Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà nhưng được biểu hiện tập trung, sâu sắc ở phần cuối truyện khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ... Tình cảm cao đẹp của ông Sáu với con Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà nhưng được biểu hiện tập trung, sâu sắc ở phần cuối truyện khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ. Nỗi ân hận, day dứt cứ ám ảnh ông nhiều ngày vì ông đã nóng giận đánh con trong những ngày nghĩ phép. Lời dặn dò của con gái: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một cây lược ngà cho con. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược: “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Tròn sống lưng lược có khắc một làng chữ nhỏ mà ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Chiếc lược ngà đã trở thành một báu vật đối với ông. Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ hương, mong đợi của người cha trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gặp lại con. Chiếc lược ngà chưa tới được tay bé Thu. Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con ông Sáu mà còn gợi cho ta nghĩ đến nỗi đau của chiến tranh. Chiến tranh gây đau thương mất mát cho biết bao con người, biết bao gia đình. Trích: loigiaihay.com
Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà nhưng được biểu hiện tập trung, sâu sắc ở phần cuối truyện khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ... Tình cảm cao đẹp của ông Sáu với con Tình cảm của ông Sáu với con thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà nhưng được biểu hiện tập trung, sâu sắc ở phần cuối truyện khi ông Sáu ở trong rừng, tại khu căn cứ. Nỗi ân hận, day dứt cứ ám ảnh ông nhiều ngày vì ông đã nóng giận đánh con trong những ngày nghĩ phép. Lời dặn dò của con gái: “Ba về! Ba mua cho con một cây lược ngà nghe ba” đã thôi thúc ông nghĩ đến việc làm một cây lược ngà cho con. Khi kiếm được khúc ngà voi, ông mừng vô cùng, ông dành hết tâm trí, công sức vào làm một cây lược: “Anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”, “Tròn sống lưng lược có khắc một làng chữ nhỏ mà ông đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: Yêu nhớ tặng Thu, con của ba”. Chiếc lược ngà đã trở thành một báu vật đối với ông. Nó làm dịu đi nỗi ân hận day dứt. Nó chứa đựng bao tình cảm yêu mến, nhớ hương, mong đợi của người cha trong những ngày xa cách. Nhưng rồi tình cảnh đau thương lại đến với cha con ông Sáu. Ông Sáu hi sinh khi chưa kịp gặp lại con. Chiếc lược ngà chưa tới được tay bé Thu. Câu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình yêu thương thắm thiết, sâu nặng muôn đời của cha con ông Sáu mà còn gợi cho ta nghĩ đến nỗi đau của chiến tranh. Chiến tranh gây đau thương mất mát cho biết bao con người, biết bao gia đình. Trích: loigiaihay.com