Bài thơ mang tên khác là Khúc hát ru. Điểm mới mẻ đầu tiên là có hai người ru em cu Tai. Tác giả và người mẹ Tà-ôi. Hai người ru, hai lời ru - Những lời ru ấy quấn quýt, vừa nói về hiện thực, vừa nói về ưóc mơ, vừa ru em, nhưng cũng ca ngợi mẹ em Bài thơ này được sáng tác rất nhanh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cuối bài thơ ghi rõ ngày 25 tháng 3 năm 1971 - Trần Phương Trà kể lại “một lần về đến nhà, chưa kịp đặt gùi gạo xuống, với chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Điềm ngồi vào bàn ghi ngay bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" rồi đưa cho tôi. Tôi thú vị đọc bài thơ và sung sướng nói với Điềm. Đây là một bài thơ hay viết về đồng bào dân tộc thiểu số. Xin chúc mừng Điềm". Bài thơ mang tên khác là Khúc hát ru. Điểm mới mẻ đầu tiên là có hai người ru em cu Tai. Tác giả và người mẹ Tà-ôi. Hai người ru, hai lời ru - Những lời ru ấy quấn quýt, vừa nói về hiện thực, vừa nói về ưóc mơ, vừa ru em, nhưng cũng ca ngợi mẹ em. Đây là một cách tân trong kết cấu lời ru làm cho “khúc hát” có một sự hòa thanh mới lạ. Theo những lời ru của tác giả, ta biết được mẹ em như một người lao động cần mẫn. Những công việc của mẹ vừa có nét truyền thống: giã gạo, phát rẫy, lại vừa có nét hiện đại đạp rừng chuyển lán. Nhưng đây không phải là công việc bình thường của người mẹ trong gia đình. Công việc ấy mang một ý nghĩa khác thường, đó là việc nhà, nhưng cũng là việc nước, việc kháng chiến, việc cách mạng. Giã gạo, phát rẫy, đạp rừng để nuôi bộ đội, nuôi dân làng và đánh giặc. Vì thế người mẹ không chỉ là mẹ riêng của em Cu Tai, mà trở thành mẹ chiến sỹ, và cao hơn là mẹ Tổ quốc. Những lời này của mẹ - "tim hát thành lời” đó là tình cảm của mẹ, là khát khac ưóc vọng của mẹ đối với con trai của mình. Điều mới ở đây là tình mẫu từ thiêng liêng không phải chỉ dành cho một người con duy nhất của mẹ. Tình thương đó dành cho bộ đội, cho dân làng, và cho đất nước. Hiện tại, tương lai gần, tương lai xa của con trai đều gắn liền với dân làng, với cuộc kháng chiến của cả đất nưóc, dân tộc. Một khúc hát ru, nhưng là khúc hát ru hiện đại, nên không có những “sung chát đào chua” khống có những “cánh cò đi đón cơn mưa" trong cơn giông tối tăm mù mịt. Cũng không có những hình ảnh tươi đẹp của cuộc sống thanh bình. Hiện ra trong khúc hát ru là nỗi gian khổ, vất vả, nhọc nhằn: mồ hôi mẹ rơi, vai mẹ gầy nhấp nhô. Hiện ra trong khúc hát ru còn là tấm lưng của mẹ. Lưng đưa nôi, và lưng chính là nôi. Tấm lưng của người mẹ Tà-ôi gắn chặt với con trai trong mọi công việc vất vả nặng nhọc, tấm lưng ấy nhỏ, không to như lưng núi, nhưng bền bỉ như lưng núi, và kiêu hãnh hơn lưng núi vì con trai - mặt trời của mẹ nằm ở trên lưng. Và sau hết “ từ trên lưng mẹ - em đến trường”. Đến đây ta bỗng hiểu vì sao Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho khúc hát ru là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Phải chăng mẹ đã dùng tấm lưng làm nôi nuôi dưỡng những dũng sĩ cho cuộc kháng chiến của dân tộc, và gánh chịu tất cả nỗi vất vả gian lao để giành chiến thắng Người mẹ Tà-ôi, người mẹ Việt Nam mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ ca ngợi. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là một giai điệu đẹp trong bản giao hưởng lớn về người mẹ ấy. Trích: loigiaihay.com
Bài thơ mang tên khác là Khúc hát ru. Điểm mới mẻ đầu tiên là có hai người ru em cu Tai. Tác giả và người mẹ Tà-ôi. Hai người ru, hai lời ru - Những lời ru ấy quấn quýt, vừa nói về hiện thực, vừa nói về ưóc mơ, vừa ru em, nhưng cũng ca ngợi mẹ em Bài thơ này được sáng tác rất nhanh trong một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cuối bài thơ ghi rõ ngày 25 tháng 3 năm 1971 - Trần Phương Trà kể lại “một lần về đến nhà, chưa kịp đặt gùi gạo xuống, với chiếc khăn mặt lau mồ hôi, Điềm ngồi vào bàn ghi ngay bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" rồi đưa cho tôi. Tôi thú vị đọc bài thơ và sung sướng nói với Điềm. Đây là một bài thơ hay viết về đồng bào dân tộc thiểu số. Xin chúc mừng Điềm". Bài thơ mang tên khác là Khúc hát ru. Điểm mới mẻ đầu tiên là có hai người ru em cu Tai. Tác giả và người mẹ Tà-ôi. Hai người ru, hai lời ru - Những lời ru ấy quấn quýt, vừa nói về hiện thực, vừa nói về ưóc mơ, vừa ru em, nhưng cũng ca ngợi mẹ em. Đây là một cách tân trong kết cấu lời ru làm cho “khúc hát” có một sự hòa thanh mới lạ. Theo những lời ru của tác giả, ta biết được mẹ em như một người lao động cần mẫn. Những công việc của mẹ vừa có nét truyền thống: giã gạo, phát rẫy, lại vừa có nét hiện đại đạp rừng chuyển lán. Nhưng đây không phải là công việc bình thường của người mẹ trong gia đình. Công việc ấy mang một ý nghĩa khác thường, đó là việc nhà, nhưng cũng là việc nước, việc kháng chiến, việc cách mạng. Giã gạo, phát rẫy, đạp rừng để nuôi bộ đội, nuôi dân làng và đánh giặc. Vì thế người mẹ không chỉ là mẹ riêng của em Cu Tai, mà trở thành mẹ chiến sỹ, và cao hơn là mẹ Tổ quốc. Những lời này của mẹ - "tim hát thành lời” đó là tình cảm của mẹ, là khát khac ưóc vọng của mẹ đối với con trai của mình. Điều mới ở đây là tình mẫu từ thiêng liêng không phải chỉ dành cho một người con duy nhất của mẹ. Tình thương đó dành cho bộ đội, cho dân làng, và cho đất nước. Hiện tại, tương lai gần, tương lai xa của con trai đều gắn liền với dân làng, với cuộc kháng chiến của cả đất nưóc, dân tộc. Một khúc hát ru, nhưng là khúc hát ru hiện đại, nên không có những “sung chát đào chua” khống có những “cánh cò đi đón cơn mưa" trong cơn giông tối tăm mù mịt. Cũng không có những hình ảnh tươi đẹp của cuộc sống thanh bình. Hiện ra trong khúc hát ru là nỗi gian khổ, vất vả, nhọc nhằn: mồ hôi mẹ rơi, vai mẹ gầy nhấp nhô. Hiện ra trong khúc hát ru còn là tấm lưng của mẹ. Lưng đưa nôi, và lưng chính là nôi. Tấm lưng của người mẹ Tà-ôi gắn chặt với con trai trong mọi công việc vất vả nặng nhọc, tấm lưng ấy nhỏ, không to như lưng núi, nhưng bền bỉ như lưng núi, và kiêu hãnh hơn lưng núi vì con trai - mặt trời của mẹ nằm ở trên lưng. Và sau hết “ từ trên lưng mẹ - em đến trường”. Đến đây ta bỗng hiểu vì sao Nguyễn Khoa Điềm đặt tên cho khúc hát ru là Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Phải chăng mẹ đã dùng tấm lưng làm nôi nuôi dưỡng những dũng sĩ cho cuộc kháng chiến của dân tộc, và gánh chịu tất cả nỗi vất vả gian lao để giành chiến thắng Người mẹ Tà-ôi, người mẹ Việt Nam mãi mãi là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà thơ ca ngợi. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ là một giai điệu đẹp trong bản giao hưởng lớn về người mẹ ấy. Trích: loigiaihay.com