Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận mang nỗi buồn man mác, ngậm ngùi, nhưng đó là nhừng ngậm ngùi đẹp về thiên nhiên và tình yêu. Sau Cách mạng tháng Tám, dòng thơ Huy Cận vẫn còn đó nỗi buồn trong suy tưởng, nhưng là nỗi buồn cảm thong với quá khứ “Sờ soạng tìm lối ra” của cha ông. Và những niềm vui rộn ràng của người trong xã hội mới. Cả hai dòng thơ ấy đều tạo cho Huy Cận tình yêu thương, lòng cảm phục của bao thế hệ sau ông, mà dấu ấn sâu đậm nhất là tác phẩm đầu tay - tập thơ Lửa thiêng được in vào năm 1940, trong đó có bài Tràng giang. Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn. Chàng trai Huy Cận đã có sẵn trong người: Một chút linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu. Cái sầu lặng miên man kia lại đang đứng trước dòng sông thực với cảnh sơn thủy hữu tình, mà cũng là dòng sông đời lặng lẽ trôi theo thời gian để hoài niệm giữa khung cảnh mênh mang xuôi theo dòng cảm xúc: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài Câu thơ được chọn làm đề từ cho cả bài thơ viết về con sông dài, sông lớn đã hàm chứa nỗi buồn mênh mang tỏa đầy không gian “trời rộng”, hòa lẫn vào những gì xuôi theo con nước của “con sông dài”, Rồi nỗi nhớ bâng khuâng kia được nhà thơ chi tiết hóa từng cảnh, từng cảnh nhỏ trong từng khổ thơ một... Khổ thơ mở đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhịp thơ 4/3 chậm rãi theo lối cố phong, giọng thơ có nhiều thanh bằng chấm dứt ở từ “dòng” hợp vần chéo (song / dòng) cùng với những từ tạo hình tạo nên không khí buồn lặng, cô đơn của những gì gắn bó với sông tại điểm mà nhà thơ quan sát. “Sóng gợn” theo kiểu “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” cùa Nguyễn Khuyến cứ lan tỏa nhẹ nhàng làm cho “tràng giang” cứ rộng thêm ra. Đấy chỉ là hiện tượng vật lí tự nhiên, chẳng mang tâm trạng nào nếu không có cảm xúc “buồn” của con người. Đã thế, từ láy lại “điệp điệp” làm cho không gian của tràng giang như mênh mông hơn, nỗi buồn của tràng giang đậm hơn. Cũng là một hình ảnh động nhưng không tạo thanh giống như hình ảnh “sóng gợn”, “củi một cành khô” cô đơn trôi lặng lờ giữa bao nguồn nước chảy. Sóng cứ gợn, củi khô cứ lạc mấy dòng, nỗi buồn cô đơn thầm lặng cứ trôi, lặng lẽ khép lại, rồi mở ra với hình ảnh “con thuyền xuôi mái nước song song”, và chỉ có hình ảnh ấy là mang tí âm thanh róc rách khua động của mái chèo xuôi, nhưng nào được bao khoảng khắc? Thuyền đi rồi, cái lặng lẽ khép lại với con nước “Sầu trăm ngả”, một nỗi sầu vô cớ, hay cái cớ hoang liêu mênh mông giữa trời chiều hiu quạnh. Sau khi nhìn sông, nhà thơ bắt đầu quan sát bên sông. Bao người đến đây vẩn vơ quan sát như thế. Và với tâm hồn nhạy cảm của mình, Huy Cận đã ghi lại những hình ảnh cho riêng ông: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống trời lên sâu chót vót, Sông dài trời rộng bến cô liêu. Cả không gian lẫn thời gian đều buồn, cái buồn tự nhiên như tăng thêm trong tâm tưởng của người đọc. Cảnh gần xa cứ đan xen nhau giữa cồn nhỏ, làng xa và bến đò ngang. Cả khổ thơ là bức tranh có màu vàng đất nhạt làm phỏng, còn màu của cây cối trở thành gam màu phụ. Thời gian “chiều” mang nỗi buồn của tự nhiên, không gian phủ màu nắng chiều cũng buồn. Cái buồn càng tăng lên từ những từ láy âm, láy vần ở trong mỗi câu. “Cồn nhỏ” đã trơ trọi, lại thêm cây cỏ “lơ thơ” khiến gió cũng cảm thấy “đìu hiu” cô quạnh. Âm thanh tan chợ từ trong làng xa vẳng lại cũng chẳng thể nào xóa tan cái lặng lẽ nơi đây. Nỗi buồn vươn cao trong không gian với hai từ láy “chót vót”, rồi cô đặc lại ở “bến cô liêu”. Cảnh đơn sơ, bến đò không một bóng người xem ra còn ảm đạm hơn Bến đò xuân đầu trại với Con đò gối bãi... của Nguyễn Trãi ngày nào. Dõi mắt nhìn ra lòng sông thì chỉ thấy mênh mông nước với những: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Cả bốn câu thơ đều mang ý khẳng định những gì nhà thơ đang thấy diễn ra ở trước mắt. Đấy là nỗi cô đơn của sự tách rời, của cuộc đời không định hướng. Những cánh bèo? Nhiều lắm, “hàng nối hàng” nhưng “về đâu” ? Một câu hỏi bế tắc! Bèo đã biết số phận thiên nhiên dành cho chúng bởi những dòng nước xoáy, bởi sông gấp khúc quanh co, bởi gió lớn thổi dạt bèo vào bờ.. Còn con người, hay có thể là chính thế hệ của nhà thơ trước dòng sông cuồn cuộn của chủ nghĩa thực dân? Người đứng bên này sông khao khát được qua bên kia sông. Đò ngang và cây cầu là phương tiện, nhưng ở đây lại “không cầu”. Cái hay, cái khéo léo, tinh tế của nhà thơ là chỗ nhận ra và diễn đạt tâm lí con người “gợi chút niềm thân mật”. Cũng chẳng cần cầu bê-tông cốt sắt, mà chỉ cần những liếp tre ghềnh theo những cọc tre bắt chéo cũng là niềm ao ước của những người sống hai bên bờ. cầu đã không, một chuyến đò ngang cũng không. Cái mênh mông của sông nước, cái mênh mông của “bờ xanh tiếp bãi vàng khiến cho không gian càng mênh mông hơn. Và tất cả những tách rời, những thiếu vắng ấy càng gợi thêm nỗi buồn hiu hắt, quạnh quẽ. Cặp mắt của nhà thơ bảng lãng nhìn xa hơn, cao hơn: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa. Chữ nghĩa cứ như dồn dập theo bước chạy của chiều buồn. Một phút qua đi là hoàng hôn sắp tới. Màu thời gian bây giờ là màu của sương. Đây là hiện tượng khí hậu của vùng cao. Chiều càng vào sâu thì đầu núi càng bạc những sương.. Mây bay về núi gặp những bức tường sương ấy. Thế là có hình ảnh “mây cao đùn núi bạc” như Thủy Tinh đang vây hãm Sơn Tinh. Đấy là một bức tranh hoành tráng bao phủ cô đơn. Gần hơn, giữa khoảng mênh mông thầm lặng, một cánh chim nhỏ bé đang chao nghiêng đáp xuống tán cây, chừng như về tổ? Nhà thơ chợt nhận ra “bóng chiều sa”, hoàng hôn sắp tắt. Trước cảnh thiêu nhiên tịch liêu như thế, nhà thơ cảm thấy. Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Nhà thơ đã quay về với mình trước cảnh thiên nhiên hối hả trong giờ phút chuyển giao giữa ngày và đêm. Mọi thứ như nhanh hơn. Gần gũi hơn trước mắt là chim nghiêng cảnh nhỏ bay nhanh về tố. còn nhà thơ thì vẫn đứng ở đó, trước dòng sông cô đơn sầu lặng, và nhà thơ cũng chỉ có... một mình! Dòng sông tình cảm trong nhà thơ cũng đang gợn sóng buồn điệp điệp. Hình như chẳng có ai xa xứ mà vui trước cảnh hoàng hôn về, nhất là ở nơi có con sông ngăn cách nhưng lại không có chiếc cầu, và không một chuyến dò ngang. Ngày trước, Thôi Hiệu trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc - Hoàng Hạc lâu cũng có hai câu thơ cuối: Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Nhà thơ Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Bà Huyện Thanh Quan cũng than thở trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn ? Và Hồ Dzếch cũng buồn: Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây. Còn Huy Cận thì: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Cái buồn, cái nhớ của Huy Cận đậm hơn, da diết hơn nhiều! Trong thế giới thơ ca, viết về dòng sông là một đề tài có khá quen thuộc, với cả sóng, thuyền, cánh chim, mây trắng... nhưng ít ai có thứ ngôn ngữ diễn đạt mới và “sang” như Huy Cận trong bài Tràng giang. Nhận xét về phong cách diễn đạt thơ của Huy Cận, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "... Nhưng với trí quan sát rèn luyện trong nền văn học mới, Huy Cận đã làm một việc táo bạo: tìm về những cảnh xưa, nơi bao nhiêu người đã sa lầy - tôi muốn nói sa và khuôn sáo. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ...” Nhưng đó chỉ là nỗi buồn của người đứng ở ngã ba đường chưa nhận ra được lối đi. Khi đã nhận ra đường đi trong đời, Huy Cận càng thấy đời đẹp... Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn. Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Huy Cận mang nỗi buồn man mác, ngậm ngùi, nhưng đó là nhừng ngậm ngùi đẹp về thiên nhiên và tình yêu. Sau Cách mạng tháng Tám, dòng thơ Huy Cận vẫn còn đó nỗi buồn trong suy tưởng, nhưng là nỗi buồn cảm thong với quá khứ “Sờ soạng tìm lối ra” của cha ông. Và những niềm vui rộn ràng của người trong xã hội mới. Cả hai dòng thơ ấy đều tạo cho Huy Cận tình yêu thương, lòng cảm phục của bao thế hệ sau ông, mà dấu ấn sâu đậm nhất là tác phẩm đầu tay - tập thơ Lửa thiêng được in vào năm 1940, trong đó có bài Tràng giang. Tràng giang, nỗi buồn mênh mông da diết sớm đưa Huy Cận vào một trong những nhà thơ hàng đầu của phong trào Thơ mới, trước năm 1945, một phong trào thơ đầy những tiếng thở dài trữ tình và lãng mạn. Chàng trai Huy Cận đã có sẵn trong người: Một chút linh hồn nhỏ Mang mang thiên cổ sầu. Cái sầu lặng miên man kia lại đang đứng trước dòng sông thực với cảnh sơn thủy hữu tình, mà cũng là dòng sông đời lặng lẽ trôi theo thời gian để hoài niệm giữa khung cảnh mênh mang xuôi theo dòng cảm xúc: Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài Câu thơ được chọn làm đề từ cho cả bài thơ viết về con sông dài, sông lớn đã hàm chứa nỗi buồn mênh mang tỏa đầy không gian “trời rộng”, hòa lẫn vào những gì xuôi theo con nước của “con sông dài”, Rồi nỗi nhớ bâng khuâng kia được nhà thơ chi tiết hóa từng cảnh, từng cảnh nhỏ trong từng khổ thơ một... Khổ thơ mở đầu: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song. Thuyền về nước lại sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Nhịp thơ 4/3 chậm rãi theo lối cố phong, giọng thơ có nhiều thanh bằng chấm dứt ở từ “dòng” hợp vần chéo (song / dòng) cùng với những từ tạo hình tạo nên không khí buồn lặng, cô đơn của những gì gắn bó với sông tại điểm mà nhà thơ quan sát. “Sóng gợn” theo kiểu “sóng biếc theo làn hơi gợn tí” cùa Nguyễn Khuyến cứ lan tỏa nhẹ nhàng làm cho “tràng giang” cứ rộng thêm ra. Đấy chỉ là hiện tượng vật lí tự nhiên, chẳng mang tâm trạng nào nếu không có cảm xúc “buồn” của con người. Đã thế, từ láy lại “điệp điệp” làm cho không gian của tràng giang như mênh mông hơn, nỗi buồn của tràng giang đậm hơn. Cũng là một hình ảnh động nhưng không tạo thanh giống như hình ảnh “sóng gợn”, “củi một cành khô” cô đơn trôi lặng lờ giữa bao nguồn nước chảy. Sóng cứ gợn, củi khô cứ lạc mấy dòng, nỗi buồn cô đơn thầm lặng cứ trôi, lặng lẽ khép lại, rồi mở ra với hình ảnh “con thuyền xuôi mái nước song song”, và chỉ có hình ảnh ấy là mang tí âm thanh róc rách khua động của mái chèo xuôi, nhưng nào được bao khoảng khắc? Thuyền đi rồi, cái lặng lẽ khép lại với con nước “Sầu trăm ngả”, một nỗi sầu vô cớ, hay cái cớ hoang liêu mênh mông giữa trời chiều hiu quạnh. Sau khi nhìn sông, nhà thơ bắt đầu quan sát bên sông. Bao người đến đây vẩn vơ quan sát như thế. Và với tâm hồn nhạy cảm của mình, Huy Cận đã ghi lại những hình ảnh cho riêng ông: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống trời lên sâu chót vót, Sông dài trời rộng bến cô liêu. Cả không gian lẫn thời gian đều buồn, cái buồn tự nhiên như tăng thêm trong tâm tưởng của người đọc. Cảnh gần xa cứ đan xen nhau giữa cồn nhỏ, làng xa và bến đò ngang. Cả khổ thơ là bức tranh có màu vàng đất nhạt làm phỏng, còn màu của cây cối trở thành gam màu phụ. Thời gian “chiều” mang nỗi buồn của tự nhiên, không gian phủ màu nắng chiều cũng buồn. Cái buồn càng tăng lên từ những từ láy âm, láy vần ở trong mỗi câu. “Cồn nhỏ” đã trơ trọi, lại thêm cây cỏ “lơ thơ” khiến gió cũng cảm thấy “đìu hiu” cô quạnh. Âm thanh tan chợ từ trong làng xa vẳng lại cũng chẳng thể nào xóa tan cái lặng lẽ nơi đây. Nỗi buồn vươn cao trong không gian với hai từ láy “chót vót”, rồi cô đặc lại ở “bến cô liêu”. Cảnh đơn sơ, bến đò không một bóng người xem ra còn ảm đạm hơn Bến đò xuân đầu trại với Con đò gối bãi... của Nguyễn Trãi ngày nào. Dõi mắt nhìn ra lòng sông thì chỉ thấy mênh mông nước với những: Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng, Mênh mông không một chuyến đò ngang Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng. Cả bốn câu thơ đều mang ý khẳng định những gì nhà thơ đang thấy diễn ra ở trước mắt. Đấy là nỗi cô đơn của sự tách rời, của cuộc đời không định hướng. Những cánh bèo? Nhiều lắm, “hàng nối hàng” nhưng “về đâu” ? Một câu hỏi bế tắc! Bèo đã biết số phận thiên nhiên dành cho chúng bởi những dòng nước xoáy, bởi sông gấp khúc quanh co, bởi gió lớn thổi dạt bèo vào bờ.. Còn con người, hay có thể là chính thế hệ của nhà thơ trước dòng sông cuồn cuộn của chủ nghĩa thực dân? Người đứng bên này sông khao khát được qua bên kia sông. Đò ngang và cây cầu là phương tiện, nhưng ở đây lại “không cầu”. Cái hay, cái khéo léo, tinh tế của nhà thơ là chỗ nhận ra và diễn đạt tâm lí con người “gợi chút niềm thân mật”. Cũng chẳng cần cầu bê-tông cốt sắt, mà chỉ cần những liếp tre ghềnh theo những cọc tre bắt chéo cũng là niềm ao ước của những người sống hai bên bờ. cầu đã không, một chuyến đò ngang cũng không. Cái mênh mông của sông nước, cái mênh mông của “bờ xanh tiếp bãi vàng khiến cho không gian càng mênh mông hơn. Và tất cả những tách rời, những thiếu vắng ấy càng gợi thêm nỗi buồn hiu hắt, quạnh quẽ. Cặp mắt của nhà thơ bảng lãng nhìn xa hơn, cao hơn: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa. Chữ nghĩa cứ như dồn dập theo bước chạy của chiều buồn. Một phút qua đi là hoàng hôn sắp tới. Màu thời gian bây giờ là màu của sương. Đây là hiện tượng khí hậu của vùng cao. Chiều càng vào sâu thì đầu núi càng bạc những sương.. Mây bay về núi gặp những bức tường sương ấy. Thế là có hình ảnh “mây cao đùn núi bạc” như Thủy Tinh đang vây hãm Sơn Tinh. Đấy là một bức tranh hoành tráng bao phủ cô đơn. Gần hơn, giữa khoảng mênh mông thầm lặng, một cánh chim nhỏ bé đang chao nghiêng đáp xuống tán cây, chừng như về tổ? Nhà thơ chợt nhận ra “bóng chiều sa”, hoàng hôn sắp tắt. Trước cảnh thiêu nhiên tịch liêu như thế, nhà thơ cảm thấy. Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Nhà thơ đã quay về với mình trước cảnh thiên nhiên hối hả trong giờ phút chuyển giao giữa ngày và đêm. Mọi thứ như nhanh hơn. Gần gũi hơn trước mắt là chim nghiêng cảnh nhỏ bay nhanh về tố. còn nhà thơ thì vẫn đứng ở đó, trước dòng sông cô đơn sầu lặng, và nhà thơ cũng chỉ có... một mình! Dòng sông tình cảm trong nhà thơ cũng đang gợn sóng buồn điệp điệp. Hình như chẳng có ai xa xứ mà vui trước cảnh hoàng hôn về, nhất là ở nơi có con sông ngăn cách nhưng lại không có chiếc cầu, và không một chuyến dò ngang. Ngày trước, Thôi Hiệu trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc - Hoàng Hạc lâu cũng có hai câu thơ cuối: Nhật mộ hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhân sầu. Nhà thơ Tản Đà dịch: Quê hương khuất bóng hoàng hôn, Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. Bà Huyện Thanh Quan cũng than thở trời chiều bảng lảng bóng hoàng hôn. Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn ? Và Hồ Dzếch cũng buồn: Nhớ nhà châm điếu thuốc Khói huyền bay lên cây. Còn Huy Cận thì: Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Cái buồn, cái nhớ của Huy Cận đậm hơn, da diết hơn nhiều! Trong thế giới thơ ca, viết về dòng sông là một đề tài có khá quen thuộc, với cả sóng, thuyền, cánh chim, mây trắng... nhưng ít ai có thứ ngôn ngữ diễn đạt mới và “sang” như Huy Cận trong bài Tràng giang. Nhận xét về phong cách diễn đạt thơ của Huy Cận, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: "... Nhưng với trí quan sát rèn luyện trong nền văn học mới, Huy Cận đã làm một việc táo bạo: tìm về những cảnh xưa, nơi bao nhiêu người đã sa lầy - tôi muốn nói sa và khuôn sáo. Người nói cùng ta nỗi buồn nơi quán chật đèo cao, nỗi buồn của sông dài trời rộng, nỗi buồn của người lữ thứ...” Nhưng đó chỉ là nỗi buồn của người đứng ở ngã ba đường chưa nhận ra được lối đi. Khi đã nhận ra đường đi trong đời, Huy Cận càng thấy đời đẹp... Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... buồn, nhớ Huy Cận đậm hơn, da diết nhiều! Trong giới thơ ca, viết dòng sông đề tài có quen thuộc, với sóng, thuyền, cánh chim, mây trắng có thứ ngôn ngữ diễn đạt “sang” Huy Cận Tràng giang Nhận... Nguyễn Khuyến lan tỏa nhẹ nhàng làm cho tràng giang rộng thêm Đấy tượng vật lí tự nhiên, chẳng mang tâm trạng cảm xúc “buồn” người Đã thế, từ láy lại “điệp điệp” làm cho không gian tràng giang. .. Cận Tràng giang Nhận xét phong cách diễn đạt thơ Huy Cận, nhà phê bình Hoài Thanh có viết: " Nhưng với trí quan sát rèn luyện văn học mới, Huy Cận làm việc táo bạo: tìm cảnh xưa, nơi người sa