Công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525
Trang 1LỜI CẢM ƠN
Em rất vinh dự và tự hào khi mình là một sinh viên khoa Kinh tế, trườngĐại học Kiến trúc Đà Nẵng Tại đây, em được học tập, rèn luyện và hoạt độngtrong môi trường năng động, một môi trường giáo dục tiên tiến
Để được như ngày hôm nay, em xin gửi lời cảm ơn chân thành bố mẹ, giađình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất cũng như tinh thần để em phấn đấu họctập, rèn luyện được như ngày hôm nay
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại học Kiếntrúc, đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Kinh tế đã tận tình dạy bảo, giúp đỡ,không những đã truyền đạt cho em khối kiến thức nền tảng mà còn truyền đạtcho em những kinh nghiệm sống, tư tưởng tư duy, thổi vào em ngọn lửa kinhdoanh… làm hành trang cho em bước vào đời
Để có thể hoàn thành được chuyên đề thực tập tốt nghiệp này em xin bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Đà đã trực tiếp hướng dẫn và chỉbảo cho em trong suốt quá trình thực tập
Cuối cùng, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cổ phầnxây dựng công trình 525, đặc biệt là các cô chú trong phòng vật tư thiết bị đã tạođiều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu và những kinh nghiệm thực tế để em hoànthành tốt chuyên đề tốt nghiệp này
Em xin trân trọng cảm ơn!
Đà Nẵng, Tháng 03 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Đoàn Thanh Trà
Trang 2MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4
GIỚI THIỆU 5
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 7
I L ỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY 7
1.LỊCH SỬ HÌNH THÀNH 7
2.QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 8
II Lĩnh vực hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty 9
1 Lĩnh vực hoạt động 9
1.1 Kinh doanh 9
1.2 Đầu tư 10
1.3 Xây dựng 10
2 NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÔNG TY 11
2.1 Nhiệm vụ của công ty 11
2.2 Quyền hạn của công ty 11
III Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 11
1 ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 11
2 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ 13
2.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 14
3 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 17
4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 19
4.1 Năng lực trang thiết bị 19
5 TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 20
6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 21
6.1 Tình hình các mặt hoạt động 21
6.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 24
PHẦN II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525 25
I Đ ẶC ĐIỂM VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU , CÁCH PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU CỦA CÔNG TY 25
1 Đặc điểm nguyên vật liệu của công ty 25
2 Phân loại nguyên vật liệu của công ty 26
Trang 3II N ỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 27
1 XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC TIÊU DÙNG CỦA CÔNG TY 27
1.1 Phương pháp đinh mức tiêu dùng nguyên vật liệu của công ty 27
2 BẢO ĐẢM NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG SẢN XUẤT KINH DOANH 28
2.1 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dùng 28
2.2 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 29
2.3 Xác định lượng nguyên vật liệu cần dự trữ 31
3 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MUA SẮM NGUYÊN VẬT LIỆU 31
4 TỔ CHỨC THU MUA VÀ TIẾP NHẬN NGUYÊN VẬT LIỆU 33
4.1 Tổ chức thu mua 34
4.2 Tổ chức tiếp nhận nguyên vật liệu 34
5 TỔ CHỨC CẤP PHÁT NGUYÊN VẬT LIỆU 35
6 TỔ CHỨC THANH QUYẾT TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU 36
7 THU HỒI PHẾ LIỆU PHẾ PHẨM 37
III Công tác quản lý nhập kho nguyên vật liệu 38
1 THỦ TỤC NHẬP KHO 38
2 THỦ TỤC XUẤT KHO 39
PHẦN III NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY 41
I C Ơ SỞ TIỀN ĐỀ CHO VIỆC HOÀN THIỆN 41
1 Định hướng phát triển của công ty 41
2 Những tồn tại trong công tác quản lý nguyên vật liệu 42
2.1 Những kết quả đạt được 42
2.2 Những mặt còn tồn tại 42
II N HỮNG KIẾN NGHỊ 43
KẾT LUẬN 45
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty 12
Bảng 1 : Cơ cấu đội ngũ nhân viên của công ty 2008-2010 17
Bảng 2 : Cơ cấu đội ngũ lao động về mặt chất lượng 18
Bảng 3 : Năng lực trang thiết bị của công ty năm 2010 19
Bảng 4 : Số liệu về tài sản và nguồn vốn của công ty ……… 20
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn công ty năm 2010 23
Bảng 6: Doanh thu các mặt hoạt đông của công ty trong 3 năm gần đây 24
Bảng 7: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 25
Bảng 8: Bảng phân loại nguyên vật liệu của công ty 26
Bảng 9: Bảng một số nguyên vật liệu cần dùng cho công trình(T2/2011) 29
Bảng 10: Bảng tổng hợp một số nguyên vật liệu dự trữ tại công ty………30
Bảng 11: Kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu của công ty tháng 1,2 năm 2011……….32
Sơ đồ 2: Hoạt động kinh doanh về mặt nguyên vật liệu của công ty Cổ phần Xây dựng Công trình 525………33
Trang 5
LỜI GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài.
Trong nền kinh tế hiện nay doanh nghiệp sản xuất là tế bào của nền kinh tế, làđơn vị trực tiếp tiến hành các hoạt động sản xuất tạo ra các sản phẩm cũng nhưbất kỳ doanh nghiệp nào khác, doanh nghiệp xây dựng trong quá trình sản xuấtkinh doanh của mình đều phải tính toán các chi phí bỏ ra và thu về Đặc biệttrong nền kinh tế thị trường hiện nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triểnphải có biện pháp quản lý nguyên vật liệu một cách hợp lý Phải tổ chức công tácquản lý nguyên vật liệu từ quá trình thu mua vận chuyển liên quan đến khâu dựtrữ vật tư cho việc thi công công trình Phải tổ chức tốt công tác quản lý thúc đẩykịp thời việc cung cấp nguyên vật liệu cho việc thi công xây dựng, phải kiểm tragiám sát việc chấp hành các khâu dự trữ tiêu hao nguyên vật liệu tại công ty để từ
đó góp phần giảm những chi phí không cần thiết trong xây dựng và tăng lợinhuận cho doanh nghiệp Muốn đạt được điều đó doanh nghiệp phải có mộtlượng vốn lưu động lớn và sử dụng nó một cách hợp lý Việc quản lý nguyên vậtliệu một cách chặt chẽ từ khâu thu mua đến khâu sử dụng và đáp ứng đủ nhu cầusản xuất vừa tiết kiệm chống những thất thoát của đơn vị
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, trong nềnkinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt Công Ty Cổ Phần Xây Dựng CôngTrình 525, cũng đứng trước một vấn đề bức xúc là làm sao để quản lý nguyên vậtliệu có hiệu quả nhất và làm sao để chi phí nguyên vật liệu thấp nhất Vì chi phínguyên vật liệu ở Công ty chiếm khoảng 70% đến 85% giá trị xây dựng đồngthời là bộ phận dự trữ sản xuất quan trọng nhất Vấn đề khó khăn nhất ở đây làphải theo sát những biến động về nguyên vật liệu để làm thế nào quản lý và sửdụng có hiệu quả nhất, đồng thời tìm được phương hướng để đưa lý luận vàothực tế vừa chặt chẽ vừa linh hoạt vừa đúng chế độ chung nhưng cũng phù hợpvới điều kiện riêng của doanh nghiệp Thời gian qua Công ty đã có nhiều đổi mớitrong công tác quản lý nói chung và công tác quản lý nguyên vật liệu nói riêng,
Trang 6tuy nhiên không phải là đã hết những mặt tồn tại, vướng mắc, do vậy đòi hỏi phảitìm ra phương hướng hoàn thiện.
Chính vì vậy, qua một thời gian tìm hiểu thực tế công tác quản lýnguyên vật liệu tại Công ty cổ phần xây dựng công trình 525 thấy được tầmquan trọng của nguyên vật liệu và những vấn đề chưa được hoàn thiện trongcông tác quản lý nguyên vật liệu, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộphòng vật tư thiết bị và sự hướng dẫn của cô giáo: Nguyễn Thị Đà em đã lựachọn và đi sâu vào nghiên cứu đề tài: Công tác quản lý nguyên vật liệu tạicông ty cổ phần xây dựng công trình 525 để làm rõ thêm những vướng mắcgiữa thực tế và lý thuyết để hoàn thiện và bổ sung thêm những kiến thức em
đã học
2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài
+ Tìm hiểu chung về lịch sử hình thành và tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty cổ phần xây dựng công trình 525
+ Dựa vào cơ sở lý luận về quản lý nguyên vật liệu để phân tích thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại công ty
+ Rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho bản thân sau này
+ Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần xây dựng công trình 525
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525, trụ sở tại 673 Trường
Chinh – TP Đà Nẵng
+ Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Công ty cổ phần xây dựng công trình 525
- Về mặt thời gian: Từ năm 2008 đến năm 2010
4 Phương pháp nghiên cứu
+ Tổng hợp lý thuyết về quản trị nguyên vật liệu từ các tài liệu chuyên môn + Phương pháp mô tả dựa trên thông tin thứ cấp từ hoạt động thực tế của Công
ty cổ phần xây dựng công trình 525
+ Tham khảo tài liệu về quản trị nguyên vật liệu
Trang 7+ Phương pháp phân tích.
5 Kết cấu đề tài.
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Khái quát về công ty cổ phần xây dựng công trình 525.
Phần 2: Thực trạng về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại công ty cổ phần
xây dựng công trình 525
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu tại
công ty cổ phần xây dựng công trình 525
PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 525
I Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
+ Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh: Số 87E đường Bưng Ông Thoàn
- Phường Phú Hữu – Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh
+ Chi nhánh tại tỉnh Quảng Bình: Tiểu khu 9 đường Hữu nghị - Thành phố
Đồng Hới – Quảng Bình
Trang 8Công ty cổ phần XDCT 525 tiền thân là đội Thanh niên xung phong 25Anh hùng thuộc Ban xây dựng 67 tiền thân của Tổng Công ty XDCTGT5 ngàynay, thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập ngày 22/08/1965, lúc đầu mớithành lập Đội TNXP 25 (phiên hiệu N25) thuộc Tổng đội TNXP tỉnh Nam Hà.
- Từ năm 1965 - 1974: Đội thanh niên xung phong 25 thuộc ban xây dựng 67
- Từ năm 1975 - 1977:đổi tên thành Công ty đường 25 thuộc xí nghiệp liênhiệp công trình III Bộ Giao thông vận tải Cơ quan Công ty đóng tại xã Sen Thuỷ
- Lệ Thủy - Bình Trị Thiên làm nhiệm vụ khôi phục nâng cấp QL1A, đoạn từNam Quán Hàu đến xã Vĩnh Chấp - Vĩnh Linh thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
- Từ tháng 4/1977 đến 02/1982 đổi tên đơn vị thành Công ty cầu 25 thuộc
Xí nghiệp Liên hợp Công trình III
- Đến tháng 3/1982: Đổi tên đơn vị thành Xí nghiệp xây dựng cầu 525,thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp xây dựng và quản lý khu đường bộ 5
- Từ 1995: Tách xây dựng cơ bản ra khỏi quản lý nhà nước của khu Đường
bộ 5 Đổi tên là Công ty công trình giao thông 525 thuộc Tổng công tyXDCTGT5
- Từ 1/2002 đến nay: Chuyển đổi Công ty thành Công ty cổ phần XDCT
525, thuộc Tổng Công ty XDCTGT 5 Hoạt động theo luật Doanh nghiệp vàĐiều lệ Công ty cổ phần XDCT 525
2 Quá trình phát triển
Sự phát triển của công ty đã trải qua nhiều thăng trầm và được chia làm 4giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 1965 - 1977: Là đội thanh niên xung phong 25 thuộc ban xây
dựng 67 Đến năm 1977 đổi thành Công ty đường 25 thuộc xí nghiệp liên hiệpcông trình III Bộ Giao thông vận tải, tại Lệ Thủy Trong giai đoạn đầu, điều kiện
cơ sở vật chất còn thiếu thốn tuy nhiên công ty cũng đảm nhiệm được nhiệm vụquan trọng đó là khôi phục nâng cấp QL1A, đoạn từ Nam Quán Hàu đến xã VĩnhChấp - Vĩnh Linh thuộc tỉnh Bình Trị Thiên
Trang 9Từ một cơ sở không tên tuổi, Công ty đã ngày càng khẳng định vị trí củamình tại Miền Trung, bảo đảm được thông suốt tuyến đường quốc lộ 1A tại đâyluôn được thông suôt.
- Giai đoạn 1978 đến 1982: Là thời kỳ công ty bắt đầu định hướng con
đường sản xuất kinh doanh của mình Tuy còn nằm dưới sự quản lý của Liênhiệp các xí nghiệp xây dựng và quản lý khu đường bộ 5 nhưng công ty đã mạnhdạn phát triển thêm các hoạt động trong công tác xây dựng của mình
Năm 1982: Đổi tên đơn vị thành Công ty cầu 25 thuộc Xí nghiệp Liên hợpCông trình III
Tháng 3/1982: Đổi tên đơn vị thành Xí nghiệp xây dựng cầu 525, thuộcLiên hiệp các Xí nghiệp xây dựng và quản lý khu đường bộ 5
- Giai đoạn 1995-2002 : Đây là thời kì công ty bắt đầu tách ra và hạch
toán độc lập (năm 1995), tự lập kế hoạch sản xuất và tự tìm thị trường và cáckhách hàng của mình.Trong giai đoạn này công ty đã có nhiều công trình xâydựng hơn và bắt đầu có uy tín trong hoạt động xây dựng và đấu thầu
- Giai đoạn 2002 đến nay: Chuyển đổi Công ty thành Công ty cổ phần
XDCT 525, thuộc Tổng Công ty XDCTGT 5 Hoạt động theo luật Doanh nghiệp
và Điều lệ Công ty cổ phần XDCT 525
Đến nay công ty đã mở rộng thêm hoạt động kinh doanh của mình sang đầu
tư kinh doanh địa ốc, thương mại , các xây dựn khác như san lấp mặt bằng, xâydựng đường điện Cùng với sự phát triển đó công ty đã đạt được một số thànhtựu đáng kể như khen thưởng thành tích hàng năm của Bộ xây dựng; khenthưởng của Đảng và chính phủ cho đơn vi thi đua giỏi; đạt tiêu chuẩn ISO 9001-
Trang 10- Mua bán nhà và dịch vụ chuyển quyền sử dụng đất
- Khai thác khoáng sản và kinh doanh chế biến vật liệu xây dựng, cấukiện thép,cấu kiện bê tông đúc sẵn, bê tông nhựa
- Xuất khẩu vật tư thiết bị, sửa chữa xe máy, thiết bị thi công
- Tư vấn thiết kế, đầu tư giám sát các công trình không do công ty thicông
1.2 Đầu tư
- Đầu tư kinh doanh địa ốc:
Đây là lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới của công ty cổ phần xây dựngcông trình 525 Đa dạng hoá ngành nghề là bước đột phá của Công ty nhằm đápứng kịp thời với sự phát triển của đất nước nâng cao đời sống người lao động củangành cầu đường
- Đầu tư kinh doanh thương mại:
Trong xu hướng đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, công ty đang triểnkhai một hướng kinh doanh mới là kinh doanh thương mại
- Đầu tư kinh doanh khác:
Theo định hướng phát triển của công ty, công ty đang xúc tiến việc tìmkiếm các đối tác để thực hiện việc liên doanh liên kết, góp vốn đầu tư nhằm thựchiện mục tiêu đa dạng hoá ngành nghề để đạt được một hiệu quả kinh doanh caonhất
1.3 Xây dựng
- Xây dựng cầu đường:
Là lĩnh vực chính của Công ty cổ phần xây dựng công trình 525 Đểbắt kịp và đứng vững trong thương trường của ngành xây dựng cầu đường, công
ty đã và đang tiếp thu những công nghệ tiên tiến thế giới, đầu tư máy móc thiết bịhiện đại, tiếp nhận và đào tạo những cán bộ quản lý, kỹ sư có trình độ đại học vàtrên đại học, đội ngũ công nhân có tay nghề cao
Trang 11- Xây dựng khác:
Ngoài lĩnh vực chính là xây dựng cầu đường, công ty còn hoạt động xâydựng các lĩnh vực khác như: san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình côngnghiệp, dân dụng, thuỷ lợi và đường điện dưới 35 KV, xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng cụm dân cư, đô thị, khu công nghiệp
2 Nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.1 Nhiệm vụ của công ty
Hoạt động của công ty phải thực hiện theo đúng chủ trương, chính sáchcủa Đảng và nhà nước nhằm phục vụ công cuộc Công Nghiệp Hoá Hiện Đại Hoáđất nước và phù hợp với chính sách hội nhập của nhà nước, đào tạo và bồi dưỡng
để không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật, khả năng hiểu biết và tính linh hoạtcủa cán bộ công nhân viên thích ứng với sự biến đổi của nền kinh tế, chăm lo cảithiện đời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên
Mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả tự bù đắp chi phí, bảo tồn vàphát triển vốn có nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước và tận dụng năng lực sản xuấtđịa phương ứng dụng tiến độ của khoa học kỹ thuật - công nghệ Bảo vệ môitrường, đảm bảo trật tự an ninh xã hội
2.2 Quyền hạn của công ty
Được quyền kinh doanh và và hoạt động trong lĩnh vực của mình Đượcquyền chủ động mở rộng mọi hình thức liên doanh liên kết với các cơ quannghiên cứu, cá nhân trong tổ chức khoa học ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất Được quyền vay, mua bán ngoại tệ tại các ngân hàng ngoại thương, đượchuy động cổ phần vay ở nước ngoài và các cán bộ công nhân viên của công ty
III Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Trang 12
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - lao động)
Ghi chú:
Quan hệ trực tuyến Quan hệ qua lại
Nhìn vào sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty chúng ta thấy bộ máy của công
ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Theo cơ cấu này mọi hoạtđộng sản xuất kinh doanh của toàn Công ty đều được chỉ đạo trực tiếp của chủtịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc Các vấn đề cơ bản trong kế hoạch sản xuấtkinh doanh của xưởng công trình và các đội xây lắp cũng do giám đốc trực tiếp
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG TCCB LĐ CÁC CHI NHÁNH,
PHÒNG
ĐỘI THI CÔNG -CƠ GIỚI CÁC ĐỘI XÂY LẮP TRỰC THUỘC
PHÒNG HCTH
CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC
Trang 13chỉ đạo, các vấn đề khác được chỉ đạo thông qua các phòng ban chức năng củacông ty Với cấu trúc chức năng sẽ tạo lợi thế lớn cho công ty trong việc tiếtkiệm chi phí, đạt được các mục tiêu chức năng và nâng cao trình độ của các nhânviên trong một lĩnh vực.Tuy nhiên nó cũng sẽ làm cho nhân viên không phát huyđược khả năng sáng tạo của mình, mối liên hệ thông tin giữa các phòng ban cũngthấp và hoạt động không được liên kết chặt chẽ.Một điểm đáng chú ý ở cấu trúcnày đó là vi phạm chế độ một thủ tướng Điều này dẫn đến quyền hành trong tổchức không rõ ràng, lẫn lộn nhau và nhân viên trong công ty sẽ phải thu thậpthông tin khó khăn Khi nhân viên làm việc thì sẽ phỉa chịu áp lực cao và hiệuquả trong công việc sẽ không đảm bảo.
2 Chức năng và nhiệm vụ:
Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơquan có thẩm quyền cao nhất của công ty, quyết định những vấn đề thuộc quyền
và nhiệm vụ được luật pháp và Điều lệ công ty quy định
Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và là cơ quan quản lýcông ty Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thựchiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông Hội đồng quản trị công ty có 07 thành viên và có nhiệm kỳ là 05 năm
Trong đó, Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc:
Lập chương trình kế hoạch hoạt động cho HĐQT và của Ban Giám đốc,phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho từng thanh viên HĐQT, thành viênBan Giám đốc
Chủ trì họp ĐHĐCĐ và thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác được quyđịnh tại điều 81 Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty
Xây dựng các chỉ tiêu kinh tế-xã hội; các quy chế quản lý nội bộ để trìnhđại hội cổ đông thường niên hàng năm thảo luận và biểu quyết, ra nghị quyếtthực hiên
Trang 14Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt cổ đông kiểmsoát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của công ty theo các quyđịnh của phát luật và điều lệ của công ty; kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tínhtrung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh,trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính Ban kiểm soát
có 03 thành viên và có nhiệm kỳ là 05 năm, tương ứng với nhiệm kỳ của Hộiđồng quản trị và có thể kéo dài thêm 90 ngày để giải quyết công việc tồn động
Ban Giám đốc:
Cơ cấu Ban Giám đốc gồm có 4 người gồm Giám đốc và các Phó Giámđốc, do Hội đồng quản trị công ty bổ nhiệm Ban Giám đốc điều hành hoạt độnghàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ được giao
Giám đốc: Chịu trách nhiệm trực tiếp trước Hội đồng quản trị và Đại hội
đồng cổ đông về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty
Phó Giám đốc kế hoạch: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kế hoạch, tìm
kiếm việc làm, mở rộng quan hệ, liên danh, liên kết, hợp đồng kinh tế, giá cả, thanhquyết toán các hợp đồng kinh tế, điều động sản xuất; công tác đấu thầu công trình
Phó Giám đốc kỹ thuật: Chịu trách nhiệm toàn bộ công tác kỹ thuật, thiết
kế tổ chức thi công các công trình, theo dõi đôn đốc công tác giám sát kỹ thuậthiện trường kiểm tra công tác hồ sơ hoàn công công trình, phụ trách công táckhoa học kỹ thuật, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đào tạo học tập nâng caotay nghề bậc thợ công nhân
Phó Giám đốc vật tư thiết bị: Có trách nhiệm trong việc quản lý máy
móc, thiết bị cho các công trình, lựa chọn các máy móc hiện đại phù hợp vớitừng công việc tại các công trình nhằm đem lại hiệu quả sử dụng cao
2.1 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng tổ chức cán bộ - lao động:
Trang 15Tham mưu và tổ chức thực hiện về công tác tổ chức (tổ chức đội hình sảnxuất, tổ chức bộ máy quản lý, bố trí nhân lực theo yêu cầu công việc).
Xây dựng quy hoạch và đào tạo cán bộ, công nhân lao động
Thực hiện các chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân lao động
Công tác tuyển dụng, lao động tiền lương, bảo hộ lao động, an toàn vệsinh lao động và các vấn đề nhân sự
Thường trực công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật, công tác bảo vệ nội
bộ, giải quyết đơn thư khiếu tố, khiếu nại
Tổ chức lưu trữ hồ sơ cán bộ, công nhân lao động toàn Công ty và cáccông văn, văn bản về chế độ chính sách đối với người lao động
Phòng hành chính tổng hợp:
Tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Ban giám đốc Công ty trong việc tổchức, theo dõi, thực hiện những yêu cầu nhiệm vụ về quản trị hành chính vănphòng tại cơ quan Công ty;
Thực hiện các công việc về đối nội, đối ngoại của Công ty khi được lãnhđạo Công ty uỷ quyền
Lập kế hoạch sửa chữa cũng như mua sắm trang thiết bị văn phòng phục
vụ làm việc
Theo dõi công tác tuyên truyền, công tác thi đua khen thưởng; Tham mưucho lãnh đạo xét duyệt và đề nghị các danh hiệu thi đua hàng năm
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
Xử lý thông tin, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty, đềxuất các biện pháp nhằm thực hiện kế hoạch sản xuất
Tham mưu tổng hợp trong lĩnh vực kế hoạch, tìm kiếm việc làm, mở rộngquan hệ, liên danh, liên kết, hợp đồng kinh tế, giá cả, thanh quyết toán các hợpđồng kinh tế, điều động sản xuất
Trang 16Lập dự toán, thực hiện công tác đấu thầu công trình.
Tổng hợp phân tích đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinhdoanh hàng quý, sáu tháng và cả năm
Phòng kỹ thuật dự án:
Đưa ra những sáng kiến cải tạo kỹ thuật để nâng cao hiệu quả hoạt động
Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượngcông trình, công nghệ thi công công trình tại các công trình và các đơn vị trực thuộc
Trực tiếp tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ tham gia đấu thầu, nhận thầutheo yêu cầu nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty;
Xây dựng, thiết kế biện pháp tổ chức thi công các công trình
Thực hiện công tác nghiệm thu, hoàn công các công trình thi công
Phòng kế toán-tài chính:
Quản lý tài chính
Quản lý công tác tài chính kế toán
Quản lý công tác kế toán quản trị
Các đội thi công trực thuộc:
Thi công công trình theo quyết định giao nhiệm vụ của công ty;
Trang 17Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo và Giám đốc công ty về tiến độ thi công,
chất lượng công trình, công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp về người và
tài sản; Quản lý tổ chức lực lượng công nhân tham gia thi công đạt hiệu quản cao
Chăm lo việc làm, đời sống thu nhập và chế độ chính sách của người lao
động
3 Đặc điểm nguồn lực của công ty
Đây là lực lượng quyết định trực tiếp đến năng lực và khả năng hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty Vì vậy, công ty cổ phần xây dựng công trình
525 đã có một số chính sách cũng như việc thiết kế lao động cho mình :
Bảng 1 : Cơ cấu đội ngũ nhân viên của công ty 2008-2010
lượng Tỷ trọng (%) lượng Số Tỷ trọng (%) lượng Số Tỷ trọng (%)
Qua bảng 1 ta thấy đội ngũ lao động của công ty có sự biến động qua các
năm về số lượng Năm 2009 tăng so năm 2008 là 56 người, với tỷ lệ tăng 24%
Điều này cho thấy trong năm 2008 do sự anh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế nên công ty đã không tuyển dụng nhân viên nhiều Đến năm 2009 nền kinh tế
cơ bản cũng đã thoát khỏi tình trạng này và sự ảnh hưởng của nó cũng đã giảm đi
nhiều Các công trình xây dựng và hoạt động buôn bán cũng diễn ra sôi nổi hơn
Do đó trong năm 2009 số lượng nhân viên tăng lên 56 người so với năm 2008
cũng là một điều tất yếu Trong năm 2010 cùng với sự ổn định của nền kinh tế thì
công ty cũng có sự phát triển và đạt được những gói thầu công trình tương đối
lớn vì thế tổng số lượng nhân viên năm 2010 tăng thêm 26 người là một điều tất
yếu Một điểm dễ nhận thấy là số lượng nhân viên kinh tế và kĩ thuật không có
Trang 18nhiều biến động Điều này thể hiện được chất lượng đội ngũ quản lý của công tyrất tốt.
Bảng 2 : Cơ cấu đội ngũ lao động về mặt chất lượng
(Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao đông)
Qua bảng 2 ta thấy lao động chủ yếu là nam (chiếm khoản 93%) đây cũng là
sự hợp lý vì công việc của công ty là những công việc thích hợp với nam giới Sựchênh lệch lớn trong chỉ tiêu giới tính là do đặc điểm lĩnh vực xây dựng đòi hỏi lựclượng lao động phải thường xuyên lưu động, làm việc ở những công trình xa, điềukiện lao động cũng như sinh hoạt khắc nghiệt Mặc khác công việc hầu hết là côngviệc nặng nhọc nên công ty chỉ tuyển dụng nam công nhân Còn nữ nhân viên củacông ty thì chỉ làm việc tại các bộ phận phục vụ và các phòng chức năng nên sốlượng cũng không nhiều (chỉ chiếm khoản 7%) Số người có trình độ đại học caohơn so số người có trình độ cao đẳng, trung cấp và lực lượng các lao động này đềutăng qua các năm Tuy số lượng tăng không đáng kể nhưng cũng chứng tỏ đượcphần nào trình độ nhân viên của công ty Là đơn vị trực tiếp sản xuất, tỷ lệ giữa bộphận gián tiếp và trực tiếp như trên phần nào cho thấy sự tinh gọn trong bộ máyquản lý của Công ty Sự thay đổi về tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp không đáng
kể Hằng năm, công ty còn có sự bổ sung thêm nguồn nhân lực mới vào ở các cấp
độ khác nhau đặc biệt là nhân viên ở cấp độ quản lý thể hiện sự trẻ hoá đội ngũ laođộng, tận dụng những nhân viên trẻ có năng lực, linh hoạt dễ thích ứng kịp thờitrong môi trường kinh doanh hiện đại và tương lai
Trang 194 Cơ sở vật chất kỹ thuật
4.1 Năng lực thiết bị:
Hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, máy móc thiết bị thực sự là đòn bẩythúc đẩy sự phát triển của Công ty Việc sử dụng và quản lý máy móc thiết bịmột cách hợp lý sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, trái lại việc sử dụng không đúngmáy móc thiết bị sẽ làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu suất lao động Hiện tạimáy móc tại công ty được thống kê qua bảng số liệu như sau:
Bảng 3: Năng lực trang thiết bị của công ty năm 2010
1 - Máy khoan cọc nhồi đường kính 1200mm đến 2000mm 7
12 - Máy trộn bê tông từ 150 lít -> 750 lít 23
(Nguồn: Phòng vật tư thiết bị)
Thiết bị thi công và phương tiện vận chuyển của Công ty tương đối đa dạngnhưng vẫn còn nhiều phương tiện đã cũ, phần trăm giá trị còn lại rất thấp, cónhững máy móc chỉ còn ở mức 30% Công ty đã có chú ý đầu tư thêm một sốthiết bị mới nhưng nhìn chung vẫn chưa đúng mức Điều này phần nào làm hạnchế năng lực của Công ty Vì vậy có nhiều thời điểm Công ty phải chọn giải
Trang 20pháp thuê thêm thiết bị nhàn rỗi của các doanh nghiệp khác đóng tại địa phương
có công trình
5 Tình hình tài chính của công ty:
Bảng 4: Số liệu về tài sản và nguồn vốn của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Về tài sản: Tài sản của công ty biến đổi không đồng đều qua các năm Tài
sản của công ty vào năm 2009 giảm 6.55 % so với năm 2008, nhưng đến năm
2010 thì tài sản của công ty lại tăng lên một tỷ lệ rất lớn đó là 43.39 % so vớinăm 2009 Trong đó:
- Tài sản dài hạn của công ty tăng nhanh vào năm 2009 đã tăng 33% sovới năm 2008 và năm 2010 tăng 36 % so với năm 2009
- Tài sản ngắn hạn của công ty vào 2009 giảm 15.64 % so với 2008 vàvào năm 2010 thì lại tăng lên 46 % so với 2009
Ta nhận thấy rằng năm 2009 tài sản của công ty giảm đáng kể, và phần nàođánh giá được sự giảm tỷ trọng đầu tư của công ty trong năm này,những nguyênnhân có thể dẫn tới tình trạng này là do ảnh hưởng của môi trường kinh tế và xãhội và những điều kiện tự nhiên trong năm 2009 và những năm trước đó:
Trang 21Bước vào năm 2009 sau cuộc khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng
kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta
Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đãgây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư
Trong năm 2009, nước ta chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão và nhiều đợt
lũ lụt gây thiệt hại nặng về người và tài sản Chính những yếu tổ này phần nào làm giảm đi sự đầu tư của công ty trong năm này Nhưng nhờ sự chỉ đạo nhạy bén, kịp thời, tập trung và quyết liệt của ban lãnh đạo công ty, sự nỗ lực và chủ động khắc phục khó khăn của các cán bộ nhân viên trong công ty đã nhanh chóng khắc phục tình trạng khó khăn và tiếp tục đầu tư và tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa trong năm 2010 Với năm 2010 công ty đã tăng cường việc thu hút các nguồn vốn để tăng cường đầu tư
Về nguồn vốn: Năm 2010 tăng nhanh so với 2009 là 43.6 %, nguồn vốn chủ
sở hữu, năm 2009 tăng nhẹ so với năm 2008 là 6.59 % Nhưng năm 2010 tốc độtăng của vốn chủ sở hửu tăng lên tới 42.55 % so với 2009 Điều này chứng tỏ là
do công ty đã bổ sung nguồn vốn góp từ tổng công ty xây dựng công trình giaothông 5, vốn góp của các cổ đông khác và tăng cường vay vốn từ các ngân hàng
và tổ chức tài chính để mở rộng sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triểncủa công ty
6 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
6.1 Tình hình các mặt hoạt động:
Mục tiêu của ông ty là không ngừng phát triển các loại hình sản xuất kinhdoanh, phát huy mọi năng lực để đạt được lợi nhuận cao nhất, cải thiện công tácquản lý kinh doanh, mở rộng địa bàn tìm kiếm đối tác nhằm nâng cao thu nhậpcho công ty, đồng thời đảm bảo lợi ích của các cổ đông, làm tròn nghĩa vụ đốivới ngân sách Nhà nước Để đảm bảo sự phát triển bền vững của công ty trong
xu thế mới, xu thế của hội nhập và toàn cầu hoá, trong điều kiện đất nước gia
Trang 22nhập WTO, xu thế cạnh tranh ngày càng gay gắt để tránh bị tụt hậu, công ty đãđịnh hướng phát triển theo hướng đa dạng hoá ngành nghề, đa sản phẩm trên cơ
sở xác định nhiệm vụ xây dựng giao thông là một trong những nhiệm vụ chính,
để phát huy được hết nguồn lực hiện có làm cơ sở cho sự lớn mạnh của công tysau này Công ty xác định và quan tâm các lĩnh vực như sau:
- Quan tâm đầu tư công nghệ mới phục vụ ngành cầu, vì trước thực trạngthiết bị của công ty chúng ta chỉ phù hợp với các công trình vừa và nhỏ Nếu thicông công trình lớn, kỹ thuật tiên tiến thì chúng ta không đủ khả năng, nhiều lúcđánh mất cơ hội Vì vậy trong thời gian tới công ty phải đầu tư đổi mới côngnghệ để duy trì mức tăng trưởng hàng năm là 20% Xác định đầu tư công nghệdầm liên tục, đà giáo di động phù hợp với xây dựng cầu thành phố và cầu vượttuyến cao tốc
- Mở rộng thị trường địa ốc, tìm hiểu một số dự án đất tại các đô thị của cáctỉnh như : Quảng Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Đà Nẵng
- Đầu tư vào lĩnh vực văn phòng cho thuê cũng là một phương án tốt, trướcmắt là xây dựng ở Quảng Bình, sau đó có thể phát triển ở thành phố Đà Nẵng
- Bắt đầu xây dựng siêu thị tại Quảng Bình để kinh doanh thương mại, đây
là một ngành đưa lại lợi nhuận cao, trên cơ sở Công ty đã thuê được đất ở ĐồngHới - Quảng Bình
Trang 23Tình hình kinh doanh của công ty được thể hiện cụ thể qua bảng 5:
Bảng 5: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn công ty năm 2010
ĐVT:VNĐ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV 212.722.919.675 186.093.908.073Giá vốn hàng bán 191.120.381.996 167.803.152.959
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
Doanh thu hoạt động tài chính 128.878.862 128.771.876Chi phí hoạt động tài chính 5.304.428.167 3.631.975.300Trong đó: Chi phí lãi vay 5.304.428.167 3.314.590.664
-Chi phí quản lý doanh nghiệp 10.537.802.942 9.602.351.037
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
Lợi nhuận sau thuế TNDN 7.965.133.130 4.829.882.612
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Dựa vào bảng 5 chúng ta thấy được năm 2010 công ty hoạt động hiệu quảhơn so với năm 2009 Chi phí bán hàng trên doanh số năm 2010 cao hơn so vớinăm 2009, điều đó dẫn đến lợi nhuận gộp trên doanh số năm 2010 cao hơn Năm
2010 công ty đã biết tận dụng quy mô kinh doanh đạt thu nhập khác trên doanh
số cao hơn so với năm 2009, làm tổng lợi nhuận kế toán trước thuế trên tổng
Trang 24doanh thu năm 2010 cao hơn năm 2009 Hơn nữa ta thấy doanh thu từ hoạt độngtài chính của công ty năm 2010 tăng so với 2009 Điều này cho thấy những hoạtđộng tài chính của công ty đã không ngừng phát triển Và lợi nhuận thuần từ hoạtđộng kinh doanh của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 Điều này cho thấycông ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn sau cuộc khủng hoảngkinh tế và đạt được những thành quả nhất định từ hoạt động kinh doanh của côngty.
Bảng 6: Doanh thu các mặt hoạt đông của công ty trong 3 năm gần đây
Doanh thu từ các hoạt động khác
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua bảng số liệu trên ta thầy được công ty càng ngày càng phát triển vàchú trọng hơn trong lĩnh vực đầu tư và kinh doanh Cụ thể là trong năm 2008 thìdoanh thu trong lĩnh vực đầu tư chiếm 33% tổng doanh thu nhưng đến năm 2010chiếm đến 36% tổng doanh thu Tuy vậy, xét về tổng thể thì hoạt động trong lĩnhvực xây dựng của công ty vẫn là hoạt động chủ chốt Bởi vì số doanh thu mà lĩnhvực này thu về vẫn là con số rất lớn so với hoạt động khác Doanh thu ở lĩnh vựcnày chiếm 63% tổng doanh thu Còn lĩnh vực đầu tư kinh doanh chỉ chiếm 33%tổng doanh thu và các hoạt động khác chỉ chiếm 4%
6.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Kết quả hoat động sản xuất kinh doanh có xu hướng tăng dần qua các nămđặc biệt là từ khi thực hiện cổ phần hoá, để nắm rõ hơn về tình hình này sẽ tiếnhành phân tích bảng sau: