Các nhà thơ lãng mạn đã mang cái tâm trạng buồn và cô đơn của mình phủ lên thiên nhiên. Cho nên cái thiên nhiên trong Thơ mới nói chung, trong thơ Huy Cận nói riêng, thường mênh mông, rợn ngợp hoặc xa vắng quạnh hiu. "Tràng giang", là một bài thơ nổi tiếng, in trong tập ''Lửa thiêng" (1940) của Huy Cận. "Tràng giang" mang phong vị Đường thi khá rõ. Ngay từ hai câu đầu: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song”. Ta cảm thấy phảng phất nhạc điệu và tứ thơ của Đỗ Phủ trong bài "Đăng cao": "Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai". (Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộn trôi). Có thể nói nhạc điệu và hồn thơ Đường đã thấm sâu vào tâm hồn Huy Cận từ thời niên thiếu. Nhưng "tràng giang" ở đây là thiên nhiên, đất nước Việt Nam, là những sông lớn như sông Hồng và trong thơ Huy Cận, con sông nào nước cũng dềnh lên mênh mông, bát ngát. Cảm giác về không gian trong thơ Huy Cận gắn liền với hình ảnh những dòng sông: Tới ngã ba sông nước bốn bề... Chiều mưa trên bãi, nước sóng đầy Sông mát tràn xuân nước đậm bờ... Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang... Đất nước, những xóm làng trù phú đã hình thành dần dần ven những con sông lớn. Sông lớn là tượng trưng cho đất nước, giang sơn bền vững muôn đời. Sau này Nguyễn Đình Thi cũng viết: "Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về...". Sau một thời kì khám phá, tìm tòi, Thơ mới đã dần dần định hình và Xuân Diệu nhận xét: "Bài thơ hầu như trở thành cổ điển, của một nhà Thơ mới. Và một cách dõng dạc, đường hoàng, vì đây là "đại giang", là sông lớn, ví dụ nhu sông Hồng; là tràng giang: rộng bao gồm cả trường giang, dài, sâu trăm ngả chứ không phải ít ngả, vì là sông lớn... Hơi thơ cổ điển là đúng... duy câu thứ tư thì là hiện đại; thơ truyền thống của cha ông ta không đưa cái nét hiện thực, thực tế, nôm na, chân thật đến sổng sít, là “củi một cành khô trôi đi trên sông". Thơ Huy Cận trước cách mạng thường buồn. Đó là cái buồn và nỗi cô đơn của các nhà Thơ mới lãng mạn. Tuổi trẻ của Huy Cận mang theo cái buồn heo hút của một làng sơn cước cách Linh Cảm bốn cây số và cái buồn của một gia đình nhà nho tàn tạ, có nhiều chuyện bất hòa không vui. Những kỉ niệm đau buồn của thơ ấu đã để lại ấn tượng khá sâu sắc trong tâm hồn các nhà thơ. Lớn lên, bước chân vào trường học đế quốc, họ lại gặp một tiếng khóc dài trong văn học (Tản Đà, Tương Phố, Lamactin, Muytxê...). Bước vào đời lại gặp cái đau buồn của xã hội, nỗi tủi nhục của người trí thức mất nước. Bản thân họ thì hoang mang bế tắc, không tìm thấy con đường đi... Cái buồn trong cuộc đời thực đã biến thành những dòng lệ trong văn chương. Và Huy Cận cũng như các nhà thơ lãng mạn cho rằng "cái Đẹp bao giờ cũng hơi buồn" (Kinh cầu tự). Cái buồn da diết nhất, ảo não nhất là cái buồn trong "Lửa thiêng". Ở đây, cái buồn bàng bạc của không gian, thời gian: sóng gợn tràng giang, trăng phơi đầu bãi, tiếng đìu hiu của bờ lau khóm trúc, nỗi buồn nhân thế tự ngàn xưa theo gió thổi về.. Cái buồn của Huy Cận là cái sầu vũ trụ, là cảm giác cô đơn của con người trước không gian ba chiều, mênh mông, bát ngát: "Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu". Sầu vũ trụ, vũ trụ ca và cách đặt tên các tập thơ sau này cũng mang cảm xúc vũ trụ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa... Huy Cận đã tập trung tất cả hình ảnh, nhạc điệu để làm nổi bật lên nỗi buồn cô liêu của con người trước cảnh sông dài trời rộng. Anh thích chữ "tràng giang" hơn "trường giang" vì cái âm ”ang" nghe nó mênh mông bát ngát hơn. Và hai bờ sông ở đây hoang vắng, cô liêu như thời tiền sử, bởi vì không một chiếc cầu, một chuyến đò ngang làm một đầu nối. Hai bờ của một dòng sông có thể chạy dài về phía chân trời xa như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp lại, không "chút niềm thân mật" của những tâm hồn đồng điệu. Các nhà thơ lãng mạn đã mang cái tâm trạng buồn và cô đơn của mình phủ lên thiên nhiên. Cho nên cái thiên nhiên trong Thơ mới nói chung, trong thơ Huy Cận nói riêng, thường mênh mông, rợn ngợp hoặc xa vắng quạnh hiu. Ở đây con người thường tan biến đi, mất hút đi trong thiên nhiên. Kiếp người như cánh bèo trôi dạt, như "củi một cành khô lạc mấy dòng..." Đến bốn cấu kết: "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa..." Trên cái bầu trời mênh mông, mây đùn lên thành những ngọn núi trắng xóa, xuất hiện một cánh chim bé nhỏ mà "bóng chiều sa nặng đến nỗi phải nghiêng cánh, lệch cánh" (Xuân Diệu). Trong hai câu cuối cùng, tứ thơ đã có một nét mới so với bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu. Trong bài thơ của Thôi Hiệu, khách nhìn thấy khói tỏa sóng gợn mà trong lòng nhớ quê hương (Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhãn sầu). Còn ở thơ Huy Cận là: Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Nhưng ở đây lại có một sự gặp gỡ tình cờ hoặc hữu ý giữa Huy Cận và Lưu Trường Khanh. Trong bài Từ Hụ Khẩu (Hán Khẩu) đến bài Anh Vũ gửi Trung thừa họ Nguyên, Lưu Trường Khanh viết: "Bãi sông không có sóng vỗ và cũng không có khói bay Khách nước Sở nhớ nhau càng thêm man mác Mặt trời xế trên Hán Khẩu, đỡ cánh chim là là bay Nước mùa thu trên hồ Động Đình, mênh mông liền trời". Có thể nói cái hồn thơ Đường đã thấm khá sâu vào thơ Huy Cận. Và tuy học tập Đường thi, Huy Cận vẫn tạo nên trong thơ mình một nét riêng độc đáo của Huy Cận, của Việt Nam. Như trên đã nói: cái buồn trước cảnh "sông dài, trời rộng, bến cô liêu" là cái buồn vũ trụ của Huy Cận, và những câu: "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" đã gợi lên một không khí rất quen thuộc của Việt Nam. Không khí đó gợi nhớ đến quê hương của Huy Cận một cái làng sơn cước heo hút thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh, ở tả ngạn sông Thâm bên núi Mồng Gà: "Tới ngã ba sông nước bốn bề Nửa chiều gà lạ gáy ven đê...". Cái tiếng gà lạ lạc lõng cất lên ven một con đê hoang vắng lúc chợ chiều đã vãn, ở một miền sơn cước, nghe mà buồn đứt ruột! Cái buồn trong thơ Huy Cận là một nỗi đau đớn "cũng đất nước mà nặng buồn sông núi" (Mai sau). Các nhà lãng mạn gửi gắm vào trong thơ một tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên đất nước và một sự nâng niu đối với tiếng Việt, lúc bấy giờ bị xem như tiếng mẹ ghẻ, tiếng con đòi... Tiếng nói trong Thơ mới là tiếng mẹ đẻ yêu thương, phong cảnh trong Thơ mới chính là đất nước Việt Nam mĩ lệ với những vẻ đẹp riêng của từng vùng quê hương ("Quê hương" của Tế Hanh, "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, "Đà Lạt đêm sương" của Quách Tấn, "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp, "Chiều xuân" của Anh Thơ...). Cho nên ta có thể dễ dàng thống nhất với Xuân Diệu khi anh viết: "Tràng giang" là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc. GS. Phan cự Đệ Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Các nhà thơ lãng mạn đã mang cái tâm trạng buồn và cô đơn của mình phủ lên thiên nhiên. Cho nên cái thiên nhiên trong Thơ mới nói chung, trong thơ Huy Cận nói riêng, thường mênh mông, rợn ngợp hoặc xa vắng quạnh hiu. "Tràng giang", là một bài thơ nổi tiếng, in trong tập ''Lửa thiêng" (1940) của Huy Cận. "Tràng giang" mang phong vị Đường thi khá rõ. Ngay từ hai câu đầu: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song”. Ta cảm thấy phảng phất nhạc điệu và tứ thơ của Đỗ Phủ trong bài "Đăng cao": "Vô biên lạc mộc tiêu tiêu hạ Bất tận trường giang cổn cổn lai". (Ngàn cây bát ngát lá rụng xào xạc Dòng sông dằng dặc nước cuồn cuộn trôi). Có thể nói nhạc điệu và hồn thơ Đường đã thấm sâu vào tâm hồn Huy Cận từ thời niên thiếu. Nhưng "tràng giang" ở đây là thiên nhiên, đất nước Việt Nam, là những sông lớn như sông Hồng và trong thơ Huy Cận, con sông nào nước cũng dềnh lên mênh mông, bát ngát. Cảm giác về không gian trong thơ Huy Cận gắn liền với hình ảnh những dòng sông: Tới ngã ba sông nước bốn bề... Chiều mưa trên bãi, nước sóng đầy Sông mát tràn xuân nước đậm bờ... Trăng phơi đầu bãi, nước dồn mênh mang... Đất nước, những xóm làng trù phú đã hình thành dần dần ven những con sông lớn. Sông lớn là tượng trưng cho đất nước, giang sơn bền vững muôn đời. Sau này Nguyễn Đình Thi cũng viết: "Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về...". Sau một thời kì khám phá, tìm tòi, Thơ mới đã dần dần định hình và Xuân Diệu nhận xét: "Bài thơ hầu như trở thành cổ điển, của một nhà Thơ mới. Và một cách dõng dạc, đường hoàng, vì đây là "đại giang", là sông lớn, ví dụ nhu sông Hồng; là tràng giang: rộng bao gồm cả trường giang, dài, sâu trăm ngả chứ không phải ít ngả, vì là sông lớn... Hơi thơ cổ điển là đúng... duy câu thứ tư thì là hiện đại; thơ truyền thống của cha ông ta không đưa cái nét hiện thực, thực tế, nôm na, chân thật đến sổng sít, là “củi một cành khô trôi đi trên sông". Thơ Huy Cận trước cách mạng thường buồn. Đó là cái buồn và nỗi cô đơn của các nhà Thơ mới lãng mạn. Tuổi trẻ của Huy Cận mang theo cái buồn heo hút của một làng sơn cước cách Linh Cảm bốn cây số và cái buồn của một gia đình nhà nho tàn tạ, có nhiều chuyện bất hòa không vui. Những kỉ niệm đau buồn của thơ ấu đã để lại ấn tượng khá sâu sắc trong tâm hồn các nhà thơ. Lớn lên, bước chân vào trường học đế quốc, họ lại gặp một tiếng khóc dài trong văn học (Tản Đà, Tương Phố, Lamactin, Muytxê...). Bước vào đời lại gặp cái đau buồn của xã hội, nỗi tủi nhục của người trí thức mất nước. Bản thân họ thì hoang mang bế tắc, không tìm thấy con đường đi... Cái buồn trong cuộc đời thực đã biến thành những dòng lệ trong văn chương. Và Huy Cận cũng như các nhà thơ lãng mạn cho rằng "cái Đẹp bao giờ cũng hơi buồn" (Kinh cầu tự). Cái buồn da diết nhất, ảo não nhất là cái buồn trong "Lửa thiêng". Ở đây, cái buồn bàng bạc của không gian, thời gian: sóng gợn tràng giang, trăng phơi đầu bãi, tiếng đìu hiu của bờ lau khóm trúc, nỗi buồn nhân thế tự ngàn xưa theo gió thổi về.. Cái buồn của Huy Cận là cái sầu vũ trụ, là cảm giác cô đơn của con người trước không gian ba chiều, mênh mông, bát ngát: "Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng, bến cô liêu". Sầu vũ trụ, vũ trụ ca và cách đặt tên các tập thơ sau này cũng mang cảm xúc vũ trụ: Trời mỗi ngày lại sáng, Đất nở hoa... Huy Cận đã tập trung tất cả hình ảnh, nhạc điệu để làm nổi bật lên nỗi buồn cô liêu của con người trước cảnh sông dài trời rộng. Anh thích chữ "tràng giang" hơn "trường giang" vì cái âm ”ang" nghe nó mênh mông bát ngát hơn. Và hai bờ sông ở đây hoang vắng, cô liêu như thời tiền sử, bởi vì không một chiếc cầu, một chuyến đò ngang làm một đầu nối. Hai bờ của một dòng sông có thể chạy dài về phía chân trời xa như hai thế giới cô đơn, xa lạ không bao giờ gặp lại, không "chút niềm thân mật" của những tâm hồn đồng điệu. Các nhà thơ lãng mạn đã mang cái tâm trạng buồn và cô đơn của mình phủ lên thiên nhiên. Cho nên cái thiên nhiên trong Thơ mới nói chung, trong thơ Huy Cận nói riêng, thường mênh mông, rợn ngợp hoặc xa vắng quạnh hiu. Ở đây con người thường tan biến đi, mất hút đi trong thiên nhiên. Kiếp người như cánh bèo trôi dạt, như "củi một cành khô lạc mấy dòng..." Đến bốn cấu kết: "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa..." Trên cái bầu trời mênh mông, mây đùn lên thành những ngọn núi trắng xóa, xuất hiện một cánh chim bé nhỏ mà "bóng chiều sa nặng đến nỗi phải nghiêng cánh, lệch cánh" (Xuân Diệu). Trong hai câu cuối cùng, tứ thơ đã có một nét mới so với bài "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu. Trong bài thơ của Thôi Hiệu, khách nhìn thấy khói tỏa sóng gợn mà trong lòng nhớ quê hương (Nhật mô hương quan hà xứ thị? Yên ba giang thượng sử nhãn sầu). Còn ở thơ Huy Cận là: Lòng quê dợn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. Nhưng ở đây lại có một sự gặp gỡ tình cờ hoặc hữu ý giữa Huy Cận và Lưu Trường Khanh. Trong bài Từ Hụ Khẩu (Hán Khẩu) đến bài Anh Vũ gửi Trung thừa họ Nguyên, Lưu Trường Khanh viết: "Bãi sông không có sóng vỗ và cũng không có khói bay Khách nước Sở nhớ nhau càng thêm man mác Mặt trời xế trên Hán Khẩu, đỡ cánh chim là là bay Nước mùa thu trên hồ Động Đình, mênh mông liền trời". Có thể nói cái hồn thơ Đường đã thấm khá sâu vào thơ Huy Cận. Và tuy học tập Đường thi, Huy Cận vẫn tạo nên trong thơ mình một nét riêng độc đáo của Huy Cận, của Việt Nam. Như trên đã nói: cái buồn trước cảnh "sông dài, trời rộng, bến cô liêu" là cái buồn vũ trụ của Huy Cận, và những câu: "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều" đã gợi lên một không khí rất quen thuộc của Việt Nam. Không khí đó gợi nhớ đến quê hương của Huy Cận một cái làng sơn cước heo hút thuộc Hương Sơn, Hà Tĩnh, ở tả ngạn sông Thâm bên núi Mồng Gà: "Tới ngã ba sông nước bốn bề Nửa chiều gà lạ gáy ven đê...". Cái tiếng gà lạ lạc lõng cất lên ven một con đê hoang vắng lúc chợ chiều đã vãn, ở một miền sơn cước, nghe mà buồn đứt ruột! Cái buồn trong thơ Huy Cận là một nỗi đau đớn "cũng đất nước mà nặng buồn sông núi" (Mai sau). Các nhà lãng mạn gửi gắm vào trong thơ một tấm lòng tha thiết yêu thiên nhiên đất nước và một sự nâng niu đối với tiếng Việt, lúc bấy giờ bị xem như tiếng mẹ ghẻ, tiếng con đòi... Tiếng nói trong Thơ mới là tiếng mẹ đẻ yêu thương, phong cảnh trong Thơ mới chính là đất nước Việt Nam mĩ lệ với những vẻ đẹp riêng của từng vùng quê hương ("Quê hương" của Tế Hanh, "Đây thôn Vĩ Dạ" của Hàn Mặc Tử, "Đà Lạt đêm sương" của Quách Tấn, "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp, "Chiều xuân" của Anh Thơ...). Cho nên ta có thể dễ dàng thống nhất với Xuân Diệu khi anh viết: "Tràng giang" là một bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc. GS. Phan cự Đệ Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... hình Xuân Diệu nhận xét: "Bài thơ trở thành cổ điển, nhà Thơ Và cách dõng dạc, đường hoàng, "đại giang" , sông lớn, ví dụ nhu sông Hồng; tràng giang: rộng bao gồm trường giang, dài, sâu trăm ngả... lại sáng, Đất nở hoa Huy Cận tập trung tất hình ảnh, nhạc điệu để làm bật lên nỗi buồn cô liêu người trước cảnh sông dài trời rộng Anh thích chữ "tràng giang" "trường giang" âm ”ang" nghe mênh... thấm sâu vào thơ Huy Cận Và học tập Đường thi, Huy Cận tạo nên thơ nét riêng độc đáo Huy Cận, Việt Nam Như nói: buồn trước cảnh "sông dài, trời rộng, bến cô liêu" buồn vũ trụ Huy Cận, câu: "Lơ