Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ, có mặt trong cả tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm nhất ở đoạn thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến 1. Cảm hứng lãng mạn thể hiện cái tôi đầy tình cảm cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái tôi của Quang Dũng trong Tây Tiến là một cái tôi như thế. Nó trào ra ngay đầu bài thơ, đầy áp và mãnh liệt trong một nỗi “nhớ chơi vơi” rất lạ, một dòng suối trong suốt bài thơ. Cái tôi ấy có mặt khắp mọi nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở, hoang sơ đến cảnh song nước thanh bình, thơ mộng, đến một hội đuốc hoa đầy sắc màu của xứ lạ phương xa; từ nỗi nhớ một bản làng Mai Châu “cơm lên khói” đến một “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thật hào hoa lãng mạn. Nhà thơ đã tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ bằng cách sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập (chẳng hạn, trong hai câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống / nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; Trí tưởng tượng bay bổng khiến thi nhân hình dung ra một “đêm hơi”, cảm được cái oai linh của Thần Núi, thấy được “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe được cả tiếng “sông Mã gầm lên khúc độc hành" .. 2. Tinh thần bi tráng thể hiện ở chỗ không lẩn tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, lẫm liệt của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Bài thơ ba lần nói đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là cái chết sang trọng này: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Sang trọng vì được bọc trong những tấm chiến bào, được về tựu nghĩa cùng với Đất mẹ, và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để đưa tiễn hương hồn người chiến sĩ. Ở đây thủ pháp cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đến đỉnh cao diệu kì cùa nó. Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ, có mặt trong cả tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm nhất ở đoạn thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, đồng đội cùa ông, trong các cặp hình ảnh đối lập: giữa ngoại hình tiều tụy với thần thái “dữ oai hùm”, giữa “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” với “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, và nhất là giữa hình ảnh của cái chết “rải rác biên cương mồ viễn xứ” với lí tưởng đánh giặc thanh thản đến lạ lùng của người chiến sĩ “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh!” Một tư thế ra đi như thế thì cái chết còn có nghĩa lí gì đối với họ? Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.
Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ, có mặt trong cả tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm nhất ở đoạn thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến 1. Cảm hứng lãng mạn thể hiện cái tôi đầy tình cảm cảm xúc và phát huy cao độ trí tưởng tượng. Cái tôi của Quang Dũng trong Tây Tiến là một cái tôi như thế. Nó trào ra ngay đầu bài thơ, đầy áp và mãnh liệt trong một nỗi “nhớ chơi vơi” rất lạ, một dòng suối trong suốt bài thơ. Cái tôi ấy có mặt khắp mọi nơi, lắng đọng từng chỗ, từ cảnh chiến trường hiểm trở, hoang sơ đến cảnh song nước thanh bình, thơ mộng, đến một hội đuốc hoa đầy sắc màu của xứ lạ phương xa; từ nỗi nhớ một bản làng Mai Châu “cơm lên khói” đến một “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” thật hào hoa lãng mạn. Nhà thơ đã tô đậm cái phi thường, gây ấn tượng mạnh về cái hùng vĩ, dữ dội và cái thơ mộng, tuyệt mĩ bằng cách sử dụng rộng rãi thủ pháp đối lập (chẳng hạn, trong hai câu thơ: Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống / nhà ai Pha Luông mưa xa khơi; Trí tưởng tượng bay bổng khiến thi nhân hình dung ra một “đêm hơi”, cảm được cái oai linh của Thần Núi, thấy được “hồn lau nẻo bến bờ” và nghe được cả tiếng “sông Mã gầm lên khúc độc hành" .. 2. Tinh thần bi tráng thể hiện ở chỗ không lẩn tránh cái bi, thường đề cập đến cái chết, nhưng đó không phải là cái chết bi lụy mà là cái chết hào hùng, lẫm liệt của người chiến sĩ đi vào cõi bất tử. Bài thơ ba lần nói đến cái chết, cái chết nào cũng đẹp, nhưng đẹp nhất là cái chết sang trọng này: Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Sang trọng vì được bọc trong những tấm chiến bào, được về tựu nghĩa cùng với Đất mẹ, và nhất là được thiên nhiên tấu lên khúc nhạc dữ dội và oai hùng để đưa tiễn hương hồn người chiến sĩ. Ở đây thủ pháp cường điệu đã đẩy chất bi tráng lên đến đỉnh cao diệu kì cùa nó. Chất bi tráng làm nên sắc diện bài thơ, có mặt trong cả tác phẩm, nhưng nổi rõ và in dấu đậm nhất ở đoạn thứ ba khi Quang Dũng miêu tả chân dung người lính Tây Tiến, đồng đội cùa ông, trong các cặp hình ảnh đối lập: giữa ngoại hình tiều tụy với thần thái “dữ oai hùm”, giữa “mắt trừng gửi mộng qua biên giới” với “đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”, và nhất là giữa hình ảnh của cái chết “rải rác biên cương mồ viễn xứ” với lí tưởng đánh giặc thanh thản đến lạ lùng của người chiến sĩ “chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh!” Một tư thế ra đi như thế thì cái chết còn có nghĩa lí gì đối với họ? Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.