các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển thì phải quan tâm đến vấn đề tạo lập vốn, quản lý và sửdụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả, nhằm đem lại lợi nhuận tối đa chodoanh nghiệp mình
Để thu được lợi nhuận tối đa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bất cứdoanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tươngứng Vốn chính là tiền đề của sản xuất kinh doanh Song việc tổ chức và huyđộng các nguồn vốn kịp thời, việc quản lý, phân phối và sử dụng các nguồn vốnhợp lý sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành mộtcách liên tục và có lợi nhuận cao Do đó để đáp ứng một phần các yêu cầumang tính chất chiến lược của mình, các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biệnpháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp có ýnghĩa vô cùng to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của hoạt động việc sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Việc sử dụng vốn được coi là một trọng điểm củacông tác tài chính doanh nghiệp.Trong cơ chế hiện nay các doanh nghiệp tự tổchức trong quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ về việc tìm kiếm đầu ra và đầuvào của sản xuất kinh doanh, và đặc biệt là tự chủ về vốn Ngoài số vốn điều lệban đầu thì doanh nghiệp cũng phải tự huy động vốn
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, qua quá trình thực tập tạiCông ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh, với sự giúp đỡ nhiệt tình của các anh chịtrong Công ty, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Đặng Anh Tuấn
em đã lựa chọn đề tài “Các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh” cho chuyên đề của mình.
Trang 2Ngoài lời mở đầu và kết luận thì chuyên đề của em gồm những nội dungsau:
Chương I: Vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHHDược thảo Phúc Vinh
Chương III: Những phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụngvốn tại Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
Vì thời gian và hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏinhững sai sót Em mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các anhchị trong Công ty để Em có thể mở rộng hiểu biết của mình
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHƯƠNG I : VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI DOANH NGHIỆP
I, Tầm quan trọng của vốn trong nền kinh tế thị trường:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải nắm giữđược lượng vốn nào đó Số vốn này thể hiện toàn bộ quyền quản lý và sử dụngtại doanh nghiệp, tại một thời điểm nhất định
Vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới nhiều hình thứckhác nhau Nó bao gồm tài sản hữu hình và tài sản vô hình cũng như mọi kiếnthức tích lũy của doanh nghiệp, sự khéo léo, trình độ quản lý và tác nghiệp củalãnh đạo, nhân viên
1 Khái niệm về vốn kinh doanh.
Vốn là một phạm trù kinh tế, điều kiện kiên quyết cho bất cứ doanhnghiệp, ngành nghề kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ nào trong nền kinh tế thuộc hìnhthức sở hữu khác nhau Trong các doanh nghiệp kinh doanh nói chung, doanhnghiệp y tế nói riêng, vốn sản xuất là hình thái giá trị của toàn bộ nền sản xuấtđược doanh nghiệp sử dụng một cách hợp lý có kế hoạch vào việc sản xuấtnhững sản phẩm của doanh nghiệp
Có nhiều khái niệm về vốn kinh doanh, tuy nhiên khái niệm được nhiềungười ủng hộ là: vốn kinh doanh là số vốn được đưa vào hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp, số vốn này được hình thành từ khi thành lậpdoanh nghiệp(do chủ sở hữu đóng góp ban đầu) và bổ sung thêm trong quátrình hoạt động sản xuất kinh doanh
Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:
Tài sản bằng hiện vật: nhà cửa, kho tàng, cửa hàng…
Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc…
Bàn quyền sở hữu công nghệ…
Tất cả tài sản này được quy ra tiền Việt Nam Mọi doanh nghiệp khi tiến
Trang 4hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải trải qua chu trình như sau:
Hàng hóa Hàng hóaĐầu vào … Sản xuất kinh doanh…Đầu ra
Dịch vụ Dịch vụ
Để sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có một khoản tiền ứng trước
vì doanh nghiệp cần có nguồn nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra hàng hoáphục vụ cho quá trình kinh doanh của mình, tuy nhiên các nhu cầu thể hiệndưới hình thức khác nhau
2 Các loại vốn kinh doanh
Có rất nhiều cách phân loại vốn kinh doanh, tùy theo những góc độ khácnhau:
a Đứng trên góc độ pháp luật, vốn của doanh nghiệp bao gồm:
*Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu phải có để thành lập doanh nghiệp dopháp luật quy định đối với từng ngành nghề và từng loại hình sở hữu doanhnghiệp Dưới mức vốn pháp định thì không đủ điều kiện thành lập doanhnghiệp
* Vốn điều lệ: là số vốn do các thành viên đóng góp và ghi vào điều lệcủa doanh nghiệp Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, theo từng ngành nghề,vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định
b Đứng trên góc độ hình thành vốn, vốn của doanh nghiệp bao gồm:
* Vốn đầu tư ban đầu: Là số vốn phải có từ khi hình thành doanh nghiệp
* Vốn bổ sung: Là số vốn tăng thêm do bổ sung từ lợi nhuận, do nhà sảnxuất bổ sung bằng phân phối lại nguồn vốn, do sự đóng góp của các thành viên,
do bán trái phiếu
* Vốn liên doanh: Là vốn do các bên cùng cam kết liên doanh với nhau để
Trang 5hoạt động.
* Vốn đi vay: Trong hoạt động kinh doanh, ngoài số vốn tự có và coi như
tự có, doanh nghiệp còn phải sử dụng một khoản đi vay khá lớn của ngân hàng.Ngoài ra còn có khoản vốn chiếm dụng lẫn nhau giữa các đơn vị nhà cung cấp,khách hàng và bạn hàng
c Đứng trên góc độ chu chuyển vốn người ta chia ra toàn bộ vốn của doanh nghiệp thành hai loại vốn : vốn cố định và vốn lưu động.
* Vốn lưu động: là biểu hiện bằng tiền của tải sản lưu động
*Vốn cố định: là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định Tài sản cố địnhdùng trong kinh doanh tham gia hoàn toàn vào quá trình kinh doanh nhưng vềmặt giá trị thì có thể thu hồi sau nhiều kỳ kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động trao đổi hàng hóa dịch vụ giữacác đơn vị kinh tế thông qua trung gian tiền tệ Tương ứng với dòng vật chất đivào là dòng tài chính đi ra và ngược lại Ta có sơ đồ sau:
Dòng vật chất đi vào Dòng tài chính đi ra
Tài sản hoặc vốnQuá trình chuyển hoá hay sản xuất kinh doanhDòng vật chất đi ra Dòng tài chính đi vào
Ở đây các dòng vật chất được biểu diện bằng tiền Song các dòng chỉ xuấthiện trên cơ sở tích lũy ban đầu như hàng hóa, dịch vụ hay tiền tệ trong mỗi đơn
vị kinh tế và các dòng sẽ làm thay đổi khối lượng tài sản kinh tế được tích lũylại Một khối lượng tài sản hàng hóa hoặc tiền tệ được đo tại một thời điểm nhấtđịnh tạo thành vốn kinh tế và được phản ánh vào bên tài khoản của bảng tổnghợp tài sản doanh nghiệp
Trang 63 Các bộ phận cấu thành vốn của doanh nghiệp
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bởi hai bộ phận đó là:vốn cố định và vốn lưu động Tùy theo từng loại hình của doanh nghiệp và tùytheo công nghệ sản xuất và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật mà có tỷ lệ vốnhợp lý Việc xác định cơ cấu ở từng doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nó thểhiện trình độ quản lý và sử dụng vốn ở mỗi doanh nghiệp
Vốn cố định là toàn bộ giá trị tài sản của mỗi doanh nghiệp Tài sản cố
định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài Khi tham giavào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn dần và giá trị của
nó được dịch chuyển từng phần vào chi phí kinh doanh Khác với đối tượng laođộng, tài sản cố định tham gia nhiều vào chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữnguyên hình thái vật chất ban đầu đến lúc hỏng Theo quy định hiện hành củaViệt Nam tài sản cố định bao gồm hai loại:
* Tài sản cố định hữu hình: Tài sản cố định hữu hình là tư liệu lao động
chủ yếu, có hình thái vật chất, có giá trị lớn thời gian sử dụng lâu dài và thamgia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất banđầu
Ví dụ: nhà cửa, thiết bị, máy móc…
Tiêu chuẩn nhất định để nhận biết tài sản cố định hữu hình: mọi tư liệu laođộng là tài sản cố định có kết cấu độc lập hoặc là hệ thống bao gồm nhiều bộphận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, để cùng thực hiện một hay một số chứcnăng nhất định mà nếu thiếu bất cứ bộ phận nào thì cả hệ thống không hoạtđộng được, nếu đồng thời thoả mãn cả hai nhu cầu sau:
Có thời gian sử dụng từ năm năm trở lên
Có thời gian sử dụng từ năm triệu đồng trở lên
Trường hợp có một hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau trong mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một
Trang 7bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chínhcủa nó, mà yêu cầu quản lý đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản đóđược coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.
Ví dụ như: khung và động cơ trong một chiếc ô tô
*Tài sản cố định vô hình: là những tài sản cố định không có hình thái vật
chất thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư có liên quan trực tiếp đến nhiềuchu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Ví dụ: chi phí sử dụng đất, chi phí bằng phát minh sáng chế…
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình: mọi khoản chi phí thực tế
doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp đồng thời thoả mãn cả hai điều kiện trên mà không thành tàisản cố định hữu hình thì coi như là tài sản cố định vô hình
Theo chế độ hiện hành doanh nghiệp phân loại tài sản cố định theo tínhchất của tài sản cố định cụ thể là:
*Tài sản cố định dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh gồm:
+ Tài sản cố định hữu hình
+ Tài sản cố định vô hình
* Tài sản cố định cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp an ninh quốc phòng.
* Tài sản cố định doanh nghiệp bảo quản giữ hộ cho đơn vị khác hoặc giữ
hộ nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tuỳ theo yêu cầu quản lý doanh nghiệp tự phân loại chi tiết các tài sản cốđịnh theo từng nhóm cho phù hợp
Việc nghiên cứu cơ cấu vốn cố định có ý nghĩa hết sức quan trọng trongquá trình quản lý và sử dụng vốn cố định Vấn đề cơ bản là phải xây dựng một
cơ cấu vốn nói chung và cơ cấu vốn cố định nói riêng cho phù hợp, hợp lý vớiđặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất, phù hợp với trình độ phát triển khoa học
kỹ thuật và trình độ quản lý để tạo điều kiện tiền đề cho việc sử dụng và quản lý
Trang 8vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất Cơ cấu vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tốtrong đó có các nguyên nhân chủ yếu như sau:
Vốn lưu động: Nếu mỗi doanh nghiệp chỉ có vốn cố định điều đó sẽ không
đảm bảo chu kỳ sản xuất kinh doanh được bình thường, như vậy phải có vốnlưu động, đó là nguồn vốn hình thành trên tài sản lưu động, là lượng tiền ứngtrước để có tài sản lưu động Khác với tài sản cố định, tài sản lưu động chỉ thamgia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh và tạo nên thực tế sản phẩm.Cơ cấuvốn lưu động và tỷ lệ giữa các bộ phận cấu thành vốn lưu động và mối quan hệgiữa các loại và của mỗi loại so với tổng số
Xác định cơ cấu vốn lưu động hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong công tác
sử dụng có hiệu quả vốn lưu động Nó đáp ứng yêu cầu về vốn trong từng khâu,từng bộ phận, trên cơ sở đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và nângcao hiệu quả sử dụng vốn
Căn cứ vào quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn lưu động được chialàm 3 loại:
* Vốn dự trữ: là bộ phận vốn dùng để mua nguyên vật liệu, phụ từng thaythế và dự trữ đưa vào sản xuất
* Vốn trong sản xuất: là bộ phận vốn trực tiếp dùng cho giai đoạn sản xuấtnhư sản phẩm dở dang, chờ chi phí phân bổ
* Vốn trong lưu thông: là bộ phận vốn trực tiếp phục vụ cho giai đoạn lưuthông như thành phẩm, vốn bằng tiền mặt
Căn cứ vào việc xác định vốn người ta chia vốn lưu động thành hai loại:
Vốn định mức: là vốn lưu động quy định mức tối thiểu cần thiết cho sản
xuất kinh doanh Nó bao gồm vốn dự trữ, vốn trong sản xuất, sản phẩm hànghoá mua ngoài dùng cho tiêu thụ sản phẩm, vật tư thuê ngoài chế biến…
Vốn lưu động không định mức: là số vốn không phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không có căn cứ để tính toán định
Trang 9mức như: thành phẩm trên đường gửi đi, vốn kế toán…
Căn cứ vào nguồn vốn lưu động, vốn lưu động có bốn loại:
*Vốn lưu động bổ sung: là số vốn doanh nghiệp tự bổ sung từ lợi nhuận,các khoản tiền phải trả nhưng chưa đến hạn như tiền lương, tiền nhà…
*Vốn lưu động do ngân sách cấp: là loại vốn mà doanh nghiệp nhà nướcđược nhà nước giao quyền sử dụng
*Vốn liên doanh liên kết: là vốn do doanh nghiệp nhận liên doanh, liên kếtvới các đơn vị khác
*Vốn tín dụng: là vốn mà doanh nghiệp vay ngân hàng và các đối tượngkhác để kinh doanh Mỗi doanh nghiệp cần phải xác định cho mình một cơ cấuvốn lưu động hợp lý hiệu quả Đặc biệt quan hệ giữa các bộ phận trong vốn lưuđộng luôn thay đổi nên người quản lý cần phải nghiên cứu để đưa ra một cơ cấuvốn cho phù hợp với đơn vị mình trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
4 Vai trò của vốn kinh doanh
Vốn là một yếu tố đầu vào cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làđiều kiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Như vậy, vốn kinh doanh của doanh nghiệp có vai trò quyếtđịnh trong thành lập hoạt động và phát triển của doanh nghiệp Vốn của doanhnghiệp lớn hay nhỏ là một trong những điều kiện để sắp xếp doanh nghiệp vàoquy mô như: nhỏ, trung bình… và cũng là một trong những điều kiện sử dụngcác nguồn tiềm năng hiện có và tương lai về sức lao động, nguồn hàng hoá, mởrộng và phát triển thị trường
Vốn kinh doanh thực chất là nguồn của cải của xã hội tích luỹ tập trung lại
Nó chỉ là một điều kiện, một nguồn khả năng để đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh Tuy nhiên nó chỉ phát huy được tác dụng khi biết sử dụng quản lý chúngmột cách đúng hướng hợp lý tiết kiệm và có hiệu quả
Trang 10II Đánh giá tình hình khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Công việc này sẽ cung cấp cho chúng ta một cách khái quát những thôngtin về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khảquan
Trước hết cần tiến hành so sánh tổng tài sản và tổng số nguồn vốn giữacuối kỳ và đầu kỳ Bằng cách này cho thấy quy mô hoạt động vốn của doanhnghiệp Tổng cộng của tài sản và nguồn vốn tăng, giảm do nhiều nguyên nhânchưa biểu hiện cụ thể đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp Vì vậy, cần
đi vào xem xét cụ thể mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán.Bên cạnh việc huy động và sử dụng vốn, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính cũng cho ta thấy khái quát tình hìnhtài chính của doanh nghiệp Vì vậy ta cần tính toán và so sánh chỉ tiêu:
Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng số nguồn vốnChỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanhnghiệp bởi vì hầu hết tài sản mà doanh nghiệp hiện có đều được đầu tư bằng sốvốn của mình
Bên cạnh đó tình hình tài chính của doanh nghiệp lại được thể hiện qua khảnăng thanh toán Nếu doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán thì tình hình tàichính của doanh nghiệp khả quan và ngược lại Do vậy khi đánh giá khái quáttình hình tài chính của doanh nghiệp không thể không xem xét đến khả năngthanh toán đặc biệt là khả năng thanh toán ngắn hạn
Để đo khả năng thanh toán ngắn hạn, khi xem xét cần so sánh các chỉ tiêusau:
Tỷ suất thanh toán hiện hành = Tổng tài sản lưu động
Tổng nợ ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán hiện hành này cho ta thấy khả năng đáp ứng các khoản
nợ ngắn hạn (phải thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh)
Trang 11của doanh nghiệp là cao hay thấp Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanhnghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp là bình thường hay khả quan.
Tỷ suất thanh toán của số vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền
Tổng số tài sản lưu động
Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động phản ánh khả năng chuyển đổi thànhtiền của tài sản lưu động thực tế cho thấy nếu chỉ tiêu này được tính ra mà lớnhơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều không tốt nó gây ứ đọng vốn hoặc thiếu tiền đểthanh toán
Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn tiền
Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất thanh toán tức thời này trong thực tế cho thấy nếu lớn hơn 0,5 thìtình hình thanh toán của doanh nghiệp tương đối khả quan còn nếu nhỏ hơn 0,5thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong công việc thanh toán công nợ và do
đó có thể bán gấp hàng hoá, sản phẩm để trả nợ vì không có tiền để thanh toán.Tuy nhiên tỷ suất này quá cao lại phản ánh một tình hình không tốt vì vốn bằngtiền quá nhiều, vòng quay của tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
III Bảo toàn vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp.
1.Quan điểm và các tiêu thức xác định hiệu quả vốn kinh doanh.
Mục đích duy nhất của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường là sảnxuất kinh doanh đem lại hiệu quả nhất định, lấy hiệu quả kinh doanh làm thước
đo cho mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồnnhân lực và vật lực của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất trong quátrình kinh doanh.Như vậy hiệu quả chỉ tiêu chất lượng phản ánh mối quan hệ
Trang 12Tuy nhiên, điều này không phải luôn luôn đúng vì nền kinh tế thị trườngluôn kèm theo khuyết tật Với quan điểm đó mỗi doanh nghiệp cần phải đạtđược hiệu quả kinh tế trên cơ sở hiệu quả xã hội từ đó tác động qua lại, kíchthích làm tăng hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được so sánh giữa kết quả đầu
ra và chi phí đầu vào
Hiệu quả kinh tế = Kết quả đầu ra
Chi phí đầu ra
Để xây dựng một hệ thống chỉ tiêu hợp lý cần có quan điểm đúng đắn vềcác chỉ tiêu kết quả và chi phí
* Chỉ tiêu kết quả đầu ra có 3 chỉ tiêu:
+ Chỉ tiêu lợi nhuận ròng: là chỉ tiêu quan trọng nhất, nó là chỉ tiêu chấtlượng thể hiện rõ ràng nhất tình hình kinh doanh của doanh nghiệp Chỉ tiêu nàyphản ánh được một phần các chỉ tiêu khác như doanh thu và thu nhập Khi chỉtiêu này tăng thì thông thường các chỉ tiêu khác cũng được thực hiện tương đốitốt Nhưng trong những trường hợp điều này không phải luôn luôn đúng
+ Chỉ tiêu doanh thu: mang tính chất của chỉ tiêu khối lượng, phản ánh quy
mô hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên khi xem xét chỉtiêu này phải luôn so sánh với các chỉ tiêu khác Đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuậncủa doanh nghiệp mới có thể nhận xét đánh giá chính xác được chỉ tiêu doanhthu là tích cực hay hạn chế, bởi vì rất nhiều doanh nghiệp thực hiện chỉ tiêudoanh thu trong kỳ lớn nhưng chúng ta biết trong nền kinh tế thị trường ngày nay việc kinh doanh thanh toán trước hoặc chậm trả là thường xuyên xảy ra giữa các doanh nghiệp với nhau do đó số tiền thu hồi bán hàng, thu hồi công nợnhanh trên cơ sở thực hiện doanh thu thì doanh thu mới là thực tế, nếu khôngchỉ là doanh thu trên danh nghĩa, sau đó trừ đi một khoản chi phí bất thườngkhác làm giảm doanh thu thực hiện
Trang 13+ Chỉ tiêu thu nhập: là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ thu nhập của công ty đạtđược, tuy nhiên khi xem xét chỉ tiêu này phải căn cứ vào lợi nhuận ròng để lạicủa doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định để xem xét sự phân chia tổng sốthu nhập doanh nghiệp để lại đã hợp lý chưa Thông thường các doanh nghiệpmới hoạt động thì lợi nhuận ròng để lại chiếm một tỷ trọng rất lớn cho đầu tưsản xuất.
Qua 3 chỉ tiêu trên ta thấy rằng doanh thu thực hiện lớn cũng chưa phảnánh đầy đủ hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanhnghiệp, mà nó chỉ phản ánh được quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp trên thị trường Vì vậy ta phải căn cứ vào thu nhập và lợi nhuậnròng để lại doanh nghiệp, so sánh chỉ tiêu này với khoản chi phí đầu vào đểđánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Chỉ tiêu đầu vào: trong phạn vi nghiên cứu của chuyên đề này, chi phí làvốn sản xuất kinh doanh bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Ngoài ra có thểđánh giá hiệu quả từng bộ phận vốn khác nhau Vấn đề đặt ra là xác định phạm
vi từng loại vốn, bộ phận nào trực tiếp tạo ra doanh thu thì mới trực tiếp tínhvào chi phí đầu vào
2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn:
2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp
* Chỉ tiêu hiệu suất vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ vào hoạt động sản xuất kinh doanhsau một kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu
Hiệu suất vốn kinh doanh = Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng số vốn sử dụng b/q trong kỳ
*Chỉ tiêu hàm lượng vốn kinh doanh:
Trang 14Chỉ tiêu này để phản ánh để thực hiện được một đồng doanh thu thì doanhnghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn Ngược lại với chỉ tiêu hiệu quả sử dụngvốn, chỉ tiêu này càng nhỏ càng phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn kinhdoanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao hơn.
Hàm lượng vốn kinh doanh = Vốn sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
*Chỉ tiêu hiệu quả vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn kinh doanh đem lại bao nhiêu đồnglợi nhuận cho doanh nghiệp trong kỳ Hệ số này càng cao thì doanh nghiệp kinhdoanh càng phát triển
Hiệu quả về lợi nhuận ròng
của vốn kinh doanh =
Lãi thuần trong kỳVốn sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này thể hiện bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh, nói lênthực trạng một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hay lỗ Điều kiện căn bản để các doanh nghiệp tồn tại là chỉ tiêu này phải luôn phát triển theo thờigian hoạt động
Tóm lại cả ba chỉ tiêu trong hệ thống chỉ tiêu tổng hợp chỉ ra một doanhnghiệp trên bình diện chung nhất, nói lên thực trạng của toàn bộ doanh nghiệp
về sử dụng vốn Tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa phản ánh được nét riêng biệt
về hiệu quả sử dụng vốn của từng bộ phận, điều này sẽ gây khó khăn đến việctìm ra nguyên nhân xuất phát từ đâu nếu không có các chỉ tiêu hiệu quả cá biệtđược áp dụng song song
2.2 Chỉ tiêu cá biệt.
Trang 15Song song với việc đánh giá hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh qua
hệ thống các chỉ tiêu chung, các chỉ tiêu cá biệt góp phần phản ánh chính xác,
cụ thể các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Hiệu suất tài sản cố định = Doanh thu thuần trong kỳ
Tài sản cố định sử dụng bình quân trong kỳ
* Hàm lượng vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng vốn
doanh thu trong kỳ Chỉ tiêu này càng nhỏ càng thể hiện trình độ quản lý và sửdụng tài sản cố định đạt trình độ cao
Hiệu lượng vốn cố định = Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
* Chỉ tiêu hiệu quả vốn cố định: Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định
sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, chỉ tiêu này càng
lớn càng tốt Hiệu quả sử dụng vốn cố định xác định bằng lợi nhuận ròng trong
kỳ chia cho vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Lãi thuần trong kỳ
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ
Trang 16Tuy nhiên phải lưu ý, khi sử dụng các chỉ tiêu trên thì tất cả các nguồn thunhập, lợi nhuận, doanh thu, phải là do chính vốn cố định tham gia tạo nên Cùngvới việc phân tích nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố địnhqua một vài chỉ tiêu khác như: hệ số sử dụng công suất tài sản cố định Hệ sốhao mòn tài sản cố định.
Hệ số sử dụng công suất TSCĐ = Công suất thực tế
Công suất thiết kế (Công suất kế hoạch)
Hệ số này chứng minh năng lực hoạt động của máy móc là cao hay thấp
Hệ số này càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng máy móc có hiệu quả so với kế hoạch sử dụng máy móc
Hệ số hao mòn vốn cố định = Giá trị còn lại của tài sản cố định
Nguyên giá của tài sản cố địnhSau khi kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định thông quamột loạt các chỉ tiêu, ta xem xét các chỉ tiêu đó sao cho đảm bảo đồng thời vềmặt giá trị, đồng nhất các chỉ tiêu giữa các thời kỳ Thông qua việc phân tích và
so sánh chỉ tiêu giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp đánh giá được ưunhược điểm chính của công tác quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp và đề ra phương pháp khắc phục
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để đảm bảo cho mỗi doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bìnhthường và có hiệu quả thì yêu cầu đặt ra với mỗi doanh nghiệp là phải xác địnhmột lượng vốn lưu động cần thiết để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh Nếulượng vốn lưu động nhiều đáp ứng cho nhu cầu vốn kinh doanh thì doanhnghiệp đã sử dụng hợp lý vốn hay chưa
Trang 17Hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một phạm trù rộng bao gồm nhiều tácđộng Do vậy mà người ta đặt ra yêu cầu đối với hệ thống các chỉ tiêu hiệu quảlà:
+ Các chỉ tiêu phản ánh đánh giá được hiệu quả sản xuất kinh doanh củađơn vị trên cả phương diện tổng quát cũng như riêng biệt của từng yếu tố thamgia hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Các chỉ tiêu phải có sự liên kết so sánh với nhau và phải tính toán cụ thể,thống nhất
Hệ số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần
Vốn lưu động sử dụng bình quân
*Chỉ tiêu kỳ luân chuyển:
Chỉ tiêu này được xác định bằng số ngày của kỳ phân tích chia cho số vòngquay của vốn lưu động trong kỳ
K = Thời gian của kỳ phân tích
Số vòng quay của vốn lưu động
K là số ngày của kỳ luân chuyển K càng nhỏ càng tốt Đây là chỉ tiêunhằm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động, để đảm bảo nguồn vốn lưu độngcho sản xuất kinh doanh
Trang 18Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và chỉ tiêu kỳ luân chuyển được gọi làchỉ tiêu hiệu suất vốn lưu động ( hay tốc độ chu chuyển vốn lưu động) Đó là sựlặp lại có chu kỳ của sự hoàn vốn Thời gian của một kỳ luân chuyển gọi là tốc
độ chu chuyển, phản ánh trình độ quản lý và sử dụng vốn
* Hàm lượng vốn lưu động:
Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu phải có bao nhiêu đồngvốn lưu động Chỉ tiêu này càng nhỏ càng tốt
* Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động là sự so sánh giữa mức lợi nhuậnđạt được trong kỳ với vốn lưu động bỏ ra
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động = Lãi thuần trong kỳ
Vốn lưu động sử dụng bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của những đồng vốn lưu động bỏ
ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt
3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn
* Những tác động của thị trường:
Tuỳ theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến hiệuquả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh theo những khía cạnh khác nhau Nếu thịtrường đó là cạnh tranh tự do, những sản phẩm của doanh nghiệp đã có uy tín từlâu đối với người tiêu dùng thì sẽ tác động tích cực thúc đẩy doanh nghiệp mởrộng thị trường Đối với thị trường sản phẩm không ổn định (theo mùa, theothời điểm, sở thích…) thì buộc hiệu quả sử dụng vốn cũng không ổn định quaviệc doanh thu biến động lớn qua các thời điểm này
* Tính chất của sản phẩm:
Trang 19Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và doanh thu chodoanh nghiệp qua đó quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp Nếu sản phẩm làtiêu dùng nhất là sản phẩm công nghiệp nhẹ như rượu,bia, thuốc lá… và tronglĩnh vực dược phẩm như thuốc chữa bệnh thì có vòng đời ngắn tiêu thụ nhanh
và qua đó giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh
* Chu kỳ sản xuất kinh doanh:
Đây là một đặc điểm quan trọng gắn trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn.Nếu chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, doanh nghiệp sẽ có khả năng thu hồi vốnnhanh nhằm tái tạo, mở rộng sản xuất kinh doanh Ngược lại nếu chu kỳ sảnxuất kinh doanh lâu dài, doanh nghiệp sẽ có một gánh nặng là sự đọng vốn lâu
ở khâu sản xuất kinh doanh và lãi ở các khoản vay, khoản phải trả
* Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất:
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉtiêu liên quan trong phản ánh hiệu quả, sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mớimáy móc, thiết bị Do vậy, doanh nghiệp dễ tăng doanh thu lợi nhuận trên vốn
cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài Nếu kỹ thuật sản xuất phứctạp, trình độ máy móc thiết bị cao, doanh nghiệp có thế mạnh lớn trong thịtrường cạnh tranh Song đòi hỏi tay nghề công nhân, chất lượng nguyên liệu cao
sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định
4 Các biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
* Lựa chọn và áp dụng hợp lý các nguồn vốn
Để đáp ứng nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanhnghiệp có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn vốn khác nhau, đối với doanhnghiệp nhà nước bên cạnh số vốn thuộc ngân sách nhà nước cấp các nguồn huy động vốn bổ sung, vay tín dụng, liên doanh liên kết…
Trang 20Việc lựa chọn nguồn vốn là rất quan trọng và phải dựa vào trên nguyên tắchiệu quả Tuỳ thuộc vào mục đích của việc huy động mà lựa chọn các nguồnhuy động hợp lý, có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về vốn, tránh tình trạng thừa thiếu vốn.
* Lựa chọn phương án kinh doanh, phương án sản phẩm:
Hiệu quả sử dụng vốn trước hết quy định bởi doanh nghiệp tạo ra được sảnphẩm và tiêu thụ sản phẩm tức là khẳng định được khả năng sản xuất của mình
Do vậy các doanh nghiệp phải luôn chú trọng các mục tiêu sản xuất cụ thể làsản xuất cái gì? số lượng bao nhiêu? Giá cả thế nào? để nhằm huy động đượccác nguồn lực vào hoạt động nào có được thu nhập và lợi nhuận Vì vậy, vấn đềđặt ra có ý nghĩa quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phảilựa chọn đúng phương án kinh doanh, phương án sản xuất, các phương án nàyphải dựa trên cơ sở tiếp cận kinh doanh, xuất phát từ nhu cầu thị trường
* Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh
Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng nhằm đạthiệu quả kinh tế cao Tổ chức tốt quá trình sản xuất kinh doanh tức là bảo đảmcho hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ, sản xuất
* Trình độ tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh, hạch toán nội bộ doanh nghiệp
Để có hiệu quả cao bộ máy tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh phải gọnnhẹ ăn khớp nhịp nhàng với nhau Mặt khác ảnh hưởng của công ty hạch toán,
kế toán nội bộ doanh nghiệp có tác động không nhỏ
* Các nhân tố khác
Chính sách vĩ mô của nhà nước tác động một phần không nhỏ vào hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp Cụ thể hơn từ cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản
Trang 21cố định, thuế vốn, thuế doanh thu đến chính sách cho vay, bảo hộ… đều có thểlàm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp.
Kỹ thuật sản xuất mặc dù là tác động gián tiếp nhưng những biến động về
kỹ thuật sản xuất trên thế giới vẫn giữ vai trò cố định trong việc sử dụng tài sản
cố định của doanh nghiệp
Biến động về thị trường chịu tác động lớn nhất của nhân tố này là cácdoanh nghiệp mà nguồn nguyên liệu chủ yếu là nhập ngoại thông thường thì lànhững biến động về số lượng giá cả là tác động lớn nhất tới kế hoạch vốn laođộng của doanh nghiệp
Biến động về thị trường đầu ra có thể coi đây là một nhân tố trực tiếp tácđộng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện hiện nay trongnền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt Nếu nhu cầu về sản phẩm cùng loạitrên thế giới cũng như láng giềng tăng lên, doanh nghiệp có điều kiện tiêu thụsản phẩm của mình để tăng doanh thu, tăng lợi nhuận qua đó để tăng hiệu quảtiêu thụ sản phẩm và đảm bảo sự ăn khớp giữa các bộ phận sản xuất kinh
doanh nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ tốt
Các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần phải:
+ Xử lý nhanh những tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng nhằm thu hồivốn nhanh, bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
+ Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác tối đa và nâng cao công suấtlàm việc của máy móc, thiết bị, sử dụng triệt để diện tích sản xuất và giảm chiphí khấu hao trong giá thành sản phẩm
+ Phân cấp quản lý tài sản cố định cho các bộ phận sản xuất nhằm nângcao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định
Đối với tài sản lưu động, vốn lưu động biện pháp chủ yếu mà mọi doanhnghiệp áp dụng là:
Trang 22+ Xác định nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinhdoanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung.
+ Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phínguyên vật liệu trong giá thành
+ Tổ chức tốt quá trình quản lý lao động, tăng cường biện pháp nâng caochất lượng sản phẩm, áp dụng các hình thức khen thưởng vật chất và tinh thầnxứng đáng với người lao động
+ Tổ chức tốt công tác tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi vốn nhanh để táisản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng nhằm củng cố uy tín trên thịtrường Trong mối quan hệ thanh toán cần hạn chế các khoản nợ đến hạn hoặcquá hạn chưa đòi được, hạn chế tình trạng công nợ dây dưa, không có khả năngthanh toán
+ Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinhdoanh
Trong sự cạnh tranh khốc liệt sống còn của nền kinh tế thị trường thì sự đổimới máy móc thiết bị, ứng dụng của khoa học kỹ thuật vào sản xuất là rất quantrọng Việc áp dụng công nghệ kỹ thuật mới vào cho phép tạo ra những sảnphẩm chất lưọng tốt giá thành hạ Khi áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới doanhnghiệp rút ngắn được chu kỳ sản xuất, giảm tiêu hao nguyên vật liệu hoặc vậtliệu thay thế nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm được chi phí vật tư,
hạ giá thành sản phẩm
+ Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế
Qua số liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán như bảng tổngkết tài sản và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệpthường xuyên nắm được số liệu vốn hiện có cả về mặt giá trị và hiện vật, nguồnhình thành và các biến động tăng giảm vốn trong kỳ, tình hình và khả năng
Trang 23thanh toán…Nhờ đó doanh nghiệp đề ra các giải pháp đúng đắn để kịp thời xử
lý các vấn đề tài chính nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn rađều đặn nhịp nhàng
Trên đây là một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốncủa doanh nghiệp Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình thông suốt cóquan hệ thông suốt với nhau do đó doanh nghiệp phải sử dụng các biện pháptrên một cách tổng hợp, hợp lý có hiệu quả
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC THẢO PHÚC VINH I.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
Trang 24Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh được thành lập vào ngày 17 tháng 4năm 2003 Trụ sở chính của Công ty đặt tại Số 22/183 Hoàng Văn Thái -Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội với diện tích đất kinh doanh là 4.359mét vuông Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh là Công ty TNHH, hạch toánkinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tự chủ về mặt tài chính.Công ty có Giấy phép Đăng ký kinh doanh Số 0102008349 do Sở Kếhoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 4 năm 2003 với ngành nghềkinh doanh là: Thu mua, chế biến dược liệu Sản xuất kinh doanh dược phẩm,sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng.
Hiện nay, số lượng sản phẩm sản xuất của Công ty có trên 30 mặt hàng,tất cả các mặt hàng này đều được Bộ Y Tế cấp số đăng ký chất lượng Để phục
vụ tốt hơn nhu cầu điều trị của nhân dân Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh
đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với phương châm
“Chất lượng -An toàn - Hiệu quả” để ngày càng thoả mãn khách hàng Sảnphẩm của Công ty có mặt ở khắp nơi trên thị trường cả nước với các chủng loạiphong phú như các loại thuốc dạng viên nén, viên nang, viên bao đường, viênbao phim theo tiêu chuẩn Dược điển III, các loại thuốc dạng nước như siroHo…
Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công ty chủ yếu là nội địa mà cụ thể là ởcác tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền Nam Công ty TNHH Dược Thảo PhúcVinh đã thiết lập mạng lưới lưu thông phân phối trên toàn quốc với 2 chi nhánh:
Chi nhánh Hồ Chí Minh: 134/1 Tô Hiến Thành, P 15, Quận 10, TP.HCM Chi nhánh Đà Nẵng: 199 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng
Khách hàng của Công ty gồm có: khách hàng là những cá nhân người tiêudùng, khách hàng là các tổ chức, bệnh viện, các dịch vụ khám chữa bệnh, cáccông ty thương mại, các nhà bán buôn…
Trang 25Trong cơ chế thị trường, trước xu thế khu vực hoá và quốc tế hoá ngàycàng lan rộng, tình hình cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt và quyết liệt, đốithủ cạnh tranh chính của Công ty là các sản phẩm ngoại nhập với chất lượngkhá cao, chủng loại mặt hàng đa dạng Bên cạnh đó, Công ty cũng phải cạnhtranh gay gắt với các doanh nghiệp sản xuất thuốc đã đạt được tiêu chuẩn GMPASEAN và đang hướng tới tiêu chuẩn GMP WHO Những doanh nghiệp ngàyđang hoạt động tiếp thị, marketing nhằm mở rộng thị trường, thu hút các kháchhàng của Công ty Tuy vậy dưới sự cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên,Công ty luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh thành lập từ tháng 4 năm 2003nhưng đến năm 2007 Công ty mới chính thức đi vào sản xuất Từ khi đi vào sảnxuất đến nay, Công ty đã có những bước phát triển không ngừng Với chứcnăng nhiệm vụ là sản xuất dược phẩm, lưu thông phân phối dược phẩm, Công
ty đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị hiện đạinhằm tăng cường sản xuất, đẩy mạnh phân phối lưu thông Hàng năm doanhthu, sản lượng, lợi nhuận và thu nhập của cán bộ công nhân viên, các khoản nộpngân sách đều tăng, năm sau cao hơn năm trước
1.2 Đặc điểm hoạt động và tổ chức sản xuất của Công ty
Nâng cao chất lượng sản phẩm được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
và để thực hiện tốt điều này trong những năm qua Công ty TNHH Dược thảoPhúc Vinh đã liên tục trang bị cho cán bộ CNV những kiến thức mới theo tiêuchuẩn của ngành dược Toàn bộ nguyên phụ liệu đầu vào được kiểm tra 100%,các công đoạn sản xuất được kiểm tra nghiêm ngặt bằng việc thực hiện hồ sơ lô,bán thành phẩn được lấy mẫu và kiểm tra thường xuyên và liên tục theo đúng quyđịnh
Hiện nay công ty sản xuất trên 30 loại sản phẩm, trong đó có 10 sản phẩmchủ yếu Số phân xưởng sản xuất gồm có 3 phân xưởng:
Trang 26Phân xưởng Thuốc viên: Sản xuất ra các loại thuốc hình thành từ dược
liệu,
được cải tiến đóng thành viên trong vỉ hoặc hộp (nguyên liệu đông y)
Phân xưởng Cao (sơ chế): Có nhiệm vụ sơ chế các dược liệu từ dạng khô
(cây cỏ sang tinh bột)
Phân xưởng Thuốc nước: Sản xuất các loại thuốc nhỏ mũi, Siro Ho….
Với nhiệm vụ sản xuất và bào chế thuốc phục vụ cho nhu cầu phòng bệnh
và chữa bệnh nên quá trình sản xuất sản phẩm của Công ty luôn phải tuân thủnghiêm ngặt các quy định về chất lượng, từ khâu pha chế đến khâu đóng gói sảnphẩm được thực hiện trong một môi trường vệ sinh tối đa với các loại máy mócthiết bị tương đối chuẩn xác
Cùng nhịp độ phát triển của Công ty, kỹ thuật sản xuất sản phẩm cũngđược phát triển theo Các phân xưởng sản xuất được trang bị máy móc thiết bịhiện đại với dây chuyền công nghệ hiện đại khép kín, công tác sản xuất ở cácphân xưởng đạt trình độ chuyên môn hoá cao
Các công đoạn sản xuất từ khâu đầu tiên là pha chế đến khâu cuối cùng làđóng gói nhập kho sản phẩm đều mang tính chất liên tục và liên quan với nhaudưới dạng dây chuyền, các bước sản xuất không tách rời nhau và tổ chức hàngloạt lớn, chu kỳ sản xuất ngắn
Sơ đồ hoạt động kinh doanh của Công ty
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Hiện nay với đội ngũ cán bộ trên 100 người gồm các bác sĩ, các dược sĩ đạihọc, cán bộ đại học khác, dược sĩ trung học, các dược tá chủ yếu là hợp đồng dàihạn và ngắn hạn, có trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm cao trong côngviệc, bên cạnh đó thì Công ty cũng liên tục trang bị cho cán bộ công nhân viên
Trang 27những kiến thức mới để phục vụ tốt nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của nhândân Công ty luôn sản xuất theo phương châm “Chất lượng - An toàn - Hiệu quả”
để ngày càng thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty
Chức năng nhiệm vụ của giám đốc và các phòng ban:
* Ban giám đốc:
+ Giám đốc Công ty: là người có quyền hành cao nhất, chịu trách nhiệm
trước cơ quan chủ quản và toàn bộ tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạtđộng kinh doanh của công ty Giám đốc là người điều hành chung mọi hoạt độngcủa công ty Giúp việc cho giám đốc có hai phó giám đốc
+ Phó giám đốc chịu trách nhiệm sản xuất: là người giúp giám đốc cùng
điều hành mọi việc chung của công ty Là người trực tiếp điều hành và chịu tráchnhiệm về công tác sản xuất
Giám đốc
Phòng
kế hoạch
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kinh doanh
Phòng KCS Phòng bảo vệ
Phân xưởng sản xuất
Phân xưởng thuốc nước
Phân xưởng thuốc viên
Phân xưởng nấu cao
Trang 28+ Phó giám đốc chịu trách nhiệm về kinh doanh: là người trực tiếp phụ
trách về công việc kinh doanh của công ty
* Các phòng ban chuyên môn:
Phòng kế hoạch: bộ phận tham mưu cho Giám đốc về công tác kế hoạch
của Công ty, lập, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kinh doanh Thammưu cho Giám đốc về phương hướng và chiến lược kinh doanh của Công ty.Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thống kê và thông tin kinh tế nội bộ Lập kế hoạchtriển khai và quản lý các dự án đầu tư
Phòng Tài chính - kế toán:
+ Tổ chức thực hiện công tác hạch toán quá trình sản xuất và kinh doanh củatoàn Công ty, cung cấp thông tin chính xác, cần thiết để Ban quản lý ra các quyếtđịnh tối ưu có hiệu quả cao
+ Giúp giám đốc trong việc điều hành, quản lý các hoạt động, tính toán kinh
tế và kiểm tra việc bảo vệ, sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyềnchủ động trong sản xuất kinh doanh và chủ động tài chính trong Công ty
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định củaNhà nước về lĩnh vực kế toán và lĩnh vực tài chính
+ Lập các kế hoạch về tài chính
Phòng kinh doanh:
+ Khai thác thị trường, lựa chọn mặt hàng kinh doanh, xây dựng các phương
án kinh doanh cụ thể trình Giám đốc
+ Dự thảo các hợp đồng kinh tế và tổ chức thực hiện khi hợp đồng đã ký.+ Quản lý kho tàng
Phòng KCS: Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi gián nhãn mác.
Phòng bảo vệ: có nhiệm vụ trông coi và bảo vệ tài sản của Công ty.
Phân xưởng sản xuất: sản xuất sản phẩm
Trang 29II Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số năm qua
của Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh.
Như chúng ta đã thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau như các nhà quản lý Để đánh giá
được kết quả này ta phải phân tích một số chỉ số tài chính được thực hiện và so
sánh các chỉ số đó Các báo cáo tài chính sẽ phản ánh trung thực thường xuyên
kết quả của việc đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Muốn
nắm bắt được quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thấy được sự vận hành
phối hợp giữa các bộ phận của doanh nghiệp thì cách nào hơn và hiệu quả là so
sánh các con số kế toán và báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và nó có vị
trí quan trọng phản ánh thực trạng hoạt động của doanh nghiệp
Công ty TNHH Dược thảo Phúc Vinh là một doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực: Thu mua, chế biến dược liệu Sản xuất kinh doanh dược phẩm, sản
xuất kinh doanh thực phẩm chức năng Thị trường tiêu thụ hiện nay của Công
ty chủ yếu là nội địa mà cụ thể là ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và miền
Nam với nét đặc thù của thị trường trong các hoạt động của doanh nghiệp năm
2007 và năm 2008 công ty đang hoàn thiện các hoạt động tiến tới cơ cấu mặt
hàng phong phú, chất lượng hàng hoá cao, hệ thống phân phối hoàn chỉnh thuận
tiện, thủ tục thanh toán nhanh gọn
Để làm rõ được hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chúng ta cần
nhìn nhận một số các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp
Bảng 1: Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp B01 DN Tài sản Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Nguồn vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
A TSLĐ 155.204.602 180.882.916 263.847.823 A.Nợ phải trả 150.628.192 171.944.486 256.067.927