1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phân tích cổng ty cổ phần dược phẩm OPC

63 2,7K 24

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 2,43 MB

Nội dung

phân tích cổng ty cổ phần dược phẩm OPC tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả c...

Trang 1

DANH SÁCH NHÓM OPC

(lớp thứ 4, ca 3, H406)

4 Nguyễn Văn Hiếu (Nhóm trưởng) K11NHTMI

Email: lamviecnhom.pttc@gmail.com

Điện thoại nhóm trưởng: 0168 998 6151

Trang 2

MỤC LỤC

trang

Phần I: Giới thiệu chung về OPC 3

Phần II: Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của DN 8

Phần III: Đánh giá KQHĐKD thông qua báo cáo KQHĐKD 19

Phần IV: Phân tích tình trạng tài chính qua bảng CĐKT 33

Phần V: Phân tích các tỷ số tài chính 43

Phần VI: Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ 52

Kết luận 61

Trang 3

PHẦN I GIỚI THIỆU CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM OPC

1 Giới thiệu về công ty

- Tên Công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC

- Logo:

- Trụ sở chính: 1017 Hồng Bàng, Phường 12, Quận 6, TP.Hồ Chí Minh

- Vốn điều lệ: 81.900.000.000 đồng

- Lĩnh vực kinh doanh của Công ty:

o Trồng và chế biến dược liệu

o Sản xuất, kinh doanh dược phẩm, vật tư, máy móc, trang thiết bị y

tế, hoá chất, mỹ phẩm, thực phẩm

o Sản xuất, mua bán: rượu, nước uống có cồn, nước uống có gas

o Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch: nhà nghỉ

Trang 4

o Bán buôn cao su

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC tiền thân là Xí nghiệp Dược phẩm

TW 26 – OPC, được thành lập vào tháng 10 năm 1977

Năm 1994, Xí nghiệp đã trở thành một đơn vị xuất khẩu mạnh trong ngành dược với kim ngạch đạt khoảng 1,4 triệu USD, sản phẩm của OPC đã có mặt tại 15 nước trên thế giới như Đông Âu, Đức, Pháp, v.v… với mức tăng trưởng bình quân đạt 15%/năm

Ngày 08/02/2002, Thủ tướng Chính phủ quyết định chuyển Xí nghiệp Dược phẩm TW 26 thành Công ty Cổ phần Dược phẩm OPC OPC là một trong những đơn vị cổ phần hoá sớm nhất của Bộ Y Tế

OPC là đơn vị đầu tiên của ngành dược đầu tư có hiệu quả các dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại như: dây chuyền chiết xuất dược liệu đa năng, sản xuất viên nang mềm, viên sủi, cồn nguyên liệu dược dụng; trang bị các máy móc kiểm nghiệm cao cấp để kiểm tra chất lượng sản phẩm như: hệ thống sắc ký lỏng cao áp, hệ thống sắc ký khí, máy quang phổ hấp thu, máy chuẩn độ điện thế, v.v… OPC là đơn vị sản xuất Đông dược đầu tiên được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận GMP, GLP, GSP

Hiện nay, Công ty sản xuất trên 150 sản phẩm các loại, trong đó nhiều sản phẩm nổi tiếng như: Dầu Khuynh diệp “Mẹ bồng con”, thuốc trợ tim Cortonyl, thuốc điều kinh Cao Ích Mẫu, viên an thần Mimosa, viên sủi bọt vitamin các loại, cồn nguyên liệu dược dụng và các chế phẩm từ cồn, v.v… và đặc biệt là thuốc trị sỏi thận Kim Tiền Thảo OPC nhãn hiệu “Ông Già”

OPC đạt danh hiệu hàng Việt Nam chất lượng cao 14 năm liền

1998-2011, là công ty dược duy nhất trong 27 công ty đạt Thương hiệu quốc gia lần

2, một trong 43 đơn vị được gắn biểu tượng Thương hiệu quốc gia 2010 Top

Trang 5

100 giải thưởng Sao vàng đất Việt 4 năm liền 2007-2010 Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Theo báo cáo năm 2009, OPC dẫn đầu các công ty thuộc tổng công ty dược Việt Nam về tốc độ tăng trưởng doanh thu (170%) và kim ngạch xuất khẩu (5,78 triệu USD)

Biểu đồ 1: Tình hình tăng vốn của công ty OPC

Top 20 sản phẩm có doanh thu cao

nhất TCT Dược Việt Nam

- Kim tiền thảo

- Dầu khuynh diệp

- Cao ích mẫu

3

5

18

Trang 6

Một số sản phẩm chính của OPC:

Trang 7

1.2 Cơ hội và thách thức:

 Điểm mạnh:

- Có kinh nghiệm hơn 30 năm trongviệc sản xuất đông dược

- OPC luôn chủ động nguồn nguyện liệu đầu vào

- Dây truyền công nghệ sản xuất hiện đại như: dây chuyền chiết xuất dược liệu đa năng, sản xuất viên nang mềm, viên sủi, hệ thống sản xuất cồn nguyên liệu dược dụng; trang bị các máy móc kiểm nghiệm cao cấp dùng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm như: hệ thống sắc ký lỏng cao áp, sắc ký khí, máy quang phổ hấp thu, máy chuẩn độ điện thế v.v…

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ cao (gần 500 người, trong

đó có trên 100 cán bộ đại học và trên đại học dày dạn kinh nghiệm luôn tận tụy với công việc)

- Hệ thống marketing được thành lập từ năm 1990, đến nay OPC đã có các bộ phận chuyên nghiệp hoàn toàn chủ động trong việc nghiên cứu thị trường, thu thập xử lý thông tin, xây dựng chiến lược tiếp thị, khuyến mãi, quảng bá thương hiệu, PR, thiết kế cải tiến mẫu mã sản phẩm

- Việt Nam là nước có dân số cao, chi tiêu cho y tế tăng nhanh theo nhịp

độ phát triển của đất nước, ngành y tế được nhà nước ưu tiên để đảm bảo sức khỏe cho người dân

Trang 8

- Hội nhập sẽ giúp OPC có thể tiếp cận với công nghệ sản xuất thuốc của các nước phát triển, học hỏi kinh nghiệm quản lý

PHẦN II PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC

KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.1 Phân tích ngành kinh doanh

 Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại

Ngành dược Việt Nam đang ở mức độ 2.5 trong thang phân loại 4 mức

độ xếp hạng thuốc của WHO Đây là mức độ được đánh giá là có công nghiệp dược, đã sản xuất được thuốc generic nhưng đa phần vẫn nhập khẩu Hầu hết các doanh nghiệp trong nước chưa sản xuất được thuốc đặc trị Do đó, hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng Những doanh nghiệp nào có được quyền phân phối thuốc ở nhiều nơi thì doanh nghiệp đó được xem là có lợi thế

Từ ngày 1/1/2009, công ty dược nước ngoài có các quyền về xuất – nhập khẩu như các doanh nghiệp dược Việt Nam Như vậy, thị trường thuốc nhập khẩu đang loại bỏ yếu tố độc quyền Tính cho đến thời điểm hiện nay, chúng ta

có hơn 400 doanh nghiệp nước ngoài được phép cung cấp thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam và 90 doanh nghiệp được phép nhập khẩu thuốc trực

Trang 9

tiếp Tuy nhiên, quyền phân phối vẫn thuộc về các doanh nghiệp trong nước

Do đó, các doanh nghiệp đầu ngành với hệ thống đại lý phân phối rộng khắp sẽ

có vai trò là đối tác với các tập đoàn đa quốc gia hơn là cạnh tranh trực tiếp ít nhất là trong từ 3 tới 5 năm nữa

Như vậy, triển vọng ngành dược Việt Nam vẫn được đánh giá cao Dù

có lợi thế sân nhà, chưa bị tác động nhiều ngay trong vài năm tới, nhưng các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước cũng phải chuẩn bị nâng cao năng lực cạnh tranh trong môi trường hội nhập ngày càng sâu rộng

 Tiềm năng tăng trưởng về nhu cầu của ngành

Dân số nước ta hiện nay đã hơn 85 triệu người, với tốc độ tăng trung bình những năm gần đây vào khoảng hơn 1%/ năm Nếu như năm 2001, mức chi cho y tế chỉ 6 USD/người, đến năm 2009 đã lên 19,8 USD/người và ngày càng có xu hướng tăng Có thể nói, nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe là bền vững ngay cả trong thời kỳ kinh tế khủng khoảng Hiện tại, sản xuất quốc nội mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu thực tế Tốc độ tăng trưởng doanh thu sản xuất của ngành khoảng 10 năm trở lại đây vào khoảng từ 15% đến 20% một năm Đây là một thuận lợi lớn cho những doanh nghiệp còn đang phát triển

Riêng năm 2009 và 2010, sản xuất thuốc nội địa tăng đột biến 37.6% và 43.35% Kim ngạch sản xuất năm 2010 ước tính đạt 1,2 tỷ USD và đã đáp ứng được 50% nhu cầu về thuốc cho thị trường trong nước (tăng 10% so với năm 2008) Tỷ lệ nguyên phụ liệu (NPL) nhập khẩu để phục vụ sản xuất theo đó cũng tăng trên 20% trong 2 năm 2009 và 2010

Trang 10

Ngành dược Việt Nam chủ yếu sản xuất thuốc generic (thuốc đã hết hạn quyền sở hữu trí tuệ) Trong khi đó, các loại thuốc chuyên khoa đặc trị, thuốc mới vẫn phải nhập khẩu

 Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ

Số lượng doanh nghiệp dược tính đến năm 2010 khoảng 200 quy mô còn nhỏ (về vốn và nhà xưởng), chủ yếu sản xuất thuốc phổ thông và phân phối còn nhiều trùng lặp dẫn tới cạnh tranh cao trong thị trường nội địa 4 năm sau khi

Trang 11

Việt Nam gia nhập WTO, cạnh tranh với các DN nước ngoài ngày càng cao Số lượng DN nước ngoài đăng ký kinh doanh tại VN tăng từ hơn 300 năm 2007 lên gần 500 DN năm 2010

 Nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu

Chi phí nguyên vật liệu (NVL) trong giá thành sản phẩm dược chiếm tỷ trọng trung bình khoảng 60% đến 90%

Về đông dược, hơn 80% NPL đông dược của Việt Nam nhập từ Trung Quốc, vì vậy tình hình thảo dược tại Trung Quốc ảnh hưởng lớn tới các DN sản xuất Đông dược Giá một số NPL thảo dược từ Trung Quốc tăng mạnh năm

2010, đặc biệt là cây hồi để bào chế Shikimic acid Giá cây kim ngân hoa cho thuốc ung thư tăng 26%, loại chất lượng tốt tăng 200% Khan hiếm nguyên liệu thô, giao thông gián đoạn do bão tuyết vào tháng 11 và 12, và đại dịch cúm H1N1 đẩy giá NPL thảo dược từ Trung Quốc tăng cao Trong thị trường nội địa, giá NPL kim tiền thảo tăng 37.5% lên 11.000 VND/kg so với năm 2009

Về tây dược, kháng sinh, giảm đau và vitamin là những mặt hàng NPL được nhập khẩu nhiều nhất Nhìn chung giá các NPL khá ổn định trong 3 quý đầu của 2010, nhưng cao dần lên vào quý cuối Nguyên nhân một phần là do dầu tăng giá cũng vào thời điểm cuối năm Dầu thô trên thế giới giữ giá trong khoảng 74-76 USD/thùng trong 9 tháng đầu năm, nhưng bật 12% từ 79 USD/thùng (tháng 10) lên 88.6 USD/thùng vào tháng 12 NPL dược chịu ảnh hưởng gián tiếp, theo tỷ lệ thuận với giá dầu thế giới và trong nước Trong năm

2008, khi giá dầu tăng thêm 30%, chi phí sản xuất của các DN Dược tăng 1.75% và giá thành sản phẩm thêm 2.68% (Tạp chí khoa học ĐHQGHN)

9 tháng đầu năm 2010, NPL kháng sinh không có nhiều biến động Nhưng từ tháng 10, Cefaclor có giá tăng từ 4.255đ/kg lên 4.316 VND/kg, Sulfamethoxazol cũng tăng lên 198.000 VND/kg từ giá 186.850 VND/kg của tháng 1đến tháng 9 NPL phổ biến như Ampicilin và Amoxilin tăng mạnh 10.5% lên 693.000 VND/kg từ 627.000 VND/kg Mức tăng NPL kháng sinh khá rộng, từ 2-10% tùy loại

Trang 12

Trong khi đó, giá NPL thuốc giảm đau (Paracetamol) và vitamin C giảm mạnh (10% và 20%) trong 9 tháng đầu năm, nhưng cũng tăng mạnh nhất từ tháng 10/2010 Giá NPL Vitamin và giảm đau tăng trung bình 20% Cuối năm

2010, 2 DN sản xuất Vitamin NPL lớn của Trung Quốc đóng cửa dẫn tới giá NPL Vitamin tăng mạnh vào quý 4/2010 Tình hình đại dịch cúm H1N1 đang quay trở lại, bão tuyết tháng 11 và 12 làm trì trệ khả năng vận chuyển tại Trung Quốc, khan hiếm nguyên liệu thô cũng khiến giá NPL từ Trung Quốc tăng cao

(40% NPL dược nhập từ Trung Quốc)

 Năng lực dư thừa và các rào cản ra khỏi ngành

Hiện nay Chính phủ đã vạch ra lộ trình cụ thể cho các thực thể công nghiệp dược bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối thuốc tham gia các tiêu chuẩn quốc tế về dược, cuối 2009 mọi DN sản xuất phải đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, đồng thời khuyến khích DN thực hiện tiêu chuẩn còn lại gồm bảo quản (GSP), tồn trữ (GLP), lưu thông - phân phối (GDP), tiêu chuẩn nhà thuốc tốt (GPP) Để đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO mỗi nhà máy phải đầu tư tối thiểu khoảng 30 tỷ VNĐ Đây là rào cản lớn đối với các doanh nghiệp dược, những doanh nghiệp không đạt tiêu chuẩn này sẽ phải rời khỏi ngành Mức đầu tư lớn

là nguyên nhân chính khiến cho hiện nay trong hơn 180 nhà máy sản xuất dược chỉ có khoảng 98 nhà máy đạt tiêu chuẩn này

Mối đe dọa từ người mới gia nhập

Mối đe dọa của việc các hãng mới sẽ gia nhập vào ngành sẽ ràng buộc việc định giá của các hãng dược hiện tại Các rào cản gia nhập trong ngành dược:

Tính kinh tế nhờ quy mô: trong ngành dược, tính kinh tế nhờ quy mô

phát sinh từ việc có các khoản đầu tư lớn cho nghiên cứu và triển khai Do vậy,

Trang 13

các doanh nghiệp mới gia nhập sẽ gặp rào cản lớn về chi phí so với các hãng hiện tại

Các rào cản pháp lý: Theo quyết định 27 của Bộ Y tế, kể từ ngày

1/7/2008, những doanh nghiệp sản xuất không đạt GMP (tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt) theo khuyến cáo của WHO sẽ bị ngưng sản xuất, và chuyển sang gia công cho những doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn

Sự nhạy cảm với giá

Ngành Dược chịu sự quản lý chặt chẽ của nhà nước về giá bán Năm 2010, tỉ lệ tăng của giá thuốc (3,44%) thấp hơn hẳn so với tỷ lệ tăng của CPI do Bộ Y tế siết chặt hơn các quy chế quản lý giá thuốc

Trang 14

Với đặc điểm là một ngành chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào, phải nhập khẩu tới hơn 90%, biến động giá nguyên vật liệu cũng là một trở ngại Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các DN dược Đáng chú ý nhất là chính sách quản lý giá của chính phủ Các DN dược phải đăng ký giá bán thuốc với Cục Quản lý dược dựa trên chi phí sản xuất từng năm Nếu có biến động mạnh về giá nguyên liệu thì có thể đề nghị điều chỉnh giá thuốc và phải chờ được chấp thuận Năm 2008, giá dược liệu biến động mạnh, nhiều DN buộc phải tăng giá thuốc vượt mức đăng ký Hiện nay, trên 90% nguyên liệu sản xuất tân dược nhập, nên DN dược phải chịu những rủi ro đặc thù như biến động tỷ giá, giá nguyên liệu… DN dược phẩm phân phối qua các kênh chính là

hệ thống bệnh viện, cơ sở điều trị và kênh bán lẻ Chi phí thực bán hàng và marketing của các DN luôn duy trì ở mức cao, chiếm khoảng 30% giá thành tăng cao chi phí trong sản xuất

2.2 Phân tích chiến lược của OPC

2.2.1 Chiến lược cạnh tranh

Dựa vào những tuyên bố trong bản báo cáo thường niên năm 2010, báo cáo tài chính 2010 và thực tế kinh doanh của công ty cổ phần dược phẩm OPC

ta có thể thấy chiến lược cạnh tranh chính của công ty là chiến lực khác biệt

Trang 15

hóa sản phẩm, đầu tư nhiều vào dây chuyền công nghệ, công tác nghiên cứu sản phẩm mới, chất lượng sản xuất Bên cạnh đó, công ty cũng tập trung quan tâm đến việc giảm chi phí sản xuất để giảm giá thành sản phẩm Cụ thể:

 Tình hình nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Nghiên cứu phát triển là một trong những mũi nhọn của OPC Công ty lập Phòng Nghiên cứu phát triển để thực thi nhiệm vụ chiến lược trong lĩnh vực đầu tư và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Từ năm 2000 đến nay, mỗi năm OPC nghiên cứu khoảng 10 sản phẩm mới và đưa vào sản xuất khoảng 5 sản phẩm Có 30 sản phẩm đã được tiến hành thử nghiệm lâm sàng tại các bệnh viện trong và ngoài nước, viện Y dược học dân tộc, Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Trung tâm nghiên cứu Y dược học cổ truyền, v.v để khẳng định hiệu quả điều trị và độ an toàn cao cho người sử dụng

Công ty đang thực hiện nghiên cứu, phát triển dạng bào chế mới là thuốc phiến (thuốc thang) Hiện nay, các loại thuốc phiến trên thị trường chưa được kiểm soát, chủ yếu là các sản phẩm trôi nổi từ nước ngoài (Trung Quốc,…) hoặc các thầy lang trong nước Tuy nhiên, cùng với kế hoạch tiêu chuẩn hóa các sản phẩm thuốc phiến của Bộ y tế, các sản phẩm trôi nổi sẽ bị kiểm soát chặt chẽ và khó có thể thâm nhập vào các trung tâm khám chữa bệnh, bệnh viện y học cổ truyền Hiện Công ty đang trình Bộ Y tế xem xét để tiến hành tiêu chuẩn hóa thuốc phiến, như vậy Công ty là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực chế biến và sản xuất sản phẩm này

Ý tưởng về sản phẩm: Trước những tác dụng phụ không mong muốn

khi sử dụng thuốc tân dược, con người có xu hướng quay về với thiên nhiên

Do đó, công ty tập trung phát triển các sản phẩm của mình trên cơ sở các nguồn dược liệu có nguồn gốc thiên nhiên

 Sự ổn định của các nguồn cung ứng nguyên vật liệu

Trang 16

Trong tình hình biến động giá cả toàn thế giới, các chi phí nguyên liệu đầu vào ngày càng tăng cùng với sự quản lý chặt chẽ của Bộ Y Tế trong những năm gần đây với xu hướng bình ổn giá thuốc sẽ làm cho giá thành cao mà giá bán không thay đổi cũng gây nhiều bất lợi cho các công ty dược Tuy nhiên, OPC đã chủ động được trong nguồn nguyên liệu đầu vào:

Đối với nguyên liệu trong nước, công ty kí hợp đồng thu mua thời vụ, hỗ trợ vốn đầu tư nuôi trồng cho nông dân, hướng dẫn chuyển giao công nghệ chế biến tại chỗ, bao tiêu sản phẩm với các đối tác truyền thống, nhà trồng trọt, nhà cung ứng dược liệu có uy tín Đặc biệt, dự án xưởng chiết xuất dược liệu tại Bắc Giang đã đi vào hoạt động, đem lại hiệu quả lớn, cung cấp ổn định các loại cao dược liệu chính đang sử dụng tại công ty như cao Kim Tiền Thảo, cao Ích Mẫu Nhờ các biện pháp nói trên, nguồn dược liệu đầu vào không những đáp ứng đầy đủ, kịp thời về số lượng mà còn ổn định về chất lượng và ít bị ảnh hưởng bởi biến động của thị trường

Đối với nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài, tuy nguồn nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí đầu vào nhưng công ty vẫn chọn các nhà cung ứng nổi tiếng có uy tín là đối tác truyền thống và luôn duy trì cơ số tồn kho an toàn để hoàn toàn chủ động cho kế hoạch sản xuất và đón nhận sự biến động giá cả cũng như tình hình chung về nguồn nguyên liệu trên thế giới

 Chi phí sản xuất

Giá thành sản phẩm của OPC cao hơn so với các cơ sở sản xuất thuốc nhỏ lẻ do được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP, GLP, GSP Tuy nhiên giá thành sản phẩm của OPC được xây dựng hợp lý so với chất lượng, hiệu quả sự dụng và phù hợp với thu nhập, chi tiêu của người tiêu dùng vẫn đảm bảo khả năng cạnh tranh Thực tế cho thấy giá vốn hàng bán được cải thiện do công ty đầu tư thêm dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hiện đại tạo điều kiện giảm chi phí sản xuất Chi phí bán hàng trong năm vừa qua tiếp tục tăng về giá trị và tỷ trọng do công ty đang đẩy mạnh

Trang 17

việc thực hiện và phát triển, mở rộng các chi nhánh, hệ thống bán hàng trên cả nước

2.2.2 Phân tích chiến lược công ty của OPC

Công ty hoạt động đơn ngành dược tuy nhiên có đầu tư sang một số lĩnh vực khác như nhà nghỉ, khách sạn, xuất khẩu cao su…

 Tìm kiếm và hợp tác sản xuất kinh doanh dược phẩm và các lĩnh

vực khác

Theo bà Lê Thị Năm, người công bố thông tin của CTCP OPC: Công ty

đang cùng với đối tác là HTX Tân Mỹ Bắc Giang xúc tiến thành lập CTCP Dược phẩm dược liệu OPC - Bắc Giang, với vốn điều lệ 15 tỷ đồng, trong đó OPC góp 40% Khi DN này đi vào hoạt động đảm bảo đáp ứng đủ nguyên liệu cho sản xuất các dược phẩm chính của công ty Ngoài góp vốn, OPC trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật trồng dược liệu, nhất là các loại dược liệu "sạch" cho nông dân là hội viên của HTX Tân Mỹ, bao tiêu toàn bộ sản phẩm

( TheoVneconomy.vn )

OPC sẽ liên kết nuôi trồng, chiết xuất và chế biến dược liệu tại Bắc Giang, một tỉnh phía Bắc có điều kiện tự nhiên và truyền thống lâu đời về nuôi trồng dược liệu quý tạo nên một sự đầu tư khép kín Trong tương lai, công ty

Trang 18

có thể ổn định và tự đáp ứng được nguồn nguyên liệu của mình, đặc biệt là các nguồn dược liệu sạch và có chất lượng cao

 Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu sản phẩm, tăng sản lượng những mặt

hàng trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước lân cận và châu Phi

OPC đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu và đưa ra thị trường kịp thời

dòng sản phẩm mới có tính đột phá, phát triển theo chiều sâu, chú trọng

nghiên cứu tiêu chuẩn hóa các tác dụng dược lí sinh khả dụng, tương đương sinh học, nghiên cứu tiền lâm sàng và thử nghiệm lâm sàng để nâng tầm giá trị của dược liệu cũng như các sản phẩm có nguồn gốc thảo dược.Chiến lược này đảm bảo cho OPC luôn cập nhật và đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu của thị trường

cũng như thích ứng với sự thay đổi của thị trường dược vốn đòi hỏi khắt khe về

mặt tiêu chuẩn chất lượng Từ đó tạo bước đệm vững chắc để tạo những bước

đi quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển dài hạn cho công ty

 Chiến lược quảng bá thương hiệu

Thương hiệu cũng là một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn và quyết định một phần đến hoạt động của công ty.Là một công ty có vị trí nhất định trong ngành dược hiện nay, OPC thường có các hoạt động tích cực nhằm quảng bá thương hiệu và giới thiệu hình ảnh của công ty ra công chúng OPC là doanh nghiệp nhà nước đầu tiên trong Tổng Công ty Dược Việt Nam thành lập phòng Marketing vào năm 1988 và thực hiện các hoạt động: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khuyến mãi, chăm sóc khách hàng, dịch vụ tư vấn…Nhận thức được vai trò quan trọng của Marketing trong sự thành công doanh nghiệp, OPC

đã tập trung nguồn lực để thực hiện chiến lược “Marketing mix” một cách toàn diện nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong từng giai đoạn phát triển, trong đó có chiến lược quảng bá thương hiệu

Các hoạt động tiêu biểu bao gồm:

Trang 19

- Tham gia các hội chợ triển lãm quốc tế, chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao; chương trình cám ơn, tri ân khách hàng

- Tài trợ cho các hoạt động xã hội như: Câu lạc bộ người cao tuổi, xây nhà tình thương, nhà tình nghĩa, quyên góp từ thiện, bảo trợ gia đình thương binh liệt sĩ, cấp phát thuốc phục vụ người nghèo, xây phòng khám bệnh v.v…

PHẦN III ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG

KINH DOANH THÔNG QUA BÁO CÁO KQHĐKD

3.1 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh ngang

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 5 năm gần đây (đv: tr.đ)

Doanh thu BH & CCDV 156.247 180.142 219.019 372.705 354.995

Các khoản giảm trừ doanh thu 1.103 720 479 1.242 224

Doanh thu thuần về BH & CCDV 155.144 179.422 218.540 371.463 354.771

Giá vốn hàng bán 88.500 93.101 125.721 235.208 197.827

Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 66.644 86.320 92.819 136.255 156.944

Doanh thu hoạt động tài chính 216 4.227 6.745 5.946 6.369Chi phí tài chính 2.386 1.659 7.639 -7.115 825

Trong đó: chi phí lãi vay 2.386 1.631 417 85 755

Chi phí bán hàng 24.169 38.833 42.155 62.632 67.854Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.278 12.682 15.953 22.403 28.480

Lợi nhuận thuần từ HĐKD 30.028 37.373 33.816 64.280 66.155

Lợi nhuận khác 62 330 668 -1.263 -369 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 30.090 37.703 34.484 63.016 65.786

Chi phí thuế TNDN hiện hành 3.027 3.826 3.229 13.624 15.238

17 Lợi nhuận sau thuế TNDN (*) 27.063 33.881 31.251 49.393 50.522

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Trang 20

Bảng 3.2: Báo cáo khuynh hướng kết quả kinh doanh

Bảng 3.3: So sánh kết quả kinh doanh năm 2009 và 2010

Giá vốn hàng bán 100 105 142 266 224

Doanh thu hoạt động tài chính 100 1.957 3.123 2.753 2.949Chi phí tài chính 100 70 320 -298 35Chi phí bán hàng 100 161 174 259 281Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 123 155 218 277

2010 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 1.242 224 -1.018 -81,96

4 Giá vốn hàng bán 235.208 197.827 -37.381 -15,89

6 Doanh thu hoạt động tài chính 5.946 6.369 423 7,11

7 Chi phí tài chính -7.115 825 7.940

8 Chi phí bán hàng 62.632 67.854 5.222 8,34

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 22.403 28.480 6.077 27,13

12 Chi phí khác 1.831 770 -1.061 -57,95

15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 13.624 15.238 1.614 11,85

16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 27 27

18 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 0,005958 0,006121 0,000163 2,74

Chênh lệch

Trang 21

Theo bảng 3.2, từ 2006 đến 2010 nhìn chung doanh thu thuần BH

&CCDV tăng khá đều, năm 2010 có mức giảm chút ít, chúng ta sẽ làm rõ điều này ở phần sau Đặc biệt, năm 2009, doanh thu thuần BH & CCDV tăng rất mạnh Doanh thu năm 2010 duy trì ở mức gần bằng năm 2009 trong khi các khoản giảm trừ doanh thu giảm rất mạnh từ 1.242 triệu xuống còn 224 triệu cho thấy chất lượng sản phẩm, việc quản lý khâu tiêu thụ của doanh nghiệp được nâng lên rất nhiều Giá vốn hàng bán cũng tăng đều trong các năm Năm 2009, giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu thuần nhưng sang năm 2010, giá vốn hàng bán có mức giảm mạnh hơn doanh thu có thể là do doanh nghiệp quản lý sản xuất tốt hơn, điều này sẽ được làm rõ trong phần sau

Từ 2006 đến 2010, lợi nhuận gộp đều có mức tăng đáng kể theo các năm, đặc biệt năm 2009, lợi nhuận gộp tăng 46% so với năm 2008 Năm 2010, vì mức giảm của doanh thu thuần nhỏ hơn mức giảm của giá vốn hàng bán nên lợi nhuận gộp vẫn tăng Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua biểu đồ thể hiện xu hướng thay đổi của doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán và lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ dưới đây:

Biểu đồ 2: Xu hướng thay đổi DTT, GVHB và LNG qua 5 năm

Cũng theo bảng 3.2, ta có thể thấy doanh thu hoạt động tài chính của doanh nghiệp tăng rất mạnh từ 2006 đến 2007 và từ 2007 đến 2008 do sự phát

Trang 22

triển của thị trường tài chính trong nước, sau đó giảm nhẹ ổn định trong các năm 2009 và 2010 do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu mà Việt Nam là một bộ phận trong đó

Chi phí tài chính nhìn chung tương đối ổn định và rất nhỏ so với doanh thu hoạt động tài chính Điểm đặc biệt ở đây là chi phí tài chính năm 2009 nhỏ hơn không Điều này là do doanh nghiệp hoàn nhập dự phòng các khoản đầu tư tài chính đã trích lập năm 2008 khi khủng hoảng tài chính nổ ra

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có mức tăng lớn hơn mức tăng của doanh thu thuần có thể do doanh nghiệp quản lý các loại chi phí này chưa hiệu quả đặc biệt năm 2010, doanh thu thuần giảm trong khi hai loại chi phí này lại tăng

3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh dạng so sánh dọc

Qua bảng 3.2, chúng ta có thể thấy được tốc độ tăng doanh thu thuần, giá vốn, lãi gộp của công ty qua các năm Chúng ta sẽ tiếp tục xem xét báo cáo kết quả HDKD dạng so sánh dọc, mà ở đó các số liệu báo cáo được để ở dạng % so với doanh thu thuần, từ đó mà có cơ sở để so sánh hiệu quả hoạt động các công

ty qua các năm

Bảng 3.4: Báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô

Biểu đồ 3: Tỷ trọng một số chỉ tiêu so với doanh thu thuần

Doanh thu thuần BH & CCDV 100 100 100 100 100Giá vốn hàng bán 57,04 51,89 57,53 63,32 55,76Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 42,96 48,11 42,47 36,68 44,24Chi phí bán hàng 15,58 21,64 19,29 16,86 19,13Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,62 7,07 7,30 6,03 8,03Lợi nhuận thuần từ HĐKD 19,35 20,83 15,47 17,30 18,65

Trang 23

Nhìn chung, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp trong 5 năm khá ổn định Trong đó cần chú ý là năm 2007 và 2009 Năm 2009, cứ mỗi đồng doanh thu thuần có được, công ty phải chi ra 63,32 đồng giá vốn nhưng đến năm 2010 còn còn phải chi ra 55,76 đồng, giảm 7,56 đồng chứng tỏ doanh nghiệp quản lý loại chi phí này hiệu quả hơn

Chi phí bán hàng được duy trì ở mức khá ổn định, khoảng gần 20% so với doanh thu thuần Đây là mức chi phí phù hợp với một doanh nghiệp trong lĩnh vực dược phẩm, cần chi nhiều cho quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, quảng bá thương hiệu trong bối cảnh tăng trưởng doanh thu và cạnh tranh cao trong ngành

Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng ở mức khá ổn định từ 6-8% doanh thu thuần nhưng có xu hướng tăng Điều này phản ánh vai trò ngày càng quan trọng của đội ngũ nhân viên quản lý và chuyên gia kỹ thuật Mức tăng này là hợp lý trong bối cảnh công ty mong muốn nâng cao quản lý chất lượng sản phẩm, nâng cao mức lương cho người lao động Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần chú ý hơn đến việc quản lý loại chi phí này do tỷ lệ loại chi phí này của doanh nghiệp cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác trong ngành theo biểu đồ dưới đây

Do những tiến bộ trong việc kiểm soát chi phí mà tỷ suất lợi nhuận gộp và

tỷ suất lợi nhuận thuần có mức tăng đáng kể từ năm 2009 đến năm 2010 So với các công ty khác trong ngành, đặc biệt là so với TRA, công ty cũng sản

Trang 24

xuất đông dược thì tỷ suất lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần của OPC rất ấn tượng

So với các doanh nghiệp khác trong ngành năm 2010, tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần của OPC rất tốt, chỉ kém DHG Đặc biệt, TRA cũng

là một công ty đông dược như OPC nhưng tỷ lệ này gần 70% trong khi OPC chỉ có gần 56% Điều này góp phần làm cho tỷ suất lợi nhuận thuần doanh thu của OPC cao thứ 2 trong số 5 công ty

Bảng 3.5: So sánh KQKD so với DTT 5 công ty dược năm 2010

Biểu đồ 4: So sánh KQKD so với DTT 5 công ty dược năm 2010

3.3 Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Doanh thu thuần BH & CCDV 100 100 100 100 100Giá vốn hàng bán 49,94 79,22 69,33 57,74 55,76Lợi nhuận gộp về BH & CCDV 50,06 20,78 30,67 46,19 44,24Chi phí bán hàng 23,77 4,40 13,74 28,83 19,13Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,63 3,15 5,47 4,64 8,03Lợi nhuận thuần từ HĐKD 21,48 8,46 4,48 13,00 18,65

Doanh thu thuần BH & CCDV Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp về BH & CCDV Chi phí bán hàng

Chi phí quản lý doanh nghiệp Lợi nhuận thuần từ HĐKD

Trang 25

Năm 2008, công ty đã mở rộng hoạt động xuất khẩu cao su để gia tăng thêm doanh thu và lợi nhuận Đối với sản phẩm chính là dược phẩm, năm 2009 doanh thu sau khi tăng trưởng đột phá so với 2008 với tỷ lệ 130,61%, năm

2010 tiếp tục tăng trưởng tốt với tỷ lệ 118,41% Lợi nhuận trước thuế của sản phẩm chính cũng tăng ấn tượng và liên tục: 149,72% (2009/2008) và 118,94% (2010/2009) trong bối cảnh tình hình kinh tế có nhiều biến động như lạm phát, nguồn cung nguyên liệu chịu ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai và công ty phải chủ động sản xuất dự trữ để chuẩn bị di dời nhà máy đến Bình Dương tháng 2/2011

Biểu đồ 5: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 của OPC

Nguồn: Báo cáo HĐQT công ty OPC

3.3.1 Phân tích doanh thu

Bảng 3.6: Các khoản thu nhập 5 năm của OPC

Trang 26

Bảng 3.7: Tỷ trọng các khoản thu nhập trong 5 năm của OPC

Bảng 3.8: So sánh các khoản thu nhập năm 2009 và 2010

Nhìn chung, từ 2006 đến 2010, các khoản thu nhập của doanh nghiệp có mức tăng đều, doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng gần 100% Điều đó đảm bảo rằng thu nhập của OPC được hình thành từ những hoạt động cơ bản, hoạt động kinh doanh sản xuất chính và thể hiện tiềm lực nội tại của doanh nghiệp

Bên cạnh đó, năm 2010, các khoản giảm trừ doanh thu giảm mạnh so với năm 2009 đến 82% chứng tỏ chất lượng sản phẩm rất đảm bảo

Doanh thu HĐTC có mức tăng lớn về số tuyệt đối nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu nhập Thu nhập khác không đáng kể, khoảng từ 0,14% -2,99% tổng thu nhập Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vai trò của hoạt động tài chính gia tăng do sự phát triển của các thị trường tài chính, đặc biệt là năm 2007, 2008 khi thị trường tài chính phát triển khá mạnh, đặc biệt là thị trường chứng khoán thì doanh thu hoạt động tài chính chiếm 2,99% Sau đó

Trang 27

doanh thu hoạt động tài chính giảm vào năm 2009, 2010 khi cuộc khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng tới Việt Nam

Doanh thu thuần giảm đi kèm với tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lần lượt từ 36,56% lên 44,67% và từ 17,25% lên 18,36% chứng tỏ công ty quản trị có hiệu quả khi các chi phí được kiểm soát tốt và thay đổi một tỷ lệ hợp lý so với doanh thu

Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 65 tỷ đồng, tăng 4,04% so với 2009, vượt

13 tỷ đồng so với kế hoạch (52 tỷ đồng)

Ngoài ra đóng góp vào các khoản thu nhập của doanh nghiệp còn có khoản thu nhập khác, tuy nhiên nó chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp, khoảng từ 0,04% -0,3%

Biểu đồ 6: Tỷ trọng các khoản thu nhập trong 5 năm của OPC

Bảng 3.9: Tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh 2010

Trang 28

Xét trong 2 năm 2009 và 2010: Doanh thu năm 2010 giảm nhẹ gần 5%

so với năm 2009 nhưng vẫn đạt 122,41% so với kế hoạch Trong đó, doanh thu sản phẩm chính vẫn có mức tăng là 18,41% Điều này cho thấy sự sụt giảm doanh thu đến từ sự giảm của doanh thu xuất khẩu cao su và hoạt động khác không phải là hoạt động chính của doanh nghiệp Việc xuất khẩu cao su giảm là

do ba nước sản xuất cao su hàng đầu thế giới là Thái Lan, Indonesia và Malaysia, mặc dù đã không có một thỏa thuận chính thức nào về việc dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu nhưng cả ba nước đã đều dừng chương trình hạn chế xuất khẩu cao su kể từ Quý II năm 2009, sau khi cao su tăng giá mạnh trong thời gian gần đây đồng thời Trung Quốc tăng gấp đôi nhu cầu mua cao su từ thị trường nội địa

 Ảnh hưởng của giá cả đến doanh thu sản phẩm chính (không tính

doanh thu xuất khẩu cao su và các hoạt động khác):

Theo bảng 3.9, doanh thu sản phẩm chính năm 2009 và 2010 lần lượt là 259.358 triệu đồng và 307.103 triệu đồng

ID = Iqt X Ig

= X

Theo số liệu do tổng cục thông kê, chỉ số giá nhóm ngành thuốc và thiết

bị y tế năm 2010 so với năm 2009 tăng 3,44% tức Ig = 1,0344

Trang 29

Doanh thu theo sản phẩm

Nhóm sản phẩm truyền thống có mức doanh thu cao sau khi tăng trưởng

ấn tượng trong năm 2009 vẫn tiếp tục tăng trưởng tốt trong năm 2010 với tốc

độ tăng bình quân đạt 133,5% Sự tăng trưởng của dòng sản phẩm chính khá tốt

và bền vững, đạt 118,41% về doanh thu và 118,94% về lợi nhuận trước thuế (theo báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh 2010 của công ty)

Kim tiền thảo 139,36 121,16

Dầu khuynh diệp 130,00 120,68

(Theo báo cáo thường niên công ty OPC 2009 và 2010)

 Doanh thu theo khu vực địa lý

Theo báo cáo thường niên năm 2010, việc mở rộng mạng lưới phân phối

Trang 30

của các chi nhánh Cần Thơ, Hà Nội, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ Các chính sách khuyến mãi, quảng cáo, chương trình sản phẩm mục tiêu, Nhà thuốc mẫu…đã phối hợp đồng bộ vừa đảm bảo kế hoạch chi phí, vừa mang tính hiệu quả cao và phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu, từng phân khúc thị trường

3.3.2 Phân tích chi phí

 Giá vốn hàng bán

Biểu đồ 7: Tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần qua các năm

Tỷ lệ giá vốn hàng bán khá ổn định trong 5 năm ở mức khoảng khoảng từ 51,89% đến 63,32% doanh thu thuần Điều đáng chú ý là nguyên liệu đầu vào của các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng trực tiếp khi Việt Nam gia nhập WTO Năm 2007, tỷ lệ giá vốn hàng bán so với doanh thu thuần thấp hơn các năm khác là do sự giảm xuống của giá vốn hàng bán vật tư, nguyên liệu trong khi giá vốn hàng bán của thành phẩm đã bán hầu như không có sự thay đổi Năm 2009, tỷ lệ này lại cao hơn hẳn ác năm khác vẫn với lý do đến từ sự thay đổi chủ yếu của giá vốn hàng bán vật tư, nguyên liệu từ 21 tỷ lên 103 tỷ, năm 2010, khoản mục này giảm còn 43 tỷ làm

Trang 31

cho tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần trở lại mức bình thường Khoản mục giá vốn hàng bán của thành phẩm đã bán có sự tăng lên qua các năm cùng với sự tăng lên của doanh thu bán thành phẩm, tuy nhiên mức tăng luôn chậm hơn so với doanh thu Đặc biệt, năm 2007, doanh thu bán thành phẩm tăng 23,6

tỷ nhưng giá vốn hàng bán thành phẩm chỉ tăng có 3,7 tỷ; năm 2009 và 2010, doanh thu bán thành phẩm tăng lần lượt 61,2 tỷ và 47,7 tỷ nhưng giá vốn hàng bán thành phẩm chỉ tăng 27,2 tỷ và 20,6 tỷ

Năm 2007 là năm có nhiều biến động về giá cả, hầu hết các nguyên vật liệu đều tăng giá mạnh làm tăng giá thành, giảm đi tính cạnh tranh của sản phẩm Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, vừa lạm phát rồi giảm phát; thị trường kinh doanh nhiều biến động, hầu hết nguyên vật liệu, bao bì, nhiên liệu tăng giá, hàng nhập khẩu nhiều lúc bị gián đoạn, nguồn hàng nội địa khan hiếm, nhu cầu tiêu dùng giảm rõ rệt Năm 2009-2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước đang trên đà phục hồi dần, hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan hơn, đặc biệt năm 2010, doanh thu và lợi nhuận sản phẩm chính cao nhất từ trước đến nay

Doanh nghiệp chọn phương pháp tính giá hàng tồn kho là phương pháp bình quân gia quyền, điều này làm cho giá vốn hàng bán ít biến động mạnh nếu

có sự tăng lên hay giảm đi của giá cả đầu vào

Doanh nghiệp sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là chủ yếu nhưng cũng có một số máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao nhanh theo mức quy định năm 2010 Nếu khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì chi phí khấu hao đều bằng nhau giữa các năm còn theo phương pháp khấu hao nhanh thì chi phí khấu hao thay đổi giữa các năm, từ đó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm và giá vốn hàng bán

Do doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng là chủ yếu nên giá vốn hàng bán ít bị biến động bởi khoản mục này

 Chi phí tài chính

Ngày đăng: 04/10/2015, 08:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w