Hình ảnh bãi cát là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát. Các nhà nho thường sử dụng các biểu tượng quen thuộc để nói về tâm trạng chán ghét quan trường và nỗi nhớ quê hương . (...) Mở đầu bài thơ bằng tiếng thở dài chán ngán (trường sa phục trường sa - hết bãi cát này lại đến bãi cát khác), sau đó mới đến lời giải thích tại sao lại đáng chán (đi một bước như lùi một bước). Rồi tiếp đến phía trước lại vẫn là bãi cát, tiếng thở dài bật ra (bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?). Những bãi cát dài tưởng như vô tận được đặt trong bối cảnh núi và biển bao quanh gây cảm giác bế tắc. Nếu ai đi từ ngoài Bắc vào Huế, qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị sẽ nhận thấy bãi cát, núi và biển vây bọc khách đi đường là cảnh thực, quá bãi cát rồi lên núi xuống biển là viẹc cồ thực. Dùng cảnh thực tế diễn tả ý niệm về sự bế tắc của cuộc đời là một sáng tạo đặc sắc của Cao Bá Quát. Sáu câu thơ sau liên kết với nhau theo một lôgic chặt chẽ. Hai câu “Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, Lội suối, giận không nguôi’’ thề hiện nỗi chán nản của tác giả vì phải tự mình hành hạ thân xác mình theo đuổi công danh vô nghĩa. Với tâm trạng đó, tác giả nhìn ra xung quanh thấy cả dòng đời chạy theo danh lợi, say danh lợi như ngửi thấy hơi men, ít ai có thể thoát khỏi cám dỗ. Nhận định khái quát về cái giá của bả danh lợi xuất phát từ chính kinh nghiệm của các giả. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết luận: cần thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát: là chán nản, mỏi mệt, thương thân phận, oán trách cuộc sống. Mặc dù chưa thể hình dung một người trí thức như ông phải làm gì trong hoàn cảnh xã hội khi đó, nhưng Cao Bá Quát đã không hào hứng trên con đường đi Huế. Lẽ ra lên kinh đô phải là dịp phấn chấn vì những hứa hẹn, chờ dợi phía trước về thành đạt, công danh, song ông lại thấy chán nản, miễn cường. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi đầy ngụ ý: “Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?”: Một câu hỏi sẽ dẫn tới hành động: Có tiếp tục đi trên bãi cát mãi như vậy hay thôi? Có tiếp tục sống như vậy hay tìm một lối khác? Hình ảnh bãi cát là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát. Các nhà nho thường sử dụng các biểu tượng quen thuộc để nói về tâm trạng chán ghét quan trường (hình ảnh ngọn cỏ bồng lìa gốc, cánh bèo trôi dạt trên sóng nước) và nỗi nhớ quê hương (hình ảnh rau thuần, cá vược, canh cua, đồng lúa, nương dâu, phần mộ tổ tiên không có người chăm sóc,...) nhưng chưa có ai mang tâm trạng phủ định con đường mà người tri thức thời ấy vẫn đi nên chưa ai tìm một biểu tượng nghệ thuật mới (...). Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Hình ảnh bãi cát là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát. Các nhà nho thường sử dụng các biểu tượng quen thuộc để nói về tâm trạng chán ghét quan trường và nỗi nhớ quê hương . (...) Mở đầu bài thơ bằng tiếng thở dài chán ngán (trường sa phục trường sa - hết bãi cát này lại đến bãi cát khác), sau đó mới đến lời giải thích tại sao lại đáng chán (đi một bước như lùi một bước). Rồi tiếp đến phía trước lại vẫn là bãi cát, tiếng thở dài bật ra (bãi cát dài, bãi cát dài, biết tính sao đây?). Những bãi cát dài tưởng như vô tận được đặt trong bối cảnh núi và biển bao quanh gây cảm giác bế tắc. Nếu ai đi từ ngoài Bắc vào Huế, qua các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị sẽ nhận thấy bãi cát, núi và biển vây bọc khách đi đường là cảnh thực, quá bãi cát rồi lên núi xuống biển là viẹc cồ thực. Dùng cảnh thực tế diễn tả ý niệm về sự bế tắc của cuộc đời là một sáng tạo đặc sắc của Cao Bá Quát. Sáu câu thơ sau liên kết với nhau theo một lôgic chặt chẽ. Hai câu “Không học được tiên ông phép ngủ, Trèo non, Lội suối, giận không nguôi’’ thề hiện nỗi chán nản của tác giả vì phải tự mình hành hạ thân xác mình theo đuổi công danh vô nghĩa. Với tâm trạng đó, tác giả nhìn ra xung quanh thấy cả dòng đời chạy theo danh lợi, say danh lợi như ngửi thấy hơi men, ít ai có thể thoát khỏi cám dỗ. Nhận định khái quát về cái giá của bả danh lợi xuất phát từ chính kinh nghiệm của các giả. Sáu câu thơ này chuẩn bị cho kết luận: cần thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Tâm trạng của tác giả khi đi trên bãi cát: là chán nản, mỏi mệt, thương thân phận, oán trách cuộc sống. Mặc dù chưa thể hình dung một người trí thức như ông phải làm gì trong hoàn cảnh xã hội khi đó, nhưng Cao Bá Quát đã không hào hứng trên con đường đi Huế. Lẽ ra lên kinh đô phải là dịp phấn chấn vì những hứa hẹn, chờ dợi phía trước về thành đạt, công danh, song ông lại thấy chán nản, miễn cường. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi đầy ngụ ý: “Sao mình anh còn trơ trên bãi cát?”: Một câu hỏi sẽ dẫn tới hành động: Có tiếp tục đi trên bãi cát mãi như vậy hay thôi? Có tiếp tục sống như vậy hay tìm một lối khác? Hình ảnh bãi cát là một sáng tạo độc đáo của Cao Bá Quát. Các nhà nho thường sử dụng các biểu tượng quen thuộc để nói về tâm trạng chán ghét quan trường (hình ảnh ngọn cỏ bồng lìa gốc, cánh bèo trôi dạt trên sóng nước) và nỗi nhớ quê hương (hình ảnh rau thuần, cá vược, canh cua, đồng lúa, nương dâu, phần mộ tổ tiên không có người chăm sóc,...) nhưng chưa có ai mang tâm trạng phủ định con đường mà người tri thức thời ấy vẫn đi nên chưa ai tìm một biểu tượng nghệ thuật mới (...). Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học