ột nghiên cứu xếp hạng 200 công việc ở Mỹ đã đưa ra một kết quả bất ngờ:
công việc có thu nhập cao nhất và môi trường làm việc tốt nhất chính là toán
học.
Thực tế 5 trên 10 công việc được ưa chuộng nhất ngày nay cũng dựa trên
toán học – khoa học máy tính, thiết kế phần mềm, kiểm toán và thống kê.
Bỗng dưng, nghề toán trở nên thịnh hành.
Ai là người đã khuấy động lại “nữ hoàng của khoa học” này? Và họ xoay sở
thế nào với nghề toán? Người Ấn Độ sẽ có cơ hội được chứng kiến những
con người này khi Đại hội Toán học thế giới – ICM được khai mạc tại
Hyderabad hôm nay.
Hình ảnh về một nhà toán học già nua cũ kỹ đã thay đổi. Những nhà toán
học hiện đại bây giờ trẻ trung, năng động và cởi mở. Giống như Cedric
Villani, 37 tuổi, Giám đốc Viện Henri Poincare ở Paris, Pháp. Anh có mái
tóc dài và chiếc nơ cà vạt điển hình. Đến tận vài năm trước, anh vẫn thường
xuyên xem ba bộ phim mỗi tuần và đọc truyện tranh. Anh đã giành hai giải
thưởng cao quý về toán học – Fermat Prize và EMS Prize.
Villani cho biết trong số các nhà khoa học, nhà toán học di chuyển nhiều
nhất. “Chúng tôi dành rất nhiều thời gian thảo luận và trao đổi ý kiến”.
Villani gọi toán học là một “hoạt động dân chủ”, bất cứ ai cũng có thể theo
đuổi. “Toán học không cần bất cứ ngân quỹ nào và cũng chẳng cần đến một
đội ngũ lớn”.
Một trong những lý do cho tốc độ làm việc chóng mặt của các nhà toán học
chính là sự phát triển của khoa học thông tin liên lạc. Madhu Sudan, nhà
khoa học máy tính, giáo sư hàng đầu tại Viện công nghệ Massachusetts, Mỹ,
đoạt Nodel Prize năm 2001 và Nevanlinna Award năm 2002, cho biết các
lĩnh vực cổ điển như đại số và lĩnh vực hiện đại như thuyết xác suất đang
thịnh hành và có tác động to lớn tới cách thức các máy tính và thiết bị liên
lạc hoạt động.
“Khả năng của chúng ta trong việc thu thập vô vàn dữ liệu, nghiên cứu và
phân tích chúng, qua những con chip rẻ tiền, phụ thuộc rất nhiều vào
những công thức toán học phức tạp đằng sau đó. Tôi có thể tưởng tượng
những người làm trong các lĩnh vực y tế, tài chính, kỹ sư, năng lượng và
môi trường đều có thể cảm nhận như vậy”, Timesofindian dẫn lời Sudan
nói.
Tại trường học, toán học cũng gây ấn tượng mạnh mẽ, không như sinh học
hay vật lý, khi một loạt các giả thuyết liên tục được chứng minh trong nhiều
năm. “Vẫn còn rất nhiều câu hỏi mở mà các nhà toán học đang vắt óc suy
nghĩ. Vài thập kỷ qua đã chứng kiến những thành quả gặt hái to lớn đối với
môn toán học”, Stanislav Smirnov – giáo sư Đại học Geneva, Thụy Điển,
nhận định.
Vậy thì điều gì sẽ xảy ra khi hơn 3.000 nhà toán học hàng đầu đến từ gần 80
nước, trong đó có giáo sư Ngô Bảo Châu của Việt Nam, tụ họp tại Ấn Độ?
Khi được hỏi liệu cuộc gặp mặt này có lợi ích gì khi thế giới vốn luôn được
kết nối tức thì, Madhu Sudan nói: “Bất cứ lúc nào bạn cũng có thể học được
những điều mới mẻ bỗng dưng có ích cho nghiên cứu của mình. Cuộc gặp
mặt có thể dẫn tới những kết quả thú vị trong mọi công trình và các sự kiện
lớn như ICM sẽ gia tăng cơ hội đó”.
ICM 2010 cũng được ghi nhớ khi lần đầu tiên tổ chức đại hội cho các nhà
toán học nữ. Khoảng 300 phụ nữ sẽ tham gia đại hội này, phá vỡ quan niệm
truyền thống rằng con gái không học giỏi toán.
... trường học, toán học gây ấn tượng mạnh mẽ, không sinh học hay vật lý, loạt giả thuyết liên tục chứng minh nhiều năm “Vẫn nhiều câu hỏi mở mà nhà toán học vắt óc suy nghĩ Vài thập kỷ qua chứng kiến