1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

Bình luận về đức tính khiêm tốn của con người.

1 847 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 1
Dung lượng 6,03 KB

Nội dung

Con người khiêm tốn biết sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí; không khoe đức, khoe tài, khoe công... “Bác học cũng phải học” là cách sống khiêm tốn. Một trong những đức tính tốt đẹp của mỗi người là khiêm tốn. Trẻ em, người lớn, người già, học trò, kẻ sĩ, người dân, kẻ làm quan, vị lãnh đạo... đều phải khiêm tốn, tu dưỡng đức tính khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Các biểu hiện của đức tính khiêm tốn: lời lẽ khiêm tốn, cử chỉ, hành động khiêm tốn, thái độ, cách ứng xứ khiêm tốn, cách sông khiêm tốn,... Người có nhân cách, có phẩm hạnh mới khiêm tốn. Người có học, có lòng tự trọng, có nhân cách văn hóa mới khiêm tốn. Trái với khiêm tốn là kiêu ngạo, kiêu căng, coi trời bằng vung, coi thường mọi người. Có khiêm tốn mới biết học tập mọi người; không bao giờ giấu dốt, tự cho mình là giỏi, là hơn người. “Mục hạ vô nhãn” là kiêu ngạo. Làm tướng, cầm binh mà kiêu ngạo là thất bại, sớm muộn cũng sẽ chết. Học trò mà không khiêm tốn học hỏi thì không bao giờ học giỏi, không thể trở nên tài ba lỗi lạc. Cổ ngữ có câu nói về lòng khiêm tốn, cách sống khiêm tốn: “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, ấy mới gọi là biết. Ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở con cháu trong ứng xứ khiêm tốn: “Biết thì thưa thốt, kliông biết thì dựa cột mà nghe”. “Con hát, mẹ khen hay”, “Mẹ hát, con khen hay”, cái gì cùng tự cho mình tà “nhất thiên hạ”, “nhất thế giới” thì không phải là khiêm tốn rồi! Con người khiêm tốn biết sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí; không khoe đức, khoe tài, khoe công... “Bác học cũng phải học”  là cách sống khiêm tốn. Bác Hồ dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài học khiêm tốn ấy cho ta sức mạnh, tạo nên tiềm lực, tiềm năng để bước vào đời. Khiêm tốn nhưng không tự ti, cũng không tự mãn. Người khiêm tốn sẽ được anh em bè bạn quý trọng. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.

Con người khiêm tốn biết sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí; không khoe đức, khoe tài, khoe công... “Bác học cũng phải học” là cách sống khiêm tốn. Một trong những đức tính tốt đẹp của mỗi người là khiêm tốn. Trẻ em, người lớn, người già, học trò, kẻ sĩ, người dân, kẻ làm quan, vị lãnh đạo... đều phải khiêm tốn, tu dưỡng đức tính khiêm tốn. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Các biểu hiện của đức tính khiêm tốn: lời lẽ khiêm tốn, cử chỉ, hành động khiêm tốn, thái độ, cách ứng xứ khiêm tốn, cách sông khiêm tốn,... Người có nhân cách, có phẩm hạnh mới khiêm tốn. Người có học, có lòng tự trọng, có nhân cách văn hóa mới khiêm tốn. Trái với khiêm tốn là kiêu ngạo, kiêu căng, coi trời bằng vung, coi thường mọi người. Có khiêm tốn mới biết học tập mọi người; không bao giờ giấu dốt, tự cho mình là giỏi, là hơn người. “Mục hạ vô nhãn” là kiêu ngạo. Làm tướng, cầm binh mà kiêu ngạo là thất bại, sớm muộn cũng sẽ chết. Học trò mà không khiêm tốn học hỏi thì không bao giờ học giỏi, không thể trở nên tài ba lỗi lạc. Cổ ngữ có câu nói về lòng khiêm tốn, cách sống khiêm tốn: “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, thị tri dã” nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết, ấy mới gọi là biết. Ông bà, cha mẹ vẫn nhắc nhở con cháu trong ứng xứ khiêm tốn: “Biết thì thưa thốt, kliông biết thì dựa cột mà nghe”. “Con hát, mẹ khen hay”, “Mẹ hát, con khen hay”, cái gì cùng tự cho mình tà “nhất thiên hạ”, “nhất thế giới” thì không phải là khiêm tốn rồi! Con người khiêm tốn biết sống mực thước, kín đáo, hợp lí, hợp lẽ, không phô trương, khoe khoang, không xa hoa, lãng phí; không khoe đức, khoe tài, khoe công... “Bác học cũng phải học” là cách sống khiêm tốn. Bác Hồ dạy thiếu nhi: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Bài học khiêm tốn ấy cho ta sức mạnh, tạo nên tiềm lực, tiềm năng để bước vào đời. Khiêm tốn nhưng không tự ti, cũng không tự mãn. Người khiêm tốn sẽ được anh em bè bạn quý trọng. Trích: Loigiaihay.com Xem thêm: Video bài giảng môn Văn học >>>>> Luyện thi ĐH-THPT Quốc Gia 2016 bám sát cấu trúc Bộ GD&ĐT bởi các Thầy Cô uy tín, nổi tiếng đến từ các trung tâm Luyện thi ĐH hàng đầu Hà Nội, các Trường THPT Chuyên và Trường Đại học.

Ngày đăng: 03/10/2015, 05:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w