IV Mục tiêu bài dạy: Ø Kiến thức Ø Kỹ năng Ø Thái độ * Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó
Trang 1Tên bài dạy:
TIẾT 58: HÌNH TRỤ DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ THỂ TÍCH CỦA HÌNH TRỤ Trường THCS LÊ HỒNG PHONG
Họ tên giáo viên NGUYỄN PHƯỚC
Khối lớp 9
Ban
Ngày dạy
Năm xuất bản
Chương số IV
Mục tiêu bài
dạy:
Ø Kiến thức
Ø Kỹ năng
Ø Thái độ
* Nhớ lại và khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy).
* Nắm chắc và sử dụng thành thạo các công thức: tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ
Yêu cầu về kiến
thức của học
sinh
1 Kiến thức về CNTT: Ôn lại cách sử dụng 2 phần mềm ở lớp 8:
Geogebra và Yenka để tự học
2 Kiến thức chung về môn học:
Sử dụng thành thạo công thức tính diện tích và chu vi đường tròn, hình
chữ nhật, … và kỹ năng tính toán các phép tính trong tập hợp R.
Yêu cầu về trang
thiết bị/ Đồ dùng
dạy học
1 Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT:
a Phần cứng: Máy tính cá nhân, projector, màn chiếu
b Phần mềm (Tên phần mềm + số bản):
* Geogebra 3.0 (Hình học động)
* Yenka (Hình học không gian)
* Capture Studio 1.39 (chụp màn hình)
* HyperCam2 (Quay phim màn hình)
2 Những trang thiết bị khác/Những đồ dùng dạy học khác:
Chuẩn bị việc
giảng dạy
1 Phần chuẩn bị của Giáo viên:
* Kế hoạch dạy học
* Đồ dùng dạy học (nêu trên)
2 Phần chuẩn bị của Học sinh: Mỗi nhóm 2 học sinh chuẩn bị 1 lon
Trang 2sữa (hoặc hộp khác có hình dáng như hộp sữa) có nhãn và 1 dao rạch giấy
Kế hoạch giảng
dạy
1 Dẫn nhập a) Kiểm tra bài cũ: Bài này dạy sau tiết kiểm tra chương 2 nên không tiến hành kiểm tra bài cũ
b) Giới thiệu bài mới:
* Giáo viên giới thiệu sơ lược qua chương 3: Hình trụ - Hình nón
- Hình cầu
* Cho học sinh xem một số hình ảnh về hình trụ trong thực tế, sau đó cho HS quan sát hình ảnh tổng quát của hình trụ
* Cho học sinh quan sát hình ảnh một hình chữ nhật quay xung quanh một cạnh của nó và giới thiệu vào bài mới (ƯDCNTT để cho hình chữ nhật quay tạo thành hình trụ)
2 Thân bài a) Hoạt động 1: Hình thành khái niệm hình trụ (Sử dụng phương pháp quan sát)
GV sử dụng thiết bị dạy học (hình vẽ, mô hình,…) để giúp HS
nhớ lại, khắc sâu các khái niệm về hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt xung quanh, đường sinh, độ dài đường cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc song song với đáy) Giáo viên giới thiệu thêm về hình trụ
xiên để học sinh biết thêm (ƯDCNTT để tạo ra sự chuyển động hình thành mắt cắt khi khi nó song song với trục hoặc song song với đáy để học sinh tự rút ra nhận xét)
b) Hoạt động 2: Củng cố khái niệm (lồng ghép với hoạt động 1, sau khi hình thành xong từng khái niệm)
* Bài tập 3 sgk trang 110: Quan sát ba hình dưới đây và chỉ ra chiều cao, bán kính đáy của mỗi hình (Học sinh quan sát và đứng trả lời tại chỗ)
* Bài tập: Hình vẽ bên có các đường thẳng AB; OO’; EF; GH và CD vuông góc với hai mặt phẳng đáy của hình trụ Hãy xác định hai đáy, các đường sinh, các chiều cao và trục của hình trụ? (Học sinh làm theo nhóm sau đó giáo viên khắc sâu khái niệm đặc biệt là đường sinh và chiều cao)
8cm
7cm
3cm 1cm
11cm
Hình 81a Hình 81b Hình 81c
C
D
O
O’ A
B
E
F
G
H K
Trang 3* Cho học sinh quan sát hình ảnh chậu thuỷ tinh, ống nghiệm và yêu cầu học sinh làm ?2 Sau khi giải thích, giáo viên nói qua về trường hợp khi cắt hình trụ bởi một mặt phẳng không song song với đáy và trục thì mặt cắt không phải là hình chữ nhật mà cũng không phải là hình tròn
c) Hoạt động 3: Hình thành công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của hình trụ
* Thực hành: Học sinh thực hành theo nhóm: “Hãy cắt nhãn dán bên ngoài của một cái hộp theo một đường sinh, sau đó trải phẳng nhãn
ra Khi mặt cong này được trải phẳng thì nó có dạng là hình gì ?”
* Cho học sinh quan sát đoạn phim sử dụng Yenka để khai triển hình trụ (ƯDCNTT)
* Giáo viên chốt lại ý: “Khai triển diện tích xung quanh hình trụ
là một hình chữ nhật có một cạnh là chiều cao hình trụ và một cạnh là chu vi đáy hình trụ”
* Học sinh làm theo nhóm ?3 (Hợp tác nhóm nhỏ)
* Sử dụng phương pháp phát hiện và giải quyết vấn đề, GV nêu vấn đề để học sinh dựa theo ?3 để hình thành công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình trụ
d) Hoạt động 4: Áp dụng
* Bài tập 5 sgk trang 111: Điền đủ những kết
quả vào những ô trống của bảng sau:
Hình Bán
kính
đáy
(cm)
Chiều cao (cm)
Chu
vi đáy (cm)
Diện tích đáy (cm2)
Diện tích xung quanh (cm2)
Thể tích (cm3)
* Áp dụng: Tính thể tích bê-tông để đúc một
ống cống (hình bên) (Sử dụng phương pháp hợp
tác nhóm nhỏ)
3 Kết thúc bài
1 Nắm chắc khái niệm của hình trụ (đáy của hình trụ, trục, mặt
xung quanh, đường sinh, chiều cao, mặt cắt khi nó song song với trục hoặc đáy).
2 Học thuộc các công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình trụ
3 Làm các bài tập: 1; 2; 4; 6; 7; 9; 12 sgk trang 110-111-112
4 Giải thích vì sao trong thực tế người ta thường làm các vật dụng bằng hình trụ?
40cm 60cm
Trang 4Mở rộng thêm
kiến thức Giới thiệu thêm về hình trụ xiên
Rút kinh nghiệm
Liên hệ đến các
môn học khác Hình trụ đã được thực hành ở môn Công nghệ lớp 8
Nguồn tài liệu
tham khảo
* Sách giáo viên Toán 9 tập 2 (NXB Giáo Dục năm 2005)
* Sách giáo khoa Toán 9 tập 2 (NXB Giáo Dục năm 2005)
* Sách bài tập Toán 9 tập 2 (NXB Giáo Dục năm 2005)
Lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy này
1 Đây là một bài học mở đầu về hình học không gian trong chương trình toán 9 Ở chương trình bậc Tiểu học và THCS việc tiếp thu hình học không gian là tương đối khó với học sinh vì đòi hỏi học sinh có trí tưởng tượng cao, cho nên khi xây dựng kế hoạch dạy học đòi hỏi GV phải tạo ra nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, liên hệ với thực tế
để học sinh quan sát và rút ra kết luận Hai phần mềm Geogebra (hình học động) và Yenka (hình học không gian) đã hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án trường trường hợp này rất hữu hiệu Ngoài ra để tiện việc sử dụng trong quá trình giảng ta cần sử dụng thêm 2 phần mềm chụp và quay phim màn hình như Capture 1.39 và HyperCam2 để đưa các hình động vào trình chiếu
2 Hình học không gian là môn học hầu như bài nào cũng có liên hệ với thực tế nhưng những hính ảnh ở sách giáo khoa không đáp ứng được yêu cầu dạy vì những lý do khách quan (trắng đen, kích cở nhỏ, số lượng ít, không theo ý định của người thiết kế,…) vì vậy cần nhiều hình ảnh phù hợp thực tế mà chất lượng cao
3 Học sinh đã được học 2 phần mềm: Geogebra 3.0 (Hình học động) và Yenka (Hình học không gian) ở chương trình lớp 8, đây chính là điều kiện rất tốt để giáo viên sử dụng CNTT