1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

120 462 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Đề tài: Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC), một trong những bước quan trọngquyết định chất lượng cuộc kiểm toán là kiểm toán viên (KTV) phải tiến hành đánh giá hệthống kiểm soát nội bộ (KSNB) và rủi ro kiểm soát Công việc này không chỉ để xác minhtính hữu hiệu của KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xác định khối lượng và phạm vi thựchiện các thử nghiệm cơ bản trên các nghiệp vụ và số dư, đảm bảo tính hiệu quả cho cuộckiểm toán, từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí

Tại công ty KPMG Việt Nam, đánh giá hệ thống KSNB đặc biệt được chú trọng

vì đó là bước quyết định chiến lược kiểm toán Nếu hệ thống KSNB của khách hànghoạt động liên tục và hiệu quả thì KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm kiểm soát và giảmthử nghiệm cơ bản Còn nếu hệ thống KSNB không tốt hoặc hoạt động kém hiệu quảthì KTV sẽ phải tăng khối lượng công việc do thực hiện nhiều hơn các thử nghiệm cơbản Nhìn chung, ở Việt Nam các doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng đến xây dựng

hệ thống KSNB Do đó, hệ thống KSNB của hầu hết các doanh nghiệp còn yếu kém, íthiệu quả Vì vậy, đánh giá hệ thống KSNB là giai đoạn rất quan trọng trong qui trìnhkiểm toán của KPMG

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Qui trình đánh giá hệ thống KSNB trong KTTC.

- Phạm vi nghiên cứu: Khách hàng của Công ty TNHH KPMG Việt Nam.

3 Phương pháp nghiên cứu

Những phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài bao gồm: Phươngpháp phân tích, so sánh, quan sát, phỏng vấn, kết hợp nghiên cứu, tham khảo tài liệu và

sử dụng các ví dụ để minh hoạ

Trang 2

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài đượcchia thành 3 phần:

Phần 1: Hệ thống kiểm soát nội bộ và qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính

Phần 2: Thực trạng qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

Phần 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

Trang 3

PHẦN 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG

KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH 1.1 LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.1.1 Khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội

bộ, “Hệ thống KSNB: Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán

xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các qui định, đểkiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập BCTC trung thực vàhợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Hệ thống KSNBbao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.1

Uỷ ban tiêu chuẩn kế toán Úc (Australian Accounting Standards Board) đưa

ra khái niệm “Kiểm soát là khả năng của một thực thể trong việc chi phối quá trình ra

quyết định, trực tiếp hoặc gián tiếp, trong mối quan hệ với các chính sách tài chính vàvận hành của một thực thể khác, qua đó tạo khả năng cho chủ thể đó vận hành theo cácmục tiêu của chủ thể kiểm soát”.2

Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), “Hệ thống KSNB là một hệ thống

chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sảncủa đơn vị, bảo đảm độ tin cậy của các thông tin, bảo đảm việc thực hiện các chế độpháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”.3

Từ các khái niệm trên, có thể thấy: Hệ thống kiểm soát nội bộ thực chất là các

hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội qui chính sách và nỗ lực của mọi

1, 3 GS.TS Nguyễn Quang Quynh - TS Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

2 Alvin A.Arens – James K.Locbbecke, 1997, Kiểm toán, NXB Thống kê

3

Trang 4

thành viên trong tổ chức để đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động hiệu quả và đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý Nói cách khác, đây là tập hợp tất cả những việc mà một đơn vị cần làm để có được những điều muốn có và tránh những điều muốn tránh

1.1.2 Vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm soát nội bộ là một chức năng thuờng xuyên của các đơn vị, tổ chức và trên cơ

sở xác định rủi ro có thể xảy ra trong từng khâu công việc để tìm ra biện pháp ngăn chặnnhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu đặt ra của đơn vị

Hình 1.1: Vai trò của Hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảo vệ tài sản của đơn vị

Tài sản vật chất của đơn vị có thể bị đánh cắp, lạm dụng vào những mục đíchkhác nhau hoặc bị hư hại nếu không được bảo vệ bởi các hệ thống kiểm soát thíchhợp Điều tương tự cũng đúng với tài sản không là vật chất như các khoản phải thu vàcác tài sản khác như tài liệu quan trọng (các hợp đồng bảo mật với Nhà nước) và sổsách (Sổ Cái tổng hợp và các sổ Nhật ký) Sự bảo vệ với số tài sản và sổ sách nhấtđịnh đã trở nên ngày càng quan trọng kể từ khi có các hệ thống máy tính như đĩa từ, cóthể bị phá hoại nếu như không cẩn trọng bảo vệ chúng

Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin

Thông tin kinh tế, tài chính do bộ máy kế toán xử lý và tổng hợp là căn cứ quantrọng cho việc hình thành quyết định của các nhà quản lý Như vậy các thông tin cungcấp phải đảm bảo tính kịp thời về thời gian, tính chính xác và tin cậy về thực trạng

Bảo vệ tài sản của đơn vị Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý

Trang 5

hoạt động, phản ánh đầy đủ và khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt độngkinh tế tài chính Ví dụ, giá bán sản phẩm được dựa một phần vào thông tin về chi phísản xuất sản phẩm.

Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý

Hệ thống KSNB được thiết lập trong đơn vị phải đảm bảo các quyết định và chế độpháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị phải được tuân thủ đúng mức

Đảm bảo hiệu quả của hoạt động và năng lực quản lý

Các quá trình kiểm soát trong một đơn vị được thiết kế nhằm ngăn ngừa sự lặplại không cần thiết các tác nghiệp, gây ra sự lãng phí trong hoạt động và sử dụng kémhiệu quả các nguồn lực trong đơn vị Bên cạnh đó, định kì các nhà quản lý thường đánhgiá kết quả hoạt động trong đơn vị được thực hiện với cơ chế giám sát của hệ thốngKSNB đơn vị nhằm nâng cao khả năng quản lý, điều hành của bộ máy quản lý đơn vị

Một hệ thống KSNB không thể được xem là hoàn toàn hiệu quả mà không cầnxét đến sự thận trọng đã được tuân thủ khi thiết kế và vận dụng nó Cho dù các hệthống do con người có thể thiết kế ra là một hệ thống lý tưởng nhưng tính hiệu quả của

nó vẫn phụ thuộc vào khả năng và mức độ độc lập của những người sử dụng Đâychính là những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB

1.1.3 Những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ

Tuy nằm trong một thể thống nhất song bốn mục tiêu trên đôi khi cũng có mâuthuẫn với nhau như giữa tính hiệu quả của hoạt động với mục đích bảo vệ tài sản, sổsách hoặc cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy Nhiệm vụ của các nhà quản lý là xâydựng một hệ thống KSNB hữu hiệu và kết hợp hài hoà bốn mục tiêu trên Vì thế, mỗi

hệ thống KSNB dù được thiết kế hoàn hảo đến đâu cũng không thể ngăn ngừa hay pháthiện mọi sai phạm có thể xảy ra, đó là những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB

Trang 6

Theo Chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 400, Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ,

những hạn chế đó được xác định như sau: 4

- Ban giám đốc thường yêu cầu giá phí của một thủ tục kiểm tra không vượt quánhững lợi ích mà thủ tục đó mang lại nên việc thiết kế thủ tục kiểm soát thực sự hiệuhiệu bị giới hạn bởi chi phí thực hiện thủ tục đó

- Phần lớn công tác kiểm tra nội bộ thường tác động đến những nghiệp vụ lặp đilặp lại mà không tác động đến những nghiệp vụ bất thường, trong khi những nghiệp vụbất thường mới dễ xảy ra sai phạm

- Không loại trừ được rủi ro, sai sót của con người xuất phát từ sự thiếu chủ ý,đãng trí, sai sót về xét đoán hoặc do không hiểu các chỉ thị vì gian lận và sai sót thì tinh

vi hơn so với nhưng biện pháp phòng ngừa chúng

- Khả năng vượt tầm kiểm soát của hệ thống KSNB do có sự thông đồng củamột người trong ban giám đốc hay một nhân viên với những người khác ở trong hayngoài đơn vị

- Khả năng những người chịu trách nhiệm thực hiện KSNB lạm dụng đặc quyền

- Do có sự biến động tình hình, các thủ tục kiểm soát có khả năng không cònthích hợp và do đó không được áp dụng

Vì những hạn chế này và vì KTV không thể có nhiều hơn sự đảm bảo hợp lý vềtính hiệu quả của quá trình kiểm soát nên hầu như luôn có một mức độ rủi ro kiểm soát

Do đó, cả với hệ thống KSNB được thiết kế hiệu quả nhất, KTV vẫn phải thu thậpbằng chứng kiểm toán ngoài việc khảo sát các quá trình kiểm soát đối với hầu hết cácmục tiêu kiểm toán của từng tài khoản trọng yếu trên BCTC

4 GS.TS Nguyễn Quang Quynh - TS Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học

Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Trang 7

Kiểm toán nội bộ là sự phát triển cao cấp của hệ thống KSNB nhưng không phải

là nền tảng của hệ thống KSNB Hệ thống KSNB chính là một mặt không thể tách rờicủa hệ thống quản lý đơn vị, bao gồm các yếu tố có mối quan hệ tương hỗ với nhau

1.1.4 Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ

Để đáp ứng yêu cầu quản lý cũng như đảm bảo hiệu quả trong hoạt động cácđơn vị và tổ chức, cần xây dựng và không ngừng củng cố hệ thống KSNB với bốn yếu

tố chính: môi trường kiểm soát, hệ thống thông tin, các thủ tục kiểm soát và hệ thốngkiểm toán nội bộ

Hình 1.2: Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ

1.1.4.1 Môi trường kiểm soát

Môi trường kiểm soát bao gồm toàn bộ nhân tố bên trong đơn vị và bên ngoàiđơn vị có tính môi trường tác động đến việc thiết kế, hoạt động và xử lý dữ liệu của cácloại hình KSNB

Hình 1.3: Các yếu tố của môi trường kiểm soát

Các nhân tố thuộc môi trường kiểm soát chung chủ yếu liên quan tới quan điểm,thái độ và nhận thức cũng như hành động của các nhà quản lý trong đơn vị Trên thực tế,tính hiệu quả của hoạt động kiểm tra kiểm soát trong các hoạt động của một tổ chức phụ

Môi trường kiểm soát

Kiểm toán nội bộ

Hệ thống thông tin Thủ tục kiểm soát

Đặc thù về quản lý

Cơ cấu tổ chức Chính sách nhân sự Công tác kế hoạch

Ủy ban kiểm soát Môi trường bên ngoài

Trang 8

thuộc chủ yếu vào các nhà quản lý tại đơn vị đó Nếu các nhà quản lý cho rằng công táckiểm tra, kiểm soát là quan trọng và không thể thiếu được đối với mọi hoạt động trong đơn

vị thì mọi thành viên của đơn vị đó sẽ có nhận thức đúng đắn về hoạt động kiểm tra kiểmsoát và tuân thủ mọi qui định cũng như chế độ đề ra Ngược lại nếu hoạt động kiểm trakiểm soát bị coi nhẹ từ phía các nhà quản lý thì chắc chắn các qui chế về kiểm soát nội bộ

sẽ không được vận hành một cách có hiệu quả bởi các thành viên của đơn vị Các nhân tốtrong môi trường kiểm soát bao gồm:

Đặc thù về quản lý

Các đặc thù về quản lý đề cập tới các quan điểm khác nhau trong điều hành hoạtđộng của các nhà quản lý Các quan điểm đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách,chế độ, các qui định và cách thức tổ chức kiểm tra kiểm soát trong đơn vị Bởi vì chínhcác nhà quản lý này, đặc biệt là các nhà quản lý cấp cao nhất sẽ phê chuẩn các quyếtđịnh, chính sách và thủ tục kiểm soát sẽ áp dụng tại đơn vị

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức được xây dựng hợp lý trong đơn vị sẽ góp phần tạo ra môi trườngkiểm soát tốt Cơ cấu tổ chức hợp lý đảm bảo một hệ thống xuyên suốt từ trên xuống dướitrong việc ban hành các quyết định, triển khai các quyết định đó cũng như kiểm tra, giámsát việc thực hiện các quyết định đó trong toàn bộ đơn vị Một cơ cấu tổ chức hợp lý còngóp phần ngăn ngừa có hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong hoạt động tài chính

kế toán của đơn vị

Một cơ cấu tổ chức hợp lý phải thiết lập sự điều hành và kiểm soát trên toàn bộhoạt động và các lĩnh vực của đơn vị sao cho không bị chồng chéo hoặc bỏ trống: thựchiện sự phân chia tách bạch giữa các chức năng, bảo đảm sự độc lập tương đối giữa các

bộ phận, tạo khả năng kiểm tra kiểm soát lẫn nhau trong các bước thực hiện công việc

Chính sách nhân sự

Trang 9

Sự phát triển của mọi đơn vị luôn gắn liền với đội ngũ nhân viên và họ luôn lànhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát cũng như chủ thể trực tiếp thực hiện mọithủ tục kiểm soát trong hoạt động của đơn vị Nếu nhân viên có năng lực và tin cậy,nhiều quá trình kiểm soát có thể không cần thực hiện mà vẫn đảm bảo được các mục tiêu

đề ra của KSNB Ngược lại, dù đơn vị có thiết kế và vận hành các chính sách và thủ tụckiểm soát chặt chẽ nhưng với đội ngũ nhân viên kém năng lực trong công việc và thiếutrung thực về phẩm chất đạo đức thì hệ thống KSNB không thể phát huy hiệu quả

Công tác kế hoạch

Hệ thống kế hoạch và dự toán, bao gồm các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ, thu chi quỹ,

kế hoạch hay dự toán đầu tư, sữa chữa tài sản cố định, đặc biệt là kế hoạch tài chính gồmnhững ước tính cân đối tình hình tài chính, kết quả hoạt động và sự luân chuyển tiền trongtương lai là những nhân tố quan trọng trong môi trường kiểm soát Nếu việc lập và thực hiện

kế hoạch được tiến hành khoa học và nghiêm túc thì hệ thống kế hoạch và dự toán đó sẽ trởthành công cụ kiểm soát rất hữu hiệu Vì vậy trong thực tế các nhà quản lý thường quan tâmxem xét tiến độ thực hiện kế hoạch, theo dõi những nhân tố ảnh hưởng đến kế hoạch đã lậpnhằm phát hiện những vấn đề bất thường và xử lí, điều chỉnh kế hoạch kịp thời

Uỷ ban kiểm soát

Uỷ ban kiểm soát bao gồm những người trong bộ máy lãnh đạo cao nhất củađơn vị như thành viên của Hội đồng quản trị nhưng không kiêm nhiệm các chức vụquản lý và những chuyên gia am hiểu về lĩnh vực kiểm soát Uỷ ban kiểm soát thường

có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Giám sát sự chấp hành luật pháp của công ty, kiểm tra

và giám sát công việc của KTV nội bộ, giám sát tiến trình lập BCTC và dung hoànhững bất đồng (nếu có) giữa Ban giám đốc với các KTV bên ngoài Điều này chophép các KTV và các giám đốc tranh luận những vấn đề liên quan tới tính liêm chínhhoặc hành động của Ban quản trị

Môi trường bên ngoài

Trang 10

Các nhân tố này tuy không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý nhưng cóảnh hưởng rất lớn đến thái độ, phong cách điều hành của họ cũng như sự thiết kế vàvận hành các qui chế và thủ tục KSNB Thuộc nhóm các nhân tố này bao gồm: Sựkiểm soát của các cơ quan chức năng của nhà nước, ảnh hưởng của các chủ nợ, môitrường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước

1.1.4.2 Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin chủ yếu là hệ thống kế toán của đơn vị bao gồm hệ thống chứng

từ kế toán, hệ thống sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống bảng tổnghợp, cân đối kế toán Trong đó, quá trình lập và luân chuyển chứng từ đóng vai trò quantrọng trong công tác KSNB của đơn vị

Mục đích của hệ thống kế toán của một tổ chức là sự nhận biết, thu thập, phânloại, ghi sổ và báo cáo các nghiệp vụ kinh tế tài chính của tổ chức đó, thoả mãn chứcnăng thông tin và kiểm tra của hoạt động kế toán Một hệ thống thông tin hữu hiệu phảibảo đảm các mục tiêu kiểm soát chi tiết:

- Tính có thực: cơ cấu kiểm soát không cho phép ghi chép những nghiệp vụkhông có thực vào sổ sách của đơn vị;

- Sự phê chuẩn: bảo đảm mọi nghiệp vụ xảy ra phải được phê chuẩn hợp lí;

- Tính đầy đủ: bảo đảm việc phản ánh trọn vẹn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Sự đánh giá: bảo đảm không có sai phạm trong việc tính toán các khoản giá và phí;

- Sự phân loại: bảo đảm các nghiệp vụ được ghi chép đúng theo sơ đồ tài khoản

và ghi nhận đúng đắn trong các loại sổ sách kế toán

- Tính đúng kì: bảo đảm việc ghi sổ các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện kịpthời theo chế độ qui định;

Trang 11

- Quá trình chuyển sổ và tổng hợp chính xác: số liệu kế toán được ghi vào sổ phụphải được tổng cộng và chuyển sổ đúng đắn, tổng hợp chính xác trên các BCTC của đơn vị

Đối với một công ty nhỏ có sự tham gia tích cực của chủ sở hữu, hệ thống kế toánthủ công đơn giản chủ yếu chỉ có một kế toán viên có năng lực và trung thực là có thểcung cấp một hệ thống kế toán đầy đủ Còn một công ty lớn đòi hỏi một hệ thống phức tạphơn bao gồm sự xác định trách nhiệm rõ ràng và các thể thức, chính sách bằng văn bản

1.1.4.3 Các thủ tục kiểm soát

Các thủ tục kiểm soát do các nhà quản lý xây dựng dựa trên ba nguyên tắc cơ bản:nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc phân công, phân nhiệm rõ ràng và chế độ uỷ quyền

Hình 1.4: Các nguyên tắc kiểm soát

Nguyên tắc phân công phân nhiệm

Theo nguyên tắc này, trách nhiệm và công việc cần được phân chia cụ thể chonhiều bộ phận và cho nhiều người trong bộ phận Việc phân công phân nhiệm rõ ràng tạo

sự chuyên môn hoá trong công việc, sai sót ít xảy ra và khi xảy ra thường dễ phát hiện,viẹc quản lý sẽ tốt hơn

Nguyên tắc bất kiêm nhiệm

Nguyên tắc này qui định sự cách li thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ

có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm và hành vi lạm dụng quyền hạn Ví dụtrong tổ chức nhân sự không thể bố trí kiêm nghiệm các nhiệm vụ phê chuẩn và thựchiện, nhiện vụ thực hiện và kiểm soát, nhiệm vụ ghi sổ tài sản và bảo quản tài sản

Nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn

Phân công phân nhiệm

Ủy quyền

và phê chuẩn Bất kiêm nhiệm

Kiểm soát

Trang 12

Theo sự uỷ quyền của các nhà quản lý, các cấp dưới được giao cho quyết định vàgiải quyết một số công việc trong một phạm vi nhất định Quá trình ủy quyền được tiếp tục

mở rộng xuống các cấp thấp hơn tạo nên một hệ thống phân chia trách nhiệm và quyền hạn

mà vẫn không làm mất tính tập trung của đơn vị

Để tuân thủ tốt các quá trình kiểm soát, mọi nghiệp vụ kinh tế phải được phêchuẩn đúng đắn Sự phê chuẩn được thực hiện qua hai loại: phê chuẩn chung và phêchuẩn cụ thể Sự phê chuẩn chung được thực hiện thông qua việc xây dựng các chínhsách chung về những mặt hoạt động cụ thể cho các cán bộ cấp dưới tuân thủ Ví dụ nhưviệc xây dựng và phê chuẩn bảng giá bán sản phẩm cố định, hạn mức tín dụng chokhách hàng Sự phê chuẩn cụ thể được thực hiện theo từng nghiệp vụ kinh tế riêng

Ngoài những nguyên tắc cơ bản nêu trên, các thủ tục kiểm soát còn bao gồm:việc qui định chứng từ sổ sách phải đầy đủ, quá trình kiểm soát vật chất đối với tài sản,

sổ sách và kiểm soát độc lập việc thực hiện các hoạt động của đơn vị

1.1.4.4 Kiểm toán nội bộ

Kiểm toán nội bộ là một bộ phận độc lập được thiết lập trong đơn vị tiến hànhcông việc kiểm tra và đánh giá tất cả các hoạt động phục vụ yêu cầu quản trị nội bộđơn vị

Theo Liên đoàn kế toán quốc tế (IFAC), kiểm toán nội bộ là “một hoạt động đánh

giá được lập ra trong một đơn vị như là một loại dịch vụ cho đơn vị đó, có chức năng kiểmtra, đánh giá và giám sát thích hợp và hiệu quả của hệ thống kế toán và KSNB” 5

Là một trong những nhân tố cơ bản trong hệ thống KSNB của đơn vị, bộ phậnkiểm toán nội bộ cung cấp một sự quan sát, đánh giá thường xuyên về toàn bộ hoạtđộng của đơn vị, bao gồm cả tính hiệu quả của việc thiết kế và vận hành các chính sách

và thủ tục về KSNB Bộ phận kiểm toán nội bộ hữu hiệu sẽ giúp cho đơn vị có được

5 GS.TS Nguyễn Quang Quynh - TS Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội

Trang 13

những thông tin kịp thời và xác thực về các hoạt động trong đơn vị, chất lượng củahoạt động kiểm soát nhằm kịp thời điều chỉnh và bổ sung các qui chế kiểm soát thíchhợp và hiệu quả Tuy nhiên, bộ phận KSNB chỉ phát huy tác dụng nếu:

Về tổ chức, bộ phận kiểm toán nội bộ phải trực thuộc một cấp cao đủ để khônggiới hạn phạm vi hoạt động của nó, đồng thời phải được giao một quyền hạn tương đốirộng rãi và hoạt động tương đối độc lập với phòng kế toán và các bộ phận hoạt độngđược kiểm tra

Về nhân sự, bộ phận kiểm toán nội bộ phải tuyển chọn những nhân viên có nănglực chuyên môn và đào tạo nghề nghiệp phù hợp với các qui định hiện hành

Kiểm toán nội bộ là hoạt động đánh giá và tư vấn nội bộ trong đơn vị, có tính chất độclập và khách quan, nhằm đem lại giá trị và cải tiến công tác quản lý ở đơn vị thông qua việctăng cường KSNB và quản lý rủi ro

Ngoài vai trò của nó trong môi trường kiểm soát của tổ chức, một đội ngũ nhân viênkiểm toán nội bộ đầy đủ có thể góp phần làm giảm chi phí kiểm toán thuê ngoài bằng cáchtrực tiếp cung cấp sự giúp đỡ cho KTV thuê ngoài Chuẩn mực kiểm toán quốc tế SAS 9 xácđịnh cách để KTV nội bộ gây ảnh hưởng đến việc thu thập bằng chứng của KTV bên ngoài.Nếu KTV bên ngoài có bằng chứng chứng minh cho tính khách quan, liêm chính và năng lựccủa KTV nội bộ, KTV bên ngoài có thể dựa trên công việc của KTV nội bộ theo nhiều cách

Thiết lập một hệ thống KSNB chính là xác lập một cơ chế giám sát mà ở đó khôngquản lý bằng lòng tin, mà bằng những qui định rõ ràng nhằm: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm

ẩn trong kinh doanh: sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giáthành, giảm chất lượng sản phẩm; Bảo vệ tài sản khỏi bị hư hỏng, mất mát, hao hụt, gian lận,lừa gạt, trộm cắp; Đảm bảo tính chính xác của các số liệu kế toán và BCTC; Đảm bảomọi thành viên tuân thủ nội qui của công ty cũng như các qui định của luật pháp; Đảmbảo sử dụng tối ưu các nguồn lực và đạt được mục tiêu đặt ra; Bảo vệ quyền lợi của nhàđầu tư, cổ đông và gây dựng lòng tin đối với họ

Trang 14

Hệ thống KSNB vững mạnh là nhân tố của một hệ thống quản trị đơn vị vững mạnh

và rất quan trọng đối với công ty có nhà đầu tư bên ngoài nên quy trình đánh giá hệ thốngKSNB cần phải được xem xét thận trọng và kỹ lượng

1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH

1.2.1 Vai trò của qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với đơn vị được kiểm toán và công ty kiểm toán

Hệ thống KSNB chịu ảnh hưởng bởi nhà quản lý và các cá nhân, được thiết kế để cungcấp những đảm bảo hợp lý liên quan tới việc đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp

Đứng trên góc độ của nhà quản lý, hệ thống KSNB cung cấp cách thức quản lý

và chịu trách nhiệm Ví dụ, nhà quản lý phải duy trì kiểm soát để cung cấp sự đảm bảohợp lý rằng kiểm soát phù hợp tồn tại đối với tài sản và sổ sách của doanh nghiệp Điềunày có thể được thực hiện bằng việc phát triển hệ thống KSNB để yêu cầu nhân viêntuân theo các chính sách và thủ tục Hệ thống KSNB không chỉ đảm bảo rằng tài sản và

sổ sách được an toàn mà còn tạo ra môi trường trong đó có thể khuyến khích và quản

lý hiệu năng và hiệu quả công việc Điều này trở nên quan trọng khi các doanh nghiệp

tự động hóa hệ thống thông tin và hoạt động trên cơ sở toàn cầu Nhà quản lý cũng cần

hệ thống kiểm soát quản lý thông tin đáng tin cậy phục vụ cho mục đích ra quyết định.Nếu hệ thống thông tin không đáng tin cậy, nhà quản lý không thể ra quyết định nhưtính giá sản phẩm, giá thành sản xuất và thu lợi từ thông tin Đồng thời, nhà quản lýcòn thường xuyên đánh giá khả năng hoạt động của hệ thống KSNB để cải thiện, tìm racách thức kiểm soát thay thế tối ưu nhằm không ngừng nâng chất lượng quản lý nội bộ.Tóm lại, nhà quản lý khuyến khích thiết lập và duy trì hệ thống KSNB hữu hiệu

Đứng trên góc độ của KTV thì tầm quan trọng của hệ thống KSNB được thể hiện ởnhóm chuẩn mực thực hành thứ hai, nó chỉ ra rằng “KTV phải có sự hiểu biết đầy đủ về

hệ thống KSNB để lập KHKT và xác định bản chất, thời gian và phạm vi thực hiện các

Trang 15

thử nghiệm kiểm toán” 6 Kiểm soát liên quan tới khả năng doanh nghiệp ghi chép, xử lý,tổng hợp và báo cáo thông tin tài chính có quan hệ với các cơ sở dẫn liệu (tồn tại hay hiệnhữu, đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, đánh giá, thuyết minh và trình bày) là sự tập trung chínhcủa cuộc kiểm toán Hơn nữa, KTV cần đảm bảo độ tin cậy của thông tin trong hệ thốngKSNB cũng như cách thức tài sản và sổ sách của doanh nghiệp được bảo vệ an toàn.

Như vậy, đánh giá hệ thống KSNB có vai trò quan trọng đối với cả cuộc kiểm toán.Kết quả đánh giá hệ thống KSNB là cơ sở để xây dựng kế hoạch kiểm toán và thiết kếchương trình kiểm toán Nếu việc đánh giá cho thấy hệ thống KSNB được thực hiện tốt và

có độ tin cậy cao thì có thể thu hẹp phạm vi, nội dung, khối lượng công việc kiểm toán vàtiết kiệm chi phí kiểm toán Ngược lại, đánh giá không đúng về tình hình, độ tin cậy của hệthống KSNB thì KTV có thể sẽ bỏ sót những nội dung trọng yếu và không tránh khỏi rủi rokiểm toán Do vậy, việc KTV hiểu biết và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công tykhách hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán

Mặt khác, những ý kiến hoàn thiện hệ thống KSNB có vai trò quan trọng khôngchỉ với đơn vị được kiểm toán mà còn cả công ty kiểm toán Thông thường, một đơn vịđược một công ty kiểm toán tiến hành kiểm toán trong nhiều năm Vì vậy, việc đơn vị

đó hoàn thiện hệ thống KSNB sẽ góp phần giảm rủi ro kiểm soát cần được đánh giátrong năm kiểm toán tiếp theo Theo đó, số lượng các thử nghiệm cơ bản được thựchiện trong năm kiểm toán tiếp đó sẽ giảm xuống, tính hiệu quả trong năm kiểm toántiếp theo được nâng cao

Hiểu biết của KTV về hệ thống KSNB là nhân tố quan trọng quyết định việc lậpKHKT Do đó, KPMG luôn cố gắng thiết kế và thực hiện đánh giá hệ thống KSNB củakhách hàng hợp lý và khoa học để đạt được những mục tiêu kiểm toán nhất định

1.2.2 Mục tiêu của qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính

6 William F Messier, 1997, Auditing – A Systematic Approach, the McGraw – Hill companies, Inc

Trang 16

Hệ thống KSNB được các nhà quản lý thiết kế nhằm đạt mục tiêu quản lý đơn

vị Các nhà quản lý duy trì hệ thống KSNB để đạt được mục tiêu đề ra đối với hệthống KSNB Trong khi đó, KTV thiết kế và thực hiện qui trình đánh giá hệ thốngKSNB trong KTTC lại hướng đến những mục tiêu phục vụ cho việc lập kế hoạch vàthực hiện kiểm toán Bởi vì hoạt động KTTC đối với mỗi đơn vị thường hướng tớimục tiêu đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế

độ kế toán hiện hành hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật có liên quan và cóphản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu haykhông Do đó một hệ thống KSNB được thiết kế và hoạt động hữu hiệu có thể giúpích cho KTV trong quá trình kiểm tra các thông tin tài chính Vì thế đánh giá hệthống KSNB là một trong những bước công việc quan trọng trong KTTC nên KTV

cần có hiểu biết đầy đủ về hệ thống KSNB Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số

400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, sự hiểu biết về hệ thống KSNB sẽ giúp

cho KTV: “Xác định được phạm vi kiểm toán cần thiết đối với những sai sót trọngyếu có thể tồn tại trong BCTC; Xem xét những nhân tố có khả năng gây ra sai sóttrọng yếu; Xây dựng các thủ tục kiểm toán thích hợp” Như vậy, đánh giá hệ thốngKSNB của khách hàng hướng tới hai mục tiêu rõ ràng

Một là, việc tìm hiểu hệ thống KSNB và các yếu tố cấu thành giúp KTV đánh giá

những điểm mạnh và điểm yếu của KSNB nói chung và KSNB trong từng bộ phận, từngkhoản mục nói riêng Trên cơ sở đó, KTV có thể hình dung về khối lượng công việc, sơ

bộ đánh giá về rủi ro kiểm soát Nhờ đó, KTV sẽ xác định phương hướng và phạm vikiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán, dự kiến về thời gian, lực lượng nhân viên cầnthiết trong việc lập kế hoạch và chương trình kiểm toán Như vậy việc đánh giá hệ thốngKSNB của khách hàng giúp cho KTV xác lập mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB, giảmtối đa thử nghiệm cơ bản cần tiến hành nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán

Trang 17

Hai là, KTV dựa vào hệ thống KSNB để nâng cao chất lượng và hiệu quả cuộc

kiểm toán Chất lượng cuộc kiểm toán liên quan tới việc thu thập bằng chứng kiểm toánđầy đủ và có hiệu lực Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán ảnh hưởng bởi qui mô mẫuchọn Qui mô mẫu chọn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có hệ thống KSNB.Chất lượng của hệ thống KSNB cũng tác động đến hiệu lực của bằng chứng kiểm toán.Bằng chứng kiểm toán thu thập từ một hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả thì đáng tincậy hơn từ một hệ thống KSNB kém hiệu quả Như vậy, việc đánh giá hệ thống KSNBcủa khách hàng giúp cho KTV xác lập mức độ tin cậy vào hệ thống KSNB, giảm tối đathử nghiệm cơ bản cần phải tiến hành mà vẫn đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán

Mặt khác, hiệu quả cuộc kiểm toán có liên quan tới giá phí cuộc kiểm toán vàphí thu thập bằng chứng kiểm toán Nếu công ty đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán thìvới doanh thu cố định, việc giảm tối đa chi phí giúp họ đạt được lợi nhuận tối đa Vớimức lợi nhuận xác định, chi phí tối thiểu giúp giá phí kiểm toán nhỏ nhất, nâng cao khảnăng cạnh tranh của công ty kiểm toán

Trên cơ sở vai trò và mục tiêu của qui trình đánh giá hệ thống KSNB, KTV tìmhiểu và đánh giá hệ thống KSNB của công ty khách hàng theo một quy trình chungtrong kiểm toán BCTC

1.2.3 Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính

Trong kiểm toán BCTC, KTV phải đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro kiểm soátkhông chỉ để xác minh tính hữu hiệu của hệ thống KSNB mà còn làm cơ sở cho việc xácđịnh phạm vi thực hiện các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của khách hàng

Sơ đồ 1.1 trình bày khái quát các bước tìm hiểu, đánh giá hệ thống KSNB và đánh

giá rủi ro kiểm soát và việc liên hệ kết quả với các cuộc khảo sát số dư trên BCTC.Trong sơ đồ này, các bước (1), (2), (3) là các bước của quá trình thu thập thông tin về hệthống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát trong giai đoạn lập KHKT Các bước còn lại làcác bước liên hệ kết quả của việc đánh giá đó với các thử nghiệm kiểm toán

Trang 18

Sơ đồ 1.1: Khái quát việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng

và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát

Quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát

Đánh giá xem liệu các BCTC có thể

kiểm toán được hay không

Ý kiến từ chối hoặc rút ra khỏi hợp đồng

Không thể kiểm toán

Mức tối đa Mức được chứng minh

thử nghiệm kiểm soát

Xác định liệu mức đánh giá về rủi ro kiểm soát có được giảm hơn

từ kết quả của các thử nghiệm kiểm soát hay không

Mở rộng sự hiểu biết nếu thấy cần thiết

Rủi ro kiểm soát tăng hơn so với mức đánh

giá ban đầu hoặc ở mức tối đa Rủi ro phát

hiện giảm xuống và phải lập kế hoạch các

trắc nghiệm toán để thỏa mãn mức rủi ro

phát hiện thấp hơn này

Rủi ro kiểm soát giảm xuống, rủi ro phát hiện tăng lên và phải lập kế hoạch thực hiện các thử nghiệm kiểm toán để thỏa mãn mức rủi ro phát hiện tăng lên

Trang 19

1.2.3.1 Thu thập hiểu biết và mô tả chi tiết về hệ thống kiểm soát nội bộ trên giấy tờ làm việc

Trong giai đoạn này, KTV tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng trên haimặt chủ yếu: thiết kế hệ thống KSNB bao gồm thiết kế về qui chế kiểm soát và thiết kế

về bộ máy kiểm soát; hoạt động liên tục và có hiệu lực của hệ thống KSNB

 Tìm hiểu về hệ thống KSNB được thực hiện trong giai đoạn lập KHKT, trong

đó KTV phải tìm hiểu về việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB của khách hàng theotừng yếu tố cấu thành để đạt được những mục tiêu xác định.Cụ thể:

Hiểu biết về môi trường kiểm soát: Thu thập thông tin về môi trường kiểm soát.

Sau đó KTV sử dụng hiểu biết như một căn cứ để đánh giá thái độ và nhận thức của Banquản trị đối với tầm quan trọng của kiểm soát Ví dụ: KTV có thể xác định bản chất hệthống dự toán của khách hàng như một phần của việc hiểu biết về thiết kế môi trườngkiểm soát Hoạt động của hệ thống dự toán khi đó có thể được đánh giá bằng cách thẩmvấn các nhân viên dự toán để xác định các thể thức dự toán và theo dõi các chênh lệchgiữa dự toán với thực tế KTV cũng có thể xem xét các bảng liệt kê của khách hàng có sosánh kết quả thực tế với dự toán

Hiểu biết về hệ thống kế toán: Để hiểu biết được thiết kế của hệ thống kế toán,

KTV xác định: (1) các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu của khách hàng; (2) hiện có những

sổ sách kế toán nào và bản chất của chúng là gì; (3) các nghiệp vụ kinh tế được xử lýnhư thế nào từ khi khởi đầu cho đến khi hoàn thành; (4) bản chất và chi tiết báo cáo tàichính theo sau Thông thường điều này được hoàn thành và chứng minh bằng sự mô tảliệt kê hệ thống hoặc sơ đồ thể hiện sự phát triển của hệ thống qua các giai đoạn

Trang 20

Hiểu biết về các thủ tục kiểm soát: KTV có được hiểu biết về môi trường kiểm

soát và hệ thống kế toán theo một cách tương tự nhau ở hầu hết các cuộc kiểm toánnhưng việc có được một sự hiểu biết về các thủ tục kiểm soát thì khác nhau đáng kể Đốivới những khách hàng có qui mô nhỏ thì thường chỉ nhận diện được rất ít hoặc thậm chíkhông có thể thức kiểm soát nào cả vì quá trình kiểm soát thường không có hiệu quả do

số lượng nhân viên hạn chế Trong trường hợp đó, mức đánh giá cao của rủi ro kiểm soátđược sử dụng Ở những khách hàng có quá trình kiểm soát sâu rộng và KTV tin tưởngvào hệ thống KSNB này, thì việc nhận diện được các thủ tục kiểm soát trong giai đoạnlập kế hoạch sẽ giúp ích rất nhiều cho việc thực hiện kiểm toán sau này Mức độ nhậndiện các thủ tục kiểm soát phụ thuộc rất nhiều vào phán xét nghề nghiệp của KTV

Một khi đã đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, KTV đánhgiá xem liệu các BCTC có thể kiểm toán được hay không: KTV phải thu thập thông tin

về tính trung thực của Ban quản trị với bản chất và phạm vi của các sổ sách kế toán đểđược thỏa mãn là các bằng chứng đầy đủ, thích hợp và có sẵn để chứng minh cho các số

dư trên BCTC

 Để nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng

 Để quyết định về mức đánh giá thích hợp của rủi ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủi

ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập,

để có kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp

Phương pháp tiếp cận: Có nhiều phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ

thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát, trong đó có hai cách phổ biến:

 Phương pháp tiếp cận theo khoản mục: Cách làm này dễ thực hiện nhưngKTV sẽ khó đánh giá về những ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến các số dư củakhoản mục trong BCTC

Trang 21

 Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ: Theo phương pháp này, KTVxem xét các chính sách, thủ tục kiểm soát đến từng chu trình nghiệp vụ (Chu trình đầu tưtài chính, chu trình chi tiêu, chu trình sản xuất, chu trình doanh thu) Phương pháp nàycho phép KTV phân chia các nghiệp vụ và các số dư tài khoản thành từng loại rõ ràng(các chu trình) và sau đó KTV có thể hiểu biết về cách thức kiểm soát cho các mục tiêuliên quan tới từng loại nghiệp vụ và số dư tài khoản trong chu trình đó.

Thể thức để đạt được sự hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ

Cũng giống như giai đoạn tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, cácphương pháp KTV thường áp dụng khi tìm hiểu hệ thống KSNB rất đa dạng

 Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng: Hầu hết các cuộckiểm toán của một công ty kiểm toán thực hiện hàng năm Do vậy, KTV thường bắtđầu cuộc kiểm toán với một khối lượng lớn thông tin về hệ thống KSNB của kháchhang đã thu thập từ các cuộc kiểm toán trước Bởi vì các hệ thống kiểm soát thay đổithường xuyên nên thông tin có thể được cập nhật hóa và mang sang năm hiện hành

 Thẩm vấn nhân viên của công ty khách hàng: Công việc này giúp KTV thuthập được thông tin ban đầu (đối với khách hàng mới) hoặc nắm bắt được những thayđổi trong hệ thống KSNB của khách hàng (đối với khách hàng thường niên) để cậpnhật thông tin cho cuộc kiểm toán ở năm hiện hành

 Xem xét sổ tay về thủ tục và chế độ của công ty khách hàng: Qua việcnghiên cứu và thảo luận với khách hàng về tài liệu này KTV có thể hiểu rõ được cácthủ tục và chế độ liên quan đến hệ thống KSNB đang được áp dụng ở khách hàng

 Kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn thành: Thông qua việc kiểm tra này,KTV có thể thấy được việc vận dụng các thủ tục và chế độ trên tại công ty khách hàng

Trang 22

 Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của công ty khách hàng:Công việc này củng cố thêm sự hiểu biết và kiến thức về thực tế sử dụng các thủ tục vàchế độ KSNB tại công ty khách hàng.

Để mô tả hệ thống KSNB, KTV sử dụng một trong ba phương pháp hoặc cả baphương pháp sau tùy thuộc đặc điểm đơn vị được kiểm toán và qui mô kiểm toán: vẽ cácLưu đồ, lập Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB, lập Bản tường thuật về hệ thống KSNB

Mô tả tường thuật

Bản tường thuật là một bản mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của khách hàng.Bản tường thuật về hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát liên quan có bốn nội dung:

- Nguồn gốc của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống Ví dụ: bản mô tả phảinói rõ đơn đặt hàng của khách đến từ đâu và các hóa đơn bán hàng phát sinh như thế nào

- Tất cả các qúa trình đã xảy ra Ví dụ: nếu số tiền bán hàng được xác địnhtheo một chương trình phần mềm là nhân lượng hàng gửi đi với giá tiêu chuẩn củaHTK thì điều này phải được mô tả

- Sự chuyển giao của mọi chứng từ và sổ sách trong hệ thống Việc lưu trữchứng từ, gửi chúng cho khách, hủy bỏ chúng đều phải được trình bày

- Dấu hiệu chỉ rõ các thủ tục kiểm soát thích hợp với quá trình đánh giá rủi rokiểm soát Các thủ tục này bao gồm sự cách ly về trách nhiệm (như cách ly việc ghi sổ

TM với việc giữ TM), phê chuẩn (như phê chuẩn tín dụng) và kiểm tra nội bộ (như sosánh đơn giá bán với các hợp đồng tiêu thụ)

Việc sử dụng bản tường thuật rất thông dụng đối với các hệ thống KSNB đơngiản và dễ mô tả Nhưng bất lợi của chúng là khó mô tả chi tiết hệ thống KSNB bằngcác từ rõ và đơn giản để làm cho người đọc dễ hiểu mà vẫn cung cấp đủ thông tin choquá trình phân tích có hiệu quả các thủ tục kiểm soát và đánh giá rủi ro kiểm soát

Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB

Trang 23

Bảng này đưa ra các câu hỏi theo 7 mục tiêu kiểm soát chi tiết đối với hệ thốngKSNB Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng trả lời “có” hoặc “không” và các câu trảlời “không” sẽ cho thấy nhược điểm của hệ thống KSNB.

Ưu điểm của công cụ này là được lập sẵn nên KTV có thể tiến hành nhanhchóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng Nhưng do được thiết kế chung, nên bảngcâu hỏi đó có thể không phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp Trong thực tế, cácKTV thường sử dụng kết hợp Bảng câu hỏi với Lưu đồ để cung cấp cho KTV hình ảnhtối ưu về hệ thống KSNB

Lưu đồ

Lưu đồ về hệ thống KSNB là sự trình bày các tài liệu và sự vận động liên tiếpcủa chúng bằng các ký hiệu và biểu đồ, bao gồm lưu đồ ngang và lưu đồ dọc Điều nàygiúp KTV nhận xét chính xác hơn về các thủ tục kiểm soát áp dụng đối với các hoạtđộng và dễ dàng chỉ ra các thủ tục kiểm soát cần bổ sung

Việc sử dụng kết hợp bảng câu hỏi với lưu đồ hoặc với bản tường thuật sẽ giúpKTV hiểu biết tốt hơn về hệ thống KSNB của khách hàng Lưu đồ cung cấp cái nhìnkhái quát về hệ thống đó còn bảng câu hỏi và bản tường thuật là những bản hữu íchnhắc nhở KTV về nhiều loại kiểm soát khác nhau có thể tồn tại Người ta thường ưachuộng việc sử dụng các bản tường thuật hoặc sơ đồ của công ty khách hàng với yêucầu khách hàng điền vào bảng câu hỏi về hệ thống KSNB Khi đó, KTV sẽ thu thậpđược những hiểu biết cần thiết làm cơ sở cho việc đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát

1.2.3.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch cho các khoản mục trên báo cáo tài chính

Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 400, Đánh giá rủi ro và KSNB “Sau

khi hiểu được hệ thống kế toán và kiểm toán nội bộ, KTV phải thực hiện đánh giá banđầu về rủi ro kiểm soát theo các cơ sở dẫn liệu cho số dư của mỗi tài khoản trọng yếu”

Trang 24

Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua những hiểu biết về hệ thống KSNB.Nếu hệ thống KSNB được thiết kế và vận hành hữu hiệu thì rủi ro kiểm soát được đánhgiá thấp và ngược lại.

Sau khi thu thập được một sự hiểu biết về cách thiết kế và sự vận hành của hệthống KSNB, KTV sẽ đưa ra đánh giá (ban đầu) về rủi ro kiểm soát cho từng mục tiêukiểm soát chi tiết Công việc này được làm riêng rẽ cho từng loại nghiệp vụ kinh tế chủyếu trong từng chu trình nghiệp vụ theo các bước sau:

- Nhận diện các mục tiêu kiểm soát chi tiết mà theo đó quá trình đánh giá hệthống KSNB vận dụng Trong bước này, KTV sẽ vận dụng các mục tiêu KSNB cụ thểcho từng loại nghiệp vụ chủ yếu của công ty

- Nhận diện các quá trình kiểm soát đặc thù Ở bước này, KTV không cần thiếtphải xem xét mọi quá trình kiểm soát mà chỉ phải nhận diện và phân tích các quá trìnhkiểm soát dự kiến có ảnh hưởng lớn nhất đến việc thỏa mãn mục tiêu kiểm soát và sẽmang lại tính hiệu quả cho cuộc kiểm toán

- Nhận diện và đánh giá các nhược điểm của hệ thống KSNB: Nhược điểm đượchiểu là sự vắng mặt của các quá trình kiểm soát thích đáng mà điều này sẽ làm tăng khảnăng rủi ro của việc tồn tại các sai phạm trên BCTC Trong phán đoán của KTV, nếu

có các quá trình kiểm soát không thích đáng để thảo mãn một trong số các mục tiêu thì

dự kiến sai phạm sẽ tăng lên Ví dụ: nếu không có quá trình kiểm tra nội bộ của việcđánh giá các nghiệp vụ tiền lương thì KTV có thể kết luận là có nhược điểm trong hệthống KSNB Thông thường, KTV sử dụng phương pháp 4 bước để nhận diện nhữngnhược điểm này, bao gồm: Nhận diện các quá trình kiểm soát hiện có; Nhận diện sựvắng mặt của các quá trình kiểm soát chủ yếu; Xác định khả năng các sai phạm nghiêmtrọng có thể xảy ra; Nghiên cứu khả năng của các quá trình kiểm soát bù trừ

- Đánh giá rủi ro kiểm soát: Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và cácnhược điểm của hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối

Trang 25

với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ kinh tế KTV có thể đánh giá rủi

ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm Theo ISA 400,KTV thường đặt ra mức độ rủi ro kiểm soát là cao trong trường hợp:

* Hệ thống kế toán và KSNB không được áp dụng đúng hoặc;

* Đánh giá sự áp dụng của hệ thống kế toán và KSNB được coi là không đủ.

Mức độ rủi ro kiểm soát ban đầu này sẽ được chứng minh bằng việc thực hiệncác khảo sát (thử nghiệm kiểm soát) ở giai đoạn hai của cuộc kiểm toán (giai đoạn thựchiện các thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản) trước khi KTV đưa ra mức độrủi ro kiểm soát thích hợp được sử dụng

ISA 400 (đoạn 40) có đề cập tới trong nhiều trường hợp, Ban giám đốc thườngphản ứng lại trước những rủi ro tiềm tàng bằng cách thiết lập hệ thống KSNB để ngănngừa hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót vì rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cómối liên hệ chặt chẽ với nhau Khi đó, KTV phải đánh giá chung cả rủi ro tiềm tàng vàrủi ro kiểm soát khi đánh giá rủi ro kiểm toán

Mối quan hệ giữa việc đánh giá rủi ro kiểm soát và việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng: Trong kiểm toán BCTC việc đánh giá rủi ro kiểm soát có ảnh

hưởng trực tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng Nếu rủi ro kiểm soátđược đánh giá ở mức tối đa (khi hệ thống KSNB không hoạt động hoặc hoạt động không

có hiệu lực, không phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trọng yếu) thì kiểmtoán viên không thể dựa vào hệ thống KSNB của khách hàng để giảm bớt các thửnghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ Trái lại, KTV phải tăng cường các thử nghiệm

cơ bản để phát hiện các hành vi gian lận và sai sót Trong trường hợp này, KTV khôngcần thực hiện thử nghiệm kiểm soát (thử nghiệm tuân thủ)

Trang 26

Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa KTV sẽ dựa vào hệthống KSNB của khách hàng để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ.Khi đó, KTV sẽ thực hiện tuần tự thử nghiệm cơ bản trong thực hiện kiểm toán BCTC.

1.2.3.3 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Mục đích của thử nghiệm kiểm soát là thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của cácqui chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ

Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện với những phương pháp khác nhau tùythuộc từng trường hợp cụ thể Phương pháp kiểm tra tài liệu hoặc thực hiện lại các thủtục kiểm soát được áp dụng nếu các thủ tục để lại “dấu vết” trực tiếp trên tài liệu nhưcác chữ ký phê duyệt, hóa đơn lưu… Nếu các thủ tục kiểm soát không để lại dấu vếttrong tài liệu, KTV tiến hành quan sát các hoạt động liên quan đến hệ thống KSNBhoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về các thủ tục kiểm soát

Ngoài ra, KTV cũng sử dụng các phương pháp bổ sung để xác minh kết quả thửnghiệm Thí dụ, phép thử “walk through test – cách thức rà soát sơ lược” có thể được tiếnhành bổ sung đối với một số các nghiệp vụ và thủ tục kiểm soát quan trọng trong hoạtđộng của đơn vị Với phương pháp này, KTV có thể theo dõi từng bước thực hiện thửnghiệm đó trên sổ sách hoặc trong thực tế để đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụ này

1.2.3.4 Lập bảng đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Lập bảng đánh giá hệ thống KSNB theo những thông tin và các tiêu chuẩn đánh

giá về một hệ thống KSNB tốt được tổng hợp qua các bước trên Bảng đánh giá hệthống KSNB thường phản ánh các thông tin sau: Các mục tiêu của hệ thống KSNB đốivới từng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ; Các thông tin mô tả thực trạng hệ thốngKSNB do KTV thu thập; Bản chất và tính hệ trọng của các rủi ro tương ứng; Nguyêntắc thiết kế và vận hành các thủ tục kiểm soát; Đánh giá về hệ thống KSNB đối vớitừng khoản mục hay chu trình nghiệp vụ

Trang 27

Với mục tiêu rõ ràng và ý nghĩa quan trọng của việc đánh giá hệ thống KSNBtrong KTTC, công ty TNHH KPMG coi đây là một trong những bước mấu chốt củamột cuộc kiểm toán Công ty đã xây dựng phương pháp KAM (KPMG s’AuditManual) với những hướng dẫn về cách thức thực hiện để hỗ trợ cho các nhân viên củacông ty tiến hành cuộc kiểm toán với chi phí giảm đi và chất lượng tốt hơn

PHẦN 2: THỰC TRẠNG QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG

VIỆT NAM THỰC HIỆN 2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM

2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển của công ty TNHH KPMG Việt Nam

sử hơn 100 năm phát triển Tiền thân của KPMG là hai công ty Peat MarwichInternational (PMI) thành lập vào năm 1897 và công ty Klynveld Main Goerderler(KMG) được sáng lập năm 1890 Do nhu cầu phát triển và hợp tác quốc tế, năm 1987đánh dấu mốc lịch sử sự ra đời chính thức của thương hiệu KPMG với sự sáp nhập củaPMI và KMG KPMG là chữ viết tắt tên của 4 thành viên sáng lập công ty:

K là chữ cái viết tắt tên của ông Klynveld Piet Klynveld thành lập hãng kế toán

Klynveld Kraayenhof & Co tại Amsterdam vào năm 1917

Trang 28

P là chữ cỏi viết tắt tờn của ụng Peat William Barclay Peat sỏng lập hóng kế

toỏn William Barclay Peat & Co ở London vào năm 1870

M là chữ cỏi viết tắt tờn của ụng Marwick James Marwick thành lập hóng kế toỏn

Marwick, Mitchell & Co cựng với Roger Mitchell tại thành phố New York vào năm 1897

G là chữ cỏi viết tắt tờn của ụng Goerdeler ễng Reinhard Goerdeler là chủ tịch đầu

tiờn của Liờn đoàn kế toỏn quốc tế và là chủ tịch của KPMG trong một vài năm

Theo tin từ cụng ty Baker Tilly International, trong 10 Hóng kiểm toỏn lớn nhất

thế giới năm 2006, KPMG international đứng thứ 4 về mức doanh thu đạt được (xem Phụ lục 1) Doanh thu của KPMG qua cỏc năm khụng ngừng tăng lờn Trong năm 2007,

KPMG toàn cầu (KPMG Global – bao gồm toàn bộ cỏc KPMG thành viờn) đó đạt mứcdoanh thu tổng hợp là 19,8 tỷ USD, tăng 17,4% so với doanh thu 16,9 tỷ USD năm 2006

và cũng là mức tăng trưởng cao nhất trong Big Four

Biểu đồ 2.1: Doanh thu và tốc độ tăng doanh thu của cụng ty KPMG 7

13.1

3.8

8 13.4

0 5000 10000 15000 20000 25000

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Doanh thu (triệu USD) Tốc độ tăng tr ởng doanh thu (%)

Cụng ty KPMG quốc tế đó mở rộng lực lượng của mỡnh vào Việt Nam từ năm

1992 Quỏ trỡnh phỏt triển của KPMG Việt Nam gồm hai giai đoạn

7 Bỏo cỏo thường niờn của cụng ty KPMG quốc tế, www.kpmg.com.vn

Trang 29

2.1.1.1 Giai đoạn trước năm 1994

Lúc đó kiểm toán vẫn còn là một lĩnh vực mới mẻ ở Việt Nam và hứa hẹn nhiều tiềmnăng phát triển Nhận thức rõ điều này, tập đoàn KPMG đã sớm đặt chân đến Việt Nam từnhững ngày đầu xuất hiện kiểm toán độc lập Ban đầu thương hiệu KPMG vẫn được sửdụng dưới thương hiệu KPMG Peat Marwich (từ năm 1992), khi đó còn trực thuộc KPMGThái Lan Lúc này nền kinh tế Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của thời kỳ mở cửa, đổi mớiđược 6 năm, nền kinh tế chưa thoát tình trạng khép kín, nhưng KPMG quốc tế đã thấy đượctiềm năng của thị trường Việt Nam và quyết định mở văn phòng đại diện tại Hà Nội

2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1994 đến nay

Do nhu cầu mở rộng hoạt động, ngày 17 tháng 5 năm 1994 công ty TNHHKPMG Việt Nam đã được chính thức thành lập theo giấy phép đầu tư số 863/GP của

Bộ kế hoạch và Đầu tư với trụ sở chính đặt tại Hà Nội

Công ty có văn phòng chính thức ở TP Hồ Chí Minh và Hà Nội Trong đó,KPMG TP Hồ Chí Minh sẽ phụ trách các mảng khách hàng Đà Nẵng trở vào và vănphòng ở Hà Nội sẽ đảm nhiệm mảng khách hàng từ Huế trở ra, đồng thời thường xuyên

có sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai văn phòng

Tổng nguồn vốn kinh doanh và lợi nhuận sau thuế của công ty KPMG Việt Namtăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng khá ổn định Số thuế nộp cho ngân sách nhànước Việt Nam hàng năm lên tới hàng chục tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuậnsau thuế các năm lớn hơn tốc độ tăng của nguồn vốn kinh doanh dẫn tới tỷ suất lợinhuận trên vốn các năm sau đều cao hơn năm trước Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thutăng qua các năm chứng tỏ công ty đã quản lý chi phí ngày càng hiệu quả hơn Đặcbiệt, cơ cấu doanh thu của công ty có sự thay đổi rõ rệt qua các năm Vào năm 2005,doanh số từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tới 91% tổng doanh sốcủa công ty nhưng tỷ trọng này dần giảm xuống và tới năm 2007 chỉ còn 60% Điều nàymột phần do sự cạnh tranh của các công ty kiểm toán mới ra đời, nhưng phần nhiều do

Trang 30

công ty tập trung vào lĩnh vực kiểm toán dự án và kiểm toán đối với các doanh nghiệpnhà nước, công ty TNHH và công ty cổ phần nội địa Nhu cầu kiểm toán BCTC khi công

ty cổ phần hóa và trước khi phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng trong những năm

2006, 2007 (IPO: Initial Public Offering) đã làm gia tăng lượng khách hàng một cáchđáng kể từ các khu vực này

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty KPMG Việt Nam 8

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1 Tổng số vốn kinh doanh 21.295 27.468 30.125

2 Kết quả kinh doanh sau thuế 4.085 5.962 8798

- Thuế giá trị gia tăng 5.610 7.631 9.015

- Thuế thu nhập doanh nghiệp - 388 442

- Thuế và các khoản phải nộp khác 8.556 9.134 12.111

4 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 4,4 4,5 4,6

5 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) 19,2 21,7 29,2

Mặt khác, xét về cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ, chiếm tỷ trọng lớn nhấtvào năm 2005 là doanh thu từ kiểm toán BCTC (chiếm tới 62% tổng doanh thu) Tuy nhiên,

tỷ trọng này đã giảm dần qua các năm và tới năm 2007 chỉ còn đứng vị trí thứ 2 Nghiệp vụchiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong doanh thu 2 năm trước đây là Tư vấn tài chính, tư vấn thuế vàdịch vụ kế toán đã vươn lên vị trí thứ nhất vào năm 2007, chiếm tới 40% doanh thu

Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng của công ty

Chỉ tiêu

Số khách hàng

Số tiền (triệu.đ)

Tỷ lệ

%

Số khách hàng

Số tiền (triệu.đ)

Tỷ lệ

%

Số khách hàng

Số tiền (triệu.đ)

Tỷ lệ

%

1 DN có vốn đầu tư nước ngoài 660 84.409 91 629 98.423 74 596 114.763 60

2 Công ty TNHH, công ty cổ phần,

doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã 6 1.100 1 59 9.718 7 110 26.778 14

8, 9 Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam, www.kpmg.com.vn

9

Trang 31

tổ chức đoàn thể xã hội

Như vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm tới các nghiệp vụ tư vấn củacông ty Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, nhu cầu về những nhà

tư vấn chuyên nghiệp để có thể đưa ra những lời khuyên trong chuẩn hóa công tác kế toán,

hỗ trợ trong các quyết định tài chính và thuế ngày càng mở rộng, công ty cũng đẩy mạnhviệc đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động Điều này thể hiện qua tỷ trọng doanh thu từ nhữngdịch vụ liên quan khác chưa có ở những năm 2006 trở về trước, nhưng tới năm 2007 đãđóng góp 15% tổng doanh thu của công ty, cao hơn cả doanh thu từ Dịch vụ tư vấn nguồn

nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, định giá tài sản (xem Phụ lục 2).

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu doanh thu theo loại dịch vụ của công ty KPMG Việt Nam 10

Kiểm toán BCTC

Tư vấn tài chính, tư vấn thuế, dịch vụ kế toán Dịch vụ tư vấn nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ thông tin, tư vấn quản lý, định giá tài sản Dịch vụ liên quan khác

Theo báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán được lập vào năm 2006của Bộ Tài chính, công ty KPMG Việt Nam đứng thứ 3 trong 10 công ty kiểm toán lớn nhấtViệt Nam về tổng doanh thu đạt được với tốc độ tăng doanh thu là 44% Đây là một dấu hiệu

tốt về hoạt động kinh doanh của KPMG (xem Phụ lục 3)

10 Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam, www.kpmg.com.vn

Doanh thu năm 2005

Trang 32

Với nhu cầu ngày càng tăng cao của sự phát triển kinh tế về dịch vụ kiểm toán

và tư vấn, KPMG Việt Nam luôn không ngừng mở rộng qui mô nhân viên của công ty,

cho tới nay số nhân viên chính thức năm 2007 là khoảng 400 người (xem Phục lục 4)

Hoạt động của KPMG tại Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế tài chínhcủa nước ta Từ năm 2003 đến nay, KPMG đã được Bộ Tài chính tặng bằng khen ghi nhậnnhững đóng góp của công ty cho ngành kiểm toán, kế toán và tài chính của Việt Nam cùnggiải thưởng Rồng Vàng của thời báo Kinh tế và Đầu tư cho nhà cung cấp dịch vụ tài chínhtốt nhất, KPMG cũng là công ty kiểm toán quốc tế duy nhất nhận được giải thưởng này vàcúp Vàng “Vì sự phát triển của cộng đồng” (2004) cho những đóng góp của mình vào sựphát triển của nền kinh tế Việt Nam

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH KPMG Việt Nam

Một trong những nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành công của KPMG chính là

sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Mô hình nàyđược áp dụng theo mô hình của KPMG trên toàn cầu, có thay đổi cho phù hợp với điềukiện cụ thể của Việt Nam Bộ máy quản lý của KPMG được tổ chức theo mô hình trựctuyến chức năng, đứng đầu là Ban Giám đốc, quản lý 2 bộ phận chủ yếu của công ty là

bộ phận hành chính và bộ phận nghiệp vụ Các bộ phận này được chia thành các chứcnăng cụ thể riêng Hệ thống các phòng ban tại KPMG được mô hình hóa như sau:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty KPMG Việt Nam

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

Bộ phận nghiệp vụ

Phòng kiểm toán

Phòng thuế

Hỗ trợ nghiệp vụ Marketing

Trang 33

Trong đó:

* Bộ phận hành chính và hỗ trợ

Bộ phận quản lý hành chính: thực hiện chức năng tổ chức quản lý nhân

sự, tính và chi trả lương, cung ứng văn phòng phẩm, máy móc thiết bị, lễ tân vàgiao dịch với bên ngoài

Bộ phận Công nghệ thông tin (Information Technology): đảm trách duy

trì hệ thống mạng nội bộ trong công ty, liên kết với hệ thống mạng nội bộ(Intranet) của KPMG toàn cầu, bảo trì hệ thống máy móc và cài đặt phần mềmcho máy tính của nhân viên trong công ty

Bộ phận quản lý rủi ro thông tin IRM (Information Risk Management):

đảm nhiệm việc thử nghiệm hệ thống thông tin của khách hàng (như hệ thống kếtoán máy, hệ thống quản lý tự động trong các ngân hàng) để phục vụ cho nghiệp

vụ kiểm toán

Bộ phận hỗ trợ nghiệp vụ: tiếp nhận, phổ biến và giám sát thực hiện các

phương pháp, chuẩn mực chung của KPMG toàn cầu ở chi nhánh Việt Nam

Bộ phận marketing: phụ trách việc xây dựng, củng cố và quảng bá

thương hiệu KPMG trên thị trường dịch vụ kiểm toán và tư vấn ở Việt Nam.Đồng thời, bộ phận này cũng là cầu nối thu hút những khách hàng truyền thống

có chi nhánh ở Việt Nam của KPMG

Bộ phận kế toán: Tại trụ sở Hà Nội, kế toán sẽ ghi chép sổ sách và định

kỳ lập rồi gửi báo cáo cùng các chứng từ có liên quan cho chi nhánh trong thànhphố Hồ Chí Minh để lập báo cáo hợp nhất

Trang 34

* Bộ phận nghiệp vụ: gồm phòng kiểm toán, phòng thuế và phòng tư vấn.

Phòng kiểm toán

Phòng kiểm toán chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và được tổ chức chuyênmôn hóa thành 3 bộ phận:

Audit 1: bộ phận chuyên kiểm toán dự án của các tổ chức phi Chính phủ

Audit 2: bộ phận chuyên kiểm toán ngân hàng và tổ chức tiền tệ

Audit 3: bộ phận chuyên kiểm toán các doanh nghiệp sản xuất

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu nhân sự phòng kiểm toán của công ty KPMG Việt Nam

Hỗ trợ

Đứng đầu mỗi bộ phận kiểm toán là Giám đốc chuyên môn, dưới Giám đốcchuyên môn là trưởng phòng được phân thành 3 cấp là trưởng phòng cấp cao, trưởngphòng và trợ lý trưởng phòng Dưới cấp trưởng phòng là các KTV được chia thành 2 cấpS1 và S2 Cấp thấp nhất là trợ lý kiểm toán cũng được chia làm 2 cấp là A1 và A2.Ngoài ra, phòng kiểm toán còn có bộ phận thư kí kiểm toán phụ trách việc tổ chức vàthông báo công việc chi tiết cho từng cá nhân

Giám đốc chuyên môn

Trưởng phòng cấp cao Trưởng phòng Trợ lý trưởng phòng

Kiểm toán viên 1 Kiểm toán viên 2 Trợ lý kiểm toán 1

Thư ký

Trang 35

thấp hơn là tư vấn viên được tổ chức thành 2 cấp tư vấn viên cấp cao và tư vấn viên.Thấp nhất là chức danh trợ lý.

Sơ đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự phòng thuế và phòng tư vấn công ty KPMG Việt Nam

KPMG cam kết tuân thủ ba nguyên tắc chính: chất lượng, sự sáng suốt và tính liêm chính Những nguyên tắc này giúp định hướng cho đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của công ty cung cấp các dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn, đảm bảo sự nhất quán toàn cầu và tính liêm chính không bị dao động

2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty TNHH

KPMG Việt Nam

2.1.3.1 Các loại hình dịch vụ chủ yếu của công ty TNHH KPMG Việt Nam

Sự đa dạng trong việc cung cấp các loại hình dịch vụ luôn là thế mạnh tạo nên

sự khác biệt của KPMG Thật vậy, mỗi khách hàng khi đến KPMG có thể tìm thấy cácloại hình dịch vụ sau:

Sơ đồ 2.4: Các loại dịch vụ chủ yếu của công ty KPMG Việt Nam

Giám đốc chuyên môn

Tư vấn viên cấp cao Tư vấn viên

Trợ lý Giám sát viên

DỊCH VỤ

KIỂM TOÁN

DỊCH VỤ THUẾ

DỊCH VỤ

TƯ VẤN

Trang 36

2.1.3.1.3 Dịch vụ tư vấn

Thực tế các nhà đầu tư nước ngoài gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kinhdoanh tại Việt Nam, vì thế mục tiêu của KPMG trong lĩnh vực này là cùng hợp tác vớicác nhà đầu tư nước ngoài nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách duy trì chiphí tối thiểu và thu được lợi nhuận tối đa trên cơ sở kinh doanh ổn định và bền vững

Kiểm toán BCTC Kiểm toán nội bộ Kiểm toán tuân thủ Lập BCTC Soát xét BCTC Thực hiện trắc nghiệm Kiểm toán chương trình dự án Kiểm toán xác định vốn góp liên doanh Các dịch vụ khác liên quan đến kiểm toán

Trang 37

Sơ đồ 2.6: Các dịch vụ tư vấn của công ty KPMG Việt Nam

* Tư vấn tài chính: Tư vấn tài chính doanh nghiệp; Tư vấn tái cơ cấu; Tư vấn pháp

* Tư vấn rủi ro: Tư vấn rủi ro thông tin; Tư vấn quản lý rủi ro tài chính; Tư vấn

kế toán; Quản lý kết quả hoạt động; Các dịch vụ về luật định và tuân thủ

* Tư vấn gia nhập thị trường: Tư vấn chiến lược gia nhập thị trường và cơ cấu

đầu tư; Hướng dẫn các thủ tục đăng ký kinh doanh, văn phòng đại diện; Tư vấn hoànthành giấy phép đầu tư; Tư vấn các thủ tục sau khi được cấp giấy phép; Tư vấn nhân lực

* Tư vấn công nghệ thông tin

* Các dịch vụ khác: Dịch vụ kế toán; Dịch vụ tuyển dụng nhân lực.

Với việc cung cấp các loại hình dịch vụ kiểm toán - thuế - tư vấn đa dạng,KPMG Việt Nam đang ngày càng thu hút được những khách hàng mới và mở rộng thịphần của mình trên các lĩnh vực khác nhau

2.1.3.2 Khách hàng chủ yếu của công ty TNHH KPMG Việt Nam

Hiện nay, KPMG là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn hàng đầu tạiViệt Nam với thị phần khách hàng rộng lớn Khách hàng của KPMG Việt Nam thuộccác lĩnh vực chủ yếu như:

 Lĩnh vực dịch vụ tài chính: ngân hàng (HSBC, Techcombank, ANZ…), bảohiểm, kinh doanh bất động sản đầu tư như địa ốc, nhà chung cư… Đặc biệt kiểmtoán ngân hàng luôn là thế mạnh hàng đầu của công ty KPMG

Tư vấn tài chính

Tư vấn rủi ro

Tư vấn gia nhập thị trường

Tư vấn công nghệ thông tin Các dịch vụ khác

Trang 38

 Lĩnh vực sản xuất: sản xuất đồ uống, giải khát, thực phẩm, sản xuất ô tô, xe máy

và phụ tùng xe gắn máy, ô tô (Yamaha, Honda, Panasonic…)

 Lĩnh vực thương mại, kinh doanh văn phòng, khách sạn, nhà hàng

 Lĩnh vực xây dựng, dầu khí, đóng tàu, sơn (Vinashin, Thép Hà Nội…)

 Lĩnh vực viễn thông (FPT…)

Ngoài các khách hàng là công ty có vốn trong nước, KPMG cung cấp dịch vụcho các công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài đến từ nhiều nước khác nhau trên thếgiới như Anh, Đức, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc, HànQuốc… Đặc biệt, đối với khách hàng Nhật Bản (chiếm khoảng 30% tổng số kháchhàng của công ty), công ty còn duy trì một bộ phận chuyên trách có tên là JapanesePractice (JP) bao gồm các chuyên viên đến từ Nhật Bản phục vụ cho việc đàm phán,trao đổi, thương thuyết, quảng bá và làm cầu nối giữa công ty với khách hàng Chínhnhờ đó mà công ty luôn chiếm được phần lớn mảng thị trường tiềm năng này

Đặc biệt, KPMG còn cung cấp dịch vụ kiểm toán dự án như: dự án trợ giúp giáodục và nâng cao phát triển giáo dục các cấp, dự án phát triển nông thôn, dự án hỗ trợ xóađói, giảm nghèo, dự án bảo vệ môi trường, dự án nâng cao sức khỏe bà mẹ, trẻ em và kếhoạch hóa gia đình của các tổ chức phi chính phủ như Quĩ nhi đồng Liên hợp quốc UNDP,SIDA, Hội chữ thập đỏ Nauy, Ngân hàng thế giới…

Mục tiêu của công ty là áp dụng một phương thức tiếp cận chủ động để tìm hiểu sựthật và biến thông tin, kiến thức về các ngành, các xu hướng kinh doanh thành giá trị cho lợiích của khách hàng Để đạt được mục tiêu này, KPMG đã không ngừng hoàn thiện qui trìnhkiểm toán, tổ chức lưu trữ hồ sơ một cách khoa học để bảo mật thông tin tốt hơn và ngàycàng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp

2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán của công ty TNHH KPMG Việt Nam

2.1.4.1 Đặc điểm qui trình kiểm toán chung tại công ty TNHH KPMG Việt Nam

Trang 39

KPMG thực hiện qui trình kiểm toán theo sổ tay kiểm toán KAM (KPMG s’Audit Manual) Đây là phần mềm hỗ trợ kiểm toán được sử dụng trong các cuộc kiểmtoán của KPMG trên toàn cầu nhằm giúp đỡ cho các nhân viên KAM đưa ra những chỉdẫn chặt chẽ về cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho các nhân viên chuyên nghiệp.Phần mềm kiểm toán này có một số đặc điểm sau:

 Đáp ứng các chuẩn mực quốc gia và quốc tế có liên quan: KPMG luôncung cấp dịch vụ kiểm toán chất lượng cao dựa trên rủi ro và tuân theonhững chuẩn mực kiểm toán quốc tế

 Nhấn mạnh bản chất quan trọng của các qui trình thử nghiệm cơ bản và cáchoạt động đánh giá rủi ro một cách hiệu quả và thử nghiệm KSNB

 Sử dụng cách tiếp cận đa năng với những chuyên gia dày dặn kinh nghiệmtrong ngành liên quan có đầy đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đểthực hiện dịch vụ

 Cung cấp cơ sở cho cách tiếp cận kiểm toán thống nhất ở mọi nơi KPMGcung cấp dịch vụ, và tăng cường hợp tác toàn cầu

Cuộc kiểm toán của KPMG gồm 5 bước cơ bản

Sơ đồ 2.7: Các bước của một cuộc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam

2.1.4.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Tại KPMG, lập kế hoạch là khâu đầu tiên của một cuộc kiểm toán, chi phối chấtlượng của toàn bộ dịch vụ cung cấp

Sơ đồ 2.8: Qui trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam

Thực hiện Thử nghiệm

cơ bản

Kết thúc kiểm toán

Những công việc sau khi kết thúc kiểm toán

Hiểu biết về doanh nghiệp

Ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Chính sách kế toán

Hoạt động tài chính

Đánh giá hoạt động kiểm soát

Nhận diện các rủi ro liên quan trên

BCTC (gian lận, sai sót)

Tính trọng yếu Xác định thời gian của cuộc kiểm toán và phân công người thực hiện

Sự tham gia của các cá nhân khác

Các chu trình nghiệp vụ Các ước tính Các tài khoản khác

Cách tiếp cận kiểm soát Cách

Trang 40

Với KPMG, mục đích của việc lập kế hoạch là: Đạt được những hiểu biết về ngànhnghề, môi trường kinh doanh cũng như các chính sách kế toán và hoạt động tài chính củadoanh nghiệp; Đạt được những hiểu biết và đánh giá việc thiết kế cũng như thực hiện cáckiểm soát ở mức độ khác nhau liên quan đến vấn đề kiểm toán; Đánh giá các rủi ro có saiphạm trọng yếu trong BCTC, bao gồm rủi ro xảy ra các gian lận và sai sót; Phát triển chiếnlược kiểm toán tương ứng với những rủi ro đó; Xây dựng cách tiếp cận kiểm toán đối vớinhững tài khoản quan trọng.

2.1.4.1.2 Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

Theo KPMG, việc đánh giá kiểm soát hướng đến xem xét hệ thống KSNB củakhách hàng có hoạt động liên tục và hiệu quả không Từ đó KTV đánh giá được rủi ro xảy

ra các sai phạm trọng yếu (RoSM – Risk of significant misstatements) là cao, trung bìnhhay thấp cho từng mục tiêu kiểm toán, khẳng định và thiết kế những thử nghiệm kiểm toán

cơ bản sẽ được thực hiện Bao gồm: Đánh giá việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểmsoát ở cấp toàn đơn vị được kiểm toán; Hiểu biết các hoạt động kế toán và báo cáo đối vớitừng mục tiêu kiểm toán Xác định các điểm rủi ro chính - những điểm có thể xảy ra sai sótđối với qui trình xử lý các giao dịch; Đánh giá và thử nghiệm các biện pháp kiểm soátphòng ngừa gian lận mà đơn vị khách hàng áp dụng; Đánh giá những thủ tục kiểm soát đã

Ngày đăng: 17/04/2013, 15:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Peasnell, K.V., P.F. Pope, and S. Young, 2005, Board Monitoring and Earnings Management: Do Outside Directors Influence Abnormal Accruals, Journal of Business Finance & Accounting Khác
10. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh - TS. Ngô Trí Tuệ, 2006, Giáo trình Kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Khác
11. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh, 2005, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, NXB Tài chính, Hà Nội Khác
12. William F. Messier, 1997, Auditing – A Systematic Approach, the McGraw – Hill companies, Inc Khác
13. Bộ môn Kiểm toán, 2004, Giáo trình Kiểm toán, ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê Khác
14. Bộ Tài chính, 2002,Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, NXB Tài chính Khác
15. Bộ Tài chính, 2006, Chuẩn mực kiểm toán quốc tế, NXB Tài chính Khác
16. Bộ Tài chính, 2006, Chuẩn mực kế toán Việt Nam, NXB Tài chính Khác
17. Theo báo cáo tình hình hoạt động của các công ty kiểm toán được lập vào năm 2006 của Bộ Tài chính, www.kiemtoan.com.vn Khác
18. Báo cáo thường niên của công ty KPMG quốc tế, www.kpmg.com.vn 19. Báo cáo thường niên của công ty KPMG Việt Nam, www.kpmg.com.vn Khác
20. Theo VACPA, 2007, 10 Hãng Kiểm toán lớn nhất thế giới năm 2006 và 10 công ty kiểm toán Việt Nam lớn nhất năm 2006, www.vacpa.org.vn Khác
21. Ý kiến của người đại diện công ty KPMG, 2006, Những yêu cầu và thực tiễn kiểm soát chất lượng kiểm toán, www.kiemtoan.com.vn Khác
22. www.webketoan.com 23. www.vietstock.com.vn 24. www.mekongcapital.com 25. www.kiemtoan.com.vn 26. www.sbv.gov.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Vai trò của Hệ thống kiểm soát nội bộ - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Hình 1.1 Vai trò của Hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 4)
Hình 1.2: Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Hình 1.2 Các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ (Trang 7)
Hình 1.3: Các yếu tố của môi trường kiểm soát - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Hình 1.3 Các yếu tố của môi trường kiểm soát (Trang 7)
Hình 1.4: Các nguyên tắc kiểm soát - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Hình 1.4 Các nguyên tắc kiểm soát (Trang 11)
Sơ đồ 1.1: Khái quát việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng  và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 1.1 Khái quát việc nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và quá trình đánh giá rủi ro kiểm soát (Trang 18)
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo nhúm khỏch hàng của cụng ty KPMG Việt Nam 9 - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh thu theo nhúm khỏch hàng của cụng ty KPMG Việt Nam 9 (Trang 30)
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của cụng ty KPMG Việt Nam 8 - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của cụng ty KPMG Việt Nam 8 (Trang 30)
Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng của công ty KPMG Việt Nam  9 - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh thu theo nhóm khách hàng của công ty KPMG Việt Nam 9 (Trang 30)
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty KPMG Việt Nam (Trang 32)
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu nhân sự phòng kiểm toán của công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.2 Cơ cấu nhân sự phòng kiểm toán của công ty KPMG Việt Nam (Trang 34)
Sơ đồ 2.3: Cơ cấu nhân sự phòng thuế và phòng tư vấn công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.3 Cơ cấu nhân sự phòng thuế và phòng tư vấn công ty KPMG Việt Nam (Trang 34)
Sơ đồ 2.4: Các loại dịch vụ chủ yếu của công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.4 Các loại dịch vụ chủ yếu của công ty KPMG Việt Nam (Trang 35)
Sơ đồ 2.8: Qui trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.8 Qui trình lập kế hoạch kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam (Trang 39)
Sơ đồ 2.9: Qui trình thực hiện thử nghiệm cơ bản tại công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.9 Qui trình thực hiện thử nghiệm cơ bản tại công ty KPMG Việt Nam (Trang 41)
Sơ đồ 2.10: Qui trình kết thúc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.10 Qui trình kết thúc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam (Trang 41)
Sơ đồ 2.11: Hồ sơ kiểm toán - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.11 Hồ sơ kiểm toán (Trang 43)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy quản lý công ty ABC - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty ABC (Trang 59)
• Trong mỗi bảng cú chứa - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
rong mỗi bảng cú chứa (Trang 62)
• Bảng tớnh thuế thu nhập hiện hành - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng t ớnh thuế thu nhập hiện hành (Trang 63)
Bảng 2.3: So sỏnh qui trỡnh đỏnh giỏ hệ thống KSNB ỏp dụng với khỏch hàng thường niờn và khỏch hàng năm đầu - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 2.3 So sỏnh qui trỡnh đỏnh giỏ hệ thống KSNB ỏp dụng với khỏch hàng thường niờn và khỏch hàng năm đầu (Trang 84)
Bảng 2.3: So sánh qui trình đánh giá hệ thống KSNB áp dụng với khách hàng  thường niên và khách hàng năm đầu - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Bảng 2.3 So sánh qui trình đánh giá hệ thống KSNB áp dụng với khách hàng thường niên và khách hàng năm đầu (Trang 84)
Sơ đồ 2.12: Khái quát qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH  KPMG Việt Nam thực hiện - Qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ trong kiểm toán tài chính do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện
Sơ đồ 2.12 Khái quát qui trình đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ do công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện (Trang 85)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w