Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tích cực môn Tưởng Hồ Chí Minh

12 267 2
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong dạy học tích cực môn Tưởng Hồ Chí Minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TR¦êng cao ®¼ng VÜnh Phóc -------------o0o------------- S¸NG KIÕN KINH NGHIÖM ĐỀ TÀI: “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG GIẢNG DẠY MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG VÀ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĨNH PHÚC” Giảng viên: Tạ Hoài Quang Năm học 2012 1 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên trong dạy học đã và đang là xu thế tất yếu của giáo dục hiện đại, đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy ở nước ta hiện nay. Gắn với quá trình nêu trên là khái niệm “dạy học tích cực”, trong đó “phương pháp dạy học tích cực” là một trong những vấn đề được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn và xây dựng thành những lý luận khoa học và có tính hệ thống. Phương pháp này xác định đối tượng giáo dục (người học) làm trung tâm của quá trình dạy học. Đó là cách thức dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; hướng tới việc tích cực hóa các hoạt động nhận thức của người học. Giảng viên với tư cách là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi mở, tổ chức các hoạt động giáo dục để giúp người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu trao đổi thông tin, thảo luận, tranh luận,...Ưu điểm lớn của phương pháp giáo dục này là chú trọng việc nâng cao khả năng tư duy, làm việc độc lập, sáng tạo của người học; tăng cường khả năng tương tác giữa các đối tượng người học; nêu và giải quyết tình huống, kích thích suy nghĩ, phân tích và xử lý các ý kiến đối lập, từ đó đi đến hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. Trong giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường cao đẳng, đại học liệu có thể áp dụng phương pháp dạy học này được không? Một khi các môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đường lối các mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh thường dạy và học theo hình thức ghép lớp, sĩ số sinh viên đông, cơ sở vật chất phục vụ dạy học còn nhiều hạn chế. Một thực tiễn đáng bàn là để “an toàn” và “giẫu hạn chế, khuyết điểm” về khả năng sử dụng trang thiết bị dạy học, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, nhiều giảng viên vẫn “trung thành” với giáo trình, bài giảng; bằng lòng với phương pháp truyền thụ “một chiều” và “vốn kinh nghiệm” của mình mà chưa quan tâm phát huy tính tự học, tự nghiên cứu, sự tranh luận, thảo luận của sinh viên. Đó thực sự là những trở ngại lớn cho quá trình dạy học, nhưng không phải là không thể không vượt qua. Nhưng vượt qua như thế nào, các giải pháp, biện pháp cụ thể thì không thể dễ dàng tìm ra. Qua thực tiễn giảng dạy tại trường Cao đẳng Vĩnh Phúc, tôi thấy rằng đối với môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy và 2 học là một việc làm cần thiết để tích cực hóa những hoạt động của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức. Có thể kể đến một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc cao đẳng, đại học như: phương pháp tình huống; phương pháp thảo luận, làm việc theo nhóm; phương pháp đóng vai; trò chơi trí tuệ; thực hành tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cuộc sống;… Từ đó, cũng có thể xác định một số ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh như: ứng dụng CNTT để khai thác hệ thống thông tin, tư liệu; thiết kế và trình bày bài giảng điện tử; khai thác khả năng tích hợp đa phương tiện trong thiết kế bài giảng và giảng dạy. Vì vậy trước thành công bước đầu này, tôi mạnh dạn viết sáng kiến kinh nghiệm với đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên K15 khoa Tự nhiên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc” II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận Đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong những nội dung quan trọng của đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, là một trong các vấn đề chủ yếu quyết định chất lượng giáo dục. Đổi mới phương pháp giảng dạy để đáp ứng yêu cầu của giáo dục hiện đại và mục tiêu đổi mới giáo dục hiện nay. Mục tiêu chung về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục hiện nay là “tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và qui mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân”,..Để đạt mục tiêu đó phải: “Đổi mới phương pháp đào tạo theo 3 tiêu chí: trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học; sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong hoạt động dạy và học. Khai thác các nguồn tư liệu giáo dục giáo dục mở và nguồn tư liệu trên mạng Internet”… Ngày nay, do yêu cầu, mục đích của giáo dục hiện đại, chúng ta đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao hiệu quả giáo dục là một trong những vấn đề nhức nhối thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý giáo dục mà còn thu hút sự quan tâm của chính bản thân các nhà giáo dục, các thầy cô giáo, đặc biệt là đội ngũ giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học - cái nôi đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai. 3 Vì vậy, phương pháp giảng dạy phải được đổi mới nhanh chóng để đáp ứng những yêu cầu và mục đích này trong đó đầu tiên là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động tích cực của sinh viên khi người học đóng vai trò trung tâm của quá trình giảng dạy. 2. Thực trạng dạy và học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại trường Cao Đẳng Vĩnh Phúc. Trong hệ thống các môn học bậc đại học, tư tưởng Hồ Chí Minh là bộ môn thuộc khoa học chính trị, có hệ thống kiến thức mang tính lý luận và trừu tượng. Môn học này được giảng dạy chủ yếu bằng nhóm phương pháp dùng lời nên thường mang tính truyền thụ một chiều và “áp đặt” người học. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của việc dạy học, cũng như sự yêu mến của sinh viên đối với các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, việc ứng dụng CNTT với sự tích hợp các phương tiện dạy học tiên tiến để khai thác thông tin, hình ảnh, phim tư liệu vào thiết kế bài giảng và giảng dạy sẽ làm cho nội dung bài học phong phú, đa dạng, trực quan, sinh động, giúp người học dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức. Trong môn tư tưởng Hồ Chí Minh, ứng dụng CNTT góp phần quan trọng vào việc làm giàu thông tin, tư liệu của bài giảng; phát huy khả năng tương tác giữa giảng viên với sinh viên và giữa các sinh viên trong quá trình dạy học; đồng thời, chú trọng đến đến quá trình tự giáo dục, tự chiếm lĩnh tri thức của sinh viên. Đó cũng là mục tiêu vô cùng quan trọng trong nền giáo dục hiện đại. Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay trên tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy của Bộ Giáo dục – Đào tạo đối với các môn Lý luận Mác – Lênin trong đó có môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đã tính cực tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Cụ thể hầu hết hội trường, giảng đường và các lớp học đều trang bị máy chiếu, màn chiếu, loa đài… phục vụ cho giảng dạy bằng giáo án điện tử. Đặc biệt, với hình thức học tại hội trường và dồn ghép lớp thì 100% các tiết giảng của bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh đều có thể ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy thành công. Tuy nhiên, trước đây việc giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn hoàn toàn theo phương pháp truyền thống nên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn học này chưa thực hiện được. 4 Năm học 2012 - 2013, được sự phân công của Tổ bộ môn chung, trực tiếp là nhóm Lý luận Chính trị, tôi đảm trách học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh cho K15 Khoa tự nhiên nên có điều kiện trực tiếp đứng lớp thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy học phần này. Cụ thể là học kỳ I, K15 Khoa Tự nhiên với 138 sinh viên, trong đó: K15 Toán - Lý A (31 sinh viên), K15 Toán – Lý B (51 sinh viên), K15 Tin học ứng dụng (20 sinh viên), K15 Thể dục – CTĐ (16 sinh viên), K15 Kế toán (20 sinh viên). Từ thực tế của quá trình giảng dạy này, nó là cơ sở để tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mục đích nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; tăng cường khả năng tương tác giữa giáo viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên; đồng thời, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức, việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Các biện pháp để tổ chức thực hiện 3.1. Ứng dụng CNTT để khai thác hệ thống thông tin, tư liệu Hệ thống thông tin, tư liệu phục giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh rất phong phú, đa dạng, gồm nhiều dạng khác nhau như: văn bản, sách báo, số liệu, bản đồ, sơ đồ, hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu. Đó là những “nguyên liệu” cần thiết để xây dựng những bài giảng sinh động. Ứng dụng CNTT để khai thác hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy được thực hiện theo hai hướng cơ bản sau: 3.1.1. Khai thác thông tin, tư liệu giảng dạy từ internet. Ứng dụng CNTT để khai thác thông tin, tư liệu giảng dạy từ internet là quá trình sử dụng CNTT với những phần mềm, ứng dụng tin học kết nối với internet để tìm kiếm, khai thác thông tin, tổng hợp thành hệ thống tư liệu phục vụ quá trình biên soạn, thiết kế bài giảng và giảng dạy. Hệ thống thông tin, tư liệu phục vụ giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh được lưu trữ trên internet bao gồm các tác phẩm, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh; những mẫu chuyện về cuộc đời hoạt động cách mạng, tác phong, nhân cách, đạo đức của Người; những hình ảnh, thước phim quý giá về quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngoài ra, những tư liệu, phóng sự về những con người sống và làm việc cùng thời với Chủ tịch Hồ Chí Minh được công bố trên các trang thông tin điện tử của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân như: Báo 5 điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam Đảng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tạp chí Cộng sản điện tử, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, tạp chí Lịch sử Đảng… Hệ thống thông tin tư liệu trên, cùng với giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh là những tư liệu quan trọng phục vụ cho công tác biên soạn, thiết kế bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như phục vụ cho công tác học tập, nghiên cứu, giảng dạy môn học này. Với việc sử dụng internet để khai thác thông tin tư liệu cho phép giáo viên nhanh chóng tiếp cận nhiều nguồn tài liệu khác nhau trong thời gian ngắn, kết quả được thu thập, xử lý nhanh chóng. Sau khi thu thập thông tin, việc thành lập các cây thư mục để lưu trữ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên biên soạn, thiết kế bài giảng. Sự phong phú của thư viện tư liệu (âm thanh, hình ảnh, phim tư liệu, số liệu thống kê…) sẽ giúp cho quá trình xây dựng bài giảng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả cao. Kết quả tìm kiếm và thư viện tư liệu, giáo viên có thể giới thiệu để sinh viên nghiên cứu, học tập. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của hướng khai thác này là tính xác thực và chính thống của thông tin. Vì vậy, người dạy phải hướng dẫn tiếp cận và chọn lọc thông tin để phục vụ cho học tập và nghiên cứu. Ví dụ: Ở phần “Chương I: Cơ sở, quá trình hình thành và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh” chúng ta có thể cho sinh viên xem một số bức ảnh và đoạn phim về hình ảnh gia đình, quê hương của Người như làng Sen, cụ thân sinh Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan,… hay quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Người khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tại một số nước như Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc,… 3.1.2. Khai thác tư liệu từ hệ thống băng, đĩa tư liệu về Hồ Chí Minh. Ứng dụng CNTT để khai thác tư liệu từ hệ thống băng đĩa tư liệu về Hồ Chí Minh là quá trình lựa chọn, sử dụng các thiết bị công nghệ để khai thác tư liệu từ hệ thống băng, đĩa tư liệu về Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho mục đích dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh. Hệ thống băng, đĩa tư liệu về Hồ Chí Minh hiện nay rất phong phú và đa dạng, gồm: hệ thống CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập, phim Hồ Chí Minh Chân dung một con người, phim Việt Nam - Hồ Chí Minh, các băng hình, đĩa nhạc về Chủ tịch Hồ Chí Minh… Trong đó, CD-ROM Hồ Chí Minh toàn tập là một công trình đồ sộ với 12 tập “Hồ Chí Minh toàn tập” do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành, 40 phút phim tư liệu, gần 1000 ảnh tư liệu, 220 phút âm thanh ghi lại giọng nói của 6 Chủ tịch Hồ Chí Minh, những bài hát về Chủ tịch Hồ Chí Minh... Đây thực sự là công cụ hữu ích cho giáo viên giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những nhà nghiên cứu, nhà khoa học, học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Băng đĩa về Chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn tư liệu quan trọng phục vụ đắt lực cho việc biên soạn, thiết kế bài giảng cũng như giảng dạy môn học tư tưởng Hồ Chí Minh. Từ thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đánh giá cao hiệu quả của việc sử dụng băng đĩa tư liệu vào giảng dạy là rất lớn, thu hút được sự chú ý của sinh viên; tác động trực tiếp đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của sinh viên. Đồng thời, sử dụng băng đĩa để giảng dạy, giáo viên dễ khắc sâu, mở rộng các đơn vị kiến thức, tăng tính trực quan, sinh động của bài giảng. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất của hướng khai thác này là cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy học và khả năng khai thác của người dạy cũng như người học. Ví dụ: Trong một số tiết thảo luận ở cuối các chương giảng viên có thể cho sinh viên xem một số băng tư liệu về cuộc đời hoạt động của Hồ chủ tịch, đặc biệt là bộ phim: “Hồ Chí Minh – Chân dung một con người”. 3.2. Ứng dụng CNTT để thiết kế và trình bày bài giảng điện tử Ứng dụng CNTT để thiết kế và trình bày bài giảng là quá trình sử dụng các phần mềm và phương tiện dạy học để xây dựng giáo trình, bài giảng và giảng dạy hệ thống giáo trình, bài giảng đó. Để thiết kế và trình bài giảng điện tử môn tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay, chúng tôi chủ yếu ứng dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế, phát triển và xuất bản tài liệu học tập. Microsoft Powerpoint là tiện ích dùng để hiện thực hoá ý tưởng sư phạm của bài giảng đã được thiết kế trên giấy thành những bản trình diễn sống động. Sử dụng Microsoft Powerpoint để thiết kế và trình bày bài giảng thực chất là quá trình xây dựng hệ thống bài bài giảng và trình bày bài giảng. Thực tiễn cho thấy, nhiều giáo viên, giảng viên đã lựa chọn ứng dụng này để xây dựng các bài thuyết trình, bài giảng bởi tính phổ quát và tiện dụng của nó. Microsoft PowerPoint có thể ứng dụng để thiết kế và trình bày bài giảng tư tưởng Hồ Chí Minh vì nó có một số ưu thế như: có giao diện đẹp, hiệu ứng âm thanh, màu sắc phong phú; có thể chèn hình ảnh, phim tư liệu, thiết kế các sơ đồ, biểu đồ,… thuận 7 lợi cho việc giải thích, mở rộng, liên kết kiến thức bên ngoài, làm giờ học hấp dẫn, sinh động; có khả năng kết nối với các nội dung bài học, các sản phẩm nghiên cứu, bài tập của sinh viên để tạo thành hệ thống bài giảng hoàn chỉnh; đồng thời, Microsoft Powerpoint có khả năng tích hợp cùng một lúc nhiều chức năng khác nhau: chức năng mô hình hóa, chức năng thông tin, chức năng điều khiển và định hướng thông tin, chức năng luyện tập và thực hành, chức năng thiết kế, kiểm tra đánh giá. Việc ứng dụng Microsoft Powerpoint trong thiết kế và giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên, tăng cường khả năng tương tác, làm việc độc lập theo nhóm của sinh viên cũng như khả năng tương tác giữa giữa giảng viên và sinh viên. Bên cạnh đó, giáo viên có thể tiến hành thiết kế bài giảng, điều chỉnh nội dung bài giảng một cách nhanh chóng, phù hợp với từng đối tượng nhóm, lớp học. Hầu hết các tiết giảng môn Tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay, chúng tôi đều đã soạn thảo thành công ra Microsoft Powerpoint. Đây là cơ sở để chúng tôi ứng dụng 100 % công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên. 3.3. Ứng dụng CNTT để khai thác khả năng tích hợp đa phương tiện trong thiết kế bài giảng và giảng dạy Dạy học tư tưởng Hồ Chí Minh là một hoạt động đặc thù, một quá trình sư phạm phức hợp. Do đó, muốn đạt mục tiêu dạy học đề ra, đòi hỏi các đối tượng giáo dục (người dạy và người học) phải tích hợp nhiều phương tiện dạy học khác nhau. Để khai thác khả năng tích hợp đa phương tiện trong thiết kế bài giảng và giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tôi thực hiện theo hai hướng cơ bản sau: 3.3.1. Tích hợp đa phương tiện để thiết kế bài giảng Tích hợp đa phương tiện để thiết kế bài giảng thực chất là quá trình người dạy sử dụng tổng hợp các phương tiện, trang thiết bị dạy học để thiết kế bài giảng. Người dạy căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài học, chuyên đề mà ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau. Quá trình ứng dụng CNTT để khai thác khả năng tích hợp đa phương tiện trong thiết kế bài giảng được thực hiện theo hai bước sau: thứ nhất, sử dụng máy tính và các trang thiết bị tin học để thu thập, xử lý thông tin, hình ảnh, phim tư liệu, 8 xây dựng ý tưởng sư phạm của bài giảng; thứ hai, giáo viên sử dụng các phần mềm, ứng dụng để thiết kế bài giảng . Tích hợp đa phương tiện để thiết kế bài giảng là một tất yếu trong dạy học hiện đại. Đối với môn tư tưởng Hồ Chí Minh, tích hợp đa phương tiện mang lại hiệu quả tích cực không chỉ đối với việc thu thập, xử lý thông tin mà còn góp phần xây dựng hệ thống ý tưởng sư phạm và hệ thống bài giảng hoàn chỉnh. Việc tích hợp đa phương tiện đảm bảo cơ sở vật chất cần thiết cho sự phong phú của bài giảng, làm bài giảng có sức sống, giàu thông tin; đồng thời, tích hợp đa phương tiện để khai thác các hình ảnh, phim tư liệu, giáo viên có thể truyền đạt, khắc sâu kiến thức nhanh chóng và hiệu quả. 3.3.2. Tích hợp đa phương tiện trong quá trình giảng dạy Tích hợp đa phương tiện trong quá trình giảng dạy là quá trình giáo viên sử dụng đồng bộ các phương tiện dạy học để truyền đạt kiến thức. Đối với giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh, sự tích hợp đa phương tiện được thể hiện ở việc giáo viên xác định hệ thống cơ sở vật chất phục vụ dạy học, xác định những yêu cầu về phương tiện dạy học của bài giảng; đồng thời sử dụng tích hợp các phương tiện trong quá trình giảng dạy. Mỗi phương tiện dạy học đều có công năng khác nhau, vì vậy, để đạt mục tiêu của bài học, giáo viên phải sử dụng kết hợp các phương tiện dạy học. Việc ứng dụng CNTT để khai thác tính tích hợp đa phương tiện trong quá trình giảng dạy là một việc làm cần thiết đối với các môn thuộc khoa học xã hội nói chung và môn tư tưởng Hồ Chí Minh nói riêng. Sự tích hợp đó giúp giáo viên truyền đạt hệ thống tri thức nhanh chóng và hiệu quả, khắc sâu những kiến thức trọng tâm, giờ học trở nên sinh động, linh hoạt. Đối với sinh viên, phương tiện dạy học được sử dụng một cách hợp lý, đúng chức năng sẽ tăng sức hấp dẫn, cuốn hút vào bài giảng 3.4. Chuẩn bị hội trường và các thiết bị cần thiết cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình giảng dạy trên thực tế Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc năm học 2012 – 2013 có sinh viên ba khoa là K15 khoa Tự nhiên, K15 khoa Tiểu học và K15 khoa Xã hội học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại hai hội trường chính là Hội trường H và hội trường T (ngoài ra nếu cần thiết có thể học tại hội trường Thư viện). Người giảng viên có thể đến sớm 15 phút trước các buổi dạy nhằm kiểm tra cơ sở vật chất cho tiết dạy như máy tính, máy chiếu, phông chiếu, loa đài, đèn, điện,… để tiết dạy được tiến hành bình thường. Nếu giảng 9 viên phát hiện có trục trặc gì thì ngay lập tức yêu cầu cán bộ phụ trách mảng thiết bị cơ sở vật chất của Phòng Quản trị thiết bị hỗ trợ. Ví dụ: K15 khoa Tự nhiên được phân công lịch học sáng tại hội trường H nên giảng viên có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy rất dễ dàng vào các tiết học buổi sáng trong ngày. 4. Kết quả đạt được Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên K15 khoa Tự nhiên trường Cao đẳng Vĩnh Phúc đã giúp các giảng viên rất nhiều trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở bậc cao đẳng, đại học theo tinh thần của bộ Giáo dục – Đào tạo. Đồng thời giúp sinh viên hứng thú, tự tin, chủ dộng, tích cực và sáng tạo hơn trong học tập môn học này. Đặc biệt là qua tấm gương và cuộc đời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã giáo dục lý tưởng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, nhân cách cho người học song song với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay… Chẳng hạn, trong học kỳ I năm học 2012 - 2013, sau khi dạy xong K15 khoa Tự nhiên học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh kết quả đạt được cụ thể như sau: - 100% các tiết dạy giảng viên sử dụng Giáo án điện tử (soạn hoàn chỉnh Giáo án điện tử môn Tư tưởng Hồ Chí Minh). - Tỷ lệ sinh viên K15 khoa Tự nhiên thi học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh đạt trên 80% điểm trung bình trở lên (111/138 sinh viên); trong đó tỉ lệ sinh viên điểm khá giỏi đạt trên 35% (50/138 sinh viên). 5. Một số kiến nghị, yêu cầu Với mục đích phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên; tăng cường khả năng tương tác giữa giáo viên với sinh viên, giữa sinh viên với sinh viên; đồng thời, tăng cường khả năng làm việc theo nhóm của sinh viên trong quá trình lĩnh hội tri thức, việc ứng dụng CNTT trong dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh cần quán triệt một số kiến nghị, yêu cầu cơ bản sau: Một là, việc khai thác, sử dụng tư liệu từ internet phải đảm tính đảng, tính cách mạng, khoa học; phải đứng trên lập trường, quan điểm mácxít để lựa chọn tài liệu, phản ánh chân xác, đúng đắn về con người và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tham khảo các bài viết, công trình nghiên cứu đòi hỏi phải có sự phân tích, tổng hợp, so sánh, đối 10 chiếu; phải biết chọn lựa những nội dung bản chất, phù hợp với các bài học, chuyên đề trong chương trình giảng dạy. Hai là, phải nắm vững kiến thức, cách thức và nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học, có kỹ năng tra cứu thông tin và kiến thức tin học phổ thông; biết sử dụng thành thạo máy tính, cách thức soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng và biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học. Ba là, không lạm dụng kỹ thuật trình diễn và thiết đặt các hiệu ứng trong quá trình thiết kế và trình bày bài giảng. Dạy học là một quá trình tương tương tác chứ không phải là nơi người dạy “phô diễn” các sản phẩm bằng các slide trình chiếu. Việc quá lạm dụng kỹ thuật soạn thảo, trình chiếu sẽ gây ra hiện tượng “trình diễn” nhiều hơn, quá trình dạy học mất đi bản chất vốn có của nó. Người học chỉ chăm chú vào hình ảnh, phim, những chi tiết đồ họa hơn nội dung và ý nghĩa của các đơn vị kiến thức. Bốn là, phải xây dựng các thư viện tư liệu phong phú, đa dạng, gắn với từng đơn vị kiến thức, đề mục của bài giảng. Mục đích của thư viện là dẫn người học đến khái niệm, nội dung cơ bản, nội dung trọng tâm của bài học hoặc để làm rõ các đơn vị kiến thức. Thư viện tư liệu càng đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng. Năm là, giảng viên giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, nắm vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung bài học, với từng đối tượng học sinh và phương tiện dạy học. Sự vững vàng về chuyên môn cho phép người giáo viên định hướng việc thiết kế bài giảng, lựa chọn phần mềm, phương tiện dạy học, sưu tầm các sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh, phim tư liệu để phục vụ cho bài dạy… Sáu là, ứng dụng CNTT vào dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh phải hướng đến các hoạt động nhận thức cho người học, chú trọng rèn luyện phương pháp tự học, tăng cường học tập độc lập kết hợp chặt chẽ với học tập hợp tác. Bảy là, các cấp quản lý nhất là người phụ trách cơ sở thiết bị của Phòng Quản trị thiết bị cần phải chuẩn bị tốt nhất cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy đặc biệt là máy chiếu, phông chiếu, loa đài… 11 Tám là, khi hội trường có thay đổi lịch cần phải thông báo trước cho người dạy ít nhất một ngày để người dạy có kế hoạch dự phòng mượn hội trường khác giảng dạy vì nếu mất tiết thì dạy bù rất khó khăn do hội trường giảng dạy hầu hết đã kín lịch học. III. KẾT LUẬN Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay là một yêu cầu cấp thiết. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học không chỉ dừng lại trên lý thuyết mà còn chú trọng đổi mới việc biên soạn, thiết kế bài giảng cho đến việc truyền thụ tri thức trên lớp bằng các phương pháp và phương tiện dạy học khác nhau. Người giảng viên không chỉ chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, phần mềm dạy học; nắm vững tri thức môn học, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm mà còn phải nắm vững kiến thức về thiết kế bài dạy học, kiến thức tin học phổ thông, đặc biệt là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Ứng dụng công nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng và giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh là động lực quan trọng thúc đẩy việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, cải tiến việc đánh giá và quản lý giáo dục trong giáo dục cao đẳng, đại học hiện nay. IV. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8. 2. Lâm Quang Thiệp (2007), Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 3. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006). Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 4. Website: http://exelearning.org/wiki 5. Website: http://www.vvob.be/vietnam/files/elearning_v.0.0.pdf 12 [...]... nghệ thông tin vào thiết kế bài giảng và giảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh là động lực quan trọng thúc đẩy việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giáo dục, cải tiến việc đánh giá và quản lý giáo dục trong giáo dục cao đẳng, đại học hiện nay IV DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Quách Tuấn Ngọc (1999), “Đổi mới phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học. .. tiện dạy học khác nhau Người giảng viên không chỉ chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, phần mềm dạy học; nắm vững tri thức môn học, kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm mà còn phải nắm vững kiến thức về thiết kế bài dạy học, kiến thức tin học phổ thông, đặc biệt là sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra Ứng dụng công. .. với nội dung bài học, với từng đối tượng học sinh và phương tiện dạy học Sự vững vàng về chuyên môn cho phép người giáo viên định hướng việc thiết kế bài giảng, lựa chọn phần mềm, phương tiện dạy học, sưu tầm các sơ đồ, biểu đồ, tranh ảnh, phim tư liệu để phục vụ cho bài dạy Sáu là, ứng dụng CNTT vào dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh phải hướng đến các hoạt động nhận thức cho người học, chú trọng rèn... bài học, chuyên đề trong chương trình giảng dạy Hai là, phải nắm vững kiến thức, cách thức và nguyên tắc sử dụng phương tiện dạy học, có kỹ năng tra cứu thông tin và kiến thức tin học phổ thông; biết sử dụng thành thạo máy tính, cách thức soạn thảo văn bản, thiết kế bài giảng và biết kết hợp nhuần nhuyễn các phương tiện dạy học Ba là, không lạm dụng kỹ thuật trình diễn và thiết đặt các hiệu ứng trong. .. phòng mượn hội trường khác giảng dạy vì nếu mất tiết thì dạy bù rất khó khăn do hội trường giảng dạy hầu hết đã kín lịch học III KẾT LUẬN Ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng dạy và học môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của sinh viên ở trường Cao đẳng Vĩnh Phúc hiện nay là một yêu cầu cấp thiết Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học không chỉ dừng lại trên... công nghệ thông tin - xu thế của thời đại”, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên ngành, số 8 2 Lâm Quang Thiệp (2007), Công nghệ mới với việc dạy và học trong các trường Cao đẳng, Đại học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3 Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ (2006) Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 4 Website: http://exelearning.org/wiki 5 Website: http://www.vvob.be/vietnam/files/elearning_v.0.0.pdf... dẫn người học đến khái niệm, nội dung cơ bản, nội dung trọng tâm của bài học hoặc để làm rõ các đơn vị kiến thức Thư viện tư liệu càng đa dạng, phong phú sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng Năm là, giảng viên giảng dạy tư tưởng Hồ Chí Minh phải giỏi về chuyên môn, vững vàng về nghiệp vụ, nắm vững và sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù... đặt các hiệu ứng trong quá trình thiết kế và trình bày bài giảng Dạy học là một quá trình tương tương tác chứ không phải là nơi người dạy “phô diễn” các sản phẩm bằng các slide trình chiếu Việc quá lạm dụng kỹ thuật soạn thảo, trình chiếu sẽ gây ra hiện tượng “trình diễn” nhiều hơn, quá trình dạy học mất đi bản chất vốn có của nó Người học chỉ chăm chú vào hình ảnh, phim, những chi tiết đồ họa hơn nội... phương pháp tự học, tăng cường học tập độc lập kết hợp chặt chẽ với học tập hợp tác Bảy là, các cấp quản lý nhất là người phụ trách cơ sở thiết bị của Phòng Quản trị thiết bị cần phải chuẩn bị tốt nhất cơ sở vật chất cho quá trình giảng dạy đặc biệt là máy chiếu, phông chiếu, loa đài… 11 Tám là, khi hội trường có thay đổi lịch cần phải thông báo trước cho người dạy ít nhất một ngày để người dạy có kế hoạch ... dạy vào mục tiêu, nội dung học, chuyên đề mà ứng dụng CNTT với mức độ hình thức khác Quá trình ứng dụng CNTT để khai thác khả tích hợp đa phương tiện thiết kế giảng thực theo hai bước sau: thứ... hoạt động Hồ chủ tịch, đặc biệt phim: “Hồ Chí Minh – Chân dung người” 3.2 Ứng dụng CNTT để thiết kế trình bày giảng điện tử Ứng dụng CNTT để thiết kế trình bày giảng trình sử dụng phần mềm phương... tăng cường khả làm việc theo nhóm sinh viên trình lĩnh hội tri thức, việc ứng dụng CNTT dạy học môn tư tưởng Hồ Chí Minh Các biện pháp để tổ chức thực 3.1 Ứng dụng CNTT để khai thác hệ thống

Ngày đăng: 09/10/2015, 15:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan