Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất => Đi từ thống nhất đến khác biệt và đối lập, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt của phương thức sản xuất. => Lực lượng sản xuất được xã hội hóa, chuyên môn hóa càng cao, quan hệ sản xuất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất phát triển phù hợp với lực lượng sản xuất => Khi có sự tiến bộ về tư liệu sản xuất => Phát triển về quan hệ sản xuất thông qua chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Đề bài: “Tại sao Hồ Chí Minh chủ chương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”. ĐỀ CƯƠNG I – Cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác 1. Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần 2. Việt Nam thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội => Con đường CNXH đã chọn là duy nhất đúng đắn. II – “Chính sách kinh tế mới” (NEP) do Lênin đưa ra trong thời kì quá độ ở Nga 1. Điều kiện ra đời của NEP 2. “Chính sách kinh tế mới” 3. Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn của “Chính sách kinh tế mới” vào Việt Nam => Việt Nam vận dụng tinh thần và phương pháp của NEP, thực hành sáng tạo, kế thừa để phát triển và phát triển trong những điều kiện mới, hoàn cảnh mới, chứ không phải là sao chép máy móc, giáo điều, vốn rất xa lạ với phép biện chứng, với tư duy biện chứng của Lênin và Hồ Chí Minh. III – Xuất phát từ thực tiễn Việt Nam 1. Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp => Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN 2. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh hậu quả để lại còn nặng nề và những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều => Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN 3. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta =>Mở rộng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế => Chúng ta có khả năng tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN 1 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 IV – Nội dung cơ bản trong việc thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Hồ Chí Minh 1. Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN 2. Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN 3. Mở rộng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế V – Tính đúng đắn của luận điểm Cuối năm 1985, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng trầm trọng =>Đại hội Đảng VI chỉ rõ chúng ta đã mắc những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện =>Phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta là sự lựa chọn hoàn toàn phù hợp với quy luật phát triển khách quan và xu thế tất yếu của thời đại. 2 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 NỘI DUNG I – CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC 1. Cơ sở lí luận về cơ cấu kinh tế nhiều phần Trong lý luận về hình thái kinh tế xã hội của C. Mác cho thấy sự biến đổi của các xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên Vận dụng lý luận đó vào phân tích xã hội tư bản để tìm ra quy luật vận động của nó - C. Mác và Ăngghen đều cho rằng: Phương thức sản xuất TBCN có tính chất lịch sử và xã hội tư bản tất yếu bị thay thế bằng xã hội mới - xã hội cộng sản chủ nghĩa - C.Mác và Ăngghen đã chỉ rõ: Sự tiến bộ lịch sử của chế độ tư bản, vai trò cực kỳ to lớn của nó trong việc phát triển sức sản xuất và xã hội hóa lao động. Đồng thời cũng chỉ ra những giới hạn tạm thời về mặt lịch sử của chế độ đó: " Sự tập trung tư liệu sản xuất và xã hội hóa lao động đạt đến cái điểm mà chúng không còn thích hợp với cái vỏ TBCN của chúng nữa. Cái vỏ đó vỡ tung ra. Giờ tận số của chế độ TBCN đã điểm. Những kẻ đi tước đoạt bị tước đoạt". - Đồng thời C. Mac và Ăngghen cũng dự báo trên những nét lớn về những đặc trưng cơ bản của xã hội mới đó là: + Có lực lượng sản xuất xã hội phát triển cao. + Chế độ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất được xác lập, chế độ người bóc lột người bị thủ tiêu. + Sản xuất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội. + Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất trên phạm vi toàn xã hội Sự phân phối sản phẩm + Sự đối lập giữa thành thị và nông thôn, giữa lao động trí óc và lao động chân tay bị xóa bỏ . Nhưng để xây dựng xã hội mới với những đặc trưng trên cần phải trải qua hai giai đoạn: giai đoạn thấp ( giai đoạn đầu) và giai đoạn cao ( giai đoạn sau). Sau này Lênin gọi giai đoạn đầu là CNXH, giai đoạn sau là chủ nghĩa cộng sản. 3 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 2. Việt Nam thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Quá độ lên CNXH ở Việt Nam là phù hợp với quy luật phát triển biện chứng của lịch sử. Lênin đã chỉ rõ :” Tất cả các dân tộc đều sẽ đi lên CNXH. Đó là điều không tránh khỏi. Sự quá độ đó còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại ngày nay -Thời đại mà nói chung chủ yếu là sự quá độ từ CNTB lên CNXH”. Nước ta quá độ lên CNXH không qua chế độ TBCN là sự lựa chọn có tính lịch sử phù hợp với điều kiện. Đặc điểm tính theo đất nước phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. - Lịch sử đã chứng minh: Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta đến năm 1930 các phong trào cứu nước của nhân dân ta theo ý thức hệ phong kiến. Tiểu tư sản, tư sản đều bị thất bại. Năm 1930 đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã lãnh đạo dân tộc ta đi lên thắng lợi này đến thắng lợi khác và đi đến thắng lợi hoàn toàn. Sự khảo nghiệm đó của lịch sử dân tộc đã khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc thì chỉ có thể là con đường cách mạng vô sản. - Từ năm 1930 đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã giương cao ngọn cơ Độc Lập Dân Tộc và CNXH. Dưới ngọn cờ ấy. Đảng đã đoàn kết được cả dân tộc. Phát huy cao độ truyền thống bất khuất của dân Tộc. Lãnh đạo nhân dân ta dòng rã suốt gần nửa thế kỷ đấu tranh giành độc lập thống nhất tổ quốc. - Cách mạng nước ta do đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo.Đảng có cơ sở xã hội vững chắc trong nhân dân. Đây là dân số bên trong quyết định con đường quá độ lên CNXH ở nước ta. - Các thế lực phản động tay sai cho đế quốc. Thực dân ở nước ta vừa non kém về tổ chức. Không có chỗ đứng trong nhân dân. Do đó nhân dân ta quyết không đi theo con đường phản dân hại nước của chúng. Như vậy: Điều kiện lịch sử và những tiền đề nói trên khẳng định quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất yếu lịch sử, là sự lựa chọn duy nhất đúng. Tuy nhiên muốn có CNXH trở thành hiện thực. Chúng ta còn phải trải qua nhiều gian nan thử thách. Hiện nay CNXH hiện thực thế giới đang lâm vào khủng hoảng xong đảng và nhân dân ta vẫn bình tĩnh, cần nhắc và khẳng định con đường CNXH đã chọn là duy nhất đúng đắn. II – “CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI” DO LÊNIN ĐƯA RA TRONG THỜI KÌ QUÁ ĐỘ Ở NGA 1. Điều kiện ra đời của NEP 4 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Không bao lâu sau cách mạng tháng 10 Nga năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kì này, V.I.Lênin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu, đồng thời xóa bỏ quan hệ hàng hóa tiền tệ (ví dụ như: cấm buôn bán lương thực trên thị trường thể hiện bằng sắc lệnh của hội đòng tối cao 1920 đã quốc hữu hóa toàn bộ khu vực tiểu thủ công nghiệp, loại bỏ thương nghiệp bán lẻ và kết thúc bằng việc cấm chợ của các thành phố trong đó có chợ trời ở Moscow), xóa bỏ việc tự do mua bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước vào nền kinh tế: cuối giai đoạn nội chiến tiền lương trả cho công nhân còn 7,4%. Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của nhà nước Xô Viết nhờ đó mà quân đội đủ sức chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được nhà nước Xô Viết non trẻ của mình. Tuy nhiên khi hòa bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích hợp. Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất. Hậu quả chiến tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính sách trưng thu lương thục thừa đã làm mất động lực đối với nhân dân. Việc xóa bỏ quan hệ hang hóa -tiền tệ làm mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển. Vì vậy, khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc. Điều đó đòi hỏi phải có chính sách kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới được V.I.Lênin khởi xướng để đáp ứng nhu cầu này nhằm tiếp tục xây dựng kế hoạch xây dưng chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới. 2. “Chính sách kinh tế mới” a. Nội dung và biện pháp chủ yếu của NEP: - Thay thế chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực. Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định trong nhiều năm. Mức thuế này dựa vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói cách khác, “Thuế là cái mà nhà nước thu của nhân dân mà không bù lại”. Số lương thực còn lại sau khi nộp thuế được người dân tự do trao đổi, mua bán trên thị trường. - Tổ chức thị trường, thương nghiệp, thiết lập quan hệ hang hóa tiền tệ giữa nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông nghiệp. - Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức kinh tế quá độ như khuyến khích phát triển sản xuất hàng hóa nhỏ của nông dân, thợ thủ công; khuyến khích kinh tế tư bản tư nhân; sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước; củng cố lạicác doanh nghiệp nhà nước chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế. Đồng thời, V.I.LÊNIN chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp 5 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 tác kinh tế với các nước tư bản phương tây để tranh thủ kĩ thuật, vốn khuyến khích kinh tế phát triển. b. Sự từ bỏ NEP NEP của Xô viết (1921-1929) hầu như là một giai đoạn “thị trường xã hội chủ nghĩa” tương tự như các cuộc cải cách của Đặng Tiểu Bình tại Trung Quốc sau năm 1978 theo đó dự tính trước một vai trò cho những nhà thầu tư nhân và các thị trường bị hạn chế dựa trên thương mại và giá cả hơn là hoàn toàn kế hoạch hoá tập trung. Một điều khá thú vị, trong cuộc gặp đầu tiên vào đầu những năm 1980 giữa Đặng Tiểu Bình và Armand Hammer, một nhà công nghiệp Mỹ và là nhà đầu tư lớn vào Liên bang sô viết của Lenin, Đặng đã cố tranh thủ được càng nhiều thông tin về NEP càng tốt. Trong giai đoạn NEP, sản lượng nông nghiệp không chỉ hồi phục ở mức đã đạt được trước cách mạng Bolshevik mà còn tăng trưởng mạnh. Việc phá bỏ các lãnh địa gần như phong kiến tại các vùng nông thôn ở thời Sa Hoàng trước đây cho phép nông dân có được sự khích lệ lớn nhất từ trước tới nay để tăng cao sản xuất. Khi đã có thể bán thặng dư của họ ra thị trường tự do, sự chi tiêu của nông dân tạo ra một sự bùng nổ trong các lĩnh vực sản xuất tại các vùng đô thị. Kết quả của NEP và sự xoá bỏ lãnh địa trong thời gian Đảng cộng sản củng cố quyền lực từ 1917-1921 là Liên bang xô viết trở thành nhà sản xuất lúa gạo lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, nông nghiệp phục hồi sau cuộc nội chiến nhanh hơn so với công nghiệp nặng. Các nhà máy bị hư hại nặng trong cuộc chiến và sự sụt giá tư bản có sản lượng kém hơn rất nhiều. Hơn nữa việc tổ chức các nhà máy vào các tờ rớt (trust) hay liên đoàn thuộc một lĩnh vực của nền kinh tế đóng góp nhiều vào việc làm mất cân bằng giữa cầu và cung đi liền với độc quyền. Vì thiếu sự thúc đẩy từ cạnh tranh thị trường, và với rất ít hoặc không có kiểm soát nhà nước về các chính sách bên trong của họ, các tờ rớt sẽ bán hàng với giá cao hơn. Việc công nghiệp phục hồi chậm càng đặt thêm các vấn đề cho giới nông dân, những người chiếm tám mươi phần trăm dân số. Bởi vì sản xuất nông nghiệp có năng suất cao hơn, vì vậy giá của hàng hoá công nghiệp cao hơn giá hàng hoá nông nghiệp. Hậu quả của nó là thứ mà Trotsky gọi là “khủng hoảng kéo” bởi vì hình dáng giống như cái kéo của biểu đồ biểu thị sự đi lên trong bảng chỉ số giá liên quan. Đơn giản là nông dân phải sản xuất thêm nhiều lúa gạo nữa để mua các hàng hoá tiêu thụ từ các vùng thành thị. Hậu quả, một số nông dân giấu thặng dư nông nghiệp vì đoán trước chúng sẽ tăng giá, điều đó góp phần làm dịu sự khan hiếm trong các thành phố. Tất nhiên điều đó là sự tích trữ đối với thái độ của thị trường, nó đã gây khó chịu cho nhiều cán bộ đảng cộng sản, nhưng người coi đó là việc bóc lột những người tiêu thụ tại các thành phố. Trong lúc ấy đảng tiến hành các bước suy diễn để bù đắp sự khủng hoảng, cố gắng hạ giá các mặt hàng sản xuất và ổn định lạm phát, bằng việc áp đặt giá được kiểm soát trên các mặt hàng công nghiệp chính và phá bỏ các tờ rớt nhằm tăng hiệu năng nền kinh tế. Bởi vì nhiều bộ máy kế tiếp nhau không được thành lập trong thủ tục của đảng, cái chết của Lenin vào năm 1924 làm tăng sự lo sợ về cuộc đấu tranh bè 6 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 phái về việc từ bỏ NEP. Đối lập cánh tả trong đảng, dẫn đầu là Trotsky từ lâu đã phản đối NEP vì nhiều lý do ý thức hệ và thực tiến (hệ thống thị trường đã bắt đầu tạo ra những kết quả xấu theo kiểu chủ nghĩa tư bản: lạm phát, thất nghiệp, và sự nổi lên của tầng lớp giàu có). Họ thường sử dụng “Cuộc khủng hoảng kéo” để chiếm đoạt vốn ý thức hệ của cánh ôn hoà trong đảng (những người ủng hộ NEP), do Nikolai Ivanovich Bukharin lãnh đạo. Ban đầu, Stalin thống nhất với phe cánh của Bukharinite để đấu tranh với Trotsky. Nhưng cuối cùng ông chuyển sang chống những người ôn hoà, những người ủng hộ NEP sau khi Trotsky phải lưu vong, để củng cố sự kiểm soát của ông ta đối với đảng và nhà nước. 3. Ý nghĩa và liên hệ thực tiễn của“Chính sách kinh tế mới” vào Việt Nam Một là, NEP thực sự mang giá trị thời đại. Thực tiễn của chính sách mở cửa, đổi mới ở Việt Nam, cải cách của Trung Quốc, thêm một bằng chứng xác thực bác bỏ những quan điểm sai trái về sự lỗi thời của chủ nghĩa Mác - Lênin. Hai là, cũng như NEP, đổi mới ở Việt Nam là một sự nghiệp cách mạng, muốn tiếp tục giành được những thành tựu mới, phải kiên định về nguyên tắc, nhưng phải rất sáng tạo và mềm dẻo trong tổ chức thực tiễn. Đảng ta xác định rằng, đổi mới trước hết phải đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế. Tư tưởng cải cách của Lênin và chính sách kinh tế mới đã từng làm hồi sinh nước Nga, giờ đây đã lại một lần nữa thể hiện giá trị, ý nghĩa và sức sống trên mảnh đất thực tiễn của đổi mới ở Việt Nam. Trù tính ứng dụng NEP từ rất sớm của Nguyễn Ái Quốc, giờ đây được vận dụng, thực hành trong đổi mới. Đó là vận dụng tinh thần và phương pháp của NEP, là thực hành sáng tạo, kế thừa để phát triển và phát triển trong những điều kiện mới, hoàn cảnh mới, chứ không phải là sao chép máy móc, giáo điều, vốn rất xa lạ với phép biện chứng, với tư duy biện chứng của Lênin và Hồ Chí Minh. Trên lĩnh vực kinh tế, đổi mới ở Việt Nam đã bắt đầu từ cơ chế khoán trong nông nghiệp, từ khoán sản phẩm trong các gia đình xã viên đến khoán hộ đối với từng hộ nông dân, coi kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn, lấy lợi ích của cá nhân - cá thể người lao động làm cơ sở thực hiện lợi ích xã hội, là động lực để phát triển kinh tế - sản xuất. Đây là khâu đột phá quan trọng, nhanh chóng đem lại hiệu quả. Với đổi mới, kinh tế thị trường định hướng XHCN, Nhà nước pháp quyền, dân chủ, Việt Nam đã chủ động hội nhập, đã mở cửa, hợp tác song phương, đa phương với các nước bạn bè trong khu vực và trên thế giới. Phương thức kết hợp nội lực với ngoại lực đã đem lại cho Việt Nam sự sản sinh và phát triển cả tiềm năng lẫn tiềm lực của chính mình, đã từ khủng hoảng, lạm phát phi mã, kinh tế suy sụp đình đốn, đến tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, phồn vinh, tăng cường được cả thế và lực của mình, có một vị thế và diện mạo mới trong đời sống quốc tế. III – XUẤT PHÁT TỪ THỰC TIỄN VIỆT NAM 7 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Trên cơ sở vận dụng lý luận cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa đã khẳng định con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan điểm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián tiếp cụ thể - quá độ từ một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản cảu thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển cao cảu đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta. Cả hai giai đoạn 1954 khi miền Bắc quá độ lên CNXH và từ sau năm 1975 cá nước quá độ lên CNXH thì đặc điểm là: 1. Nước ta quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp - Sự lựa chọn này phù hợp với xu thế của thời đại, phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động của nước ta, phù hợp với nhu cầu vươn lên làm chủ xã hội. Vì chỉ có CNXH mới thực sự có một chế độ dân chủ công bằng, tiên bộ xã hội. - Lực lượng sản xuất kém phát triển, cơ sở vật chất xây dựng chủ nghĩa xã hội còn rất lạc hậu, yêu cầu xây dựng và phát triển các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội được đặt ra. 2. Đất nước trải qua hàng chục năm chiến tranh hậu quả để lại còn nặng nề và những tàn dư thực dân phong kiến còn nhiều. - Nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (Pháp-Mĩ) rất tốn kém. Về thực chất hai cuộc kháng chiến đó chính là chống TBCN. Khi hòa bình chúng ta không thể quay lại phát triển nền kinh tế nước ta theo con đường TBCN hơn nữa nền kinh tế tư bản từ khi ra đời đều thể hiện bản chất bóc lột. - Đấu tranh giai cấp gay go, phức tạp; giai cấp công nhân từng bước làm quen với công cuộc tổ chức và xây dựng xã hội mới 3. Các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại chế độ xã hội và nền độc lập của nhân dân ta - Trên thế giới đã có nhiều nước phát triển theo con đường TBCN nhưng kết quả chỉ có một số ít nước có nền kinh tế phát triển. Còn lại theo nhận xét của Kissingter (một nhà tư bản tài chính) thì Châu Phi đói, Châu Á ngèo, Châu Mĩ La Tinh nợ nần chồng chất. - Những thế lực thù địch chống phá sự nghiệp xây dựng CNXH, những tư tưởng tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng CNXH. Đặc điểm đặc trưng bao trùm nhất của thời kỳ quá độ ở nước ta là bỏ qua chế độ TBCN. Nhưng bỏ qua chế độ TBCN không phải là phủ định sạch trơn , đêm đói lập CNXH với CNTB, bỏ qua cả những cái "không thể bỏ qua" như đã từng xảy ra ở các nước XHCN trước đây. Quan điểm của Đại hội I X Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định: " Bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan 8 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN; Tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dứơi chế độ TBCN, đặc biệt về khoa học và cộng nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại" Do vậy bỏ qua chế độ TBCN thưc chất là phát triển theo con đường " rút ngắn" quá trình đi lên CNXH. Nhưng rút ngắn khoong phải là đốt cháy giai đoạn, duy ý chí coi thường quy luật. Trái lại, phải tôn trọng quy luật khách quan và biết vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước, tận dụng thời cơ và khả năng thuận lợi để tìm ra con đường, hình thức, bước đi thích hợp; Phải biết kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được ở CNTB không chỉ về LLSX, mà cả về QHSX, cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng. Chúng ta quá độ đi lên CNXH trong điều kiện cuộc cách mạng công nghiệp hiện đại trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ làm cho lực lượng sản xuất mang tính quốc tế hóa ngày càng cao và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Quốc Gia trong quá trình phát triển ngày càng lớn. Do đó các nước phải mở rộng kinh tế với bên ngoài đó là xu thế tất yếu của thời đại trong quá trình đó cho phép chúng ta có thể tranh thủ tận dụng được những thế mạnh từ bên ngoài, đặc biệt là vốn, công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường v.v . Kết luận: Chúng ta có khả năng tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN. 9 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 IV – NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG VIỆC THỰC HIỆN CƠ CẤU KI NH TẾ HÀNG HÓA NHIỀU THÀNH PHẦN CỦA HỒ CHÍ MINH Đặc điểm kinh tế cơ bản nhất của thời kỳ quá độ là sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần và tương ứng với nó có nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau sâu sắc, triệt để, xã hội cũ thành xã hội mới. 1. Phát triển lực lượng sản xuất, coi công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nhiệm vụ trung tâm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật của XHCN Cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội theo V.I.Lênin, là nền sản xuất đại cơ khí ở trình độ hiện đại được áp dụng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, kể cả trong nông nghiệp. Ngày nay, cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội phải thể hiện được những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học. Chỉ khi lực lượng sản xuất phát triển đến trình độ cao mới tạo ra được năng suất lao động cao trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhờ đó những mục tiêu và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mới được thực hiện ngày càng tốt hơn trên thực tế. Qúa độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, khi đất nước ta chưa có tiền đề về cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo ra; do đó phát triển lực lượng sản xuất nói chung, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói riêng trở thành nhiệm vụ trung tâm của suốt thời kì quá độ. Nó có tính chất quyết định đối với thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhiệm vụ không kém phần quan trọng khác của phát triển lực lượng sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phát triển nguồn lực con người - lực lượng sản xuất cơ bản của đất nước, yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, tạo đội ngũ lao động có khả năng sáng tạo, tiếp thu, sử dụng, quản lí có hiệu quả các thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại. Vì vậy, phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của con người Việt Nam, coi phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là “ quốc sách hàng đầu” trong chiến lược phát triển đất nước. 2. Xây dựng từng bước quan hệ sản xuất mới theo định hướng XHCN Xây dựng chủ nghĩa xã hội là xây dựng một chế độ xã hội mới có nền kinh tế phát triển dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chế độ công hữu tư liệu sản xuất chủ yếu là đặc 10 [...]... thức ấy" Thực tiễn lịch sử cho thấy, cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế thị trường cũng là cơ sở kinh tế khách quan của sự hình thành và phát triển kinh tế hàng hóa Đó là sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa quy định Có nghĩa là kinh tế thị trường tồn tại cả trong chủ nghĩa xã hội cũng như trong thời kỳ quá độ lên CNXH... hướng xã hội chủ nghĩa là ở hiệu quả của nó: thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện công bằng xã hội Trong thời kì quá độ ở nước ta, tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu, hình thành nhiều thành phần kinh tế với những hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp Do đó, xây dựng quan hệ sản xuất định hướng xã hội chủ nghĩa đồng thời phải... xuất xã hội chủ nghiã; nó là sản phẩm của nền kinh tế phát triển với trình độ xã hội hoá cao, các lực lượng sản xuất hiện đại, nó sẽ chiếm ưu thế tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội được xây dựng xong về cơ bản Vì vậy, không thể nôn nóng, vội vàng, duy ý chí trong việc xây dựng quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa Nó chỉ được hình thành trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội lâu dài, qua nhiều bước, nhiều. .. lí cơ cấu kinh tế nhiều thành phần 3 Mở rộng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế và sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, xu hướng mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trở thành tất yếu đối với các quốc gia Nền kinh tế nước ta không thể khép kín mà phải tích cực mở rộng và ngày càng nâng cao hiệu quả của quan hệ kinh tế quốc tế. .. sản xuất xã hội chủ nghĩa từng bước phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 2) Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực văn hoá và tư tưởng, làm cho hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa chiếm địa vị chủ đạo trong xã hội, xây dựng con người xã hội chủ nghĩa 3) Đối với những nước kém phát triển, còn phải phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước, xây dựng cơ sở vật chất... không thể có chủ nghĩa xã hội Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế tổng quát của nước ta hiện nay Đây là quá trình nhận thức, hoàn thiện tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng để thấy rõ hơn về sự tất yếu khách quan, những nội dung và đặc trưng cơ bản, những việc cần thực hiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta Đối với nước ta, quá trình... hướng XHCN đã chứng minh rằng, kinh tế thị trường là con đường phát triển kinh tế có hiệu quả, từ đó quá độ lên chủ nghĩa xã hội Đây là cả một quá trình vừa đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế, vừa bám sát các quy luật khách quan và kịp thời tổng kết thực tiễn đầy sống động của Việt Nam Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử Đất... đổi từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa thực chất là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, được bắt đầu từ Đại hội Đảng VI (năm 1986) và ngày càng được hoàn thiện Thực tế 20 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế theo mô hình kinh tế thị... quá độ lên CNXH Do vậy, trong chủ nghĩa tư bản và trong CNXH đều tồn tại kinh tế thị trường, nhưng có những đặc trưng khác nhau Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, là nền kinh tế thị trường phục vụ lợi ích của giai cấp tư sản Kinh tế thị trường XHCN dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể do Đảng Cộng sản lãnh đạo, mục đích của nền kinh tế thị trường là phục... hình thành rõ nét, xã hội ngày càng lành mạnh, chế độ XHCN được củng cố Mọi chủ trương, chính sách gây tác động ngược lại là biểu hiện sự vận dụng không đúng quy luật khách quan, phải được sửa đổi hoặc bãi bỏ… 12 Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Nhiệm vụ này bao gồm: 1) Cải tạo những thành phần kinh tế không xã hội chủ nghĩa theo hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan . Tại sao Hồ Chí Minh chủ chương thực hiện cơ cấu kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam . ĐỀ CƯƠNG I – Cơ. tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan điểm Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình thái quá độ gián