1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Suy nghĩ về câu tục ngữ đánh nhau chia gạo

2 670 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 14,59 KB

Nội dung

Suy nghĩ về câu tục ngữ Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơmSeptember 5, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ sau đây: "Đánh nhau chi

Trang 1

Suy nghĩ về câu tục ngữ Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm

September 5, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt

Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu tục ngữ sau đây: "Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm"

Gợi ý

I Mở bài

- Hiện tượng thường gặp trong đời sống: “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm”

II Thân bài

1 Giải thích

- “Đánh nhau chia gạo”: con người có thể đánh nhau chỉ vì một ít gạo nếu không biết sống chân thành, chia sẻ với nhau

- “Chào nhau ăn cơm”: người ta có thể cho nhau tất cả cơm gạo, tiền bạc nếu con người biết sống chân thành

* Ý nghĩa câu tục ngữ: hai ý trên hoàn toàn trái ngược nhau, biểu hiện của mối quan hệ cho và nhận trong cuộc sống thường ngày của con người

2 Dẫn chứng những hành vi trong xã hội

- Vay tiền quên trả, hoặc trả sai hẹn; hoặc ăn chia bớt xén, không sòng phẳng, không rõ ràng

- Các đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão lụt

- Khẳng định những điều tốt đẹp như “chào nhau ăn cơm” là phẩm chất ngàn đời của dân tộc ta

III Kết luận

- Đó là một thông điệp hết sức đơn giản nhưng vô cùng hàm súc, rõ ràng mà ông cha ta gửi lại cho chúng ta từ quá khứ

- Đó là bài học của lẽ đời mà mỗi người cần phải học và học sao cho thấm

BÀI THAM KHẢO

Trong kho tàng Truyện cổ nước Nam có một chuyện dân gian, nói về mấy bà hàng xáo buôn bán gạo và các sản phẩm từ việc xay giã ở chợ quê xưa Chỉ vì đong thiếu một vài lẻ gạo thôi mà họ đã dùng cả đấu gỗ để choảng nhau chí tử Thế mà khi lỡ độ trời mưa, phải tạm ở trọ qua ngày, họ lại nấu cơm mời nhau rất thịnh tình Lúc ấy khách ăn thêm một bát có khi lại làm cho người mời vui long, mở mày mở mặt Vì vậy mà người xưa đã có câu tục ngữ: “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm”

Đó là hai hiện tượng rất bình thường trong cuộc sống Chả cứ gì mấy bà hàng xay hàng xáo, chúng ta cũng rất hay gặp khá nhiều những chuyện như thế Cãi nhau ỏm tỏi vì một lẻ gạo đong thiếu, đong "điêu", nhưng có vẻ vốc gạo kia chả là "cái đinh gì" khi người ta dọn mâm mời khách Anh chàng nọ chờ bằng được cô thủ quỹ đi đổi tiền lẻ về để trả lại cho anh hai ngàn đồng Nhưng sau đó anh không ngần ngại tặng cô thêm vài chục ngàn để cô đủ tiền mua một món quà tặng mẹ

Hai tình huống rất gần nhau song đó lại là hai hành vi ứng xử khác xa nhau Vấn đề ở đây là người ta phải cư xử thế nào cho phải

lẽ Trước hết, đó là nguyên tắc sòng phẳng cần tôn trọng trong quan hệ: quan hệ mua và bán, quan hệ cho và nhận, quan hệ lợi ích mà hai bên phải có trách nhiệm làm tròn bổn phận Hai người cùng chung nhau góp vốn để mở một cửa hàng, một công ti nào đấy, hiển nhiên là lợi nhuận phải được phân bố phù hợp với sự đóng góp hay công sức tham gia của mỗi người Sự đánh giá có thể "sân siu“, nhưng khi đã nhất trí thì cả hai đều phải tuân thủ luật chơi Không thể có chuyện qua quýt, nhập nhằng trong việc

ăn chia “Ẩn cho đều tiêu cho song” "Đồng tiền liền khúc ruột" mà! Đồng tiền là thước đo giá trị lao động và cũng là thước đo các giá trị sống Trong cuộc sông, chẳng hiếm các trường hợp không minh bạch trong các hoàn cảnh mà người ta cần phải tuân thủ Vay tiền quên trả, hoặc trả sai hẹn; hoặc ăn chia bớt xén, không sòng phẳng, không rõ ràng Anh xe ôm mặt tỉnh queo "Thôi, xin bác một ngàn" vì "Từ sáng đến giờ em mới chạy chuyến đầu, trong túi chẳng có đồng lẻ nào mà trả lại" Chị bán báo cũng

Trang 2

hồn nhiên cất tiền vào ví mà không nghĩ đến việc trả lại cho khách 500 đồng (hết tiền lẻ hay là 500 "bọ" kia không là gì) Ông bảo vệ cứ im lặng thu 3.000đ gửi xẹ mặc cho biển ghi rõ con sô" 2.000 treo ngay cổng… Đúng là những khoản tiền như vậy chẳng đáng là bao (có khi chỉ đủ mua được cốc nước chè, một mớ rau thơm, một gói tăm tre…) Có lúc chúng ta sẵn sàng mở lòng làm từ thiện cho người khác còn nhiều và nhiều gấp bội Trong đợt quyên góp ủng hộ đồng bào miền Trung bị bão số 9 và

10 vừa rồi, chúng ta chứng kiến biết bao tấm lòng hảo tâm cảm động (có người giúp tiền trăm, có người giúp tiền triệu, có người tặng hẳn tiền xây một ngôi nhà tình nghĩa) Nhưng rõ ràng đó là hai chuyện khác nhau Vay ra vay, cho ra cho Có những cái không chỉ là lẽ đời phải làm, mà còn là những ràng buộc mang tính pháp lí (Tôi làm công cho anh, anh phải trả lương đủ theo hợp đồng) Lại có những cái lại tuỳ thuộc vào cái tâm mà lẽ thường không bắt buộc ta nhưng lại khuyên ta là nên thế (Trong khó khốn hoạn nạn, hãy cùng nhau chia sẻ, của ít lòng nhiều, lá lành đùm lá rách) Âu cũng là chuyện thường tình “Đánh nhau chia gạo, chào nhau ăn cơm" Hai hoàn cảnh, hai tình huống, hai hành vi, hai thái độ ứng xử Đó là một thông điệp hết sức đơn giản nhưng

vô cùng hàm súc, rõ ràng mà ông cha ta gửi lại cho chúng ta từ quá khứ Ngày xưa, đó là chân lí "các cụ" ta cho là đúng Và bây giờ chúng ta ngẫm lại thấy vẫn rất đúng Đó là bài học của lẽ đời mà mỗi người cần phải học và học sao cho thấm

Read more:

http://taplamvan.edu.vn/suy-nghi-ve-cau-tuc-ngu-danh-nhau-chia-gao-chao-nhau-an-com/#ixzz3me7FoV7g

Ngày đăng: 24/09/2015, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w