Bài thơ có cấu trúc phức điệu gồm có 22 câu thơ lục bát phối hợp với 18 câu thơ thất ngôn. Sự luân chuyển và phối hợp giữa các khổ thơ lục bát với các khổ thơ thất ngôn 2 câu, 8 câu hoặc 4 câu nhằm khắc họa và làm nổi bật những nét tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng qua mỗi chặng đường đi đày. Tiếng hát đi đày Tố Hữu Đường qua mấy phố Quy Nhơn Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần ……………….. Núi hỡi từ đây băng xuống đó Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm trường? Tháng giêng 1942 Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với Tố Hữu, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1987, trong bài "Đảng và thơ” ông viết: "Tròn 50 tuổi: Đảng và thơ Từ ấy hồn vui mãi đến giờ". "Từ ấy" là từ năm 1937, Tố Hữu được "mặt trời chân lí chói qua tim". Và cũng là “Từ ấy" - tiếng hát của người thanh niên cộng sản ngân vang như tiếng hót của chim cà-lơi "Say đồng hương nắng vui ca hát - Trên chín tầng cao bát ngát trời" (Nhớ đồng). Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị mật thám Pháp bắt giam. Ông bị đày ải qua nhiều địa ngục trần gian: lao Thừa Thiên, nhà tù Lao Bảo, ngục Ban Mê Thuật, bị giải đến khám lớn Quy Nhơn, đến tháng Giêng năm 1942, người chiến sĩ cách mạng trẻ bị đày lên nhà ngục Đắc Lay ở sâu trên miền núi của Tây Nguyên. Bài thơ "Tiếng hát đi đày" được làm trong chuyến chuyển lao đầy khổ ải ấy. "Tiếng hát đi đày" là bài cuối của phần "Xiềng xích" trong tập thơ "Từ ấy" tập thơ đầu của Tố Hữu. Trên con đường đi đày khổ ải, bị cùm, bị xiềng xích, uất hận dâng trào, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi lí tưởng cách mạng, bất khuất và hiên ngang, khao khát một ngày sổ lồng phá cũi. Nhan đề "Tiếng hát đi đày” thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp ghi lại tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trên con đường đi đày từ thành phố Quy Nhơn lên vùng rừng núi Đắc Lay. Bài thơ có cấu trúc phức điệu gồm có 22 câu thơ lục bát phối hợp với 18 câu thơ thất ngôn. Sự luân chuyển và phối hợp giữa các khổ thơ lục bát với các khổ thơ thất ngôn 2 câu, 8 câu hoặc 4 câu nhằm khắc họa và làm nổi bật những nét tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng qua mỗi chặng đường đi đày. Giọng thơ cũng trở nên biến hóa, đa thanh và giàu biểu cảm. Chặng khổ ải thứ nhất "Đường qua mấy phố Quy Nhơn". Đọc "Từ ấy", ta biết tháng 6 - 1941, Tố Hữu đã bị thực dân Pháp giam giữ tại xà lim Quy Nhơn, . Và tháng Giêng năm 1942 tức là tháng Chạp năm Tân Tỵ, ông bị đày lên Đắc Lay. Huỳnh Ngọc Huệ, chiến sĩ cộng sản, hạn tù cùng đi đày là người được nhà thơ đề tặng. Mở đầu bài thơ là 4 câu lục bát nói lên sự dõi nhìn mấy phố Quy Nhơn qua chiếc xe tù bịt bùng lao đi. Nhìn đường, nhìn phố rồi "trông lại" nhà, người chiến sĩ cách mạng vô cùng xúc động, lưu luyến, cảm thấy "yêu hơn mọi lần". Cảnh phố phường trong những ngày giáp Tết, người đi lại nhộn nhịp được diễn tả qua hai vế tiểu đối: "quấn áo//chen chân" để lại trong lòng người đi đày nhiều vương vấn, man mác, cảnh vật, con người nơi mấy phố Quy Nhơn bỗng trở nên gần gũi, "quen thêm”, gắn bó. Hai câu hỏi tu từ nối tiếp cùng xuất hiện: "Nhà sao... Ưsao...?", thốt lên khe khẽ trong lòng thể hiện sự ngỡ ngàng xúc động, biểu lộ niềm thiết tha, yêu mến vô cùng với nhịp đời và cuộc sống tự do: Đường xa mấy phố Quy Nhơn Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần Người đi quần áo chen chân Ờ sao như đã quen thân từ nào? Ngoại cảnh phố phường đông vui, nhộn nhịp. Nhà thơ đã và đang bị tách dần ra khỏi đồng bào mình, phố cũ yêu thương của mình. Chặng đường phía trước nhiều gian truân và khổ ải, nhiều máu và nước mắt đang đón chờ mà người đi đày đã dự cầm được. Trong cảnh ngộ ấy, sao mà chẳng cô đơn và khao khát sống, khao khát tự do? Từ vần thơ lục bát độc thoại tiếp theo là hai câu thất ngôn đối thoại với "xe ơi...“. Đó là tiếng hát đi đày tiếng hát lưu luyến, "khát khao". Giọng thơ khẽ ngân lên như một tiếng than thầm: "Xe ơi, chầm chầm ngừng dây phút Kẻo nữa rồi đây lại khát khao!" Người chiến sĩ cách mạng đã nguyện "buộc" lòng mình với mọi người, nguyện đem tình nhân ái "trang trải” với trăm ngả, nguyện là "con của vạn nhà", là "em của vạn kiếp phôi pha", là "anh của vạn đầu em nhỏ..." mới có lời than thầm và nỗi "khát khao" ấy. Từ câu thơ lục bát, cảm xúc "yêu hơn" và “quen thân" như trào lên, dâng lên đến câu thất ngôn, cảm xúc "khát khao" như bị nén xuống. Và thành phố Quy Nhơn lùi xa dần, mờ khuất dần. Bốn câu lục bát tiếp theo nói về chặng đường đi đày thứ hai. Chiếc xe tù chạy nhanh về phía Tây Nguyên. Rải rác những mái nhà "lơ thơ" thưa thớt. Cảnh vật hoang vắng dần. Không nhìn thấy người mà chỉ thấy "bóng vẩn vơ trên đường". "Mấy bóng vẩn vơ” đi lại rời rạc, lẻ tẻ, buồn thê lương. Nhìn nắng chiều nhạt nhòa trên nương rẫy, nghe tiếng hót "bơ vơ" - cô đơn, xa vắng, buồn, người đi đày tưởng nhớ đến quê hương, màu xanh đồng quê, của sóng lúa trong hoài niệm như gợi lên trong tâm hồn bao nỗi nhớ. Bức tranh miền núi hoang vắng và buồn. "Tiếng hát đi đày" là khúc tâm tình "nhớ quê hương": "Nhưng nhà đã rải lơ thơ Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường. Đồng xanh gợi nhớ quê hương, Bơ vơ tiếng hát trên nương nắng chiều”. Các từ láy tượng hình và tượng thanh liên kết, hòa hợp với nhau: "lơ thơ - "vẩn vơ" - "bơ vơ”, các tiếng: "đường", "hương", "nương" hiệp vần với nhau, tạo nên âm điệu buồn thương man mác gieo vào lòng người bao ám ảnh. Chữ "gợn" trong câu thơ "Đồng xanh gợn nhớ quê hương" là một nét vẽ có thần, hình tượng và truyền cảm. Màu xanh của cánh đồng, sông lúa, biển lúa nhấp nhô, gợi lên nỗi nhớ quê hương trong lòng người đi đày. "Sóng" mới "gợn nhớ'', "gợn buồn" như vậy. "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp''. ( Tràng giang – Huy Cận) Lần thứ hai, cặp câu thất ngôn lại xuất hiện. Quy Nhơn đã "xa rồi", đồng xanh và quê hương cũng "xa rồi". Chỉ còn nghe "bơ vơ tiếng hát trên nương nắng chiều". Còn đâu nữa "bóng dáng yêu thương cũ", màu xanh của lúa, còn đâu nữa cảnh "người đi quấn áo chen chân”. Chiếc xe tù càng đi sâu vào vùng rừng núi, người đi đày như bị vây bọc bởi "ngàn xa" trùng điệp, màu "nhạt nhạt", thấm thía một nỗi buồn cô liêu - cô quạnh, lẻ loi và hoang vắng: "Xa rồi bóng dáng yêu thương cũ Nhạt nhạt ngàn xa buồn cô liêu". Hô ứng với thanh bằng "xa rồi" là thanh trắc "nhạt nhạt", giọng thơ trĩu xuống, tiếp theo 5 thanh bằng "ngàn xa buồn cô liêu" nhạc điệu trở nên chơi vơi, mênh mang, âm điệu "buồn cô liêu” như thấm sâu vào lòng người, tỏa rộng trên hành trình khổ ải vô định. Chặng đường đi đày thứ ba là "Đường lên xứ lạ Kông Tum", được Tố Hữu ghi lại bằng 4 câu lục bát. Hai chữ "đường lên" gợi tả con đường đi đày mỗi lúc lại lên cao: đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, núi tiếp núi. "Xứ lạ" được nói tới là Kông Tum, một thiên nhiên vô cùng hùng vĩ và hiểm trở. "Quanh quanh đèo chật//trùng trùng núi cao". Những con đèo như thắt lại, chật lại, uốn lượn gập ghềnh "quanh quanh" bên nhừng sườn núi. Núi tiếp núi trập trùng cao ngất. Xứ lạ Kông Tum với những đèo chật quanh quanh, với những núi cao trùng trùng, như những thử thách ghê gớm đối với người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Mắt thì ngắm cảnh "xứ lạ", tai thì nghe khúc nhạc rừng. Trong khổ ải vẫn tài hoa khi nhà thơ tả thông "reo", suối chảy, tiếng chim gọi đàn "chiu chít". Người chiến sĩ cách mạng vượt ra khỏi cảnh ngộ "mặc dù bị trói chân tay" (Nhật kí trong tù), tự làm chủ hoàn cảnh, thưởng thức vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên, để "cô quạnh đường xa vợi ít nhiều". "Thông reo bờ suối rì rào, Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?" Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với cảm hứng tự do. Núi đèo hùng vĩ, khúc nhạc rừng huyền diệu có thông "reo", suối "rì rào", có chim hót “chiu chít". Đag bị cùm trói, xích xiềng, bị nhốt trong chiếc xe tù chật chội, nhưng nhà thơ vẫn "Tự do lãm thưởng vô nhân cấm" vẫn yêu đời, yêu sống, sống mãnh liệt, kiên cường. Tâm hồn thơ dạt dào khi ngắm nhìn "xứ lạ Kong Tum chính là tiếng hát của hành khúc đi đày. Ngòi bút thi sĩ rất tài hoa và điêu luyện trong sử dụng các từ láy tượng hình (quanh quanh, trùng trùng), từ láy tượng thanh (rì rào, chiu chít); đặc biệt tinh tế khi sử dụng các từ ngữ phong phú về thanh điệu, giàu có về âm vang, các phụ âm "r" (reo, rì rào), phụ âm "ch” (chim, chiều, chiu, chắt) để tạo nên những câu thơ có âm điệu, nhạc điệu du dương, trầm bổng, đọc lên nghe rất thú vị. Khúc nhạc chiều của suối rừng Kông Tum với thông reo, suối hát, chim kêu đem đến bao xúc động cho người chiến sĩ đi đày. Cảnh đep ấy là để cho ai, âm thanh ấy là dành cho ai? Câu hỏi tu từ: "ai nào kêu ai" chứa đầy tâm trạng. Đau khổ vì bị tước mất tự do, uất hận vì thực dân Pháp tước mất tự đo: "Muốn gầm một tiếng tan u uất Hận bỗng tuôn theo gió thổi dài". Con đường đi đày tưởng như kéo dài vô tận, mỗi lúc một lên cao, đầy dốc cao, đồi cao, nhiều ghềnh, lắm thác, có cửa ải, cửa đồn canh. Đây là chặng thử tư đi đày; "Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao Đèo leo ngọn thác, cầu treo mặt ghềnh Đìu hiu mấy ải đồn canh Lòng đau lại nhớ các anh những ngày..." Tiếp theo "Đường lên xứ lạ Kông Tum" là "Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao” chặng đường khổ ai ngày một lên cao... lên cao mãi. Cảnh sắc núi đèo vô cùng hiểm trở, hùng vĩ. Con đèo uốn lượn cao vút được nhân hoá thành "Đèo treo một ghềnh". Câu thơ có hai vế tiểu đối, tả đèo và thác, tả cầu và ghềnh là những nét vẽ hoành tráng đầy ấn tượng. Các từ "đèo- leo- treo" vần với nhau (vần lưng) làm cho câu thơ giàu âm điệu, thiên nhiên vừa hùng vĩ. vừa trữ tình nên thơ: "Đèo leo ngọn thác// cầu treo mặt ghềnh". Nhìn núi đèo cao ngất, nhìn thác ghềnh thăm thẳm hoang vu, lòng nhà thơ đau đớn thắt lại "nhớ các anh", nhớ những chiến sĩ cách mạng tiền bối từng bị thực dân Pháp tù đày trước đó. Hai tiếng "đìu hiu" gợi tả cảnh hoang vắng, buồn, lặng lẽ. Giọng thơ, cảm xúc thơ tưởng như nén xuống trong "lòng đau" bỗng trào lên dữ dội, đầy uất hận căm hờn. Đường đi đày được nói đến trong bài thơ là con đường số 14. Con đường được làm nên bằng bao mồ hôi, xương máu của nhân dân ta. Hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã bị đày doạ, lao động khổ sai, bị bỏ mạng trên con đường này. Tố Hữu đã diễn tả cảm xúc đau đớn. căm thù bằng một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất gợi: "Chao ôi, xưa cũng chốn này đây Thân bạn vùi xương dưới gốc cây Roi vụt rát tay bầy lính rợ Máu dám khoái mắt lũ đồn Tây! Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết Một khúc cầu đây, mấy khúc thây! Hỡi những anh đầu qua trước đó Biết chăng còn lắm bạn đi đày” Hai tiếng "Chao ôi" cất lên như một lời than đau đớn, thương tiếc các liệt sĩ cách mạng bị tù đày, bị lũ đồn Tây tàn sát dã man. Câu thơ, vần thơ được nói đến là "xương", là ”máu", là "hòn huyết" là "khúc thây"... Phép đối trong bài thơ Đường được vận dụng đặc sắc để căm hờn lên án tội ác "roi vụt rát tay" của bầy lính rợ, cái "khoái mắt" của lũ đồn Tây trước cảnh "máu dầm" của đồng bào ta, chiến sĩ ta. Sự hi sinh của các liệt sĩ cách mạng thật không thể nào kể xiết. Có biết bao máu đổ xương tan. Con đường đi đày là con đường máu, tiếng hát đi đày là tiêng hát căm thù sôi sục: "Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết Một khúc cầu đây mấy khúc thây” Con đường đi đày như kéo dài mãi ra, những chiến sĩ cách mạng, người trước ngã, người sau tiến lên, không sợ hi sinh... Con đường tự do "còn lắm bạn đi đày"... Đây là chặng đường thứ năm của con đường đi đày khổ ải. Lần thứ ba, hai chữ "Đường lên" được điệp lại, để lại ấn tượng con đường đi đày ngày một lên cao, xa lắc: "Đường lên xứ lạ Kông Turn... Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao... Đường lên đỉnh núi Đắc Lay..." Đỉnh núi cao vút, hoang vắng, lạnh lẽo: "Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim", Một tiếng gà "gáy động”, đỉnh núi Đắc Lay chìm trong màn sương "im lìm" vắng lặng! Những mái nhà tranh thấp thoáng "mơmơ" như lẫn vào, chìm vào trong mây. Lấy gió để tả "lạnh", lấy sương dày để tả ''vắng chim", mượn tiếng gà gáy để tả cảnh núi "im lìm", lấy mái nhà tranh để tả mây... Nét vẽ mờ ảo, hoang vắng, lấy động để tả tĩnh, cái "im lìm" của đỉnh núi Đắc Lay như hiện mờ trong sương núi: "Đường lên đỉnh núi Đắc Lay Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim Gà đâu gáy động im lìm Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây Đồn xa héo hắt cờ bay Hiu hiu phất lại buồn vây vây lòng” Một hệ thống từ láy, láy tiếng: "heo heo", "im lìm", "hiu hiu’’, láy vần: im lìm: láy âm: héo hắt - có giá trị gợi tả một không gian núi rừng vô cùng hoang vu, cái lạnh, cái buồn từ cảnh vật như thẳm sâu vào lòng người đi đày. Sự hiện diện của lá cờ ba sắc của quân xâm lược hay trên "đồn xa” là biểu tượng của sự tàn úa, chết chóc, trông vừa "héo hắt" vừa "hiu hiu" làm cho nỗi buồn như "vây vây" mãi lòng người đi đày. Nhìn đồn Tây, nhìn lá cờ ba sắc "héo hắt", căm hờn dâng lên sôi sục, nhà thơ hỏi "ai" hay tự hỏi "mình", tự đo chí khí "mình" rồi vời vời nhìn “ núi sương” mênh mông bao la: "Có ai hiểu nỗi hờn ghê gớm Trên mắt người trông với núi sương". Khát vọng tự do bùng lên dữ dội. Nung nấu trong lòng một quyết tâm, một hành động vô cùng táo bạo. Lời độc thoại biểu lộ một dũng khí. Một khát vọng tự do của người chiến sĩ trẻ tuổi trên bước đường lưu đày. Phải phá cũi sổ lồng, phải hành động để giành lấy tự do. Hỏi núi, tính dặm đường, tính đêm đường... là đo chí khí của lòng mình. Kế hoạch vượt ngục đã được trù liệu, được mưu tính, được diễn tả qua vần thơ nung nấu: "Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm đường” Và chỉ ba tháng sau, tháng 3 năm 1942, Tố Hữu và Huỳnh Ngọc Huệ đã vượt ngục thành công. Ba mươi một năm sau (1942 - 1973), trong bài thơ "Nước non ngàn dặm'', Tố Hữu nhắc lại "con đường máu" đi đày năm xưa như một hoài niệm tuổi hai mươi: " Vượt tù xưa, bước gieo neo, Cũng dòng nước ấy, ngủ treo đầu cành Đọt lau, rau má, vả xanh. Đói lòng, hát khúc quân hành vẫn vui...". Cảm hứng "Tiếng hát đi đày” là cảm hứng thiên nhiên trữ tình gắn liền với cảm hứng tự do. Tâm hồn thi sĩ chan hoà với chí khí chiến sĩ. Con đường đi đày với những chặng đường "lên cao", lên cao mãi đến đỉnh núi Đắc Lay là con đường máu "bao hòn huyết", là con đường đi đày với "bao khúc thây", vô cùng khổ ải và chết chóc. Sự phối hợp tài tình giữa hai thể thơ lục bát với thơ thất ngôn, nghệ thuật sử dụng từ láy và gieo vần biến hoá đã nói lên chân thực, cảm động và hào hùng tâm trạng và chí khí của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Có tâm trạng buồn "vây vây lòng”, có bâng khuâng lưu luyến phố cũ và đồng xanh, có "nỗi hờn ghê gớm". Bao trùm bài thơ là khát vọng tự do, là một tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương đất nước. "Tiếng hát đi đày" là bài ca tự do, nó phá tan "xiềng xích" để vươn tới "giải phóng". Hành trình đi đày là thước đo tầm vóc và chí khí người chiến sĩ cộng sản. Nó giúp chúng ta, những thế hệ hôm nay cảm nhận về cái giá của tự do mà ông cha đã chấp nhận và quyết đem xương máu để giành lại, càng thấm thía hơn bài học "uống nước nhớ nguồn"... Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học
Bài thơ có cấu trúc phức điệu gồm có 22 câu thơ lục bát phối hợp với 18 câu thơ thất ngôn. Sự luân chuyển và phối hợp giữa các khổ thơ lục bát với các khổ thơ thất ngôn 2 câu, 8 câu hoặc 4 câu nhằm khắc họa và làm nổi bật những nét tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng qua mỗi chặng đường đi đày. Tiếng hát đi đày Tố Hữu Đường qua mấy phố Quy Nhơn Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần ……………….. Núi hỡi từ đây băng xuống đó Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm trường? Tháng giêng 1942 Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với Tố Hữu, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1987, trong bài "Đảng và thơ” ông viết: "Tròn 50 tuổi: Đảng và thơ Từ ấy hồn vui mãi đến giờ". "Từ ấy" là từ năm 1937, Tố Hữu được "mặt trời chân lí chói qua tim". Và cũng là “Từ ấy" - tiếng hát của người thanh niên cộng sản ngân vang như tiếng hót của chim cà-lơi "Say đồng hương nắng vui ca hát Trên chín tầng cao bát ngát trời" (Nhớ đồng). Cuối tháng 4 năm 1939, Tố Hữu bị mật thám Pháp bắt giam. Ông bị đày ải qua nhiều địa ngục trần gian: lao Thừa Thiên, nhà tù Lao Bảo, ngục Ban Mê Thuật, bị giải đến khám lớn Quy Nhơn, đến tháng Giêng năm 1942, người chiến sĩ cách mạng trẻ bị đày lên nhà ngục Đắc Lay ở sâu trên miền núi của Tây Nguyên. Bài thơ "Tiếng hát đi đày" được làm trong chuyến chuyển lao đầy khổ ải ấy. "Tiếng hát đi đày" là bài cuối của phần "Xiềng xích" trong tập thơ "Từ ấy" tập thơ đầu của Tố Hữu. Trên con đường đi đày khổ ải, bị cùm, bị xiềng xích, uất hận dâng trào, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi vẫn cất cao tiếng hát ca ngợi lí tưởng cách mạng, bất khuất và hiên ngang, khao khát một ngày sổ lồng phá cũi. Nhan đề "Tiếng hát đi đày” thể hiện một tâm thế tuyệt đẹp ghi lại tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng trên con đường đi đày từ thành phố Quy Nhơn lên vùng rừng núi Đắc Lay. Bài thơ có cấu trúc phức điệu gồm có 22 câu thơ lục bát phối hợp với 18 câu thơ thất ngôn. Sự luân chuyển và phối hợp giữa các khổ thơ lục bát với các khổ thơ thất ngôn 2 câu, 8 câu hoặc 4 câu nhằm khắc họa và làm nổi bật những nét tâm trạng của người chiến sĩ cách mạng qua mỗi chặng đường đi đày. Giọng thơ cũng trở nên biến hóa, đa thanh và giàu biểu cảm. Chặng khổ ải thứ nhất "Đường qua mấy phố Quy Nhơn". Đọc "Từ ấy", ta biết tháng 6 - 1941, Tố Hữu đã bị thực dân Pháp giam giữ tại xà lim Quy Nhơn, . Và tháng Giêng năm 1942 tức là tháng Chạp năm Tân Tỵ, ông bị đày lên Đắc Lay. Huỳnh Ngọc Huệ, chiến sĩ cộng sản, hạn tù cùng đi đày là người được nhà thơ đề tặng. Mở đầu bài thơ là 4 câu lục bát nói lên sự dõi nhìn mấy phố Quy Nhơn qua chiếc xe tù bịt bùng lao đi. Nhìn đường, nhìn phố rồi "trông lại" nhà, người chiến sĩ cách mạng vô cùng xúc động, lưu luyến, cảm thấy "yêu hơn mọi lần". Cảnh phố phường trong những ngày giáp Tết, người đi lại nhộn nhịp được diễn tả qua hai vế tiểu đối: "quấn áo//chen chân" để lại trong lòng người đi đày nhiều vương vấn, man mác, cảnh vật, con người nơi mấy phố Quy Nhơn bỗng trở nên gần gũi, "quen thêm”, gắn bó. Hai câu hỏi tu từ nối tiếp cùng xuất hiện: "Nhà sao... Ưsao...?", thốt lên khe khẽ trong lòng thể hiện sự ngỡ ngàng xúc động, biểu lộ niềm thiết tha, yêu mến vô cùng với nhịp đời và cuộc sống tự do: Đường xa mấy phố Quy Nhơn Nhà sao trông lại yêu hơn mọi lần Người đi quần áo chen chân Ờ sao như đã quen thân từ nào? Ngoại cảnh phố phường đông vui, nhộn nhịp. Nhà thơ đã và đang bị tách dần ra khỏi đồng bào mình, phố cũ yêu thương của mình. Chặng đường phía trước nhiều gian truân và khổ ải, nhiều máu và nước mắt đang đón chờ mà người đi đày đã dự cầm được. Trong cảnh ngộ ấy, sao mà chẳng cô đơn và khao khát sống, khao khát tự do? Từ vần thơ lục bát độc thoại tiếp theo là hai câu thất ngôn đối thoại với "xe ơi...“. Đó là tiếng hát đi đày tiếng hát lưu luyến, "khát khao". Giọng thơ khẽ ngân lên như một tiếng than thầm: "Xe ơi, chầm chầm ngừng dây phút Kẻo nữa rồi đây lại khát khao!" Người chiến sĩ cách mạng đã nguyện "buộc" lòng mình với mọi người, nguyện đem tình nhân ái "trang trải” với trăm ngả, nguyện là "con của vạn nhà", là "em của vạn kiếp phôi pha", là "anh của vạn đầu em nhỏ..." mới có lời than thầm và nỗi "khát khao" ấy. Từ câu thơ lục bát, cảm xúc "yêu hơn" và “quen thân" như trào lên, dâng lên đến câu thất ngôn, cảm xúc "khát khao" như bị nén xuống. Và thành phố Quy Nhơn lùi xa dần, mờ khuất dần. Bốn câu lục bát tiếp theo nói về chặng đường đi đày thứ hai. Chiếc xe tù chạy nhanh về phía Tây Nguyên. Rải rác những mái nhà "lơ thơ" thưa thớt. Cảnh vật hoang vắng dần. Không nhìn thấy người mà chỉ thấy "bóng vẩn vơ trên đường". "Mấy bóng vẩn vơ” đi lại rời rạc, lẻ tẻ, buồn thê lương. Nhìn nắng chiều nhạt nhòa trên nương rẫy, nghe tiếng hót "bơ vơ" - cô đơn, xa vắng, buồn, người đi đày tưởng nhớ đến quê hương, màu xanh đồng quê, của sóng lúa trong hoài niệm như gợi lên trong tâm hồn bao nỗi nhớ. Bức tranh miền núi hoang vắng và buồn. "Tiếng hát đi đày" là khúc tâm tình "nhớ quê hương": "Nhưng nhà đã rải lơ thơ Người đi mấy bóng vẩn vơ trên đường. Đồng xanh gợi nhớ quê hương, Bơ vơ tiếng hát trên nương nắng chiều”. Các từ láy tượng hình và tượng thanh liên kết, hòa hợp với nhau: "lơ thơ - "vẩn vơ" - "bơ vơ”, các tiếng: "đường", "hương", "nương" hiệp vần với nhau, tạo nên âm điệu buồn thương man mác gieo vào lòng người bao ám ảnh. Chữ "gợn" trong câu thơ "Đồng xanh gợn nhớ quê hương" là một nét vẽ có thần, hình tượng và truyền cảm. Màu xanh của cánh đồng, sông lúa, biển lúa nhấp nhô, gợi lên nỗi nhớ quê hương trong lòng người đi đày. "Sóng" mới "gợn nhớ'', "gợn buồn" như vậy. "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp''. ( Tràng giang – Huy Cận) Lần thứ hai, cặp câu thất ngôn lại xuất hiện. Quy Nhơn đã "xa rồi", đồng xanh và quê hương cũng "xa rồi". Chỉ còn nghe "bơ vơ tiếng hát trên nương nắng chiều". Còn đâu nữa "bóng dáng yêu thương cũ", màu xanh của lúa, còn đâu nữa cảnh "người đi quấn áo chen chân”. Chiếc xe tù càng đi sâu vào vùng rừng núi, người đi đày như bị vây bọc bởi "ngàn xa" trùng điệp, màu "nhạt nhạt", thấm thía một nỗi buồn cô liêu - cô quạnh, lẻ loi và hoang vắng: "Xa rồi bóng dáng yêu thương cũ Nhạt nhạt ngàn xa buồn cô liêu". Hô ứng với thanh bằng "xa rồi" là thanh trắc "nhạt nhạt", giọng thơ trĩu xuống, tiếp theo 5 thanh bằng "ngàn xa buồn cô liêu" nhạc điệu trở nên chơi vơi, mênh mang, âm điệu "buồn cô liêu” như thấm sâu vào lòng người, tỏa rộng trên hành trình khổ ải vô định. Chặng đường đi đày thứ ba là "Đường lên xứ lạ Kông Tum", được Tố Hữu ghi lại bằng 4 câu lục bát. Hai chữ "đường lên" gợi tả con đường đi đày mỗi lúc lại lên cao: đèo nối đèo, dốc tiếp dốc, núi tiếp núi. "Xứ lạ" được nói tới là Kông Tum, một thiên nhiên vô cùng hùng vĩ và hiểm trở. "Quanh quanh đèo chật//trùng trùng núi cao". Những con đèo như thắt lại, chật lại, uốn lượn gập ghềnh "quanh quanh" bên nhừng sườn núi. Núi tiếp núi trập trùng cao ngất. Xứ lạ Kông Tum với những đèo chật quanh quanh, với những núi cao trùng trùng, như những thử thách ghê gớm đối với người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Mắt thì ngắm cảnh "xứ lạ", tai thì nghe khúc nhạc rừng. Trong khổ ải vẫn tài hoa khi nhà thơ tả thông "reo", suối chảy, tiếng chim gọi đàn "chiu chít". Người chiến sĩ cách mạng vượt ra khỏi cảnh ngộ "mặc dù bị trói chân tay" (Nhật kí trong tù), tự làm chủ hoàn cảnh, thưởng thức vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên, để "cô quạnh đường xa vợi ít nhiều". "Thông reo bờ suối rì rào, Chim chiều chiu chít, ai nào kêu ai?" Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với cảm hứng tự do. Núi đèo hùng vĩ, khúc nhạc rừng huyền diệu có thông "reo", suối "rì rào", có chim hót “chiu chít". Đag bị cùm trói, xích xiềng, bị nhốt trong chiếc xe tù chật chội, nhưng nhà thơ vẫn "Tự do lãm thưởng vô nhân cấm" vẫn yêu đời, yêu sống, sống mãnh liệt, kiên cường. Tâm hồn thơ dạt dào khi ngắm nhìn "xứ lạ Kong Tum chính là tiếng hát của hành khúc đi đày. Ngòi bút thi sĩ rất tài hoa và điêu luyện trong sử dụng các từ láy tượng hình (quanh quanh, trùng trùng), từ láy tượng thanh (rì rào, chiu chít); đặc biệt tinh tế khi sử dụng các từ ngữ phong phú về thanh điệu, giàu có về âm vang, các phụ âm "r" (reo, rì rào), phụ âm "ch” (chim, chiều, chiu, chắt) để tạo nên những câu thơ có âm điệu, nhạc điệu du dương, trầm bổng, đọc lên nghe rất thú vị. Khúc nhạc chiều của suối rừng Kông Tum với thông reo, suối hát, chim kêu đem đến bao xúc động cho người chiến sĩ đi đày. Cảnh đep ấy là để cho ai, âm thanh ấy là dành cho ai? Câu hỏi tu từ: "ai nào kêu ai" chứa đầy tâm trạng. Đau khổ vì bị tước mất tự do, uất hận vì thực dân Pháp tước mất tự đo: "Muốn gầm một tiếng tan u uất Hận bỗng tuôn theo gió thổi dài". Con đường đi đày tưởng như kéo dài vô tận, mỗi lúc một lên cao, đầy dốc cao, đồi cao, nhiều ghềnh, lắm thác, có cửa ải, cửa đồn canh. Đây là chặng thử tư đi đày; "Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao Đèo leo ngọn thác, cầu treo mặt ghềnh Đìu hiu mấy ải đồn canh Lòng đau lại nhớ các anh những ngày..." Tiếp theo "Đường lên xứ lạ Kông Tum" là "Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao” chặng đường khổ ai ngày một lên cao... lên cao mãi. Cảnh sắc núi đèo vô cùng hiểm trở, hùng vĩ. Con đèo uốn lượn cao vút được nhân hoá thành "Đèo treo một ghềnh". Câu thơ có hai vế tiểu đối, tả đèo và thác, tả cầu và ghềnh là những nét vẽ hoành tráng đầy ấn tượng. Các từ "đèo- leo- treo" vần với nhau (vần lưng) làm cho câu thơ giàu âm điệu, thiên nhiên vừa hùng vĩ. vừa trữ tình nên thơ: "Đèo leo ngọn thác// cầu treo mặt ghềnh". Nhìn núi đèo cao ngất, nhìn thác ghềnh thăm thẳm hoang vu, lòng nhà thơ đau đớn thắt lại "nhớ các anh", nhớ những chiến sĩ cách mạng tiền bối từng bị thực dân Pháp tù đày trước đó. Hai tiếng "đìu hiu" gợi tả cảnh hoang vắng, buồn, lặng lẽ. Giọng thơ, cảm xúc thơ tưởng như nén xuống trong "lòng đau" bỗng trào lên dữ dội, đầy uất hận căm hờn. Đường đi đày được nói đến trong bài thơ là con đường số 14. Con đường được làm nên bằng bao mồ hôi, xương máu của nhân dân ta. Hàng ngàn chiến sĩ cách mạng đã bị đày doạ, lao động khổ sai, bị bỏ mạng trên con đường này. Tố Hữu đã diễn tả cảm xúc đau đớn. căm thù bằng một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật rất gợi: "Chao ôi, xưa cũng chốn này đây Thân bạn vùi xương dưới gốc cây Roi vụt rát tay bầy lính rợ Máu dám khoái mắt lũ đồn Tây! Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết Một khúc cầu đây, mấy khúc thây! Hỡi những anh đầu qua trước đó Biết chăng còn lắm bạn đi đày” Hai tiếng "Chao ôi" cất lên như một lời than đau đớn, thương tiếc các liệt sĩ cách mạng bị tù đày, bị lũ đồn Tây tàn sát dã man. Câu thơ, vần thơ được nói đến là "xương", là ”máu", là "hòn huyết" là "khúc thây"... Phép đối trong bài thơ Đường được vận dụng đặc sắc để căm hờn lên án tội ác "roi vụt rát tay" của bầy lính rợ, cái "khoái mắt" của lũ đồn Tây trước cảnh "máu dầm" của đồng bào ta, chiến sĩ ta. Sự hi sinh của các liệt sĩ cách mạng thật không thể nào kể xiết. Có biết bao máu đổ xương tan. Con đường đi đày là con đường máu, tiếng hát đi đày là tiêng hát căm thù sôi sục: "Mỗi hòn đá đó, bao hòn huyết Một khúc cầu đây mấy khúc thây” Con đường đi đày như kéo dài mãi ra, những chiến sĩ cách mạng, người trước ngã, người sau tiến lên, không sợ hi sinh... Con đường tự do "còn lắm bạn đi đày"... Đây là chặng đường thứ năm của con đường đi đày khổ ải. Lần thứ ba, hai chữ "Đường lên" được điệp lại, để lại ấn tượng con đường đi đày ngày một lên cao, xa lắc: "Đường lên xứ lạ Kông Turn... Đường lên Đắc Sút, Đắc Pao... Đường lên đỉnh núi Đắc Lay..." Đỉnh núi cao vút, hoang vắng, lạnh lẽo: "Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim", Một tiếng gà "gáy động”, đỉnh núi Đắc Lay chìm trong màn sương "im lìm" vắng lặng! Những mái nhà tranh thấp thoáng "mơmơ" như lẫn vào, chìm vào trong mây. Lấy gió để tả "lạnh", lấy sương dày để tả ''vắng chim", mượn tiếng gà gáy để tả cảnh núi "im lìm", lấy mái nhà tranh để tả mây... Nét vẽ mờ ảo, hoang vắng, lấy động để tả tĩnh, cái "im lìm" của đỉnh núi Đắc Lay như hiện mờ trong sương núi: "Đường lên đỉnh núi Đắc Lay Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim Gà đâu gáy động im lìm Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây Đồn xa héo hắt cờ bay Hiu hiu phất lại buồn vây vây lòng” Một hệ thống từ láy, láy tiếng: "heo heo", "im lìm", "hiu hiu’’, láy vần: im lìm: láy âm: héo hắt - có giá trị gợi tả một không gian núi rừng vô cùng hoang vu, cái lạnh, cái buồn từ cảnh vật như thẳm sâu vào lòng người đi đày. Sự hiện diện của lá cờ ba sắc của quân xâm lược hay trên "đồn xa” là biểu tượng của sự tàn úa, chết chóc, trông vừa "héo hắt" vừa "hiu hiu" làm cho nỗi buồn như "vây vây" mãi lòng người đi đày. Nhìn đồn Tây, nhìn lá cờ ba sắc "héo hắt", căm hờn dâng lên sôi sục, nhà thơ hỏi "ai" hay tự hỏi "mình", tự đo chí khí "mình" rồi vời vời nhìn “ núi sương” mênh mông bao la: "Có ai hiểu nỗi hờn ghê gớm Trên mắt người trông với núi sương". Khát vọng tự do bùng lên dữ dội. Nung nấu trong lòng một quyết tâm, một hành động vô cùng táo bạo. Lời độc thoại biểu lộ một dũng khí. Một khát vọng tự do của người chiến sĩ trẻ tuổi trên bước đường lưu đày. Phải phá cũi sổ lồng, phải hành động để giành lấy tự do. Hỏi núi, tính dặm đường, tính đêm đường... là đo chí khí của lòng mình. Kế hoạch vượt ngục đã được trù liệu, được mưu tính, được diễn tả qua vần thơ nung nấu: "Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm đường” Và chỉ ba tháng sau, tháng 3 năm 1942, Tố Hữu và Huỳnh Ngọc Huệ đã vượt ngục thành công. Ba mươi một năm sau (1942 - 1973), trong bài thơ "Nước non ngàn dặm'', Tố Hữu nhắc lại "con đường máu" đi đày năm xưa như một hoài niệm tuổi hai mươi: " Vượt tù xưa, bước gieo neo, Cũng dòng nước ấy, ngủ treo đầu cành Đọt lau, rau má, vả xanh. Đói lòng, hát khúc quân hành vẫn vui...". Cảm hứng "Tiếng hát đi đày” là cảm hứng thiên nhiên trữ tình gắn liền với cảm hứng tự do. Tâm hồn thi sĩ chan hoà với chí khí chiến sĩ. Con đường đi đày với những chặng đường "lên cao", lên cao mãi đến đỉnh núi Đắc Lay là con đường máu "bao hòn huyết", là con đường đi đày với "bao khúc thây", vô cùng khổ ải và chết chóc. Sự phối hợp tài tình giữa hai thể thơ lục bát với thơ thất ngôn, nghệ thuật sử dụng từ láy và gieo vần biến hoá đã nói lên chân thực, cảm động và hào hùng tâm trạng và chí khí của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Có tâm trạng buồn "vây vây lòng”, có bâng khuâng lưu luyến phố cũ và đồng xanh, có "nỗi hờn ghê gớm". Bao trùm bài thơ là khát vọng tự do, là một tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương đất nước. "Tiếng hát đi đày" là bài ca tự do, nó phá tan "xiềng xích" để vươn tới "giải phóng". Hành trình đi đày là thước đo tầm vóc và chí khí người chiến sĩ cộng sản. Nó giúp chúng ta, những thế hệ hôm nay cảm nhận về cái giá của tự do mà ông cha đã chấp nhận và quyết đem xương máu để giành lại, càng thấm thía hơn bài học "uống nước nhớ nguồn"... Trích: loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học ... khao khát sống, khao khát tự do? Từ vần thơ lục bát độc thoại hai câu thất ngôn đối thoại với "xe “ Đó tiếng hát đày tiếng hát lưu luyến, "khát khao" Giọng thơ khẽ ngân lên tiếng than thầm: "Xe... chật chội, nhà thơ "Tự lãm thưởng vô nhân cấm" yêu đời, yêu sống, sống mãnh liệt, kiên cường Tâm hồn thơ dạt ngắm nhìn "xứ lạ Kong Tum tiếng hát hành khúc đày Ngòi bút thi sĩ tài hoa đi u luyện sử... dân Pháp tù đày trước Hai tiếng "đìu hiu" gợi tả cảnh hoang vắng, buồn, lặng lẽ Giọng thơ, cảm xúc thơ tưởng nén xuống "lòng đau" trào lên dội, đầy uất hận căm hờn Đường đày nói đến thơ đường số