Yêu cầu cần đạt - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng, và luôn luôn lạc quan.. Dạy bài mới CỦA HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Trang 1SVTH: Nhóm – lớp 3A khoa Ngữ Văn – niên khóa 2010 – 2011
GVHD: Cô Nguyễn Ngọc Thúy
Đọc-Hiểu văn bản:
GIẢI ĐI SỚM
(Tảo giải) (Bài đọc thêm)
I Yêu cầu cần đạt
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh: Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng hướng về sự sống và ánh sáng, và luôn luôn lạc quan
- Thấy được bút pháp gợi tả thiên nhiên giản dị, tự nhiên, chân thật: Đồng thời cảm nhận được vẻ đẹp vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ
II Chuẩn bị
- Về phía giáo viên:
SGK Ngữ Văn 11 (Nâng cao)-Tập 2
SGV Ngữ Văn 11 (Nâng cao)-Tập 2
Thiết kế bài soạn Ngữ Văn 11 (Nâng cao)-Tập 2
Giới thiệu giáo án Ngữ Văn 11 (Nâng cao)-Tập 2
Một số sách tham khảo chuyên ngành
Trang 2 Giáo án điện tử
- Về phía học sinh:
SGK Ngữ Văn 11 (Nâng cao)-Tập 2
Bài soạn ở nhà
III Tiến trình bài dạy
1 Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ
? Câu hỏi: Hãy đọc thuộc lòng và cho biết nét đặc sắc trong nội dung và nghệ thuật của bài thơ “Lai Tân”?
2 Bài mới
Có ý kiến nhận định về thơ Bác: “Sống với tin tưởng và hi vọng, nhà thơ
lúc nào cũng lạc quan, và trong những câu thơ tràn trề một quyết tâm không bao giờ nao núng” Tập “Nhật kí trong tù” là minh chứng hùng
hồn cho lời nhận định đó Và một trong số những bài thơ tiêu biểu là bài
“Giải đi sớm” mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hôm nay
3 Dạy bài mới
CỦA HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Dựa vào SGK, em hãy cho
biết bài thơ được sáng tác
trong hoàn cảnh nào, ở vị
trí nào trong tập thơ?
HS trả lời
I Xuất xứ
Là bài thơ thứ 41 và 42 trong tập thơ Nhật kí trong tù, được sáng tác khi Bác bị chuyển đi
từ nhà lao Long An sang nhà lao Đồng Chính
II Chủ đề
Trang 3Đọc diễn cảm toàn bài thơ
Em có cảm nhận ban đầu
như thế nào về nội dung bài
thơ?
Hình ảnh tiếng gà xuất hiện
ở đầu bài thơ là một hình
ảnh quen thuộc trong thơ
ca Em hãy lấy ra một vài
câu thơ có xuất hiện tiếng
gà và chỉ ra ý nghĩa nghệ
thuật của nó
Bình:
Trước hết, bài thơ mở đầu
không phải là hình ảnh con
gà mà là tiếng gà gáy Một
chi tiết thuộc về âm thanh
mà trong xã hội nông
Đọc diễn cảm
Suy nghĩ và trả lời
Suy nghĩ và trả lời
Bức tranh chuyển lao từ đêm tối sang bình minh, đẹp đẽ và sinh động Trong đó chủ thể trữ tình, hình ảnh trung tâm, linh hồn của bức tranh, là một chiến
sĩ cách mạng có tâm hồn phong phú, có bản lĩnh cứng cỏi, ý chí kiên cường
III Phân tích
A – Khổ 1
1) Hai câu thơ đầu Nhất khứ kê đề dạ vị lan Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san
- Tiếng gà: yếu tố chỉ thời gian,
cho thấy thời điểm lên đường
là từ rất sớm
- Dạ vị lan: khung cảnh đêm tối
gợi ra sự tối tăm, hoang vắng,
vẽ ra hoàn cảnh của nhân vật trữ tình: lẻ loi, mệt mỏi, không được nghỉ ngơi
Trang 4nghiệp phương Đông nó như là một tín hiệu ước lệ
về thời gian Chinh phụ ngâm có câu:
“Gà eo óc gáy sương năm
trống
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên”
Hay trong bài thơ “Vịnh canh năm”, Lê Thánh Tông ghi lại khoảnh khắc trời sáng:
“Bóng ác rạng đông trời
đã sáng
Tiếng gà sôi nổi tiếng hàn châm”
Như vậy trở lại "Tảo giải",
ta có thể hiểu, người tù cộng sản bắt đầu bài thơ đi đày của mình bằng cách giới thiệu một tín hiệu thời gian Một lối vào đầu đậm chất ước lệ cổ điển
Tthời điểm gà gáy được người tù ghi lại cùng với khoảnh khắc vắng lặng, tối tăm, lạnh lẽo của một chuyến áp tải tù nhân từ rất
Trang 5sớm Trong không gian mà
bóng tối của màn đêm vẫn
còn bao phủ ấy, tiếng gà
vừa như xé toạc đi sự yên
tĩnh nhưng cũng vừa nhấn
mạnh rằng vạn vật vẫn còn
chìm trong giấc ngủ Lòng
người dễ trở nên se sắt, tê
tái hơn khi ở thời điểm
khắc nghiệt kia, người tù bị
buộc phải lên đường Hình
ảnh thật đắt đã khắc họa
sức chịu đựng phi thường
của một phẩm chất cộng
sản đáng quý
Em thử tìm ra những điểm
khác biệt giữa nguyên tác
và bản dịch câu thơ thứ 2
về mặt hình ảnh, từ ngữ
Giảng: nguyên tác thướng
thu san xuất hiện trong tứ
thơ xuất phát từ hiện thực
trên đường chuyển lao có
trăng sao, đồng thời gợi ra
con đường đêm tối giữa
chốn núi đèo gian khổ Bản
Thảo luận nhóm nhỏ
- Quần tinh, ủng nguyệt: câu
thơ thứ hai mở ra đột ngột với hình ảnh của ánh sáng (sao,
trăng), hình ảnh “chòm sao
nâng vầng trăng hướng về đỉnh núi mùa thu” là một hình ảnh
sống động, vừa lãng mạn vừa rất thực (bản dịch chưa chuyển tải được cái thực), cho thấy cái nhìn, tâm hồn của thi nhân luôn hướng tới ánh sáng, tìm kiếm cái đẹp
Trang 6dịch làm giảm bớt cường
độ ánh sáng trong nguyên
tác (quần tinh), vừa làm
câu thơ mất đi cái tính thực
vốn có (đỉnh núi mùa thu
-> ngàn) ->mất đi hoàn
cảnh câu thơ: núi đèo gian
khổ, vừa giảm tính thi vị
của ý thơ: cảnh một đêm
thu và trăng sao trữ tình
Câu thơ thứ hai cho thấy
với Hồ Chí Minh, cái Đẹp
luôn là người bạn đồng
hành, cùng Người vượt bao
gian khó
Bình: Từ câu 1 sang câu 2,
mạch thơ có sự biến
chuyển từ đêm tối lạnh lẽo
sang ánh sáng ấm áp, cái
đẹp đã làm nguôi ngoai cái
giá lạnh của đêm tối Có
thể nói, trong hoàn cảnh
đơn độc, Bác vẫn không
bao giờ đơn độc, con người
ấy vẫn luôn chủ động trong
mọi tình thế
Câu thơ thứ ba có những từ Suy nghĩ và trả 2) Hai câu thơ sau
Trang 7nào được lặp lại nhiều lần?
Tác dụng của sự lặp lại ấy
là gì?
Giảng: bản dịch người đi,
đường thẳm, rát mặt không
gợi nên được khí thế hùng
tráng của câu thơ Chinh
nhân vốn là một từ thường
xuất hiện trong thơ ca cổ,
chỉ người đi xa làm những
công việc lớn lao Chinh đồ
chính là con đường mà
người chinh phu cần phải
vượt qua Nghênh diện là tư
thế hiên ngang, sẵn sàng
đối mặt Hai câu thơ dựng
nên tư thế hiên ngang của
người chiến sĩ sẵn sàng đối
mặt với khó khăn thử thách
trên con đường cách mạng
mà chính mình đã lựa chọn
Khổ thơ thứ hai có sự
chuyển biến mạnh mẽ về
lời
Suy nghĩ và trả lời
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn
- Chinh nhân – chinh đồ (người
đi – đường thẳm): hình ảnh một chiến sĩ trên bước đường chiến đấu
- Nghênh diện (ngẩng mặt): gợi nên tư thế (≠ rát mặt: gợi nên
cảm giác)
- Chinh chinh – trận trận: âm
điệu thơ rắn rỏi, mạnh mẽ Bài thơ mở đầu với hoàn cảnh
tù đày nhưng âm hưởng, nhịp điệu, hình ảnh thơ vẫn mạnh
mẽ làm cho bài thơ có không khí hào hùng, thể hiện được vẻ đẹp và khí thế của người tù – người chiến sĩ Hồ Chí Minh: hoàn cảnh dù có cam go đến mấy, người chiếm sĩ vẫn dũng cảm đi tới với niềm tin, lí tưởng
B – Khổ 2
1) Ba câu thơ đầu
Trang 8mọi mặt so với khổ 1 Em
hãy tìm kiếm và liệt kê sự
biến chuyển ấy trong ba
câu thơ đầu
Bình: Khung cảnh có sự
thay đổi triệt để, sinh khí
lan tỏa từ cảnh đến người,
từ người vào cảnh So với
khổ thơ 1, sự thay đổi này
hết sức mạnh mẽ, phù hợp
với con người Bác: cái nhìn
của Người luôn hướng tới
sự sống, ánh sáng và tương
lai Bình minh trong thơ
Người bao giờ cũng tươi
tắn, rạng rỡ, tràn đầy sức
sống bởi vì nó xuất phát từ
một tâm hồn luôn tràn đầy
tin tưởng, lạc quan yêu đời,
nói như Hoài Thanh: “
Không thể nào có được nét
bút hoành tráng nếu không
có sẵn trong lòng một niềm
tin sắt đá về một bình minh
lớn lao trong lịch sử ”
Khổ thơ cuối có sự thay đổi Suy nghĩ và trả
Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng
U ám tàn dư tảo nhất không Noãn khí bao la toàn vũ trụ
- Dĩ thành: sự chuyển biến triệt
để, hoàn toàn:
U ám, tăm tối -> tươi sáng, hồng tươi
Gió lạnh -> tảo nhất không (hoàn toàn thanh khiết), noãn khí
Toàn vũ trụ
Cảnh ban mai tươi sáng rạng
rỡ, thay thế hoàn toàn đêm đen lạnh lẽo, không còn sự mệt mỏi của một đêm dài tù đày vất vả, thay vào đó là niềm vui trước một ngày mới
2) Câu cuối
Trang 9về cách gọi chủ thể trữ tình
Sự thay đổi ấy là gì và nó
có ý nghĩa ra sao?
Bình: con người chiến sĩ đã
nhường bước cho con
người thi sĩ Thực ra, chính
con người chiến sĩ mạnh
mẽ, bản lĩnh đã làm nền
cho con người thơ cất cánh,
bay bổng, thăng hoa Đó
chính là biểu hiện cái tinh
thần “thép”
nồng
- Chinh nhân -> hành nhân: có
sự thay đổi trong tâm thế: người đi trở nên thư thái, nhẹ nhàng hơn
- Hốt gia nồng: cảm xúc thơ
thêm đậm Cảnh đêm tối mà thành thơ thì là do thi hứng trong lòng nhà thơ chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh
Khổ thơ thứ hai vẽ nên một khung cảnh đẹp đẽ, một bức tranh tươi sáng không vướng vất một chút âm u, buồn bã Gam màu nồng ấm đã tuhay thế cho gam màu xám lạnh Đó
là bài thơ của một thi sĩ gắn bó với đời, có nghị lực lớn lao biết vượt lên hoàn cảnh và vượt lên chính bản thân mình
IV Tổng kết
Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển từ thi tứ, ngôn ngữ đến kết cấu, đồng thời có sự kết hợp hài hòa với tinh thần hiện đại Bài thơ là bức tranh liên hoàn
Trang 10chuyển sắc từ cảnh nửa đêm sang cảnh bình minh Trong đó chủ thể trữ tình tuy dấn bước trên con đường đầy khó khăn nhưng vẫn thật ung dung chủ động với niềm tin thắng lợi ở tương lai
4 Củng cố
- Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển kết hợp vói tinh thần hiện đại
-Tinh thần lạc quan, vượt lên gian khổ, phong thái ung dung của Bác, ta cũng bắt gặp trong nhiều bài thơ khác như:
“Mặc dù bị trói chân tay, Chim ca rộn núi, hương bay ngát rừng;
Vui say, ai cấm ta đừng, Đường xa, âu cũng bớt chừng quạnh hiu.”
(Trên đường đi)
“Ven đường nấp dưới bóng lùm cây, Một túp lều tranh: “tiệm rượu” đây;
Nào món cháo hoa và muối trắng, Đường xa, khách tạm nghỉ nơi này.”
(Hàng cháo)
5 Dặn dò
Trang 11Chuẩn bị bài “Luyện tập về thay đổi trật tự các phần của cụm từ và các thành phần của câu”:
-Chỉ ra hiện tượng thay đổi trật tự các phần trong cấu tạo của cụm danh từ
và các thành phần trong cấu tạo C-V trong bài tập 1, 2, 3
- Cho biết hiệu quả diễn đạt của hiện tượng thay đổi trật tự ấy