Cái chết cua Chí Phèo là tiếng chuông cảnh tỉnh cả một xã hội đầy rẫy định kiến, thiếu tình nhân hậu, bao dung, vừa đẩy người ta đến chỗ tột cùng không lối thoát vừa không cho người ta cái cơ hội trở lại làm người Bắt đầu từ một buổi sáng. Đấy là buổi sáng mà hắn đã nghe được những âm thanh bình thường của cuộc đời: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng người thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đi chợ. Những tiếng ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy vì hôm nay hắn mới tỉnh rượu. Những âm thanh ấy là thức dậy ước mơ xa xôi của một thời: một mái nhà tranh, một gia đình nho nhỏ... Hắn chợt nhận ra hắn đã già rồi mà vẫn còn đơn độc. Chí Phèo thèm khát được sống cuộc đời lương thiện như mọi người. Khó mà quên được hình ảnh Chí Phèo mắt “ươn ướt” khi bưng bát cháo hành của Thị Nở mà lòng cứ bâng khuâng. Hắn nhận ra một chán lí sơ đẳng của con người sống giữa mọi người và bỗng nhiên bững ngộ ra một. điều: những người không ăn cháo hành không biết cháo hành ngon. Bởi, có một cái gì đó sâu xa hơn hương vị cháo hành kia. Nhưng tại sao đến tận bày giờ hắn mới được nếm mùi vị cháo? Hắn thèm một cuộc sống lương thiện, thèm cái tình nhân ái của con người. Hắn khát khao được chung sống hạnh phúc với Thị Nở, sống thân thiện với mọi người. Và hắn thốt lên với người mình yêu: “Giá như thế này mãi thì thích nhỉ”, sung sướng nhận được sự đồng tình của thị ("Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra”). Nam Cao vui vẻ dự báo: “Chúng sẽ làm thành một cặp xứng đôi”. Thế mà Chí Phèo đã bị từ chối. Bà cô Thị Nở không cho hắn lấy thị vì cho rằng lấy ai chứ lại lấy Chí Phèo, một kẻ chỉ có một nghề duy nhất là rạch mặt ăn vạ, là một điều quá nhục nhã. Dưới mắt bà cô Thị Nở, dưới những cái nhìn đầy định kiến của xã hội, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ chứ không thể là con người. Định kiến ấy hằn sâu, khắc vào những vết mảnh chai rạch lên gương mặt Chí Phèo không thể xóa được. Chí Phèo tuyệt vọng cùng cực. Hắn nhận ra rằng, hắn không thể trở lại làm người lương thiện được nữa rồi. Đó là bi kịch đau đớn nhất, cay đắng nhất đối với hắn. Chí Phèo đã ý thức được rất rõ về nỗi đau này. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức, khóc vì tuyệt vọng”. http://loigiaihay.com/chi-pheo-nam-cao-e173.html Nỗi đau ấy khiến Chí Phèo uống rượu. Và trong cơn say cơn tỉnh, hắn muốn đi trả thù. Ban đầu hắn lẩm bẩm “phải đến cái nhà con đĩ Nở kia, đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chét cái con khọm già nhà nó”. Nhưng trong tiềm thức hắn nhận ra kẻ gây ra nông nổi này chính là Bá Kiến. Đây mới là kẻ đã vạch lên gương mặt lương thiện của hắn những vết sẹo tội ác, đẩy hắn đến chỗ tuyệt vọng. Cho nên dù say rượu mà bước chân Chí Phèo vẫn đủ tỉnh táo. Và như một tất yếu, hắn đã vung dao đâm chết Bá Kiến - nguyên nhân gây nên bi kịch của đời mình. Rồi cũng bằng con dao vấy máu đó, hắn đã tự vẫn, kết thúc một cuộc đời bi kịch. Cái chết cua Chí Phèo là tiếng chuông cảnh tỉnh cả một xã hội đầy rẫy định kiến, thiếu tình nhân hậu, bao dung, vừa đẩy người ta đến chỗ tột cùng không lối thoát vừa không cho người ta cái cơ hội trở lại làm người. Đó là bi kịch về quyền được sống lương thiện, bi kịch về lòng nhân ái... Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Cái chết cua Chí Phèo là tiếng chuông cảnh tỉnh cả một xã hội đầy rẫy định kiến, thiếu tình nhân hậu, bao dung, vừa đẩy người ta đến chỗ tột cùng không lối thoát vừa không cho người ta cái cơ hội trở lại làm người Bắt đầu từ một buổi sáng. Đấy là buổi sáng mà hắn đã nghe được những âm thanh bình thường của cuộc đời: tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng người thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói của những người đi chợ. Những tiếng ấy hôm nào chả có nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy vì hôm nay hắn mới tỉnh rượu. Những âm thanh ấy là thức dậy ước mơ xa xôi của một thời: một mái nhà tranh, một gia đình nho nhỏ... Hắn chợt nhận ra hắn đã già rồi mà vẫn còn đơn độc. Chí Phèo thèm khát được sống cuộc đời lương thiện như mọi người. Khó mà quên được hình ảnh Chí Phèo mắt “ươn ướt” khi bưng bát cháo hành của Thị Nở mà lòng cứ bâng khuâng. Hắn nhận ra một chán lí sơ đẳng của con người sống giữa mọi người và bỗng nhiên bững ngộ ra một. điều: những người không ăn cháo hành không biết cháo hành ngon. Bởi, có một cái gì đó sâu xa hơn hương vị cháo hành kia. Nhưng tại sao đến tận bày giờ hắn mới được nếm mùi vị cháo? Hắn thèm một cuộc sống lương thiện, thèm cái tình nhân ái của con người. Hắn khát khao được chung sống hạnh phúc với Thị Nở, sống thân thiện với mọi người. Và hắn thốt lên với người mình yêu: “Giá như thế này mãi thì thích nhỉ”, sung sướng nhận được sự đồng tình của thị ("Thị không đáp nhưng cái mũi đỏ của thị như càng bạnh ra”). Nam Cao vui vẻ dự báo: “Chúng sẽ làm thành một cặp xứng đôi”. Thế mà Chí Phèo đã bị từ chối. Bà cô Thị Nở không cho hắn lấy thị vì cho rằng lấy ai chứ lại lấy Chí Phèo, một kẻ chỉ có một nghề duy nhất là rạch mặt ăn vạ, là một điều quá nhục nhã. Dưới mắt bà cô Thị Nở, dưới những cái nhìn đầy định kiến của xã hội, Chí Phèo chỉ có thể là con quỷ chứ không thể là con người. Định kiến ấy hằn sâu, khắc vào những vết mảnh chai rạch lên gương mặt Chí Phèo không thể xóa được. Chí Phèo tuyệt vọng cùng cực. Hắn nhận ra rằng, hắn không thể trở lại làm người lương thiện được nữa rồi. Đó là bi kịch đau đớn nhất, cay đắng nhất đối với hắn. Chí Phèo đã ý thức được rất rõ về nỗi đau này. Hắn “ôm mặt khóc rưng rức, khóc vì tuyệt vọng”. http://loigiaihay.com/chi-pheo-nam-cao-e173.html Nỗi đau ấy khiến Chí Phèo uống rượu. Và trong cơn say cơn tỉnh, hắn muốn đi trả thù. Ban đầu hắn lẩm bẩm “phải đến cái nhà con đĩ Nở kia, đến để đâm chết cả nhà nó, đâm chét cái con khọm già nhà nó”. Nhưng trong tiềm thức hắn nhận ra kẻ gây ra nông nổi này chính là Bá Kiến. Đây mới là kẻ đã vạch lên gương mặt lương thiện của hắn những vết sẹo tội ác, đẩy hắn đến chỗ tuyệt vọng. Cho nên dù say rượu mà bước chân Chí Phèo vẫn đủ tỉnh táo. Và như một tất yếu, hắn đã vung dao đâm chết Bá Kiến - nguyên nhân gây nên bi kịch của đời mình. Rồi cũng bằng con dao vấy máu đó, hắn đã tự vẫn, kết thúc một cuộc đời bi kịch. Cái chết cua Chí Phèo là tiếng chuông cảnh tỉnh cả một xã hội đầy rẫy định kiến, thiếu tình nhân hậu, bao dung, vừa đẩy người ta đến chỗ tột cùng không lối thoát vừa không cho người ta cái cơ hội trở lại làm người. Đó là bi kịch về quyền được sống lương thiện, bi kịch về lòng nhân ái... Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học