Nhiễm phènKhi đất chứa quá nhiều Fe2+, Al3+,Mn2+,… Fe2+ tan trong nước ngầm, khi tiếp xúc với không khí bị oxy hóa thành sắtIII.Khi đất chứa quá nhiều sẽ làm pH môi trường giảm gây ngộ đ
Trang 1NGUỒN GỐC GÂY Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Do nguồn gốc
tự nhiên
Do nguồn gốc
nhân tạo
Trang 2I Nguồn gốc tự nhiên
1 Do chiến tranh
Ở miền Nam Việt Nam, chất độc màu da cam,bom mìn và các loại thuốc diệt cỏ khác bắt đầu được thử nghiệm bởi
quân đội Hoa Kỳ vào năm 1961 và được sử dụng rộng rãi trong chiến tranh Các loại hợp chất này trộn với dầu hỏa rồi rải bằng máy bay gây ảnh hưởng trực tiếp tới đất, thoái hóa đất và gây dị tật cho con người
Trang 32 Nhiễm mặn
Là loại đất chứa nhiều cation Na+ hấp thụ trên bề mặt keo đất Một số vùng do nước biển tràn vào hoặc do muối hòa tan vào các mao dẫn ở mạch nước ngầm dẫn lên làm đất nhiễm mặn Đất có nồng độ áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lí cho thực vật
Trang 43 Nhiễm phèn
Khi đất chứa quá nhiều Fe2+, Al3+,Mn2+,…
Fe2+ tan trong nước ngầm, khi tiếp xúc với không khí bị
oxy hóa thành sắt(III).Khi đất chứa quá nhiều sẽ làm pH môi trường giảm gây ngộ độc cho con người trong môi trường đó
Trang 54 Quá trình glay
VSV phân giải trong điều kiện yếm khí sẽ sinh ra khí như H2S, CH4… đồng thời các chất oxi hóa như Fe3+, Mn4+, NO3- thì bị khử
Căn cứ vào mức độ glay của đất ta sẽ đánh giá được mức độ yếm khí của đất Sinh ra H2S làm các sinh vật sống trong đất bị ngộ độc, các khí CH4, NO2, NO, CO2 làm hiệu ứng nhà kính tăng gây hại đến con người và sinh vật
Trang 65 Do lắng đọng các chất và hoạt đọng núi lửa
Trong các khoáng vật chứa nhiều kim loại nặng, khi vượt qua một giới hạn nhất định chúng gây ô nhiễm đất
Hoạt động của núi lửa gây ảnh hưởng trực tiếp với sức khỏe con người
Trang 7II Do nguồn nhân tạo
1 Chất thải sinh hoạt
Chất thải sinh hoạt ở thành thị và nông thôn đặc biệt là chất thải rắn gây ô nhiễm nước trong đất, tác đọng gián tiếp sức khỏe con người
Trang 82 Chất thải công nghiệp
2.1 Chất thải xây dựng
Chất thải xây dựng như gạch ngói, thủy tinh, gỗ, ống nhựa, dây cáp, beetong, nhựa…trong đất các chất thải này bị biến đổi theo nhiều con đường khác nhau, nhiều chất rất khó bị phân hủy
Trang 92.2 Chất thải kim loại
Các chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng (Pb, Zn,
Cu và Ni) thường có nhiều ở các khu khai thác hầm mỏ, các khu công nghiệp và đô thị Nó chứa nhiều trong bụi do đó
nó là nguy cơ gây độc tiềm tàng cho con người
Trang 102.3 Chất thải khí
Các chất thải khí sinh ra từ giao thông vận tải, hoạt động công nghiệp, sinh hoạt hàng ngày của người dân như CO, CO2, NOx, SO2 gây cản trở hô hấp ở người, hiệu ứng nhà kính, gây mưa axit làm tăng quá trình chua hóa đất
Trang 112.4 Chất thải hóa học và hữu cơ
Chất thải hóa học và hữu cơ như chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công nghiệp sản xuất hóa chất chứa nhiều gốc hữu cơ và kim loại nặng dẫn đến ô nhiễm đất
Trang 123 Hoạt động nông nghiệp
3.1 Phân bón hóa học
Sự tích lũy cao các chất hóa chất dạng phân bón gây hại cho đất về mặt cơ lý tính Khi bón nhiều phân hóa học làm đất trở nên chặt hơn, độ trương co kém, kết cấu vững chắc,
không tơi xốp làm tính thoáng của đất ít đi, giảm hoạt động
vi sinh vật
Trang 133.2 Phân bón hữu cơ
Bón phân hữu cơ quá nhiều trong điều kiện yếm khí, sản
phẩm chứa nhiều axit sẽ làm quá trình khử chiếm ưu thế làm đất bị chua, đồng thời sinh ra nhiều khí độc như H2S, CH4, CO2 Sự tích lũy các hóa chất dưới dạng phân hóa học sẽ
gây hại môi trường đất về mặt cơ lý tính đồng thời hủy diệt sinh vật
Trang 143.3 Thuốc trừ sâu
Bản chất của thuốc trừ sâu là những chất hóa học diệt sinh học nên đều có khả năng gây ô nhiễm đất Thuốc trừ sâu bền trong môi trường sinh thái nên nó tồn tại lâu dài trong đất
tiêu diệt hệ động vật làm mất cân bằng sinh thái, diệt một số loại thiên địch và các động vật thủy sinh