Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi. Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những kỉ niệm ấy. Guồng quay của thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ và âm thầm, có những kỉ niệm đã lãng quên vào quá khứ nhưng có những kỉ niệm sống mãi cùng thời gian. Với tôi, mỗi khi nghe những giai điệu du dương ngọt ngào: Như dòng suối ra sông như dòng sông ra biển rộng, trang sách hồng ước mơ, thầy cô cho em mùa xuân từ bên kia mái trường đang tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là lòng tôi lại xao xuyến bùi ngùi nhớ lại những kỉ niệm ngày nào - còn là một cậu học sinh nghịch ngợm. Nhất là kỉ niệm về một lần bị ốm và cô Hạnh - chủ nhiệm năm lớp 5 đã đến chăm sóc tôi. Cô Hạnh là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi. Cô có mái tóc dài đen bóng, khuôn mặt trái xoan, làn da ngăm ngăm vì lửa đạn chiến trường. Chiếc nón lá, tấm áo bà ba và chiếc xe đạp thống nhất cũ là tất cả. Những gì dung dị nhất trong cô mà mỗi chúng tôi cảm nhận được. Nghe bố mẹ tôi kể lại, trước kia cô là thanh niên xung phong, do bị thương nên cô được về địa phương. Bắt đầu từ đó cô đi học lớp tại chức và trở thành giáo viên. Do hoàn cảnh nên cô không thể có con. Vì thế cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, chăm lo dạy dỗ chúng tôi tận tình chu đáo. Cô thường hay kể chuyện những ngày kháng chiến cho chúng tôi nghe. Cô là bạn của bố mẹ tôi nên cũng hay đến nhà tôi chơi. Tôi vốn là cậu học trò hiếu động, nghịch ngợm nhưng lại yếu. Chẳng vậy mà bạn bè gọi tôi với cái tên "sóc con" rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại đầy cá tính. Vì lần ấy bố mẹ tôi phải lên Lạng Sơn nên để anh em tôi ở nhà. Trước khi đi, bố mẹ tôi còn nhờ cô thỉnh thoảng đến chơi và trông nom giúp tôi. Mùa hè đã bắt đầu với cái nắng chói chang, nóng bức. Vốn là người thích bóng đá nên tôi chơi suốt cả buổi trưa cùng các bạn mà không đội mũ, nón. Chiều về tôi đã bị ốm. Nghe bạn tôi kể, buổi chiều hôm đó thấy tôi không đi học, cô đã hỏi các bạn và biết tôi bị ốm. Sau buổi học cô đã đến nhà tôi, thấy tôi nằm trên giường, cô khẽ bước đến: - Nam, em có mệt lắm không? Cô đã bảo đi ra ngoài phải đội mũ, đội nón vào rồi mà lại không nghe... Tôi hiểu rằng cô nói vậy thôi chứ cô thương tôi lắm. Đã từ lâu cô coi tôi như con của mình. Tôi ốm thế này chắc cô buồn lắm. Cô nhìn tôi với ánh mắt trìu mến. Lúc bấy giờ, nhìn cô tôi củng thấy nghẹn ngào và khẽ cất tiếng: - Em xin lỗi cô, em không sao ạ, một lát là khỏi thôi. Cô đưa tay vuốt lên mái tóc tôi. Dường như tôi có cảm giác ấm áp đến khó tả, rưng rưng, nồng đượm. Cô lấy thuốc cho tôi uống và bảo tôi nằm xuống để cô đi nấu cháo. Hàng ngày, đôi bàn tay gầy gầy ấy thường nắn nót viết trên bảng dòng chữ: Tập đọc, hay bắt tay bầy trẻ thơ rèn chữ, thì nay, lại khéo léo nhẹ nhàng vuốt ve một cậu học trò, như người mẹ gần gũi với con. Cô đưa bát cháo cho tôi và ngắm nhìn tôi ăn. Chao ôi! Phải chăng đó là tình cảm chân thành cao cả của một người đã chở bao chuyến đò, đưa bao người con của quê hương sang sông đang trao cho đứa con này tất cả sự trìu mến thiêng liêng đến thế. Trong ánh mắt ấy, cả tình yêu thương con trẻ, và bao mong mỏi chờ đợi. Tất cả những câu hỏi đó dồn dập xuất hiện trong tôi khiến tôi xao xuyến, xúc động. Cô ngồi cạnh tôi như người mẹ hiền đứng nhìn đứa con thơ dại đang ngủ say trong giấc mơ hồng. Hôm sau, tôi đỡ hơn và đi học. Vừa bước vào lớp, cô đã hỏi tôi: - Nam, em đã khỏi hẳn chưa? Tôi đứng lên rụt rè: - Thưa cô, em đã đỡ nhiều rồi ạ! Cô cho tôi ngồi xuống và nhắc nhở cả lớp: Bây giờ đang là mùa hè, trời rất là nóng, nắng gắt. Vì vậy các con đi đâu cũng phải đội mũ vào; mà đừng có đá bóng vào buổi trưa. Các con rõ chưa? Cả lớp chúng tôi đồng thanh: - Dạ, thưa cô chúng con nhớ rồi ạ! Và thế là bài giảng bắt đầu. Ngồi trong lớp, tôi cố gắng lắng nghe những gì cô nói. Giờ đây tôi mới cảm thấy cái giai điệu ngọt ngào trong bài giảng của cô. Nó giống như giọng mẹ tôi khi kể chuyện cho tôi nghe. Từ đó, tôi hay sang nhà cô chơi, giúp cô một số công việc nhà, hỏi cô cách làm bài toán khó hay một bài văn hay. Chắc sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cô, người đã cho tôi những hành trang kiến thức, đạo làm người ngày hôm nay. Vì chúng tôi, cô đã hi sinh cả cuộc đời làm nghề giáo, dìu dắt lớp măng non của đất nước vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người. Các thầy cô giáo đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi bay vào đời. Và chúng tôi nguyện sẽ mãi cống hiến, noi gương các thầy cô. Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi. Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những kỉ niệm ấy. Nó là điểm tựa cho tôi ngày hôm nay tiếp bước theo "sự nghiệp trồng người" vĩ đại, là kỉ niệm hằn sâu trong kí ức tôi. Trích: loigiaihay.com
Trang 1Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những kỉ niệm ấy.
Guồng quay của thời gian vẫn cứ trôi đi lặng lẽ và âm thầm, có những kỉ niệm đã lãng quên vào quá khứ nhưng có những kỉ niệm sống mãi cùng thời gian Với tôi, mỗi khi nghe những giai điệu du dương ngọt ngào: Như dòng suối ra sông như dòng sông ra biển rộng, trang sách hồng ước mơ, thầy cô cho em mùa xuân từ bên kia mái trường đang tổ chức lễ kỉ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20 - 11 là lòng tôi lại xao xuyến bùi ngùi nhớ lại những kỉ niệm ngày nào - còn là một cậu học sinh nghịch ngợm Nhất là kỉ niệm về một lần bị ốm và cô Hạnh - chủ nhiệm năm lớp 5 đã đến chăm sóc tôi
Cô Hạnh là giáo viên chủ nhiệm lớp tôi Cô có mái tóc dài đen bóng, khuôn mặt trái xoan, làn da ngăm ngăm vì lửa đạn chiến trường Chiếc nón lá, tấm áo bà ba và chiếc xe đạp thống nhất cũ là tất cả Những
gì dung dị nhất trong cô mà mỗi chúng tôi cảm nhận được Nghe bố mẹ tôi kể lại, trước kia cô là thanh niên xung phong, do bị thương nên cô được về địa phương Bắt đầu từ đó cô đi học lớp tại chức và trở thành giáo viên Do hoàn cảnh nên cô không thể có con Vì thế cô coi chúng tôi như con đẻ của mình, chăm lo dạy dỗ chúng tôi tận tình chu đáo Cô thường hay kể chuyện những ngày kháng chiến cho chúng tôi nghe Cô là bạn của bố mẹ tôi nên cũng hay đến nhà tôi chơi Tôi vốn là cậu học trò hiếu động, nghịch ngợm nhưng lại yếu Chẳng vậy mà bạn bè gọi tôi với cái tên "sóc con" rất hồn nhiên, ngây thơ nhưng lại đầy cá tính Vì lần ấy bố mẹ tôi phải lên Lạng Sơn nên để anh em tôi ở nhà Trước khi đi, bố mẹ tôi còn nhờ cô thỉnh thoảng đến chơi và trông nom giúp tôi Mùa hè đã bắt đầu với cái nắng chói chang, nóng bức Vốn là người thích bóng đá nên tôi chơi suốt cả buổi trưa cùng các bạn mà không đội mũ, nón Chiều về tôi đã bị ốm Nghe bạn tôi kể, buổi
chiều hôm đó thấy tôi không đi học, cô đã hỏi các bạn và biết tôi bị ốm Sau buổi học cô đã đến nhà tôi, thấy tôi nằm trên giường, cô khẽ bước đến:
- Nam, em có mệt lắm không? Cô đã bảo đi ra ngoài phải đội mũ, đội nón vào rồi mà lại không nghe
Tôi hiểu rằng cô nói vậy thôi chứ cô thương tôi lắm Đã từ lâu cô coi tôi như con của mình Tôi ốm thế này chắc cô buồn lắm Cô nhìn tôi với ánh mắt trìu mến Lúc bấy giờ, nhìn cô tôi củng thấy nghẹn ngào
và khẽ cất tiếng:
- Em xin lỗi cô, em không sao ạ, một lát là khỏi thôi
Cô đưa tay vuốt lên mái tóc tôi Dường như tôi có cảm giác ấm áp đến khó tả, rưng rưng, nồng đượm Cô lấy thuốc cho tôi uống và bảo tôi nằm xuống để cô đi nấu cháo
Hàng ngày, đôi bàn tay gầy gầy ấy thường nắn nót viết trên bảng dòng chữ: Tập đọc, hay bắt tay bầy trẻ thơ rèn chữ, thì nay, lại khéo léo nhẹ nhàng vuốt ve một cậu học trò, như người mẹ gần gũi với con Cô đưa bát cháo cho tôi và ngắm nhìn tôi ăn Chao ôi! Phải chăng đó là tình cảm chân thành cao cả của một người đã chở bao chuyến đò, đưa bao người con của quê hương sang sông đang trao cho đứa con này tất
cả sự trìu mến thiêng liêng đến thế Trong ánh mắt ấy, cả tình yêu thương con trẻ, và bao mong mỏi chờ đợi Tất cả những câu hỏi đó dồn dập xuất hiện trong tôi khiến tôi xao xuyến, xúc động Cô ngồi cạnh tôi như người mẹ hiền đứng nhìn đứa con thơ dại đang ngủ say trong giấc mơ hồng
Hôm sau, tôi đỡ hơn và đi học Vừa bước vào lớp, cô đã hỏi tôi:
- Nam, em đã khỏi hẳn chưa?
Tôi đứng lên rụt rè:
- Thưa cô, em đã đỡ nhiều rồi ạ!
Trang 2Cô cho tôi ngồi xuống và nhắc nhở cả lớp:
Bây giờ đang là mùa hè, trời rất là nóng, nắng gắt Vì vậy các con đi đâu cũng phải đội mũ vào; mà đừng
có đá bóng vào buổi trưa Các con rõ chưa?
Cả lớp chúng tôi đồng thanh:
- Dạ, thưa cô chúng con nhớ rồi ạ!
Và thế là bài giảng bắt đầu Ngồi trong lớp, tôi cố gắng lắng nghe những gì cô nói Giờ đây tôi mới cảm thấy cái giai điệu ngọt ngào trong bài giảng của cô Nó giống như giọng mẹ tôi khi kể chuyện cho tôi nghe
Từ đó, tôi hay sang nhà cô chơi, giúp cô một số công việc nhà, hỏi cô cách làm bài toán khó hay một bài văn hay
Chắc sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cô, người đã cho tôi những hành trang kiến thức, đạo làm người ngày hôm nay Vì chúng tôi, cô đã hi sinh cả cuộc đời làm nghề giáo, dìu dắt lớp măng non của đất nước
vì sự nghiệp mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người Các thầy cô giáo đã chắp cánh ước mơ cho chúng tôi bay vào đời Và chúng tôi nguyện sẽ mãi cống hiến, noi gương các thầy cô
Cô là người mẹ thứ hai của tôi, như ngọn đèn soi sáng cho chúng tôi mỗi bước đi Những bài học cô dạy như hành trang giúp tôi vững vàng bay vào đời và chắc rằng tôi sẽ không bao giờ quên được cô với những
kỉ niệm ấy Nó là điểm tựa cho tôi ngày hôm nay tiếp bước theo "sự nghiệp trồng người" vĩ đại, là kỉ niệm hằn sâu trong kí ức tôi
Trích: loigiaihay.com