêm việc làm cho người lao động

Bảng 2.3: Lượng lao động và vốn của doanh nghiệp qua các năm

Đơn vị: Lao động(nghìn người) Vốn Đầu Tư (triệu đồng)

Trang 23

Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê

Hình 2.6: Tỷ lệ gia tăng lao động trên vốn (Người/triệu đồng)

Tỷ lệ gia tăng lao động trên vốn

0 0.02

Nguồn: số liệu điều tra doanh nghiệp 2000-2007 tổng cục thống kê

Qua bảng 2.3 ta thấy: thông thường khi vốn tăng thì lượng lao động cũng tăngtheo, năm 2003 tuy vốn đầu tư giảm nhưng lượng lao động vẫn tăng Tuy nhiên nhìnvào hình 2.6 cho ta thấy tốc độ tăng lao động có xu hướng chậm hơn so với tốc độtăng vốn Điều này có thể giải thích, do các doanh nghiệp tăng vốn một phần sẽ thuêthêm lao động, một phần sẽ đầu tư vào cơ sở vật chất hạ tầng, mua thêm trang thiết bịmáy móc, mở rộng sản xuất

2.3.2 Loại hình sản xuất kinh doanh.

Loại hình doanh nghiệp cũng là một trong những nhân tố quan trọng quyết địnhđến nhu cầu lao động của doanh nghiệp đó Mỗi loại hính khác nhau thì yêu cầu về sốlượng, chuyên môn kĩ thuật, số giờ làm việc…của người lao động cũng rất khác nhau.Chẳng hạn, vói những doanh nghiệp nhà nước thì thường yêu cầu đa phần là nhữngngười có chuyên môn cao, số lượng chỉ ở một hạn mức nhất định do cơ quan, nhànước kiểm soát, làm việc theo giờ hành chính Còn ở doanh nghiệp tư nhân (đặc biệt

là các doanh nghiệp sản xuất) thường làm việc theo ca, tuyển nhiều lao động ở cáctrình độ khác nhau

Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, hiện nay cả nước cóhơn 4 triệu cơ sở kinh tế Nhìn chung, các cơ sở kinh tế, loại hình doanh nghiệp tăngnhanh ở tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản, truyền thông, năng lượng và ngânhàng Hàng năm, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thu hút khoảng từ 1,2 đến 1,5triệu người vào làm việc Lao động làm việc trong các khu vực cũng có sự chênh lệch

Trang 24

lớn: Chỉ có 4 triệu người kiếm được việc làm tại khu vực nhà nước; khu vực có vốnđầu tư nước ngoài là 1,67 triệu người, trong khi ở khu vực kinh tế ngoài nhà nước thì

có tới 40 triệu người Chiếm tỷ lệ lao động lớn nhất nhưng khối kinh tế ngoài nhànước chỉ đóng góp 47% GDP và 35% giá trị sản lượng công nghiệp Trong khi đó,khối khu vực có vốn đầu tư nước ngoài với số lượng lao động ít ỏi lại đóng góp gần19% GDP và gần 45% giá trị sản lượng công nghiệp

Qua những phân tích như trên có thể thấy rằng, chúng ta cần chú trọng đầu tưphát triển từng loại hình doanh nghiệp sao cho cân đối, phù hợp với chính sách kinh tế

xã hội của đất nước, góp phần giải quyết tốt việc tạo thêm việc làm cho người laođộng trong thời gian tới

2.3.3 Doanh thu, lợi nhuận

Doanh thu và lợi nhuận là hai nhân tố vô cùng quan trọng quyết định doanhnghiệp có đầu tư phát triển sản xuất và tuyển thêm lao động cho kì tiếp theo haykhông? Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thu về lợi nhuận cao thì đó sẽ là động lực thúcđẩy họ tiếp tục sản xuất kinh doanh nhiều hơn kì trước, từ đó nhu cầu thuê thêm laođộng cũng tăng theo Co thể nói, lợi nhuận tỷ lệ thuận với nhu cầu lao động

Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều các công ty do tác động của khủng hoảngkinh tế làm cho lợi nhuận giảm mạnh Theo đó, Công ty cổ phần đầu tư và thương mạiTNG (TNG) vừa công bố nghị quyết HĐQT điều chỉnh kế hoạch doanh thu năm 2008

từ 733,602 tỉ đồng xuống còn 717,811 tỉ đồng (giảm 2,14% so với kế hoạch đầu năm);lợi nhuận từ 27 tỉ đồng xuống 22,736 tỉ đồng (giảm 15,8% so với kế hoạch) Trongtháng 9, các nhà đầu tư cũng chứng kiến việc giảm chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty cổphần nhựa Tân Đại Hưng (TPC), Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang (DQC),Công ty cổ phần XNK Sa Giang (SGC) TPC giảm chỉ tiêu lợi nhuận năm 2008 còn15,1 tỉ đồng (giảm gần 28,44% so với kế hoạch đầu năm); doanh thu vẫn giữ nguyên

kế hoạch 243 tỉ đồng; cổ đông TPC cũng đồng ý thanh lý các hạng mục đầu tư vào cácchứng khoán ACB, Eximbank, ALTA sao cho thu hồi được nhiều vốn nhất (ít lỗnhất); tính đến 30.6, tổng số tiền đầu tư vào các chứng khoán trên của TPC là 127,81

tỉ đồng SGC điều chỉnh giảm lợi nhuận sau thuế từ 17,9 tỉ đồng còn 12 tỉ đồng (giảm33%) DQC điều chỉnh giảm doanh thu còn 650 tỉ đồng so với 1.270 tỉ đồng theo kếhoạch ban đầu (giảm 48,82%); lợi nhuận sau thuế còn 50 tỉ đồng so với 222 tỉ đồngtheo kế hoạch ban đầu (giảm 77,48%) Đứng trước tình hình đó, một loạt các công ty

đã giảm lao động, sa thải hoặc cho nghỉ vô thòi hạn Chẳng hạn như ở trung tâm giờithiệu việc làm Thanh niên cho hay, Trước Tết, Trung tâm thông báo có 500 đầu việccần tuyển lao động, nhưng phần lớn là lao động làm việc thời vụ Còn việc làm có tính

ổn định lâu dài thì rất ít, chủ yếu là yêu cầu lao động có tay nghề cao, mức lương

Ngày đăng: 18/04/2013, 14:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Đồ thị mô tả cầu và cung lao động trong thi ̣ trường lao đô ̣ng - SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Hình 1 Đồ thị mô tả cầu và cung lao động trong thi ̣ trường lao đô ̣ng (Trang 4)
Bảng 2.1:Vốn đầu tư toàn xã hội vào các khu vực kinh tế từ 2000-2008 - SỬ DỤNG MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Bảng 2.1 Vốn đầu tư toàn xã hội vào các khu vực kinh tế từ 2000-2008 (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w