1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Nghị luận về câu ngạn ngữ cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào

2 3,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 14,49 KB

Nội dung

Con đường học tập mỗi người có thể có những hướng khác nhau, phương tiện khác nhau nhưng cả nhân loại vẫn có một điểm chung là khát vọng chỉnh phục tri thức để làm giàu cho mình và có íc

Trang 1

Nghị luận về câu ngạn ngữ Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào

September 4, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt

Đề bài: Nghị luận về câu ngạn ngữ: "Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào".

Đối với mỗi đời người, học tập là một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ, kéo dài và không có điểm dừng Con đường học tập mỗi người có thể có những hướng khác nhau, phương tiện khác nhau nhưng cả nhân loại vẫn có một điểm chung là khát vọng chỉnh phục tri thức để làm giàu cho mình và có ích cho đời Quả thật, để thấu đạt điều đó quả thật chẳng khác gì câu ngạn ngữ Hi Lạp đã nói: “Cái rễ của học hành thì đắng cay nhưng quả của nó thì ngọt ngào”

Để có thể hiểu sâu sắc lời dạy thâm thuý của người xưa, trước hết ta phải tìm hiểu học là gì? Học hành gồm hai giai đoạn quan trọng đó là “học” bắt chước, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước Bước thứ hai “hành” là vận dụng tri thức

đã học vào thực tiễn đời sống để mang lại hiệu quả cụ thể chứng minh việc học đã thành công Một so sánh giàu hình ảnh và thú

vị về “cái rễ đắng cay”: thân cây được tốt tươi là từng khắc, từng phút cái rễ phải cắm sâu vào lòng đất tìm dinh dưỡng và toả khắp nơi trong lòng đất làm vững cho thân cây Rễ cây làm được điều đó thật chẳng dễ chút nào Cái “đắng cay” của rễ cây so với đó được “căn bản” – gốc rễ vững vàng của học tập là phải trải qua biết bao khó khăn cùng với những thiết tha sống đẹp, sống

có ích làm động lực mới có thể thành công cho rá thành quả “ngọt ngào” Trong học tập, những thành quả đầy vinh dự là phải trải qua vô vàn những thử thách mới đạt được Đúng vậy, có “ngậm đắng nuốt cay”, có "vạn sư khởi đầu nan”, thâm chí có hi sinh mất mát để nỗ lực thưc hiện hoài bão mới sung sướng, tự hào cảm thấy thành quả đạt được của mình là đáng quý biết bao! Câu ngạn ngữ này cũng có thể hiểu theo câu tục ngữ của Việt Nam “Thất bại là mẹ thành công” Bởi, có trải qua và vượt lên “thất bại” của “cái rễ đắng cay” mới cảm nhận sâu sắc quả của nó ngọt ngào vì lòng ta thấy thanh thản, tự hào không hổ thẹn vì nó là thành quả từ mồ hôi công sức lao động chân chính của mình Lời dạy từ câu ngạn ngữ như một chân lí tính chất của cuộc sống là luôn có những rào cản tất yếu dường như để thử thách con người và cũng để từ đó nhận ra chân giá trị của con người Từ đó, ta sẽ nhận ra hướng phát triển của con người và xã hội Học hành cũng không nằm ngoài ranh giới của quy luật bất biến đó

Đối với học sinh, những khó khăn trong học tập có thể kể đến như tiếp thu kiến thức vừa nhiều vừa phức tạp; khó khăn trong việc vận dụng các tri thức ấy vào thực hành,… Những thử thách ấy đòi hỏi mỗi con người phải có nghị lực, ý chí và khát vọng cao đẹp để phát triển Có ý chí, nghị lực con người mới có đủ sức mạnh để vượt qua thử thách Có ý chí nghị lực và thiết tha cao đẹp, con người mới xa lánh được những cám dỗ tầm thường để đến với thành công Có ý chí nghị lực, con người mới có thể đạp bằng những gian khó vững bước đi, bỏ lại những thất bại đã qua Bằng ý chí nghị lực con người mới có thể đi trọn con đường học vấn

mà mình đã chọn Bởi lẽ “lửa thử vàng gian nan thử sức” và saủ thất bại, con người phải mạnh mẽ hơn, phát triển hơn khi nhận ra điểm yếu của mình mà phấn đấu hơn Người đi học à đời chắc chắn ai cũng hiểu rõ điều đó Có như vậy họ mới có động lực để chấp nhận “Cái rễ đắng cay của học hành” và chờ đợi “quả ngọt ngào” cùa những tháng ngày gian khó trải qua!

Thực tế cuộc sống minh chứng rõ ràng nhất cho tính đúng đắn của câu ngạn ngữ Trong lớp học cùng vậy, bao giờ cũng luồn có

sự cạnh tranh trong sáng, lành mạnh và công bằng giữa các học sinh Đó cũng là một phần động lực không nhỏ đánh thức khả năng cầu tiến của mỗi học sinh Cũng từ đó họ ý thức được giá trị đích thực của bản thân và xa lánh những ham muốn tầm thường,

Thế nhưng, hiện thực đời sống không phải ai cũng ý thức được điều đó Vẫn còn đó những học sinh lêu lổng ăn chơi, thiếu ý thức dược giá trị to lớn và ý nghĩa của việc học để hoàn thiện mình và phát triển xã hội Vẫn còn đâu đấy những người dù có cố gắng nhưng chưa thật sự nỗ lực hết mình nên vần dễ dàng quỵ ngã trước những cám dỗ, trước những thói hư tật xấu, và rồi họ mất dần

ý chí tự vươn lên Cũng có một bộ phận dựa vào những thứ có sẵn từ gia đình như tiền bạc quá nhiều, nhưng bậc cha mẹ hoặc là quá ca tụng đồng tiền, hoặc là quá mải mê công việc, chủ quan không chăm sóc chu đáo đời sống tâm hồn của con cái, khiến cho nhận thức của con mình sai lệch và từng bước rơi vào hư hỏng và đương nhiên ý chí sống hầu như còn lại quá ít để đối diện với thực tiễn nhiều biến động của đời sống con người

Tóm lại, chỉ có những ai chịu những thử thách trong học tập mới có thể thu được “quả ngọt” Mỗi người là một “con nợ” của xã hội Sống là hoàn thiện bản thân, trả “nợ” cho gia đình và xã hội Bởi ta lớn khôn đến hôm nay là bắt đầu từ gia đình và xã hội

Trang 2

Sống là quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ và cố vượt qua thất bại để thành công Người đi học chân chính luôn lấy những lời dạy chí tình, chí lí của tiền nhân để khỏi rơi vào bóng của cùộc đời

Read more: http://taplamvan.edu.vn/nghi-luan-ve-cau-ngan-ngu-cai-re-cua-hoc-hanh-thi-dang-cay-nhung-qua-cua-no-thi-ngot-ngao/#ixzz3meB3J0Qa

Ngày đăng: 24/09/2015, 17:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w