Các nhà khoa học trên thế giới đã công nhận Curcumin trong củ Nghệ vàng có thể tiêu diệt tế bào ung thư với cơ chế hủy diệt từng phần, có khả năng mạnh nhất về khả năng giải độc và tăng cường bảo vệ các tế bào hồng cầu, loại bỏ cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa béo phì, chống rụng tóc 5. Với giá trị đặc biệt này, cây nghệ đã và đang được quan tâm trong khai thác, sử dụng và phát triển ở nước ta cũng như trên thế giới. Việc nghiên cứu tìm kiếm những giống nghệ vàng có hàm lượng curcumin cao để thay thế các giống hiện hành có hàm lượng curcumin thấp đồng thời có khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và thích ứng tốt với các vùng sinh thái được xem là một giải pháp quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất curcumin ở nước ta hiện nay. Giống Nghệ N8 là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống gừng, nghệ năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh phía Bắc” được thực hiện trong giai đoạn 20122016 tại Trung tâm tài nguyên thực vật. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy N8 được đánh giá ở vị trí cao nhất về năng suất thực thu (NSTT) với 48,8361,18 tấnha tại các vùng nghiên cứu, tăng > 30% so với đối chứng. Năng suất Curcumin giữa các giống biến động từ 236,62317,66 kgha, trong đó N8 được đánh giá cao nhất với 317,66 kgha, tăng > 34% so với đối chứng N1. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng sản xuất nghệ tại các vùng nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU GIỐNG NGHỆ VÀNG TRIỂN VỌNG N8 Lê Khả Tường Trung tâm tài nguyên thực vật TÓM TẮT Các nhà khoa học trên thế giới đã công nhận Curcumin trong củ Nghệ vàng có thể tiêu diệt tế bào ung thư với cơ chế hủy diệt từng phần, có khả năng mạnh nhất về khả năng giải độc và tăng cường bảo vệ các tế bào hồng cầu, loại bỏ cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, ngăn ngừa béo phì, chống rụng tóc [5]. Với giá trị đặc biệt này, cây nghệ đã và đang được quan tâm trong khai thác, sử dụng và phát triển ở nước ta cũng như trên thế giới. Việc nghiên cứu tìm kiếm những giống nghệ vàng có hàm lượng curcumin cao để thay thế các giống hiện hành có hàm lượng curcumin thấp đồng thời có khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và thích ứng tốt với các vùng sinh thái được xem là một giải pháp quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất curcumin ở nước ta hiện nay. Giống Nghệ N8 là sản phẩm của đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và phát triển giống gừng, nghệ năng suất cao, chất lượng tốt cho các tỉnh phía Bắc” được thực hiện trong giai đoạn 2012-2016 tại Trung tâm tài nguyên thực vật. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy N8 được đánh giá ở vị trí cao nhất về năng suất thực thu (NSTT) với 48,83-61,18 tấn/ha tại các vùng nghiên cứu, tăng > 30% so với đối chứng. Năng suất Curcumin giữa các giống biến động từ 236,62-317,66 kg/ha, trong đó N8 được đánh giá cao nhất với 317,66 kg/ha, tăng > 34% so với đối chứng N1. Kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng trong việc mở rộng sản xuất nghệ tại các vùng nghiên cứu. Từ khóa: Curcumin, đánh giá, giống nghệ N8, tiềm năng năng suất, vùng sinh thái I. MỞ ĐẦU Ngày nay nhiều nước trên thế giới đã thừa nhận Curcumin là thực phẩm chức năng đồng thời là dược liệu quý trong điều trị gần 20 loại ung thư phổ biến hiện nay. Từ nǎm 1993, các nhà khoa học thuộc Đại học Harvarrd (Mỹ) đã công bố 3 chất có tác dụng kìm hãm tế bào HIV-1, HIV-1-RT và 1 trong 3 chất đó chính là Curcumin [3]. Curcumin trong củ Nghệ vàng là chất hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt từng bước, ức chế hoạt động của yếu tố nhân NFKappa B, vô hiệu hóa các gốc tự do hình thành trong quá trình tự vệ của cơ thể, có khả năng mạnh nhất trong việc giải độc bảo vệ và làm tăng hồng cầu, loại bỏ cholesterol xấu, điều hòa huyết áp, hạ mỡ máu, ngăn chặn béo phì, xóa bỏ tàn nhang, đồi mồi, trứng cá, chống rụng tóc, làm cho da dẻ hồng hào, tăng cường sắc đẹp, là một trong những chất chống viêm, chống oxi hóa hàng đầu, có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn như vi khuẩn Hp gây đau dạ dày, virus viêm gan B, C rất cao [2]. Thành phần chính của Nghệ vàng là Curcumin, Desmethoxycurcumin và Bisdesmethoxycurcumin. Trong đó Curcumin có hoạt tính mạnh nhất và chiếm khoảng 0,3% trong củ Nghệ vàng ở giai đoạn chín sinh lý [2] . Vì những lý do trên, trong nhiều năm qua ở Việt Nam cũng như trên thế giới các nhà khoa học đã ra sức tìm kiếm mọi công nghệ khả thi nhất để sản xuất Curumin nhằm sử dụng vào mục đích chữa bệnh và làm chất màu tự nhiên vừa hấp dẫn vừa có độ an toàn vệ sinh thực phẩm cao. Việc nghiên cứu tìm kiếm những giống nghệ vàng có tiềm năng cao về hàm lượng Curcumin để thay thế các giống hiện hành có hàm lượng Curcumin thấp đồng thời có khả năng sinh trưởng, phát triển, chống chịu và thích ứng tốt với các vùng sinh thái được xem là một giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc cung cấp nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất Curcumin ở nước ta hiện nay và trong tương lai. Giống nghệ vàng N8 được nghiên cứu tại Trung tâm tài nguyên thực vật là một trong những giống nghệ triển vọng cho việc mở rộng sản xuất và từng bước đáp ứng nhu cầu sử dụng Curcumin ở nước ta hiện nay và trong tương lai II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu nghiên cứu Gồm 8 giống nghệ ưu tú có nguồn gốc từ ngân hàng gen cây trồng quốc gia được đánh giá và tuyển chọn từ kết quả nghiên cứu tập đoàn 2012. Các giống nghệ vàng N1 và nghệ đen N2 có nguồn gốc Khoái Châu, Hưng Yên đang phổ biến trong sản xuất tại các vùng nghiên cứu đã được sử dụng làm đối chứng (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Danh sách nguồn vật liệu trong thí nghiệm so sánh giống nghệ Ký hiệu Tên giống địa Số Nơi thu thập Ghi Chú giống phương đăng ký N1 Nghệ vàng ĐC Khoái Châu, Hưng Yên Đối chứng 1 N2 Nghệ đen ĐC Khoái Châu, Hưng Yên Đói chứng 2 N3 Nghệ vàng T4343 Mường Lay, Điện Biên N4 Nghệ vàng T8733 Khoái Châu, Hưng yên N5 Nghệ Tumeric 11141 Triệu Sơn, Thanh Hóa N6 Nghệ trắng 11121 Lê Ninh, Quảng Bình N7 Nghệ vàng 11128 Đình Lập, Lạng Sơn N8 Nghệ vàng 11131 Bá Thước, Thanh Hóa N9 Nghệ vàng 11132 Nho Quan, Ninh Bình N10 Nghệ Xanh 11135 Vân Đồn, Quảng Ninh 2.2. Phương pháp nghiên cứu: ▪ Thí nghiệm gồm 10 giống, được bố trí theo phương pháp: Khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh 3 lần lặp lại (RCBD), diện tích ô: 20,0 m2. ▪ Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học: Được thực hiện theo phiếu mô tả và đánh giá của PRC ▪ Xác định diện tích lá (DTL) theo công thức: Shouichi Yoshida (1964) [6] DTL (cm2/cây)= KDR. Trong đó K=0,725, D= chiều dài lá, R= chiều rộng lá ▪ Phân tích hóa sinh các giống triển vong: Lấy mẫu đại diện tại 3 vùng nghiên cứu, thực hiện theo phương pháp của Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp ▪ Đánh giá khả năng chịu rầy xanh, rệp sáp và bệnh thối củ trên đồng ruộng: Được thực hiện theo phương pháp của PRC dựa trên Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01-382010/BNNPTNT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng (Bảng 2.2 và 2.3) Bảng 2.2. Phương pháp đánh giá tính chống chịu rầy xanh, rệp sáp đồng ruộng Cấp hại Mức độ DTL bị hại (%) 1 Nhẹ ≤ 5,0 2 Trung bình 5,1-30,0 3 Nặng > 30,0 Bảng 2.3. Phương pháp đánh giá khả năng nhiễm bệnh thối củ trên đồng ruộng Cấp hại 1 2 3 Mức độ Nhẹ Trung bình Nặng 2 Khối lượng củ bị hại (%) ≤ 5,0 5,1-10,0 > 10,0 ▪ Kỹ thuật canh tác: Theo PRC như sau: Ô thí nnghiệm có diện tích 10,0 m2. Trong đó chiều dài 7,7 m cả rãnh 0,5m, chiều rộng 1,3 m gồm rãnh 0,5 m, mỗi ô gieo 2 hàng theo chiều dài ô, khoảng cách giữa 2 hàng 50,0 cm, các khóm trên hàng cách nhau 15 cm, tương ứng với mật độ 10 cây/m2. Bón phân cho 1ha với lượng: 2,0 tấn phân hữu cơ vi sinh + 150 N+ 300 P2O5 + 200 K2O. Trong đó bón lót 100% phân vi sinh + 100% P2O5 + 1/3 N + 1/3 K2O, bón thúc lần 1 sau mọc 30 ngày gồm 1/3 N + 1/3 K2O kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun nhẹ, bón thúc lần 2 sau trồng 90 ngày:1/3 N + 1/3 K2O kết hợp làm cỏ, xới xáo, vun cao ▪ Địa điểm: (i) Xã Nhuận Trach, huyện Lương Sơn, Hòa Bình, (ii) Xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, Bắc Kạn và (iii) Xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, Hưng Yên ▪ Thời vụ trồng: 6-10/3/2013 2.3. Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học chương trình IRRISTAT 5.0 III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Nghiên cứu đặc điểm phát triển thân, lá bộ giống nghệ Bảng 3.1. Đặc điểm phát triển thân, lá của các giống nghệ triển vọng Bắc Kạn Giống Cao cây (cm) Hòa Bình Hưng Yên Diện tích lá/khóm (cm2) LAI (sau mọc 150 ngày) Cao cây (cm) Diện tích lá/khóm (cm2) LAI (sau mọc 150 ngày) Cao cây (cm) Diện tích lá/khóm (cm2) LAI (sau mọc 150 ngày) N1 (ĐC) 140,60 4933,3 3,45 164,20 1133,3 6,55 181,50 12533,3 8,77 N2 152,20 8444,4 5,90 174,80 1100,0 11,13 18800 22733,3 1,.91 N3 141,20 4555,6 3,20 161,20 1433,3 6,50 163,20 13266,7 9,29 N4 139,20 4833,3 3,38 158,70 700,0 7,64 156,60 14300,0 10,01 N5 128,10 3588,9 2,52 144,50 1233,3 5,05 126,70 9933,3 6,95 N6 130,60 5311,1 3,73 147,70 1400,0 5,50 132,10 11000,0 7,70 N7 129,80 4100,0 2,85 145,50 1433,3 5,55 123,70 10533,3 7,37 N8 140,30 7166,7 5,04 160,90 1566,7 7,50 163,90 14900,0 10,43 N9 140,90 8888,9 6,21 160,10 1233,3 9,40 155,60 19133,3 13,39 N10 146,00 8455,6 5,90 168,10 1200,0 9,60 180,50 18226,7 12,76 Nghiên cứu về sự phát triển của thân, lá nghệ được thực hiên trên các chỉ tiêu cao cây và chỉ số diện tích lá (LAI). Kết quả nghiên cứu cho thấy chiều cao cây giữa các giống biến động từ 128,1-152,2 cm tại Bắc Kan, 144,5-168,1 cm tại Hòa Bình và 123,7-188,0 cm tại Hưng yên. LAI giữa các giống biến động từ 2,52-6,21 m2 lá/m2 đất tại Bắc Kan, 5,05-11,13 m2 lá/m2 đất tại Hòa Bình, 7,37-15,91 21 m2 lá/m2 tại Hưng Yên. Kết quả này cũng cho thấy điều kiện môi trường sinh thái khác nhau đã ảnh hưởng rất khác nhau đến sự phát triển của thân lá. Trong đó Hưng Yên và Bắc Kan được xem là những môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thân lá (Bảng 3.1). 3 3.2.Nghiên cứu đặc điểm phát triển củ trong bộ giống nghệ Sự phát triển của củ nghệ được đặc trưng bởi 3 yếu tố: thời gian sinh trưởng (TGST), chiều dài củ và đường kính củ [1] . Kết quả nghiên cứu sự phát triển củ nghệ tại 3 vùng nghiên cứu đã cho thấy: TGST của các giống biến động từ 243-254 ngày tại Bắc Kan, 246-255 ngày tại Hòa Bình và 215-256 ngày tại Hưng Yên. Chiều dài củ giữa các giống biến động từ 7,0-15,4 cm tại Bắc Kạn, 7,015,6 cm tại Hòa Bình và 7,2-14,6 cm tại Hưng Yên. Đường kính củ giữa các giống biến động từ 17,1-27,8 mm tại Bắc Kạn, 17,6-28,4 mm tại Hòa Bình và từ 16,2-28,7 mm tại Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu tổng hợp đã tuyển chọn một số giống có ưu thế về dài củ là N2, N8 và N9, những giống có ưu thế về đường kính củ là N8 và N1 và N9. Do đó giống N8, N9 và N1 được xem là những giống có tiềm năng về khối lượng củ/khóm lớn trong bộ giống nghệ (Bảng 3.2). Bảng 3.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển củ của các giống nghệ triển vọng TT Giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 N1 (ĐC) N2 N3 N4 N5 N6 N7 N8 N9 N10 Bắc Kạn TGST Dài củ Đường (ngày) (cm) kính củ (mm) 253 254 253 245 245 243 252 254 246 244 10,8 15,4 9,0 10,3 7,2 6,9 7,5 11,1 12,3 11,0 25,0 24,3 25,1 21,9 19,9 17,1 17,5 27,8 24,8 23,7 Hòa Bình TGST Dài củ Đường (ngày) (cm) kính củ (mm) 255 255 247 246 249 254 254 254 247 248 10,1 15,6 9,3 10,9 8.9 7,0 8,3 12,9 11,9 9,3 Hưng Yên TGST Dài củ Đường (ngày) (cm) kính củ (cm) 256 256 251 249 215 249 249 249 249 249 27,2 24.8 24,0 20,8 20,7 18,8 17,6 28,4 26,1 23,7 10,8 14,6 9,2 10,8 7,4 7,2 7,8 11,5 12,0 11,9 26,2 26,5 24,7 19.7 19,0 16,8 16,2 28,7 25,2 23,8 3.3. Nghiên cứu đặc điểm chống chịu sâu bệnh của bộ giống nghệ Bảng 3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại đồng ruộng của các giống nghệ triển vọng TT Giốn Chợ Mới, Bắc Kạn Lương Sơn, Hòa Bình Khoái Châu,Hưng Yên g Rầy Rệp Thối Rầy Rệp Thối củ Rầy Rệp Thối xanh sáp củ xanh sáp (cấp) xanh sáp củ (cấp) (cấp) (cấp) (cấp) (cấp) (cấp) (cấp) (cấp) 1 N1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 (ĐC) 2 1 1 1 1 1 1 1 1 1 N2 3 1 1 1 1 1 1 1 1 1 N3 4 1 1 1 1 1 1 1 1 1 N4 5 1 1 3 1 1 3 1 1 3 N5 6 7 8 9 10 N6 N7 1 1 1 1 3 3 1 1 1 1 3 3 1 1 1 1 3 3 N8 N9 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 N10 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 Rầy xanh, rệp sáp và thối củ là những đối tượng gây hại chính trên cây họ gừng ở miền Bắc [1] . Vì thế, đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá mức độ gây hại trên bộ giống khảo nghiệm được tiến hành tại 3 điểm nghiên cứu tại tỉnh Bắc Kan, Hòa Bình và Hưng Yên. Kết quả cho thấy các đối tượng rầy xanh và rệp sáp hầu như không nguy hiểm đến tất cả các giống ở 3 vùng sinh thái, do đó đều được đánh giá ở mức chống chịu cao nhất (cấp 1). Kết quả cũng cho thấy bệnh thối củ đã xuất hiện và gây hại nặng trên một số giống như N5, N6 và N7, nhưng không gây nguy hiểm cho các giống còn lại và được đánh giá ở mức chống chịu cao nhất – cấp 1 (Bảng 3.3) 3.4. Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất của bộ giống nghệ Khối lượng củ/khóm cùng với mật độ khóm/ha là những hợp phần chính yếu của năng suất tiềm năng (NSTN), những hợp phần này là cơ sở để đạt năng suất thực thu, mang lại nguồn lợi kinh tế chủ yếu cho người sản xuất [4] Trên quan điểm đó các yếu tố năng suất đã được nghiên cứu đánh giá tại 3 vùng sinh thái phía Bắc. Kết quả cho thấy khối lượng củ/khóm giữa các giống biến động từ 570,6-965,7g tại Bắc Kan, 530,54-879,86 g tại Hòa Bình, 609-1073 g tại Hưng Yên. Năng suất tiềm năng (NSTN) giữa các giống biến động từ 41,11-72,43 tấn/ha tại Bắc Kạn, 37,45-65,99 tấn/ha tại Hòa Bình, 45,70-80,50 tấn/ha tại Hưng Yên. Năng suất thực thu (NSTT) giữa các giống biến động từ 30,83-54,32 tấn/ha tại Bắc Kan, 27,72-48,83 tấn/ha tại Hòa Bình, 33,36-61,18 tấn/ha tại Hưng Yên. Trên cơ sở nghiên cứu và so sánh, đề tài đã tuyển chọn được 3 giống có tiềm năng cao nhất đồng thời ở ba vùng sinh thái là N8, N9 và N10. Trong đó N8 được đánh giá ở vị trí cao nhất về năng suất tiềm năng với 65,99-80,50 tấn/ha và NSTT với 48,83-61,18 tấn/ha, tăng > 30% so với đối chứng N1 (Bảng 3.4). Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất củ của các giống nghệ triển vọng Bắc Kạn Giống N1 (ĐC1) N2 (ĐC2) Hòa Bình Hưng Yên Khối NSTN NSTT Khối NSTN NSTT Khối lượng (tấn/ha) (tấn/ha) lượng (tấn/ha) (tấn/ha) lượng củ/khóm củ/khóm củ/khóm (g) (g) (g) NSTN (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) 680,4 51,0 38,3 619,9 46,5 34,4 756,0 56,7 42,5 785,7 58,9 44,2 715,9 53,7 39,7 873,0 65,5 50,4 N3 661,5 49,6 37,2 602,7 45,2 33,5 735,0 55,2 40,8 N4 599,4 45,0 33,7 546,1 41,0 30,3 666,0 50,0 37,5 N5 570,6 42,8 32,1 519,9 39,0 28,9 634,0 47,6 34,7 N6 548,1 41,1 30,8 499,4 37,5 27,7 609,0 45,7 33,4 N7 582,3 43,7 32,8 530,5 39,8 29,4 647,0 48,5 36,4 N8 965,7 72,4 54,3 879,9 66,0 48,8 1073,0 80,5 61,2 N9 931,5 69,9 52,4 848,7 63,7 47,1 1035,0 77,7 56,7 N10 900,0 67,5 50,6 820,0 61,5 45,5 1000,0 75,0 57,0 Max 965,7 72,4 54,3 879,9 66,0 48,8 1073.0 80,5 61,2 Min LSD0.05 548,1 41,11 30,83 4,30 499,38 37,45 27,72 5,82 609,0 45,7 33,36 9,31 CV% 6,2 9,3 5 12,1 3.5. Nghiên cứu thành phần hóa sinh một số giống nghệ triển vọng Các giống N8, N9 và N10 được đánh giá là có NSTN và NSTT cao nhất trong bộ giống so sánh. Để đánh giá về mặt chất lượng các giống triển vọng này, đã phân tích với 3 chỉ tiêu sinh hóa chính là hàm lượng tinh dầu, hàm lượng Cucurmin và độ ẩm trong củ tươi. Kết quả cho thấy các giống triển vọng có độ ẩm biến động từ 78,055-80,706%, tinh dầu từ 1,208-2,632 % và Cucurmin từ 570,0-616,2 mg/100g củ tươi. Trong đó giống đối chứng N1 có hàm lượng Curcumin cao nhất, tiếp theo là N8, N10 và N9. Căn cứ năng suất thực thu trung bình và hàm lượng Curcumin của các giống, kết quả cho thấy năng suất Curcumin giữa các giống biến động từ 236,62-317,66 kg/ha, trong đó N8 được đánh giá là đạt năng suất Curcumin cao nhất với 317,66 kg/ha, tăng > 34% so với đối chứng N1. Kết quả nghiên cứu này đã cho thấy tính triển vọng và tính ưu việt của giống nghệ vàng N8 trong việc mở rộng sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng Curcumin trong thời gian tới (Bảng 3.5) Bảng 3.5. Thành phần sinh hóa các giống nghệ triển vọng(1) Hàm lượng Năng suất TT Giống Cucurmin Curcumin Độ ẩm (%) Tinh dầu (%) (mg/ (kg/ha) 100g) 236,62 1 80,7 1,208 N1 (ĐC) 616,2 317,66 2 78,9 2,632 N8 580,1 295,70 3 78,9 2,086 N9 568,0 4 N10 78,0 2,324 570,0 290,87 (1) Số liệu trung bình từ 3 tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình và Hưng Yên, 2013 3.6. Tổng hợp kết quả tuyển chọn giống nghệ N8 Bảng 3.6. Tổng hợp đặc điểm sinh trưởng, chống chịu và năng suất giống nghệ N8 TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Giống N8 N1 Cao cây cm 140,3-163,9 140,6-181,5 TGST ngày 249-254 253-256 Chống chịu sâu bệnh cấp hại 1 1 Dài củ cm 11,1-12,9 10,1-10,8 Đường kính củ mm 27,8-28,7 25,0-27,2 Khối lượng củ/khóm g/khóm 879,9-1073,0 619,9-756,0 NSTN tấn/ha 66,0-80,5 46,5-56,7 NSTT tấn/ha 48,8-61,2 34,4-42,5 Hàm lượng Curcumin mg/100g 580,1 616,2 Năng suất Curcumin Kg/ha 317,66 236,62 Kết quả tổng hợp đặc điểm sinh trưởng, chống chịu và năng suất cho thấy giống nghệ N8 thuộc loại hình sinh trưởng tốt, chống chịu sâu bệnh khá, kích thước củ lớn, năng suất Curcumin cao > 300 kg/ha, tăng > 30% so với đối chứng N1 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 6 IV. KẾT LUẬN 1. Giống nghệ vàng N8 là 1 trong 10 giống nghệ triển vọng đã được nghiên cứu, đánh giá đặc điểm sinh lý, nông sinh học, chống chịu và tiềm năng năng suất tại 3 điểm thuộc tỉnh Bắc Kạn, Hòa Bình và Hưng Yên. Vùng sinh thái thích hợp nhất cho sự phát triển thân lá là huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Kết quả đã xác định được một số giống có ưu thế về dài củ là N8, N2 và N9, ưu thế về đường kính củ là N8 và N1 và N9. Do đó N8 được xem là giống có tiềm năng lớn nhất trong bộ giống triển vọng về khối lượng củ/khóm 2. Kết quả khảo sát nhanh về chống chịu rầy xanh, rệp sáp và bệnh thối củ trên đồng ruộng đã khẳng định N8 có khả năng chống chịu cao đối với các đối tượng gây hại này. 3. N8 được đánh giá ở vị trí cao nhất về năng suất tiềm năng với 65,99-80,50 tấn/ha và NSTT với 48,83-61,18 tấn/ha tùy thuộc mỗi vùng nghiên cứu, tăng > 30% so với đối chứng. Năng suất Curcumin giữa các giống biến động từ 236,62-317,66 kg/ha, trong đó N8 được đánh giá cao nhất với 317,66 kg/ha, tăng > 30% so với đối chứng N1. Kết quả nghiên cứu này đã mở ra tính triển vọng của giống nghệ vàng N8 trong sản xuất TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 2 3 4 5 6 Nguyễn Quốc Bình (2009), Hình thái của họ gừng (Zingiberaceae) ở Việt Nam và các đặc điểm nhận biết nhanh ngoài thiên nhiên, Tuyển tập báo cáo Hội nghị sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 3, 22/10/2009, Viên ST & TN-Viện KH & CN Việt Nam Trần Văn Kỳ (1996), 250 bài thuốc Đông y cổ truyền chọn lọc, NXBTH Đồng Tháp Đỗ Tất Lợi (2009), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, NXB Thời đại, Hà Nội, 1300 tr. Lê Khả Tường (2010), Báo cáo kết quả thu thập, đánh giá, khai thác và sử dụng nguồn gen gừng nghệ, góp phần bảo tồn đa dạng cây trồng ở Việt Nam, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội Mahindru, S.N. (1982) Spices in Indian Life. Sultan Chand & Sons, Delhi. Shouichi Yoshida, Douglas A., Forno, james H., Cock (1964), Laboratory mnual for physiologycal studies of rice, P.59 SUMARY PROMISING TURMERIC VARIETY N8 Le Kha Tuong Scientists of the world has acknowledged Curcumin in Turmeric can destroy cancer cells with mechanism destroy gradually, has the strongest ability to detoxify and increase protection of red blood cells, removing bad cholesterol, regulate blood pressure, lower cholesterol preventing obesity, anti hair loss, make ruddy skin, enhance beauty, is one of the anti-inflammatory. Today many countries around the world have recognized both medicines Curcumin is both functional foods to support treatment for nearly 20 types of cancer are common. So that increasing breeding new turmeric varieties with high curcumin content to replace the current turmeric for developing production is considered one of the most important solution in the provide inputs of the curcumin production process in our country today and in the future. N8 is one of 10 promising turmeric 7 varieties has studied, evaluated on physiological characteristics, biological, tolerance and yield potential in 3 Bac Kan, Hoa Binh and Hung Yen provinces. The most suitable environment for the growth of leaves and stems of N8 belong to Hung Yen province. N8 is rated at the highest position on the potential yield with 48.83 to 61.18 t / ha depending on each study area. N8 is also rated at the highest position on curcumin with 317.66 kg / ha , an increase of > 30 % compared to control N1. The results of this study have opened up prospects in the development Curcumin production in Vietnam in the future Keywords: Curcumin, ecological region, evaluation, turmeric variety N8, yield potential , 8 ... PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1.Vật liệu nghiên cứu Gồm giống nghệ ưu tú có nguồn gốc từ ngân hàng gen trồng quốc gia đánh giá tuyển chọn từ kết nghiên cứu tập đoàn 2012 Các giống nghệ vàng N1 nghệ đen... chương trình IRRISTAT 5.0 III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Nghiên cứu đặc điểm phát triển thân, giống nghệ Bảng 3.1 Đặc điểm phát triển thân, giống nghệ triển vọng Bắc Kạn Giống Cao (cm) Hòa Bình Hưng... Quảng Bình N7 Nghệ vàng 11128 Đình Lập, Lạng Sơn N8 Nghệ vàng 11131 Bá Thước, Thanh Hóa N9 Nghệ vàng 11132 Nho Quan, Ninh Bình N10 Nghệ Xanh 11135 Vân Đồn, Quảng Ninh 2.2 Phương pháp nghiên cứu: