1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BÀI 3: SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

4 4,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

Mục tiêu bài học: 1.1 Kiến thức: Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDVBC.. Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất.. Phát triển là khu

Trang 1

Ngày dạy: BÀI 3

Tuần:5

Tiết: 5

SỰ VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THẾ GIỚI VẬT CHẤT

1 Mục tiêu bài học:

1.1 Kiến thức:

Hiểu được khái niệm vận động, phát triển theo quan điểm của CNDVBC Biết được vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất Phát triển là khuynh hứơng chung của quá trình vận động của sự vật và hiện tượng trong thế giới khách quan

1.2 Kỹ năng:

Phân loại được 5 hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất

So sánh được sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển của SVHT

1.3 Thái độ:

Xem xét SVHT trong sự vận động phát triển không ngừng của chúng, khắc phục thái độ cứng nhắc, thành kiến, bảo thủ trong cuộc sống cá nhân, tập thể

3 Chuẩn bị :

3.1 Giáo viên:

3.2 Học sinh: Sgk, vở ghi chép.

4 Tiến trình lên lớp:

4.1 Ổn định lớp: Vận động, phát triển là phương thức tồn tại của thế giới vật

chất

4.2 Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi:a Con người có khả năng nhận thức và cải tạo GTN không?

Con người có bắt tự nhiên phục vụ cho mình không?Trong quá trình nhận thức cải tạo tuân theo quy luật gì?VD từng loại?

b Những câu tục ngữ nào sau đây chỉ SVHT trong tự nhiên?

+ Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét

+ Trời đang nắng, cỏ gà nắng thì mưa

+ Nuôi lợn ăn cơm nằm nuôi tằm ăn cơm đứng

+ T rồng khoai đất lạ ,trồng mạ đất quen

Trả lời: + Có khả năng Tuân thủ quy luật khách quan.

+ Tất cả

4.3 Giảng bài mới:

Trang 2

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY

Hoạt động 1:

Gv: Em hãy quan sát xung quanh

và cho biết có sự vật hiện tượng nào

không vận động không? nếu như có

người nói “ Con tàu thì vận động,

nhưng đường tàu thì không” Ý

kiến của em thế nào?

Hs:Có SVHT ta trực tiếp quan sát

được:

GV: Cho HS nêu VD

- Đi học từ nhà đến trường

- Dịch chuyển bàn ghế

- Ánh sáng mặt trời chiếu qua cửa

sổ

- Học từ lớp một đến lớp 10

- XH phát triển qua 5 giai đoạn

Có những SVHT ta không trực

tiếp quan sát được: sóng điện từ; Từ

trường, Trái đất…

 Khái quát những hiện tượng

trên Triết học Mac-Lênin

cho rằng =>

Có những SVHT ta trực tiếp nhìn

thấy được nhưng có loại ta không

trực tiếp thấy nhưng chúng vẫn vận

động Bởi vì bằng vận động và

thông qua vận động mà SVHT tồn

tại và thể hiện đặc tính của mình=>

Chính vì thế=>

Gv:Thế giới vật chất rất phong phú

và đa dạng vì vậy hình thức vận

động của nó cũng rất phong phú và

đa dạng Triết học Mac-lênin khái

quát thành 5 hình thức vận động

sau:

=> Điều này cho chúng ta thấy khi

xem xét các SVHT trong tự nhiên,

XH cần phải xem xét chúng trong

trạng thái vận dộng, không ngừng

biến đổi Ănghen: Đối với 1 SVHT

không vận động thì không có gì để

mà nói về nó cả

1 Thế giới vật chất luôn luôn vận động:

a Thế nào là vận động:

Vận động là mọi sự biến đổi(Biến hoá) nói chung của các SVHT trong giới tự nhiên và đời sống XH

b.Vận động là phương thức tồn tại của thế giới vật chất:

Vận động là thuộc tính vốn có là phương thức tồn tại của các SVHT

c Các hình thức vận động cơ bản của thế giới vật chất:

-Vận động cơ học

-Vận động vật lí

-Vận động hoá học

- Vận động sinh học

-Vận động XH

Trang 3

Hoạt động 2:

GV: Lấy VD về sự phát triển trong

GTN, XH, Tư duy trí tuệ con người

Hay trong GD;NN; CN

VD SGK

Hs: Quá trình phát triển của các

SVHT không diễn ra một cách đơn

giản, thẳng tấp, mà diễn ra một cách

quanh co, phức tạp, đôi khi có bước

thụt lùi tạm thời Song =>

Gv:Với quan niệm về sự phát triển

trên, chúng ta càng hiểu rằng khi

xem xét một SVHT, hoặc đánh giá

một con người, cần phát hiện ra

những nét mới, ủng hộ cái tiến bộ,

tránh mọi thái độ thành kiến, bảo

thủ

2 Thế giới vật chất luôn luôn phát triển:

a Thế nào là phát triển:

Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Cái mới ra đời thay thế cái cũ, cái tiến bộ ra đời thay thế cái lạc hậu

b Phát triển là khuynh hướng tất yếu của thế giới vật chất:

Khuynh hướng tất yếu của quá trình phát triển là cái mới ra đời thay thế cái

cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu

4.4 Cũng cố và luyện tập:

Những câu tục ngữ nào sau đây nói về vận động phát triển?

+ Rút dây động rừng

+ Nước chảy đá mòn

+ Tre già măng mọc

+ Có chí thì nên

+ Con hơn cha là nhà có phúc

=> Tất cả

4.5 Dặn dò:

Đối với bài học ở tiết này:

Làm BT 1,2,3,4,5,6 SGK/23

Đối với bài học tiếp theo:

- Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về sự vận động phát triển

- Chuẩn bị bài 4

5.Rút kinh nghiệm:

Nội dung :

Phương pháp:

Đồ dùng dạy học:

Ngày đăng: 15/09/2015, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w