kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyê
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
-1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới-WTO đánh dấu một sự
chuyển biến mang tính bước ngoặt đối với nền kinh tế Bước vào một “sân chơi mang tính quốc tế” vừa là cơ hội để Việt Nam vươn mình ra khỏi phạm
vi khu vực, mang Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, đồng thời cũng là một thách thức lớn đòi hỏi phải có sự vận động một cách toàn diện đối với tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả?
Để thực hiện được mục tiêu trong các doanh nghiệp cần đặt ra cho mình 1 phương hướng hoạt động sao cho hợp lý và có hiệu quả để có thể cạnh tranh trên thị trường Cạnh tranh đơn thuần không chỉ là cạnh tranh về chất lượng mà còn cạnh tranh về giá cả Vì vậy vấn đề hạ chi phí, hạ giá thành sản phẩm luôn được đặt lên hang đầu đối với mọi doanh nghiệp Vấn đề này không còn là vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm Vì lí do này hay lí do khác các doanh nghiệp cần có các biện pháp để đạt được mục tiêu giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượngđể tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.
Việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý chi phí và giá thành Đứng trước những thách thức đó nhà nước ta đã có nhiều biện pháp như cải cách bộ máy hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho các nhà đầu tư và tạo ra hành lang pháp lý thống nhất Đây là một trong những điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện phấn đấu hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Đó là một trong những điều kiện hết sức quan trọng để sản phẩm của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận và có sức cạnh tranh trên thị trường
Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài” kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm” nhằm hiểu rõ và trang bị thêm kiến
thức cơ bản về lý thuyết và thực tiễn của kế toán doanh nghiệp.
Trang 23 Phạm vi nghiên cứu
+Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và phân tích tại Nhà máy Cán thép Thái Nguyên trong suốt thời gian thực tập
+Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu trong tháng 04/2010.
+Thời gian thực tập từ ngày 05/05/2010 đến ngày 05/07/2010
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Để làm đề tài này em đã sử dụng các phương pháp sau: -Phương pháp thu thập thông tin và thể hiện thông tin
+Điều tra thống kê phòng kế toán và các phòng liên quan,phỏng vấn những người có trách nhiệm lien quan
+Thu thập câc thông tin trên các tài liệu đã công bố thể hiện hệ thống lý luận
+Thể hiện thông tin chủ yếu trên bảng biểu
Việc thu thập thông tin là rất cần thiết trong quá trình nghiên cứu một vấn đề nào đó.Phải biết lựa chọn những thông tin chính xác,khoa học để phục vụ tốt cho công việc nghiên cứu
-Phương pháp hạch toán kế toán: +Phương pháp chứng từ và kiểm kê +Hệ thống tài khoản và ghi sổ kép +Phương pháp bảng biểu cân đối -Phương pháp hoạt động kinh tế:
+Phương pháp chỉ số: bằng phương pháp này ta có thể kiểm tra được sự tăng giảm của một yếu tố giữa các kỳ là bao nhiêu phần trăm là do nguyên nhân nào gây ra.
+Phương pháp so sánh thống kê: cho biết sự chênh lệch giữa các kỳ từ đó có hướng đầu tư phát triển.
5 Kết cấu của báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1:Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
nhà máy cán thép Thái Nguyên
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi
phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại nhà máy cán thép Thái Nguyên
CHƯƠNG 1
Nguyễn Thị Lan 2 Lớp K29 B6
Trang 3NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢPCHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.1 Nguyên tắc kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
1.1.1 Chi phí sản xuất 1.1.1.1 Khái niệm
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của các hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tính cho từng thời kì nhất định (tháng, quý, năm)
1.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
-Trong doanh nghiệp sản xuất , chi phí sản xuất bao gồm nhiều loại khác nhau, chúng tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, dưới những hình thái khác nhau Để quản lý và hạch toán chi phí sản xuất chặt chẽ, và có hệ thống thì yêu cầu đặt ra là phải phân loại chi phí sản xuất.
-Tùy theo việc xem xét chi phí sản xuất ở các góc độ khác nhau và mục đích quản lý chi phí mà chi phí sản xuất được phân loại theo những hình thức thích hợp Tuy nhiên, về mặt hạch toán chi phí sản xuất thường được phân theo các tiêu thức sau:
a,Phân loại theo yếu tố chi phí
Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí để sắp xếp những chi phí có nội dung kinh tế ban đầu giống nhau vào cùng một nhóm chi phí Cách phân loại này không phân biệt nơi chi phí phát sinh và mục đích sử dụng của chi phí Mục đích của cách phân loại này là nhằm biết được chi phí sản xuất của doanh nghiệp gồm những loại nào, số lượng, giá trị của từng loại chi phí là bao nhiêu.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất được chia làm 6 yếu tố sau:
-Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên,
vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế… sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản xuất sản phẩm.
-Yếu tố nhân công: Chi phí về việc sử dụng lao động trực tiếp hoặc gián
tiếp tham gia vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, dịch vụ.
-Yếu tố khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích
trong thời kỳ của tất cả các TSCĐ sử dụng cho sản xuất trong phạm vi phân xưởng như: nhà kho, nhà xưởng, máy móc thiết bị…
-Yếu tố chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm những chi phí liên quan đến
việc sử dụng các công cụ dụng cụ, các trang thiết bị về an toàn lao động.
-Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: Là những chi phí về dịch vụ mua
ngoài phải trả trong kỳ phục vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng như:chi phí điện, nước, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ…
-Yếu tố chi phí khác bằng tiền: Những chi phí phát sinh bằng tiền phục
vụ cho hoạt động sản xuất ở phân xưởng chưa được kể đến ở các loại trên.
b, Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm
Nguyễn Thị Lan 3 Lớp K29 B6
Trang 4Cách phân loại này dựa trên công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm Mục đích của cách phân loại này là để tìm ra các nguyên nhân làm thay đổi giá thành so với định mức và đề ra các biện pháp hạ giá thành sản phẩm.
Theo cách phân loại này chi phí sản xuất có các loại sau:
-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật
liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện lao vụ, dịch vụ (có thể bao gồm cả giá thành sản xuất của bán thành phẩm).
-Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ
cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng với các khoản trích theo tỉ lệ quy địnhcho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ (phần trích tính vào chi phí).
-Chi phí sản xuất chung: Gồm toàn bộ các chi phí còn lại phát sinh
trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên, vật liệu và chi phí nhân công truqcj tiêp nói trên.
c, Phân loại theo quan hệ của chi phí với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành
Cách phân loại này chia chi phí ra làm 2 loại:
-Định phí (chi phí cố đổi): Là những chi phí mang tính chất tương đối
ổn định không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm sản xuất trong một mức sản lượng nhất định Các chi phí này nếu tính cho một đơn vị sản phẩm thì lại thay đổi nếu số lượng sản phẩm thay đổi.
-Biến phí (chi phí biến đổi): Là những chi phí thay đổi phụ thuộc vào số
lượng sản phẩm sản xuất như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp… Nhưng các chi phí biến đổi nếu tính trên một đôn vị sản phẩm thì lại mang tính ổn định.
Cách phân loại này rất thuận lợi cho việc phân tích điểm hòa vốn, lập kế hoạch và kiểm tra chi phí phục vụ cho việc ra quyết định kinh doanh.
d, Phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí:
Theo cách thức kết chuyển chi phí, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được chia thành:
-Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh trong kỳ hạch toán, bao gồm
những chi phí lưu thông trong kỳ hạch toán và chi phí quản lý hành chính.
-Chi phí sản phẩm: Là khoản chi phí gắn liền với quá trình sản xuất sản
phẩm, hoặc được mua
Nguyễn Thị Lan 4 Lớp K29 B6
Trang 51.1.2 Giá thành sản phẩm
1.1.2.1 Khái niệm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, dịch vụ nhất định do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành trong kỳ Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất, nó còn là căn cứ quan trọng để định giá bán và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất sản phẩm.
1.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Để đáp ứng yêu cầu của quản lý, hạch toán giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hoá, giá thành được xem dưới nhiều góc độ, nhiều phạm vi tính toán khác nhau Về lý luận cũng như trên thực tế, giá thành được phân theo hai cách chủ yếu sau:
a, Phân theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành
Theo cách phân loại này chỉ tiêu giá thành được chia thành 3 loại:
- Giá thành kế hoạch: Là loại giá được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên cơ sở giá thành kì trước và các định mức, các dự toán chi phí của kỳ kế hoạch Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của doanh nghiệp
- Giá thành định mức: Được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản phẩm trên cơ sở các định mức về chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch nên giá thành định mức luôn biến động phù hợp với sự biến động của các định mức chi phí đạt được trong quá trình thực hiện kế hoạch giá thành Giá thành định mức là thước đo chính xác để xác định kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực hiện trong quá trình hoạt động sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
- Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm Giá thành thực tế là căn cứ để kiểm tra, đánh giá tình hình tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành và xác định kết quả kinh doanh.
b, Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia làm 2 loại:
- Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): Là chỉ tiêu phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng sản xuất (chi phí NVL trực tiếp, chi phí NCTT, chi phí SXC) Giá thành sản xuất là căn cứ để hạch toán thành phẩm nhập kho, giá vốn hàng bán và mức lãi gộp của doanh nghiệp trong kỳ
- Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ): Những chi phí tính cho sản phẩm tiêu thụ tại thời điểm sản phẩm được tiêu thụ Giá thành tiêu thụ được tính theo
Trang 61.1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm về bản chất là hai mặt của quá trình sản xuất Nếu như chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí của quá trình sản xuất (các yếu tố chi phí đầu vào) thì giá thành sản phẩm lại biểu hiện mặt kết quả của quá trình sản xuất đó (kết quả đầu ra)
* Sự giống nhau: Chi phí sản xuất và giá thành có mối quan hệ mật thiết với
nhau và giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm Chi phí sản xuất là cơ sở, là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành
* Sự khác nhau giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
- Chi phí sản xuất không gắn liền với số lượng chủng loại sản phẩm hoàn thành, còn giá thành sản phẩm lại liên quan đến khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành.
- Chi phí sản xuất chỉ tính đến những chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ, không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm hoàn thành hay chưa Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm công việc đã hoàn thành.
- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể giống hay khác nhau khi có hay không có chi phí sản xuất dở dang.
Khi chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ bằng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng chi phí sản xuất bằng tổng giá thành sản phẩm.
Trong trường hợp có chi phí chờ phân bổ, chi phí phải trả thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ là khác nhau Nếu trong kỳ có chi phí phát sinh chi phí chờ phân bổ thì chi phí sản xuất bao gồm toàn bộ chi phí đó, còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm phần chi phí được phân bổ cho kỳ này Nếu trong kỳ có phát sinh chi phí phải trả, đây là các khoản chi phí chưa phát sinh nhưng được trích trước để tính vào giá thành, nên chi phí sản xuất trong kỳ không bao gồm khoản này, còn giá thành sản phẩm lại có bao gồm.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm qua sơ đồ sau :
Chi phí SXKD dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ A B
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
C D
Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Qua sơ đồ trên ta thấy: AC = AB + BD – CD
Nguyễn Thị Lan 6 Lớp K29 B6
-+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho + Kết chuyển chi chí nguyên vật liệu
trực tiếp vào giá thành – TK154
Trang 71.1.4 Nhiệm vụ của kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở tập hợp đầy đủ và chính xác CPSX sẽ giúp cho các doanh nghiệp phản ánh đúng đắn kết quả sản xuất, từ đó có biện pháp cải tiến công tác quản lý kinh tế nói chung và quản lý chi phí sản xuất nói riêng, cho nên yêu cầu đặt ra với doanh nghiệp là phải thực hiện nhiệm vụ sau:
- Phải tiến hành phân loại chi phí sản xuất, phân loại giá thành sản phẩm một cách đúng đắn, phù hợp
- Căn cứ vào đặc điểm qui trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành, phương pháp tính thích hợp.
- Tổ chức hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và đúng với chế độ hiện hành.
- Vận dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang và phương pháp tính giá thành cho phù hợp.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí sản xuất, kế hoạch giá thành sản phẩm, đề xuất những ý kiến để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm
- Định kỳ cung cấp các báo cáo về CPSX và giá thành cho nhà quản trị.
1.2 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là xác định giới hạn về mặt phạm vi mà chi phí cần được tập hợp để phục vụ cho việc kiểm soát chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất: Tuỳ theo việc bố trí nhiệm vụ sản xuất cho các bộ phận, tổ, đội…để xác định.
+ Căn cứ vào đặc điểm quy trình sản xuất: Tuỳ theo đặc điểm quy trình công nghệ là quy trình phức tạp hay giản đơn, phức tạp kiểu liên tục, song song hay hỗn hợp.
+ Căn cứ vào trình độ và yêu cầu về thông tin quản lý…
Mà đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể là: Loại sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn sản xuất, phân xưởng sản xuất…
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở cho việc mở các tài khoản chi tiết (cấp II, cấp III) và các sổ kế toán chi tiết, phục vụ cho công tác hạch toán chi tiết chi phí sản xuất cho từng đối tượng và giúp tăng cường công tác quản lý đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
1.2.2 Đối tượng kế toán tính giá thành sản phẩm
Xác định đối tượng tính giá thành là xác định đối tượng mà hao phí vật chất được doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất được kết tinh trong đó nhằm định lượng hao phí cần được bù đắp cũng như tính toán được kết quả kinh doanh - Căn cứ xác định:
+ Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh.
+ Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ là giản đơn hay phức tạp, phức tạp kiểu liên tục, song song hay hỗn hợp.
+ Căn cứ vào trình độ và yêu cầu của quản lý.
Nguyễn Thị Lan 7 Lớp K29 B6
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho + Kết chuyển chi chí nguyên vật liệu
trực tiếp vào giá thành – TK154
(3)
Trang 8+ Căn cứ vào việc sử dụng nửa thành phẩm.
Mà đối tượng tính giá thành có thể là: Chi tiết sản phẩm, bán thành phẩm, đơn đặt hàng, hạng mục công trình…
1.3 Kế toán Chi phí sản xuất
1.3.1 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệuchính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí như sau:
- Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt (phân xưởng, bộ phận sản xuất hoặc sản phẩm, loại sản phẩm, lao vụ ) thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
- Trường hợp vật liệu xuất dùng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không thể tổ chức hạch toán riêng được thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho từng đối tượng có liên quan Tiêu thức phân bổ thường được sử dụng là: Định mức tiêu hao cho từng sản phẩm, hệ số phân bổ được quy định, theo trọng lượng sản phẩm hay số lượng sản phẩm sản xuất ra
* Tài khoản sử dụng
- Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất, kinh doanh, kế toán sử dụng tài khoản 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Kết cấu TK621:
Nguyễn Thị Lan 8 Lớp K29 B6
xxxxxx + Tập hợp chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp thực tế phát sinh trong kỳ
+ Trị giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho + Kết chuyển chi chí nguyên vật liệu
trực tiếp vào giá thành – TK154 TK621
(3)
Trang 9TK621 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp KKTX
Ghi chú:
(1) Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (2) Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (3) Thuế GTGT được khấu trừ.
(4) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp để tính giá thành sản phẩm (5) Phế liệu thu hồi nhập kho
(6) NVL sử dụng không hết nhập lại kho.
(7) Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường.
1.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là các khoản phải trả cho lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp (phụ cấp khu vực, độc hại, làm thêm giờ, làm đêm ) Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản bảo hiểm x• hội,bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và được tính vào chi phí kinh doanh theo một tỷ lệ nhất định trên số tiền lương phải trả của công nhân trực tiếp sản xuất.
Đối với những khoản chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến từng đối tượng kế toán tập hợp chi phí, kế toán tiến hành tập hợp trực tiếp theo từng đối tượng chi phí cụ thể.
Đối với những khoản chi phí nhân công trực tiếp có liên quan đến nhiều đối tượng mà không hạch toán trực tiếp được thì được tập hợp chung rồi chọn tiêu thức phân bổ thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí liên quan Tiêu thức phân bổ chi phí nhân công trực tiếp có thể là chi phí tiền công định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm
Nguyễn Thị Lan 9 Lớp K29 B6
+ Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung + Chí phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong
Trang 10Trên cơ sở tiền lương được phân bổ sẽ tiến hành trích BHXH, BHYT ,BHTN và KPCĐ theo tỷ lệ quy định lần lượt là 16%, 3%, 1%,1,5% trên tổng quỹ lương tính vào chi phí.
* Tài khoản sử dụng
- Để theo dõi tình hình phát sinh chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
- Kết cấu TK622:
TK622 không có số dư cuối kỳ.
* Nội dung hạch toán chi phí nhân công trực tiếp thể hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ: Kế toán chi phí nhân công trực tiếp theo phương pháp KKTX
(3): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (4): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp để tính giá thành (5): Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường.
1.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí công cụ dụng cụ.
Nguyễn Thị Lan 10 Lớp K29 B6
+ Tập hợp chi phí nhân công
thực tế pháp sinh + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành. + Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung + Chí phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong
Trang 11+ Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác.
* Tài khoản sử dụng
- Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung, mở chi tiết cho từng đối tượng, bộ phận sản xuất
- Kết cấu tài khoản 627:
TK627 không có số dư cuối kỳ.
TK627 còn có các TK cấp II để theo dõi chi tiết đối tượng + TK6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
+ TK6272: Chi phí vật liệu.
+ TK6273: Chi phí dụng cụ sản xuất + TK6274: Chi phí khấu hao TSCĐ + TK6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài + TK6278: Chi phí bằng tiền khác.
Do chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ dịch vụ nên khi phát sinh chi phí sản xuất chung, kế toán căn cứ vào yếu tố chi phí tập hợp bên Nợ TK627 rồi tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp Trong thực tế, một số tiêu thức thường được sử dụng là: Phân bổ chi phí sản xuất chung theo đinh mức, theo giờ công làm việc, theo số giờ máy làm việc…
Nguyễn Thị Lan 11 Lớp K29 B6
+ Các khoản làm giảm chi phí sản xuất chung + Chí phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong
Trang 12* Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung được thể hiện theo sơ đồ sau
Sơ đồ: Kế toán chi phí sản xuất chung theo phương pháp KKTX
Ghi chú:
(1): Chi phí về tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.
(2): Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất (3): Chi phí khấu hao TSCĐ.
(4): Chi phí dịch vụ mua ngoài (5): Thuế GTGT được khấu trừ (6): Chi phí bằng tiền khác (7): Chi phí đi vay phải trả (8): Các khoản thu giảm chi
(9): Kết chuyển chi phí sản xuất chung để tính giá thành.
Nguyễn Thị Lan 12 Lớp K29 B6
Trang 13(10): Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành.
1.3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở
dang
a, Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất
Sau khi tập hợp các chi phí liên quan đến sản xuất sản phẩm vào bên Nợ các TK621, TK622, TK627 cần tổng hợp các chi phí đó để tính giá thành sản phẩm.
Để tập hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp KKTX, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh
Nguyễn Thị Lan 13 Lớp K29 B6
+ Kết chuyển chi phí sản xuất thực
Trang 14Sơ đồ: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKTXGhi chú:
(1): Phân bổ, kết chuyển chi phí NVL trực tiếp (2): Phân bổ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3): Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung.
(4): Hàng hoá, vật liệu gia công chế biến hoàn thành nhập kho (5): Sản phẩm hoàn thành nhập kho.
(6): Hàng gửi bán.
(7): Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêut hụ ngay.
(8): Khoản chi phí SXC cố định không phân bổ vào giá thanh sản phẩm.
b, Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến,
còn đang nằm trong quá trình sản xuất hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng cong phải gia công chế biến tiếp mới trở thành thành phẩm Có nhiều phương pháp khác nhau để đánh giá sản phẩm dở dang, việc sử dụng phương pháp nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất, quy trình sản xuất và tính chất của sản phẩm của mỗi doanh nghiệp Sau đây là một số phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí NVL trực tiếp
Theo phương pháp này, toàn bộ chi phí chế biến được tính hết cho thành phẩm vì vậy, trong sản phẩm dở dang chỉ bao gồm giá trị vật liệu chính
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà giá thành sản phẩm có chi phí NVL TT chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm (thường là > 70 %), có ít sản phẩm dở dang và số lượng sản phẩm dở dang giữa các tháng là tương đối đồng đều.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ tính cung cấp thông tin kịp thời cho nhà quản lý, song mức độ chính xác lại không cao.
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng ước tính tương đương
Theo phương pháp này dựa vào mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang so với thành phẩm để quy đổi số lượng sản phẩm dở dang ra số lượng sản phẩm tương đương.
Để bảo đảm tính chính xác của việc đánh giá, phương pháp này chỉ nên áp dụng để tính các chi phí chế biến (chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung), còn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phải xác định theo số thực tế đã dùng Công thức tính như sau:
Nguyễn Thị Lan 14 Lớp K29 B6
Trang 15Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn, sản phẩm dở dang có sự biến động giữa các kỳ, khối lượng sản phẩm dở dang nhiều và có thể ước lượng được (%) mức độ hoàn thành của những sản phẩm làm dở Vì vậy nhược điểm của phương pháp này là còn mang tính chủ quan.
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến
Đây là trường hợp đặc biệt của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương Trong phương pháp này người ta coi mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang là 50% so với thành phẩm Việc xác định giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện tương tự như phương pháp ước tính sản lượng tương đương.
Chi phí nguyên vật liệu chính được tính theo mức tiêu thụ thực tế Các chi phí chế biến được tính bằng 50% chi phí chế biến phân bổ cho sản phẩm và được xác định theo công thức sau:
Chi phí chế biến nằm trong
Giá trị SPDD của chi phí chế biến ĐK + Chi phí chế biến
Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp có chi phí chế biến chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành sản phẩm do độ chính xác thấp.
* Đánh giá sản phẩm dở dang theo định mức chi phí
Nguyễn Thị Lan 15 Lớp K29 B6
Số lượng SPDD cuối kỳ quy
đổi thành SP hoàn thành = Số lượng SPDD cuối kỳ x
Trang 16Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm dở dang được xác định trên cơ sở chi phí sản xuất định mức của từng đơn vị sản phẩm, của từng công đoạn và khối lượng sản phẩm làm dở.
Các chi phí nguyên vật liệu chính cho sản phẩm dở dang được xác định theo chi phí thực tế như đối với thành phẩm Các chi phí chế biến khác được phân bổ cho sản phẩm dở đang dựa trên tiêu thức phân bổ thích hợp.
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí hợp lý hoặc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính, tuy nhiên nó có hạn chế là không phản ánh chính xác thực tế chi phí đã chi ra.
1.3.2 Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp Kiểm kê định kỳ
Nếu doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK thì các tài khoản được sử dụng bao gồm:
- TK621 - Chi phí NVL trực tiếp - TK622 - Chi phí nhân công trực tiếp - TK627 - Chi phí sản xuất chung - TK631 - Giá thành sản xuất.
- TK154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Các TK621, 622, 627 có công dụng và kết cấu về cơ bản tương tự như khi sử dụng phương pháp KKTX Riêng TK154 chỉ được dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở.
TK631 được sử dụng để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, lao vụ hoàn thành.Kết cấu TK631 như sau:
Nguyễn Thị Lan 16 Lớp K29 B6
+ Chi phí sản xuất kinh doanh đầu
Trang 17Tài khoản 631 không có số dư cuối kỳ.
Sơ đồ: Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK
Ghi chú:
(1): Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (2): Phân bổ chi phí NVL trực tiếp (3): Phân bổ chi phí nhân công trực tiếp.
(4): Phân bổ, kết chuyển chi phí sản xuất chung (5): Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
(6): Giá thành sản xuất của sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
1.4 Tính giá thành sản phẩm
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được để tính giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
Căn cứ vào đặc điểm sản xuất, quy trình công nghệ sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp tính giá thành sản phẩm sau:
- Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn) - Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.
- Phương pháp tính giá thành theo hệ số - Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ.
- Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ - Phương pháp tính giá thành theo định mức.
- Phương pháp tính giá thành phân bước.
Nguyễn Thị Lan 17 Lớp K29 B6
Trang 181.4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng ở những doanh nghiệp có qui trình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như nhà máy điện, nước, bánh kẹo, các doanh nghiệp khai thác than - quặng, có đối tượng tập hợp chi phí cũng chính là đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Nếu áp dụng phương pháp này, kế toán dựa vào số liệu về chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và số liệu về sản phẩm dở dang đã được đánh giá để xác định tổng giá thành sản phẩm theo công thức:
Giá thành đơn Tổng giá thành sản phẩm vị sản phẩm
Số lượng đơn vị sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính toán nhưng khó áp dụng đối với doanh nghiệp có nhiều sản phẩm.
1.4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng
Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh được tính dồn và tích luỹ theo từng đơn đặt hàng Kế toán không cần tính giá trị sản phẩm dở dang Toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp được tính đến khi hoàn thành một đơn đặt hàng là giá thành sản xuất của đơn đặt hàng đó.
Đặc điểm của phương pháp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo tong đơn đặt hàng, không kể số lượng sản phẩm của đơn đặt hàng là nhiều hay ít, quy trình công nghệ giản đơn hay phức tạp Đối với các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn hàng nào thì tập hợp trực tiếp cho đơn hàng đó theo các chứng từ gốc hoặc các bảng phân bổ chi phí.
Đối với chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu chuẩn phù hợp (giờ công sản xuất, nhân công trực tiếp…)
Việc tính giá thành ở trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không trùng với kỳ báo cáo Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đặt hàng đó coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính bằng tổng giá thành sản phẩm và giá thành đơn vị sẽ tính bằng cách lấy tổng giá thành sản phẩm của đơn đặt hàng chia cho số lượng sản phẩm trong đơn hàng.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, dễ tính toán nhưng kỳ tính giá không trùng với kỳ báo cáo, giá thành và giá tinhsản phẩm dở dang đều
Trang 191.4.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo hệ số
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng cùng loại nguyên liệu và một lượng lao động nhưng cho ra nhiều loại sản phẩm chính khác nhau mà chi phí không tập hợp riêng được cho từng loại sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, đơn vị sản phẩm hoàn thành Kỳ tính giá thành là cuối tháng hoặc quý.
Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào hệ số quy đổi để quy đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, rồi từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp được để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành tong loại sản phẩm.
Công thức tính như sau:
Trong đó:
1.4.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo tỷ lệ
Phương pháp này áp dụng thích hợp cho các doanh nghiệp trong cùng một quy trình sản xuất ra nhóm sản phẩm có quy cách, kích cỡ, phẩm cấp khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong trường hợp này là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm
Để tính được giá thành cho từng quy cách hoặc phẩm cấp sản phẩm thì trước hết phải lựa chọn tiêu thức phân bổ giá thành, tiêu thức phân bổ có thể là giá thành kế hoạch, giá thành định mức của sản phẩm
Công thức tính như sau:
Nguyễn Thị Lan 19 Lớp K29 B6
Giá thành đơn vị sản phẩm
= Tổng giá thành sản xuất của các loại sản phẩm Số lượng sản phẩm quy đổi( sản phẩm gốc)
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm Tổng giá kế hoạch của các loại sản phẩm
x 100%
Trang 201.4.5 Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Phương pháp này được áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được những sản phẩm phụ
Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm Giá trị sản phẩm phụ không phải là đối tượng tính giá thành và được đánh giá theo quy định.
Công thức tính như sau:
1.4.6 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này có thể áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp với các điều kiện về quy trình công nghệ, đặc điểm, tổ chức quản lý, sản xuất kinh doanh khác nhau, miễn là doanh nghiệp đó có các điều kiện sau:
- Phải có hệ thống các định mức, dự toán chi phí phù hợp đảm bảo tính khoa học, hợp lý.
- Khi có sự thay đổi về quy trình công nghệ, dây chuyền sản xuất, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị…thì bộ máy quản lý cần phải xây dựng lại các định mức và dự toán chi phí.
- Tổ chức hạch toán chi phí chênh lệch so với định mức, dự toán.
Trên cơ sở định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm Đồng thời, hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và tính toàn bộ chi phí thực tế phát sinh trong kỳ thành ba loại: Theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức Từ đó xác định giá thành thực tế
1.4.7 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp có quy trình sản xuất công nghệ phức tạp, chế biến kiểu liên tục, sản phẩm trải qua nhiều công đoạn, sản phẩm hoàn thành giai đoạn trước là nguyên vật liệu của giai đoạn sau Tuỳ thuộc vào tình hình và điều kiện cụ thể mà đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp loại này có thể là thành phẩm ở giai đoạn công nghệ cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ và thành phẩm ở giai đoạn cuối Do có sự khác nhau về đối tượng tính giá thành nên phương pháp tính giá thành phân bước được chia làm 2 phương pháp :
Nguyễn Thị Lan 20 Lớp K29 B6
Trang 21-* Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm ( phương pháp kết chuyển tuần tự chi phí )
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là từng giai đoạn sản xuất, đối tượng tính chi phí là các bán thành phẩm ở từng giai đoạn và sản phẩm hoàn chỉnh ở giai đoạn cuối cùng Theo phương pháp này, căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp được ở giai đoạn 1 và chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của giai đoạn 1 để tính ra giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1 Sau đó kết chuyển giá thành nửa thành phẩm của giai đoạn 1 sang giai đoạn 2 để cùng với các chi phí sản xuất tập hợp được ở giai đoạn 2 tính ra giá thành sản phẩm của giai đoạn 2 và cứ kết chuyển tuần tự như vậy cho đến khi tính được giá thành của thành phẩm của giai đoạn cuối
* Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành thành phẩm hoàn chỉnh
Đối tượng hạch toán chi phí là từng giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn chỉnh Căn cứ vào chi phí sản xuất tập hợp của từng giai đoạn sản xuất ( từng phân xưởng, bộ phận ) để tìm ra chi phí sản xuất của từng giai đoạn trong thành phẩm Sau đó kết chuyển song song để tổng hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn trong thành phẩm để tính ra tổng giá thành của thành phẩm và từ tổng giá thành của thành phẩm để tính ra giá thành đơn vị
Công thức tính giá thành :
1.5 Hình thức kế toán áp dụng
1.5.1 Hình thức kế toán Nhật ký sổ cái
Theo hình thức này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký_sổ cái Nhật ký_sổ cái là sổ kế toán tổng hợp duy nhất trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống Tất cả các tài khoản kế toán mà doanh nghiêp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ và Có trên cùng một vài trang sổ Căn cứ vào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi một dòng vào Nhật ký_sổ cái.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký_sổ cái được thể hiện qua
Trang 22Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtheo hình thức Nhật ký_ sổ cái
Ghi chú: : Ghi hằng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra
Qua sơ đồ trên ta thấy : Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ Nhật ký_Sổ cái sau đó ghi vào sổ (thẻ) kế toán chi tiết Cuối tháng phải khoá sổ và tiến hành đối chiếu khớp đúng số liệu giữa sổ Nhật ký_Sổ cái với sổ tổng hợp , sổ chi tiết.
Về nguyên tắc số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Nhật ký_sổ cái phải khớp đúng với số liệu trên bảng tổng hợp, chi tiết theo từng tài khoản tương ứng.
Trong hình thức Nhật ký_Sổ cái có thể mở các sổ kế toán chi tiết chủ yếu sau đây:
Nhật kí sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính 22
Trang 23- Sổ chi tiết chi phí trả trước, chi phí phải trả - Sổ chi tiết TGNH, tiền vay.
- Sổ chi tiết thanh toán với người bán, người mua, ngân sách nhà nước - Sổ chi tiết tài khoản đầu tư chứng khoán.
- Sổ chi tiết tiêu thụ.
- Sổ chi tiết nguồn vốn kinh doanh.
1.5.2 Hình thức kế toán Nhật ký chung
Đặc trưng của phương pháp này là tất cả các nghiêp vụ kinh tế phát sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký mà đặc biệt là sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi vào sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
Hình thức Nhật ký chung gồm các loại sổ sau: - Sổ Nhật ký chung.
- Sổ cái.
- Sổ kế toán chi tiết.
Nguyễn Thị Lan Lớp K29 B6
Báo cáo tài chính 23
Trang 24Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmtheo hình thức Nhật ký chung
Ghi chú: : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra.
Qua sơ đồ trên ta thấy: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ đựoc làm căn cứ ghi sổ.Trước hết ta ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Nhật ký chung sau đó căn cứ vào số liệu ghi ở Nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các tài khoản kế toán phù hợp Nếu đơn vị có mở sổ kế toán chi tiết thì đồng thời với việc ghi sổ Nhật ký chung là các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ kế toán chi tiết.
Trường hợp đơn vị mở các Nhật ký đặc biệt thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ được làm căn cứ ghi sổ ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ Nhật ký đặc biệt liên quan Định kỳ hoặc cuối tháng tuỳ theo khối lượng nghiệp vụ
Nguyễn Thị Lan Lớp K29 B6
Trang 25kinh tế phát sinh tổng hợp từng sổ kế toán Nhật ký đặc biệt, lấy số liệu để ghi vào sổ cái các tài khoản phù hợp, sau khi đã loại trừ số trùng lặp ( nếu có ).
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết ( được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng để lập BCTC.
1.5.3 Hình thức kế toán theo Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức chứng từ ghi sổ là căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi sổ kế toán tổng hợp Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tế trên sổ cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ cùng loại có cùng nội dung kinh tế.
Hình thức này phù hợp với một loại hình đơn vị, thuận tiện cho việc áp dụng máy vi tính Tuy nhiên việc ghi chép bị trùng lắp nhiều nên việc lập báo cáo hay bị gặp nhiều khó khăn nhất là trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện kế toán thủ công.
Sổ sách của hình thức này gồm: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ - Sổ cái.
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ là ghi theo thòi gian, phản ánh toàn bộ chứng từ ghi sổ đ được lập trong tháng Sổ này nhằm quản lý chặt chẽ chứng từ ghi sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu với sổ cái.
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:
Trang 26Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTheo hình thức Chứng từ ghi sổ
Ghi chú : : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu kiểm tra Qua sơ đồ trên ta thấy:
+Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái Các chứng từ gốc sau khi được dùng làm căn cứ để lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào thẻ kế toán chi tiết.
Cuối tháng phải khoá sổ để tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ tính ra tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối phát sinh.
Nguyễn Thị Lan Lớp K29 B6
Trang 27Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và sổ tổng hợp chi tiết thì lập báo cáo tài chính.
1.5.4 Hình thức kế toán theo Nhật ký chứng từ
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là :
-Tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các tài khoản đối ứng Nợ.
- Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo nội dung kinh tế.
- Kết hợp rộng rãi việc kế toán tổng hợp với kế toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép.
- Sử dụng các mẫu sổ in có sẵn quan hệ đối ứng tài khoản chi tiêu quản đến NKCT số 10 Căn cứ để ghi chép NKCT là các chứng từ gốc, số liệu của sổ kế toán chi tiết , bảng kê và bảng phân bổ.
Bảng kê có 10 bảng kê được đánh số thứ tự từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11 ( không có bảng kê số 7 ) Bảng kê đựơc sử dụng trong các trường hợp khi các chỉ tiêu kế toán chi tiết của một số tài khoản không thể kết hợp phản ánh trực tiếp trên các NKCT được, khi sử dụng bảng kê thì số liệu của chứng từ gốc trước hết đựơc ghi vào bảng kê, cuối tháng số liệu tương ứng của bảng kê sẽ được chuyển vào NKCT liên quan.
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp được mở cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một tài khoản trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư
Nguyễn Thị Lan 27 Lớp K29 B6
Trang 28cuối tháng hoặc cuối quý.Số phát sinh Có của mỗi tài khoản được phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy đựơc từ NKCT ghi Có tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng lấy được từ các NKCT liên quan.
Sổ cái chỉ đựơc ghi một lần vào ngày cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức NKCT đựơc thể hiện qua sơ đồ
: Đối chiếu kiểm tra.
Qua sơ đồ trên ta thấy: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc đã đựơc kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các NKCT hoặc bảng kê, sổ kế toán chi tiết có liên quan.
Nguyễn Thị Lan Lớp K29 B6
Trang 29Đối với các NKCT được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào NKCT.
Đối với các loại chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần và mang tính chất phân bổ thì các chứng từ gốc được tập hợp và phân loại trong bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và NKCT liên quan.
Cuối tháng khoá sổ cộng các số liệu trên các NKCT, kiểm tra đối chiếu số liệu trên các NKCT với các sổ kế toán chi tiết, bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của NKCT ghi trực tiếp vào sổ cái.
Như vậy qua quá trình nghiên cứu chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ta đã hiểu được tầm quan trong của chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, nguyên tắc kế toán cùng các hình thức kế toán mà các doanh nghiệp sản xuất có thể áp dụng trong quá trình kế toán của mình Đó chính là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất nói chung, còn sau đây em xin trình bày thực tế công tác kế toán vật liệu công cụ dụng cụ tại Nhà Máy Cán Thép Thái Nguyên.
Nguyễn Thị Lan 29 Lớp K29 B6
Trang 30CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY CÁN
THÉP THÁI NGUYÊN
2.1 Đặc điểm tình hình chung của nhà máy cán thép thái nguyên2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có trụ sở đặt tại phường Cam Giá, thành phố Thái Nguyên, thuộc khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên Phía Tây Nam Nhà máy là Quốc lộ 3, cách chừng 3km, bên cạnh là Nhà máy Luyện thép Lưu Xá, nơi cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu của Nhà máy.
Với vị trí địa lý này đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu thụ hàng hoá của Nhà máy.
Tên giao dịch quốc tế: Thái Nguyên rolling stol factory Mã số thuế: 4 600 100 155-036
Tài khoản: 10201 0000 442811
Điện thoại: (0280) 3831 655 Fax: ( 0280 ) 835 097
Những năm 90 của thế kỷ XX, Công ty Gang thép Thái Nguyên đã gặp rất nhiều khó khăn do sự chuyển đổi nền kinh tế, cùng với giá phôi trên thế giới tăng giảm thất thường khiến Công ty có nguy cơ lâm vào tình trạng khủng hoảng Đứng trước khó khăn đó, Công ty đã đưa ra chiến lược phát triển toàn diện nhằm giải quyết khủng hoảng trước mắt và định hướng phát triển lâu dài của sản phẩm thép Thái Nguyên và của Công ty Gang thép Thái Nguyên Chiến lược này trải qua 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Đầu tư thiết bị máy móc với tổng số vốn trên 700 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2: Tiến hành khai thác, tuyển quặng… với tổng số vốn trên 3700 tỷ đồng.
Nằm trong chiến lược đó, Nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã được khởi công xây dựng ngày 28/11/2002 với tổng trị giá đầu tư gần 469 tỷ đồng với các trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới theo dây chuyền công nghệ của Italy, có trình độ tự động hoá cao, nhà xưởng và các thiết bị là thế hệ mới nhất với lò nung đáy di động, với quy trình tôi bề mặt và block cán tinh tốc độ 78,8 m/s có khả năng sản xuất ra các loại thép tuyệt hảo, công suất 300.000 tấn/năm
Ngày 03/03/2003 Nhà máy Cán thép Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 397/QĐ-TC của HĐQT Công ty Gang thép Thái Nguyên, giấy đăng ký kinh doanh số 317045 do sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp ngày 11/3/2003 với ngành nghề kinh doanh là sản xuất kinh doanh thép các loại và vận tải hàng hoá đường bộ.
Nhà máy là một đơn vị mới được thành lập nên gặp không ít khó khăn, tuy nhiên Nhà máy đã nhanh chóng ổn định tổ chức, sắp xếp lao động, chuẩn bị lực lượng cho sản xuất Nhà máy đã chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCNV để lao động tiếp cận được với thiết bị công nghệ hiện đại, Nhà máy
Nguyễn Thị Lan 30 Lớp K29 B6
Trang 31đã mở 5 lớp đào tạo về công nghệ cán, thiết bị cơ điện tự động hoá, tổ chức thực tập ở trong nước cho hơn 80 công nhân và đào tạo ở nước ngoài cho 30 cán bộ và công nhân kỹ thuật.
Nhà máy đã ban hành các quy định, quy chế nhằm đề cao kỷ cương, kỷ luật lao động, quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất giúp cho quá trình sản xuất đã và đang đi vào nề nếp góp phần quan trọng vào việc hạ giá thành sản phẩm, từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống CBCNV.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ công ty và ban lãnh đạo nhà máy, cùng với sự đoàn kết cần cù sáng tạo của đội ngũ cán bộ công nhân viên, nhà máy Cán thép Thái Nguyên đã từng bước vượt qua khó khăn đồng thời phát huy được những khả năng tiềm tàng của một đơn vị thành viên thuộc công ty Gang thép Thái Nguyên, từ đó nhà máy ngày càng phát triển và từng bước đứng vững trên thị trường.
Qua quá trình xây dựng, lắp đặt, chạy thử Nhà máy bắt đầu sản xuất từ tháng 02 năm 2008.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ của Nhà máy cán thép Thái Nguyên
2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên là một đơn vị thành viên của công ty Gang thép Thái Nguyên, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước, được phép mở tài khoản ở ngân hàng và được quyền ký kết hợp đồng mua bán với các đơn vị trong và ngoài Công ty.
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có chức năng: Thực hiện sản xuất kinh doanh và tiêu thụ thép cán, đồng thời Nhà máy còn cung cấp dịch vụ vận chuyển đến nơi tiêu thụ cho các đơn vị trong và ngoài Công ty Nhiệm vụ của Nhà máy là phải đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn và phát triển nguồn lực mà Công ty giao cho Đổi mới thiết bị, hiện đại hoá công nghệ và tổ chức sản xuất, thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước và người lao động Thực hiện các báo cáo thống kê – kế toán, báo cáo định kỳ theo quy định của Công ty và Nhà nước.
Lĩnh vực hoạt động chính của Nhà máy là sản xuất kinh doanh thép các loại và vận tải hàng hoá đường bộ Trong đó các loại hàng hoá dịch vụ chủ yếu mà nhà máy đang kinh doanh là:
- Thép cuộn tròn trơn φ5,5 ÷φ12 mm theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế - Thép thanh trơn vằn D10 ÷ D36 theo tiêu chuẩn Việt Nam, quốc tế và tiêu chuẩn nội bộ Công ty Gang thép TN đã được tổng cục tiêu chuẩn Nhà nước phê duyệt.
2.1.2.2 Quy mô hiện tại của Nhà máy
Nhà máy có tổng diện tích là: 67.539m2, trong đó nhà xưởng chính có diện tích là 15.250m2 với chiều dài 305m, chiều rộng 50m được chia thành 2 gian nhà xưởng Nhà máy có kho nguyên liệu diện tích 3.844m2 với sức chứa 15.000 tấn phôi liệu.
Nguyễn Thị Lan 31 Lớp K29 B6
Trang 32Thiết bị điện phục vụ công nghệ có hơn 400 động cơ lớn nhỏ (động cơ nhỏ nhất có công suất 0,24 Kw, lớn nhất là 1.650 Kw) Nhà máy có 05 cầu trục và 01 cổng trục dùng để vận chuyển.
Công suất thiết kế: 300.000 tấn thép cán/năm.
2.1.2.3 Tình hình lao động của Nhà máy
Nhà máy cán thép Thái Nguyên là một nhà máy mới đuợc thành lập nên rất coi trọng tới công tác tổ chức lao động, coi đây là yếu tố quyết định tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Điều này được thể hiện ở việc cán bộ công nhân viên nhà máy có trình độ tay nghề cao được tuyển dụng từ các trường đại học như: Trường ĐH Bách khoa, ĐH Kĩ thuật công nghiệp và các trường Cao đẳng, Trung học và dạy nghề Bên cạnh đó nhà máy không ngừng chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên để lao động có thể tiếp cận, vận hành và làm chủ được các thiết bị công nghệ hiện đại.
Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2009 có 282 người
Nguyễn Thị Lan 32 Lớp K29 B6
Trang 33Bảng : Cơ cấu lao động Nhà máy cán thép Thái Nguyên năm 2009
IIPhân theo giới tính
Theo bảng số liệu phân tích trên ta thấy số lượng lao động của Nhà máy tăng qua 2 năm Năm 2008 tổng số lao động thực tế của Nhà máy là 247 người đến năm 2009 tăng lên 282 người tức tăng 35 người hay tăng 14,17% Trong đó lao động nữ năm 2008 là 58 người chiếm 23,48% trong tổng số lao động, năm 2009 tăng lên là 67 người chiếm 23,76% về cơ cấu lao động, tức tăng 9 người hay tăng 15,52% Còn lao động nam năm 2009 là 215 người chiếm 76,24% về cơ cấu cũng tăng so với năm 2008 là 26 người hay 13,76% Do đặc điểm lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Nhà máy là thuộc ngành công nghiệp nặng nên tỷ trọng lao động nam cao hơn rất nhiều so với lao động nữ Dây chuyền sản xuất của Nhà máy hoàn toàn là tự động hoá với những trang thiết bị hiện đại bậc nhất thế giới, do đó việc xắp xếp bố trí lao động phù hợp với từng loại hình công việc Nó thể hiện ở chỗ năm 2008 lao động trực tiếp là 110 người chiếm 44,53% về cơ cấu, lao động gián tiếp là 137 người chiếm 55,46%, nhưng đến năm 2009 số lao động trực tiếp tăng lên so với năm 2008 là 5 người hay tăng 4,5%, lao động gián tiếp tăng lên 30 người hay tăng
Nguyễn Thị Lan 33 Lớp K29 B6
Trang 3421,90% Nhà máy luôn phải có sự điều chỉnh lao động cho phù hợp với từng công việc, từng nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh cụ của từng thời kỳ nhất định.
Đồng thời qua Biểu … ta cũng thấy được số lao động có trình độ ĐH và CĐ tăng qua 2 năm, năm 2008 là 98 người chiếm tỷ trọng là 39,68%, đến năm 2009 là 105 người chiếm 37,23% trong tổng số lao động, hay tăng 7,14% Còn số lao động có trình độ trung cấp không tăng so với năm 2008, tuy nhiên, số công nhân kỹ thuật năm 2009 tăng 27,18% so với năm 2008 hay tăng 28 người, chiếm tỷ trọng 41,7% năm 2008 và 46,45% năm 2009 Việc tuyển dụng thêm số công nhân kỹ thuật năm 2009 là nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất của Nhà máy trong thời kỳ đầu, phù hợp với tình hình của đơn vị Xét về lâu dài Nhà máy cần phải bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đồng tăng cường lựa chọn những người có trình độ cao nhằm giúp cho đơn vị có một lực lượng lao động vững chắc về chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá Đất nước.
2.1.2.4 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất của Nhà máy
Khi phôi nhập về sẽ được kiểm tra và phân loại căn cứ vào độ cứng và một số tiêu chuẩn kỹ thuật, sau đó được đưa vào lò nung để nung phôi Phôi dịch chuyển trong lò tới vùng đều nhiệt, khi đủ nhiệt độ yêu cầu, hệ thống Kick off chuyển phôi lên bàn con lăn đưa phôi ra khỏi lò để cán Sau khi cán thô, phôi sẽ được cắt đầu đuôi lần 1 để loại bỏ những khuyết tật ở phần đầu và đuôi phôi, rồi phôi sẽ được đưa vào giá cán trung/tinh, tuỳ vào từng sản phẩm mà số lần cán và kích thước lỗ bánh cán khác nhau Thép cán trước khi vào block được cắt đầu đuôi tại máy cắt số 2 nhằm loại bỏ các khuyết tật ở phần đầu và đuôi, mục đích là tạo sự ổn định trong quá trình cán trong block
Cán block gồm 10 giá đặt nghiêng 450 so với mặt phảng ngang, 5 giá cán đầu kích thước bánh cán là φ 212 x 72mm, 5 giá tiếp theo kích thước bánh cán là φ 212 x 60 mm Tuỳ theo từng loại sản phẩm cán mà số lần cán trong block và kíck thước lỗ bánh cán khác nhau Sản phẩm đi ra khỏi Block dẫn tới hệ thống Quenching đối với thép thanh và dẫn tới hệ thống làm nguội đối với thép dây cuộn.
- Đối với thép thanh: Cán thép thanh được chuyển tới hệ thống xử lý nhiệt (Quenching), rồi cắt phân đoạn với chiều dài phù hợp với chiều dài sàn nguội và bội số của đoạn thép thương phẩm Sau đó, thép thanh sẽ được đưa lên sàn nguội để làm nguội tự nhiên, rồi cắt đoạn theo chương trình tự động được cài đặt (hoặc điều khiển bằng tay khi cần thiết) Sản phẩm được kiểm tra và phân loại, các thanh thép hợp cách được chuyển lên sàn thu thép thanh để đếm, đóng bó rồi nhập kho, còn các thanh không phù hợp được xếp riêng.
- Đối với thép cuộn: Thép cán sau khi ra khỏi block sẽ được đưa đến hệ thống làm nguội, sau đó được dẫn vào rôto của máy tạo vòng để tạo vòng rồi được dải đều trên sàn dải lăn để làm nguội Cuối sàn lăn dải có hố thu cuộn, các cuộn thép sẽ tập trung và được chuyển tới máy buộc cuộn, sau đó bộ phận KCS kiểm tra các thông số của sản phẩm để phân loại, nhũng sản phẩm đạt tiêu chuẩn sẽ được cân và nhập kho, còn những sản phẩm không đủ tiêu chuẩn sẽ được xếp riêng.
Nguyễn Thị Lan 34 Lớp K29 B6
Trang 35Quy trình công nghệ sản xuất thép cán được khái quát qua sơ đồ :
Nguyễn Thị Lan 35 Lớp K29 B6 Làm nguội dây
Máy tạo vòng Sàn lăn dải Đếm đóng bó Cân, nhập kho
Phân loại xếp riêng
Trang 36Sơ đồ : Quy trình công nghệ sản xuất thép của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Lưu trình các bước sản xuất chính của Nhà máy được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ : Lưu trình các bước sản xuất chính
* Hình thức tổ chức và kết cấu sản xuất của Nhà máy
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có 2 phân xưởng là phân xưởng cán và phân xưởng cơ điện Trong đó phân xưởng cán thép là phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng cơ điện là phân xưởng sản xuất phụ trợ, trực vận hành thiết bị và sửa chữa thiết bị khi cần thiết.
Nhà máy tổ chức sản xuất 24/24h, chia làm 3 ka, mỗi ka làm 8h/ngày, 3 ngày đảo ca 1 lần, các bộ phận đều được chuyên môn hoá, phân công nhiệm vụ cho từng người trong quy trình sản xuất.
Nguyễn Thị Lan 36 Lớp K29 B6
Nguyên liệu (phôi)
Trang 372.1.2.6 Đặc điểm tổ chức quản lý của Nhà máy
Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Nhà máy, tổ chức quản lý của Nhà máy theo cơ cấu chức năng trực tuyến, phân bổ theo 2 cấp Mô hình này khắc phục được nhược điểm thông tin và các quy định trực tiếp từ trung tâm cao cấp đến các bộ phận bị sai lệch, phát huy được độ phân giải quyền lực cho các bộ phận chức năng, tạo điều kiện cho các bộ phận phát huy tốt chuyên môn.
Căn cứ vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và năng lực quản lý của cán bộ, Nhà máy xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy quản lý Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
Nguyễn Thị Lan 37 Lớp K29 B6
Giám đốc
Phó giám đốc thiết bị
Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất
Trang 38* Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
Giám đốc Nhà máy: Điều hành sản xuất kinh doanh của Nhà máy, đảm
bảo có hiệu quả theo quy định phân cấp của Công ty.
Phó giám đốc kỹ thuật sản xuất: Điều hành những công việc được giám
đốc phân công về kỹ thuật, công nghệ, sản xuất và đảm bảo công tác an toàn, bảo hộ lao động.
Phó giám đốc thiết bị:
- Đại diện lãnh đạo Nhà máy, phụ trách hệ thống chất lượng
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc Nhà máy về việc tổ chức, xây dung, áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng của Nhà máy phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO9001-2000
- Điều hành công việc được Nhà máy phân công về quản lý, sửa chữa thiết bị.
Phòng Tổ chức hành chính: Phòng Tổ chức hành chính là phòng chức
năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép, có chức năng biên định mức lao động, các quy chế trả lương, xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân viên và công tác quản lý hành chính.
Phòng Kế hoạch kinh doanh: Phòng Kế hoạch kinh doanh là phòng chức
năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, có chức năng tổ chức đôn đốc các bộ phận chức năng và các phân xưởng thực hiện kế hoạch sản xuất, tiêu thụ hàng hoá và các công tác khác
- Cung ứng, quản lý vật tư trong toàn Nhà máy, quản lý toan bộ hệ thống kho bãi, vận chuyển vật tư đến các vị trí cần thiết
- Tổ chức công tác bán hàng, mua nguyên nhiên vật liệu, vật tư, thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy.
Phòng Kỹ thuật công nghệ: Phòng Kỹ thuật công nghệ là phòng chức
năng thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Nhà máy về các hoạt
- Công tác an toàn và bảo hộ lao động
Phòng Cơ điện: Phòng Cơ điện là phòng chức năng thuộc hệ thống quản
lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên, là đơn vị tham mưu và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt sau:
- Công tác quản lý thiết bị, cơ điện năng lượng - Công tác đầu tư xây dựng cơ bản.
Phòng Kế toán - tài chính: Phòng Kế toán - tài chính là phòng chức năng
thuộc hệ thống quản lý điều hành của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên có chức năng hạch toán kế toán, quản lý tài sản của Nhà máy, đảm bảo tài chính và vốn cho sản xuất kinh doanh Thực hiện chức năng giám sát và chịu trách
Nguyễn Thị Lan 38 Lớp K29 B6
Trang 39nhiệm về công tác tài chính trước Giám đốc Nhà máy và cơ quan quản lý cấp trên.
Phân xưởng Cán thép: Phân xưởng Cán thép là phân xưởng sản xuất
chính trong Nhà máy, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác sản xuất thép cán theo kế hoạch tác nghiệp của Nhà máy cùng các cơ quan chuyên môn thực hiện việc sử dụng thanh kết toán các vật tư, nguyên nhiên vật liệu trong kỳ kế hoạch.
Phân xưởng Cơ điện: Là phân xưởng thực hiện công tác vận hành thiết
bị, sửa chữa thiết bị và gia công chi tiết phục vụ sản xuất.
2.1.4 Công tác tổ chức kế toán của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên
2.1.4.1.Hình thức tổ chức công tác kế toán
Là một Công ty có quy mô sản xuất lớn và hiện đại, để phù hợp với công tác kế toán Công ty áp dụng hình thức kế toán theo kiểu tập trung.Đứng đầu là kế toán trưởng dưới sự l•nh đạo của giám đốc công ty, và được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ công tác kế toán theo kiểu tập trung
-Ưu điểm: đảm bảo sự l•nh đạo thống nhất tập trung cao độ với hoạt động trong chi nhánh, bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ và trực tiếp.
-Nhược điểm: Khi công việc nhiêu kế toán phải làm tất cả các công việc trong công ty.
Nguyễn Thị Lan 39 Lớp K29 B6
Kế toán trưởng
Các nhân viên kinh tế ở các bộ phận phụ thuộc
Trang 402.1.4.2 Cơ cấu bộ máy kế toán
Để đáp ứng yêu cầu về mặt quản lý và yêu cầu công tác kế toán trong điều kiện đổi mới, việc tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên cũng không ngừng hoàn thiện theo chế độ kế toán mới hiện hành Phòng kế toán có chức năng giúp ban giám đốc trong quản lý bảo toàn vốn, quản lý TSCĐ, hạch toán chi tiêu tài chính trong quá trình hoạt động, hạch toán giá thành đảm bảo chế độ quy định của Nhà nước, tính toán ghi chép phản ánh sự biến động về tài chính giúp ban giám đốc nắm bắt một cách kịp thời tránh sai sót.
Nhà máy Cán thép Thái Nguyên là đơn vị trực thuộc Công ty Gang thép Thái Nguyên, do đó hạch toán kế toán của Nhà máy phụ thuộc vào công tác kế toán của Công ty Bộ máy kế toán của Nhà máy chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Nhà máy.
Mô hình bộ máy kế toán của Nhà máy được khái quát qua sơ đồ sau:
Sơ đồ : Tổ chức bộ máy Kế toán của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên* Chức năng, nhiệm vụ của kế toán viên
Trưởng phòng: Là viên chức quản lý điều hành thuộc hệ thống quản lý
viên chức của Nhà máy Cán thép Thái Nguyên – Công ty Gang thép Thái Nguyên Giúp Giám đốc tổ chức thực hiện toàn bộ công việc kế toán tài chính thống kê ở Nhà máy, bao gồm:
- Tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện công tác kế toán, công tác tài vụ, tổ chức kế toán tài chính và kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý của Giám đốc Nhà máy và của Công ty.
- Lập và nộp đầy đủ các báo cáo kế toán định kỳ và báo cáo kế toán nội bộ Tổ chức bảo quản và lưu trữ chứng từ kế toán, trang bị các phương tiện kỹ thuật cho phòng kế toán.
- Kiểm tra, giám sát các hoạt động kinh tế tài chính của Nhà máy, kiểm tra việc bảo quản, quản lý tài sản, thực hiện và kiểm kê đánh giá tài sản Xử lý kịp thời theo chế độ, quy định về quản lý tài chính Kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán chi phí.
Nguyễn Thị Lan 40 Lớp K29 B6
Trưởng phòng kế toán