1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)

156 3,5K 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 156
Dung lượng 3,45 MB

Nội dung

Để có thểthực hiện tốt các nội dung của mô đun này người học cần phải nắm một sốkiến thức cơ bản về kỹ năng trong mô đun kỹ thuật cảm biến, mô đun điềukhiển điện khí nén,… Mục tiêu của m

Trang 1

Mô đun: ROBOT CÔNG NGHIỆP

NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

Ban hành kèm theo Quyết định số:120/QĐ-TCDN ngày 25 tháng 02 năm 2013

của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề

Năm 2013

Trang 2

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể

được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo vàtham khảo

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinhdoanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm

Trang 3

có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đàotạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tếtrong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao.

Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 180giờ gồm có:

Bài 1: Giới thiệu chung về Robot công nghiệp

Bài 2: Các phép biến đổi thuần nhất

Bài 3: Phương trình động học của Robot

Bài 4 Ngôn ngữ lập trình Robot

Bài 5 Truyền động và điều khiển Robot

Bài 6 Mô Phỏng Robot trên máy tính

Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học

và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiênthức mới cho phù hợp Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tậpcủa từng bài để người học củng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng.Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường cóthể sử dụng cho phù hợp

Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạonhưng không tránh được những khiếm khuyết Rất mong nhận được đóng góp

ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoànthiện hơn Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao đẳng nghề Lilama 2,Long Thành Đồng Nai

Đồng Nai, ngày 10 tháng 06 năm 2013

Tham gia biên soạn

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG

LỜI GIỚI THIỆU 2

MỤC LỤC 3

BÀI 1 9

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RÔ BỐT CÔNG NGHIỆP 9

1 Sơ lược quá trình phát triển của robot công nghiệp (IR: Industrial Robot): 9

2 Ứng dụng của robot công nghiệp trong sản xuất: 11

3 Các khái niệm và định nghĩa về robot công nghiệp: 11

3.1 Định nghĩa robot công nghiệp: 11

3.2 Bậc tự do của robot (DOF:Degreees of Freedom): 12

3.3 Hệ toạ độ (Coordinate frames): 12

3.4 Trường công tác của robot (Workspace or range of motion): 13

4 Cấu trúc cơ bản của robot công nghiệp: 14

4.1 Các thành phần chính của robot công nghiệp: 14

4.2 Kết cấu của tay máy: 15

5 Phân loại robot công nghiệp: 17

5.1 Phân loại theo kết cấu: 17

5.2 Phân loại theo hệ thống truyền động: 17

5.3 Phân loại theo ứng dụng: 18

BÀI 2 19

CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI THUẦN NHẤT 19

1 Hệ toạ độ thuần nhất: 19

2 Nhắc lại các phép tính về vecto và ma trận: 20

2.1 Phép nhân vector: 21

Trang 5

3.5 Phép quay Euler: 32

3.6 Phép quay Roll – Pitch – Yall: 33

4 Biến đổi hệ toạ độ và mối quan hệ: 35

4.1 Biến đổi hệ toạ độ: 35

4.2 Quan hệ giữa các hệ toạ độ biến đổi: 37

5 Mô tả vật thể: 38

6 Bài tập: 40

BÀI 3 42

PHƯƠNG TRÌNH ĐỘNG HỌC CỦA RÔ BỐT 42

1 Phương trình động học của robot: 42

1.1 Dẫn nhập: 42

1.2 Bộ thông số Debavit – Hartnberg (DH) và bài toán ứng dụng: 44

1.3 Đặc trưng của các ma trận A và bài toán ứng dụng: 46

1.4 Xác định T6 theo các ma trận An và bài toán ứng dụng: 47

1.5 Trình tự thiết lập hệ phương trình động học của robot: 48

2 Phương trình động học ngược: 52

2.1 Các điều kiện của bài toán ngược: 52

2.2 Lời giải của phép biến đổi Euler và bài toán ứng dụng: 53

2.3 Lời giải của phép biến đổi Roll – Pitch – Yall và bài toán ứng dụng: 57 3 Động lực học của robot: 59

3.1 Cơ học Lagrange với các vấn đề động lực của Robot: 59

3.2 Hàm Lagrange và lực tổng quát: 61

3.3 Phương trình động lực học: 62

Trang 6

BÀI 4 70

NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH RÔ BỐT 70

1 Giới thiệu chung về lập trình điều khiển robot: 70

2 Các mức lập trình điều khiển robot: 71

2.1 Lập trình kiểu “dạy – học”: 71

2.2 Dùng các ngôn ngữ lập trình: 71

2.3 Ngôn ngữ lập trình theo nhiệm vụ: 72

3 Phần mềm Procomm Plus For Windown: 72

3.1 Giới thiệu: 72

3.2 Ngôn ngữ lập trình Aspect trong Procomm: 75

3.3 Lập trình điều khiển robot TERGAN – 45 bằng Procomm: 85

4 Bài tập: 88

BÀI 5 89

TRUYỀN ĐỘNG VÀ ĐIỀU KHIỂN RÔ BỐT 89

1 Truyền động điện trong Robot: 89

1.1 Động cơ điện một chiều: 89

1.2 Động cơ bước: 91

2 Truyền động khí nén và thuỷ lực: 93

2.1 Truyền dẫn động khí nén: 93

2.2 Truyền dẫn động thuỷ lực: 93

3 Các thiết bị cảm biến: 93

3.1 Cảm biến vị trí: 94

3.2 Cảm biến lực: 109

3.3 Cảm biến quang: 118

4 Các phương pháp điều khiển Robot: 136

4.1 Điều khiển tỉ lệ sai lệch (PE: Propotional Error): 136

4.2 Điều khiển tỉ lệ - đạo hàm (PD: Propotional Derivative): 136

4.3 Điều khiển tỉ lệ - tích phân – đạo hàm (PID: Propotional Intergral Derivative): 137

4.4 Hàm truyền chuyển động của mỗi khớp động: 137

Trang 7

2.2 Thao tác chuột: 149

3 Gắn hệ toạ độ và vẽ hình dáng Robot: 149

3.1 Gắn hệ toạ độ: 149

3.2 Vẽ hình dáng: 150

4 Lập trình điều khiển Robot mô phỏng: 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 155

Trang 8

MÔ DUN RÔ BỐT CÔNG NGHIỆP

Mã mô đun: MĐ35

Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun:

Mô đun Robot Công Nghiệp là một mảng kiến thức và kỹ năng khôngthể thiếu được với một công nhân kỹ thuật chuyên ngành Điện Tử Côngnghiệp Các kiến thức và kỹ năng từ mô đun này giúp học sinh, sinh viên nắmbắt các kiến thức và kỹ năng thực hành rô bốt trong công nghiệp Để có thểthực hiện tốt các nội dung của mô đun này người học cần phải nắm một sốkiến thức cơ bản về kỹ năng trong mô đun kỹ thuật cảm biến, mô đun điềukhiển điện khí nén,…

Mục tiêu của mô đun:

Sau khi học xong mô đun này người học có kiến thức và kỹ năng:

- Trình bày được cấu trúc của rô bốt công nghiệp

- Mô tả được quá trình hoạt động của các rô bốt dùng trong côngnghiệp

- Lập trình và mô phỏng được các chuyển động của rô bốt

- Sử dụng, bảo trì được các rô bốt công nghiệp đúng qui trình kỹthuật

- Sửa chữa được một số hư hỏng thông thường trên các rô bốt côngnghiệp

- Rèn luyện tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp

Nội dung của mô đun:

Số

TT Tên các bài trong mô đun

Thời gian Tổng

số

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra *

1 Giới thiệu chung về Robot công

nghiệp

Trang 10

BÀI 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RÔ BỐT CÔNG NGHIỆP

- Trình bày được quá trình phát triển, các khái niệm và định nghĩa về

rô bốt công nghiệp

- Trình bày được ứng dụng và xu hướng phát triển của Rôbốt côngnghiệp trong tương lai

- Rèn luyện tính tư duy, tác phong công nghiệp

Có lẽ đó là một gợi ý ban đầu cho các nhà sáng chế kỹ thuật về những cơ cấu,máy móc bắt chước các hoạt động cơ bắp của con người

Đầu thập kỷ 60, công ty của Mỹ AMF (American Machine FoundaryCompany) quảng cáo một loại máy tự động vạn năng gọi là “Người máy côngnghiệp” (Industrial Robot)

Về mặt kỹ thuật, những robot công nghiệp ngày nay có nguồn gốc từ hailĩnh vực kỹ thuật ra đời sớm hơn đó là các cơ cấu điều khiển từ xa(Teleoperators) và các máy công cụ điều khiển số (NC – NumericallyControlled machine tool)

Các cơ cấu điều khiển từ xa đã được phát triển mạnh trong chiến tranhthế giới lần thứ hai nhằm nghiên cứu các vật liệu phóng xạ Các cơ cấu này

Trang 11

Anh – 1967, Thuỵ Điển và Nhật – 1968 theo bản quyền của Mỹ, Cộng HoàLiên Bang Đức – 1971, Pháp – 1972, Italia – 1973,…

Tính năng làm việc của robot ngày càng nâng cao, nhất là khả năng nhậnbiết và xử lý Năm 1967, trường đại học Stanford (Mỹ) đã chế tạo ra mẫurobot hoạt động theo mô hình “mắt – tay”, có khả năng nhận biết và địnhhướng bàn kẹp theo vị trí vật kẹp nhờ các cảm biến Năm 1974 công tyCincinnati (Mỹ) đưa ra loại robot được điều khiển bằng máy vi tính gọi làrobot T3 (The Tomoorrow Tool), robot này có khả năng nâng vật có khốilượng lên đến 40kg

Có thể nói, robot là sự tổng hợp khả năng hoạt động linh hoạt của các cơcấu điều khiển từ xa với mức độ tri thức ngày càng phong phú của hệ thốngđiều khiển theo chương trình số cũng như kỹ thuật chế tạo các bộ cảm biến,công nghệ lập trình và các phát triển của trí tuệ nhân tạo, hệ chuyên gia,…Ngày nay, việc nâng cao tính năng của robot ngày càng được phát triển, nhiềurobot thông minh hơn nhiều, đặc biệt là Nhật Bản đã chế tạo nhiều robotgiống người như Asimo, robot có cảm giác,… Một vài số liệu về công nghiệpsản xuất robot như sau:

Trang 12

2 Ứng dụng của robot công nghiệp trong sản xuất:

Mục tiêu: giới thiệu cho người học hiểu rõ tầm quan trọng và ứng dụng của robot công nghiệp trong sản xuất.

Từ khi mới vừa ra đời robot công nghiệp được ứng dụng trong nhiều lĩnhvực dưới góc độ thay thế sức người Nhờ vậy, các dây chuyền sản xuất được

tổ chức lại, năng suất và hiệu quả sản xuất tăng lên rõ rệt

Múc tiêu của việc ứng dụng robot công nghiệp nhằm góp phần nâng caonăng suất dây chuyền công nghệ, giảm giá thành, nâng cao chất lượng và khảnăng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời cải thiện điều kiện lao động Lợi thếcủa robot là làm việc không biết mệt mỏi, có khả năng làm trong mô trườngphóng xạ độc hại, nhiệt độ cao,…

Ngày nay, đã xuất hiện nhiều dây chuyền sản xuất tự động gồm các máyCNC với robot công nghiệp, các dây chuyền đó đạt mức độ tự động hoá vàmức độ linh hoạt cao,…

Ngoài các phân xưởng, nhà máy, kỹ thuật robot cũng được sử dụng trongviệc khai thác thềm lục địa và đại dương, trong y học, trong quốc phòng,trong việc chinh phục vũ trụ, trong công nghiệp nguyên tử,…

Như vậy, robot công nghiệp được sử dụng trong nhiều lĩnh vực bởi ưuđiểm của nó, tuy nhiên nó chưa linh hoạt như con người nên cũng cần conngười giám sát

3 Các khái niệm và định nghĩa về robot công nghiệp:

Mục tiêu: trình bày cho người học nắm rõ các khái nhiệm và định nghĩa

về robot công nghiệp.

3.1 Định nghĩa robot công nghiệp:

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về robot, có thể điểm qua một số địnhnghĩa như sau:

Định nghĩa theo tiêu chuẩn AFNOR (Pháp):

Robot công nghiệp là một cơ cấu chuyển động tự động có thể lập trình,lặp lại các chương trình, tổng hợp các chương trình đặt ra trên các trục toạ độ;

có khả năng định vị, định hướng, di chuyển các đối tượng vật chất: chi tiết,dao cụ, gá lắp,… theo những hành trình thay đổi đã chương trình hoá nhằmthực hiện các nhiệm vụ công nghệ khác nhau

Trang 13

trình, có thể lập trình lại để hoàn thành các chức năng vận động và điều khiểntrong quá trình sản xuất.

3.2 Bậc tự do của robot (DOF:Degreees of Freedom):

Bậc tự do là số khả năng chuyển động của một cơ cấu (chuyển độngquay hoặc tịnh tiến) Để dịch chuyển được một vật thể trong không gian, cơcấu chấp hành của robot phải đạt được một số bậc tự do Nói chung cơ hệ củarobot là một cơ cấu hở, do đó bậc tự do của nó có thể tính theo công thức

- n: số khâu động

- pi: số khớp loại i (i = 1,2,…,5: số bậc tự do bị hạn chế)

Đối với các cơ cấu có các khâu được nối với nhau bằng khớp quay hoặctính tiến (khớp động loại 5) thì số bậc tự do bằng số khâu động Đối với cơcấu hở, thì số bậc tự do bằng tổng số bậc tự do của các khớp động

Để định vị và định hướng khâu chấp hành cuối một cách tuỳ ý trongkhông gian 3 chiều robot cần có 6 bậc tự do, trong đó 3 bậc tự do để định vị

và 3 bậc tự do để định hướng Một số công việc đơn giản nâng hạ, sắp xếp,…

có thể yêu cầu số bậc tự do ít hơn Các robot hàn, sơn,…thường yêu cầu 6 bậc

tự do Trong một số trường hợp cần sự khéo léo, linh hoạt hoặc khi cần phảitối ưu hoá quỹ đạo,… người ta dùng robot với số bậc tự do lớn hơn 6

3.3 Hệ toạ độ (Coordinate frames):

Mỗi robot thường bao gồm nhiều khâu (links) liên kết với nhau qua cáckhớp (joints), tạo thành một xích động học xuất phát từ một câu cơ bản đứngyên Hệ toạ độ gắn với khâu cơ bản được gọi là hệ toạ độ cơ bản (hay toạ độchuẩn) Các hệ toạ độ trung gian khác gắn với các khâu động gọi là hệ toạ độsuy rộng Trong từng thời điểm hoạt động, các toạ độ suy rộng xác định cấuhình của robot bằng các chuyển dịch dài hoặc các chuyển dịch góc của cáckhớp tịnh tiến hoặc khớp quay (hình 1.1) Các toạ độ suy rộng còn được gọi làcác biến khớp

Trang 14

Hình 1.1 – Các toạ độ suy rộng của robot

Các hệ toạ độ gắn trên các khâu của robot phải tuân theo quy tắc bàn tayphải: dùng tay phải, nắm hai ngón tay út và áp út vào lòng bàn tay, xoè 3 ngónsao cho ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa theo 3 phương vuông góc, nếu chọnngón cái là phương và chiều của trục z, thì ngón trỏ chỉ phương và chiều củatrục x và ngón giữa sẽ biểu thị phương và chiều của trục y (hình 1.2)

Hình 1.2 – Qui tắc bàn tay phải

Trong robot ta thường dùng chữ O và chỉ số n để chỉ hệ toạ độ gắn trênkhâu thứ n Như vậy, hệ toạ độ cơ bản sẽ được ký hiệu là O0, hệ toạ độ gắntrên các khâu trung gian tương ứng sẽ là O1, O2,…,On-1, hệ toạ độ gắn trênkhâu chấp hành cuối ký hiệu là On

3.4 Trường công tác của robot (Workspace or range of motion):

Trường công tác (hay vùng làm việc, không gian công tác) của robot làtoàn bộ thể tích được quét bởi khâu chấp hành cuối khi robot thực hiện tất cảcác chuyển động có thể Trường công tác này bị ràng buộc bởi các thông sốhình học của robot cũng như các ràng buộc cơ học của các khớp Người tathường dùng hai hình chiếu để mô tả trường công tác của một robot như hình1.3

Trang 15

Hình 1.3 – Biểu diễn trường công tác của robot

4 Cấu trúc cơ bản của robot công nghiệp:

Mục tiêu: trình bày cho người học hiểu rõ cấu trúc cơ bản của robot công nghiệp.

4.1 Các thành phần chính của robot công nghiệp:

Một robot công nghiệp thường bao gồm các thành phần chính như: cánhtay robot, nguồn động lực, dụng cụ gắn lên khâu chấp hành cuối, các cảmbiến, bộ điều khiển, thiết bị dạy học, máy tính,… các phần mềm lập trìnhcũng nên được coi là một thành phần của hệ thống robot Mối quan hệ giữacác thành phần trong robot được mô tả như trong hình 1.4

Trang 16

Dụng cụ thao tác được gắn trên khâu cuối cùng của robot, dụng cụ robot

có thể có nhiều kiểu khác nhau như: dạng bàn tay để nắm bắt đối tượng hoặccác công cụ làm việc như mỏ hàn, đá mài, dầu phun sơn,…

Thiết bị dạy học dùng để dạy cho robot các thao tác cần thiết theo yêucầu của quá trình làm việc, sau đó robot tự lặp lại các động tác đã được dạy đểlàm việc

Các phần mềm để lập trình và các chương trình điều khiển robot đượccài đặt trên máy tính, dùng để điều khiển robot thông qua bộ điều khiển Bộđiều khiển còn được gọi là module điều khiển (hay Unit, Driver), chúngthường được kết nối với máy tính Một module điều khiển có thể còn có cáccổng Vào – Ra (I/O port) để làm việc với nhiều thiết bị khác nhau như cáccảm biến giúp robot nhận biết trạng thái của bản thân, xác định vị trí của đốitượng làm việc hoặc các dò tìm khác,…

4.2 Kết cấu của tay máy:

Các kết cấu của nhiều tay máy được phỏng theo cấu tạo và chức năngcủa tay người Tuy nhiên, ngày nay tay máy được thiết kế rất da dạng, nhiềucánh tay robot có hình dạng khác xa cánh tay người Trong thiết kế và sửdụng tay máy, chúng ta cần quan tâm đến các thông số hình – động học, lànhững thông số liên quan đến khả năng làm việc của robot như: tầm với, sốbậc tự do, độ cứng vững, lực kẹp,…

Các khâu của robot thường thực hiện hai chuyển động cơ bản sau:

- Chuyển động tịnh tiến theo hướng x, y, x trong không gian Đề Cac,thông thường tạo nên các hình khối, các chuyển động này thường kýhiệu là T (Translation) hoặc P (Prismatic)

- Chuyển động quay quanh các trục x, y, x ký hiệu là R (Rotation).Tuỳ thuộc vào số khâu và sự tổ hợp các chuyển động mà tay máy có cáckết cấu khác nhau với vùng làm việc khác nhau Các kết cấu thường gặp củarobot là robot kiểu toạ độ Đề Các, toạ độ trụ, toạ độ cầu, robot kiểu SCARA,

hệ toạ độ góc,…

Robot kiểu toạ độ Đề Các: là tay máy có 3 chuyển động cơ bản tịnh tiến

theo phương của các trục hệ toạ độ gốc (cấu hình T.T.T) Trường công tác códạng khối chữ nhật Do kết cấu đơn giản, loại tay máy này có độ cứng vữngcao, độ chính xác cơ khí dễ đảm bảo, vì vậy nó thường dùng để vận chuyểnphôi liệu, lắp ráp, hàn trong mặt phẳng,…

Trang 17

Robot kiểu toạ độ trụ: vùng làm việc của robot có dạng hình trụ rỗng.

Thông thường khớp thứ nhất chuyển động quay Ví dụ, robot có 3 bậc tự do,cấu hình R.T.T như hình 1.6 Có nhiều robot kiểu toạ độ trụ như: robotVersatran của hãng AMF

Hình 1.6 – Robot kiểu toạ độ trụ

Robot kiểu toạ độ cầu: vùng làm việc của robot có dạng hình cầu,

thường độ cứng vững của robot loại này thấp hơn so với hai loại trên Hình1.7 cho ta thấy ví dụ về robot 3 bậc tự do, cấu hình R.R.R và R.R.T làm việctheo kiểu toạ độ cầu

Hình 1.6 – Robot kiểu toạ độ cầu

Robot kiểu toạ độ góc (Hệ toạ độ phỏng sinh): đây là kiểu robot được

dùng nhiều Ba chuyển động đầu tiên là các chuyển động quay, trục quay thứnhất vuông góc với hai trục kia Các chuyển động định hướng khác cũng làcác chuyển động quay Vùng làm việc của tay máy này gần giống một phầnkhối cầu Tất cả các khâu đều nằm trong mặt phẳng thẳng đứng nên các tínhtoán cơ bản là bài toán phẳng Ưu điểm nổi bật của các loại robot hoạt động

Trang 18

theo hệ toạ độ góc là gọn nhẹ, tức là có vùng làm việc tương đối lớn so vớikích cở của bản thân robot, độ linh hoạt cao,…Các robot hoạt động theo toạ

độ góc như: robot PUMA của hãng Unimation – Nokia (Mỹ - Phần Lan),

IRb-6, IRb-60 (Thuỵ Điển), Toshia (Nhật),…Hình 1.8 là một ví dụ về robot kiểutoạ độ góc có cấu hình RRR.RRR

Hình 1.8 – Robot hoạt động theo hệ toạ độ góc

Robot kiểu SCARA: robot SCARA ra đời vào năm 1979 tại trường đại

học Yamanashi (Nhật Bản) là một kiểu robot mới nhằm đáp ứng sự đa dạngcủa các quá trình sản xuất Tên gọi SCARA là viết tắt của “SelectiveCompliant Articulated Robot Arm”: Tay máy mềm dẻo tuỳ ý Loại robot nàythường dùng trong công nghiệp lắp ráp nên SCARA đôi khi được giải thích là

từ viết tắt của “Selective Compliant Assembly Robot Arm” Ba khớp đầu tiêncủa kiểu robot này có cấu hính R.R.T, các trục khớp đều theo phương thẳngđứng Sơ đồ của robot SCARA như hình 1.9

Hình 1.9 – Robot kiểu SCARA

5 Phân loại robot công nghiệp:

Mục tiệu: trình bày cho người học hiểu rõ các phương pháp phân loại robot, các loại robot khác nhau.

5.1 Phân loại theo kết cấu:

Theo kết cấu của tay máy người ta phân thành robot kiểu toạ độ Đề Các,kiểu toạ độ trục, kiểu toạ độ cầu, kiểu toạ độ góc, robot kiểu SCARA

5.2 Phân loại theo hệ thống truyền động:

Dựa vào hệ thống truyền động người ta phân loại robot công nghiệp theocác dạng như sau:

Trang 19

thích hợp với các robot hoạt động theo chương trình định sẵn với cácthao tác đơn giản như “nhất lên – đặt xuống”.

5.3 Phân loại theo ứng dụng:

Dựa vào ứng dụng của robot trong sản xuất người ta phân chia robotcông nghiệp thành những loại robot sau: robot sơn, robot hàn, robot lắp ráp,…

YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 1 :

Nội dung:

- Về kiến thức: Trình bày được lịch sử phát triển, các khái niệm, định nghĩa, ứng dụng, cấu trúc và phân loại rô bốt trong công nghiệp.

- Về kỹ năng: phân biệt được các loại rô bốt trong công nghiệp.

- Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp.

Phương pháp:

- Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm, vấn đáp.

Trang 20

BÀI 2 CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI THUẦN NHẤT

- Giải được các phép tính về vecto và ma trận

- Làm được các phép biến đổi

- Biến đổi hệ toạ độ

Nội dung chính:

1 Hệ toạ độ thuần nhất:

Mục tiêu: trình bày các kiến thức cơ bản về hệ toạ độ thuần nhất.

Để biểu diễn một điểm trong không gian 3 chiều, người ta dùng vectođiểm Vecto điểm thường được ký hiệu bằng các chữ viết thường như u, v, x1,

… để mô tả vị trí của điểm U, V, X1,…

Tuỳ thuộc vào hệ qui chiếu được chọn, trong không gian 3 chiều, mộtđiểm V có thể được biểu diễn bằng nhiều vecto điểm khác nhau

Hình 2.1 – Biểu diễn 1 điểm trong không gian

vE và vF là hai vecto khác nhau, mặc dù cả hai vecto cùng mô tả điểm V.Nếu i, j, k là các vecto đơn vị của một hệ toạ độ nào đó, chẳng hạng E, ta có:

Trang 21

Với w = 0 thì ta có:

www 

Giới hạn ∞ thể hiện hướng của các trục toạ độ

Nếu w là một hằng số nào đó khác 0 và 1 thì việc biểu diễn điểm tronggian tương ứng với hệ số tỉ lệ w:

Ví dụ: v 3i4j5k

Với w = 1 thì v =[3 4 5] T

Với w = -10 thì biểu diễn tương ứng là: v = [-30 -40 -50 -10]T

Theo cách biểu diễn trên, ta qui ước:

Trang 22

 A + B = C với cij = aij + bij

 A – B = C với cij = aij - bij

Trang 23

 p.O = px.Ox + py.Oy + pz.Oz

 p.a = px.ax + py.ay + pz.az

Phương pháp tính tích ma trận nghịch đảo này nhanh hơn nhiều so vớiphương pháp chung Tuy nhiên, nó không áp dụng được cho ma trận 4x4 bất

kỳ mà kết quả chỉ đúng với ma trận thuần nhất

2.2.4 Vết của ma trận:

Vết của ma trận vung bậc n là tổng của các phần tử trên đường chéo:

n ii i=1( ) hay Tr(A) = a

Một số tính chất quan trọng của vết ma trận:

 Tr(A) = Tr(AT)

Trang 24

3.1 Phép biến đổi tịnh tiến:

Cho u là vecto điểm biểu diễn điểm cần biến đổi, h là vecto dẫn đượcbiểu diễn bằng một ma trận H gọi là ma trận chuyển đổi Ta có:

v = H.u

v là vecto biểu diễn sau khi đã biến đổi

Trang 25

Gọi u là vecto biểu diễn điểm cần tịnh tiến: u = [x y x w]T

Thì v là vecto biểu diễn điểm đã biến đổi tịnh tiến được xác định bởi:

Như vậy, bản chất của phép biến đổi tịnh tiến là phép cộng vecto giữavecto biểu diễn điểm cần chuyển đổi và vecto dẫn

Ví dụ:

Cho:

Thì:

Và viết là: v = Trans(a,b,c)u

Trang 26

Hình 2.2 – Phép biến đổi tịnh tiến trong không gian

3.2 Phép quay quanh các trục toạ độ:

Giả sử ta cần quay một điểm hoặc một vật thể xung quanh trục toạ độnào đó với góc quay 0, ta lần lược có các ma trận chuyển đổi sau:

Nếu cho điểm đã biến đổi tiếp tục quay quanh y một góc 900 ta có:

Trang 27

Sau đó cho điểm vừa biến đổi quay quanh z một góc 900, ta được:

Rõ ràng ta thấy, Rot(y, 900).Rot(z, 900)u ≠ Rot(z, 900).Rot(y, 900)u

Ta hãy khảo sát một hệ toạ độ C, gắn lên điểm tác động cuối (bàn tay)của robot, hệ C được biểu diễn bởi

Trang 28

Hình 2.5 – Hệ toạ độ gắn trên khâu chấp hành cuối (bàn tay)

Khi gắn hệ toạ độ này lên bàn tay robot (hình 2.5), các vecto đơn vị đượcbiểu thị như sau:

 a: là vecto có hướng tiếp cận với đối tượng

 O: là vecto có hướng mà theo đó các ngón tay nắm vào khi cầm nắmđối tượng

 n: vecto pháp tuyến với (O, a)

Bây giờ, ta coi vecto bất kỳ k (mà ta cần thực hiện phép quay quanh nómột góc ) là một trong các vecto đơn vị của hệ C

Chẳng hạn: k a i a j a k  x  y  z

Lúc đó, phép quay Rot(k, ) sẽ trở thành phép quay Rot(Cz, )

Nếu ta có T mô tả trong hệ gốc trong đó k là vecto bất kỳ, thì ta có X mô

tả trong hệ C với k là một trong các vecto đơn vị Từ điều kiện biến đổi thuầnnhất, T và X có mối liên hệ:

T = C.XHay: X = C-1.T

Lúc đó, các phép quay dưới đây là đồng nhất:

Rot(k, ) = Rot (Cz, )Hay là: Rot(k, ).T = C.Rot(z, ).X = C.Rot(z, ).C-1.T

Vậy: Rot(k, ) = C.Rot(z, ).C-1 (2.6)

C-1 là ma trận nghịch đảo của ma trận C, ta có:

Thay các ma trận vào vế phải của phương trình (2.6) ta được:

Trang 29

Để đơn giản cách biểu thị ma trận, ta xét các mối quan hệ sau:

 Tích vô hướng của bất kỳ hàng hay cột nào của C với bất kỳ hàng haycột nào khác đều bằng 0 vì các vecto là trực giao

 Tích vô hướng của bất kỳ hàng hay cột nào của C với chính nó cũngđều bằng 1 vì nó là vecto đơn vị

 Vecto đơn vị z bằng tích vecto của x và y, hay là: a n O.

Ta ký hiệu Vers = 1 - cos (Versin )

Biểu thức (2.6) được rút gọn như sau:

Trang 30

(2.8)Đây là biểu thức của phép quay tổng quát quang một vecto bất kỳ k Từphép quay tổng quát có thể suy ra các phép quay cơ bản quang các trục toạ độ.

3.4 Bài toán ngược:

Trên đây, ta đã nghiên cứu các bài toán thuận, nghĩa là chỉ định trục quay

và góc quay trước – xem xét kết quả biến đổi theo các phép quay đã chỉ định.Ngược lại với bài toán trên, giả sử ta đã biết kết quả của một phép biếnđổi nào đó, ta phải đi tìm trục quay k và góc quay  tương ứng Giả sử, kếtquả của phép biến đổi thuần nhất là R = Rot(k, ) xác định bởi:

Ta cần xác định trục quay k và góc quay  Ta đã biết Rot(k, ) đượcđịnh nghĩa bởi ma trận (2.6) nên:

(2.9)

 Bước 1: xác định góc quay 

 Cộng đường chéo của hai ma trận ở hai vế ta có:

 Tính hiệu các phần tử tương đương của hai ma trận, chẳng hạn:

Trang 31

a 

Lúc này k không xác địnhđược, ta phải dùng cách tính khác cho trường hợp này:

Xét các phần tử tương đương của hai ma trận (2.9):

Từ đây suy ra:

Trang 32

Trong khoảng 900 ≤  ≤ 1800 sin luôn luôn dương.

Dựa vào hệ phương trình (2.10), ta thấy kx, ky, kz luôn có cùng dấu với vếtrái Ta dùng hàm Sgn(x) để biểu diễn quan hệ “cùng dấu với x”, như vậy:

(2.12)

Hệ phương trình (2.12) chỉ dùng để xác định xem trong các kx, ky, kxthành phần nào có giá trị lớn nhất Các thành phần còn lại nên tính theo thànhphần có giá trị lớn nhất để xác định k được thuận tiện Lúc đó, dùng phươngpháp cộng các cặp còn lại của các phần tử đối xứng qua đường chéo ma trậnchuyển (2.9)

(2.13)Giả sử theo hệ (2.12) ta có kx là lớn nhất, lúc đó ky, kz sẽ tính theo kxbằng hệ (2.13) như sau:

Ví dụ: cho R = Rot(y, 900)Rot(z, 900) hãy xác định k và  để R = Rot(k,

)

0 0 1 0

1 0 0 0( ,900) ( ,900)

Trang 33

Vậy: R = Rot(y, 900)Rot(z, 900)= Rot(k, 1200), với:

Hình 2.6 – Tìm góc quay và trục quay tương đương

3.5 Phép quay Euler:

Trên thực tế, việc định hướng thường là kết quả của phép quay xungquanh các trục x, y,z Phép quay Euler mô tả khả năng định hường bằng cách:

 Quay một góc  xung quang trục z

 Quay tiếp một góc  xung quanh trục y mới, đó là y’

 Cuối cùng, quay một góc  quanh trục z mới, đó là z’’ (hình 2.7)

Trang 34

Hình 2.7 – Phép quay Euler

Ta biểu diễn phép quay Euler bằng cách nhân 3 ma trận quay với nhau:Euler (, , ) = Rot(z, )Rot(y, )Rot(z, ) (2.14)Nói chung, kết quả của phép quay phụ thuộc chặt chẽ vào thứ tự quay.Tuy nhiên, ở phép quay Euler, nếu thực hiện theo thứ tự ngược lại, nghĩa làquay góc  quanh z rồi tiếp đến quay góc  quanh y và cuối cùng quay góc quanh z cũng đưa đến kết quả tương tự (xét trong cùng hệ qui chiếu)

Euler (, , ) = Rot(z, )

(2.15)

3.6 Phép quay Roll – Pitch – Yall:

Một phép quay định hướng khác cũng thường được sử dụng là phép quayRoll – Pitch và Yaw

Ta tưởng tượng, gắn hệ toạ độ xyz lên thân một con tàu Dọc theo thântàu là trục x, Roll là chuyển động lắc của thân tàu, tương đương với việc quaythân tàu một góc  quanh trục z Pitch là sự bồng bềnh, tương đương với

Trang 35

Hình 2.8 – Phép quay Roll – Pitch - Yaw

Các phép quay áp dụng cho khâu chấp hành cuối của robot như hình 2.9

Ta xác định thứ tự quay và biểu diễn phép quay như sau

RPY (, , ) = Rot(z, )Rot(y, )Rot(z, ) (2.16)

Hình 2.9 – Các góc quay Roll – Pitch và Yaw của bàn tay Robot

Nghĩa là, quay một góc  quanh trục x, tiếp theo là quay một góc quanh trục y và sau đó quay một góc  quanh trục z

Thực hiện phép nhân các ma trận quay, các chuyển vị Roll, Pitch và Yawđược biểu thị như sau:

Trang 36

4 Biến đổi hệ toạ độ và mối quan hệ:

Mục tiêu: trình bày cho người học nắm rõ các kiến thức về các phép biến đổi hệ toạ độ và mối quan hệ của chúng.

4.1 Biến đổi hệ toạ độ:

Giả sử cần tịnh tiến gốc toạ độ Đề Các O(0, 0, 0) theo một vecto dẫn

4 3 7

   (hình 2.10) Kết quả của phép biến đổi là:

Nghĩa là, góc ban dầu có toạ độ O(0, 0, 0) đã chuyển đổi đến gốc mới OT

có toạ độ (4, -3, 7) so với hệ toạ độ cũ

Trang 38

Như vậy, kết quả của hai phương pháp quay là giống nhau, nhưng về ýnghĩa vật lý thì khác nhau.

4.2 Quan hệ giữa các hệ toạ độ biến đổi:

Giả sử ta có 3 hệ toạ độ A, B, C Hệ B có quan hệ với hệ A qua phépbiến đổi ATB và hệ C có quan hệ với hệ B qua phép biến đổi BTC Ta có điểm

P trong hệ C ký hiệu là PC, ta tìm mối quan hệ của điểm P trong hệ A, tức làtìm PA (hình 2.11)

Hình 2.11 – quan hệ giữa các hệ toạ độ biến đổi

Chúng ta có thể biến đổi PC thành PB như sau:

PB = BTCPC’ (2.18)Sau đó biến đổi PB thành PA như sau:

PA = ATBPB’ (2.19)Kết hợp (2.18) và (2.19) ta có:

PA = ATBBTCPC (2.20)Qua ví dụ trên ta thấy có thể mô tả mối quan hệ giữa hệ toạ độ gắn trênđiểm tác động cuối với hệ toạ độ cơ bản, thông qua mối quan hệ của các hệtoạ độ trung gian gắn trên các khâu của robot, bằng ma trận T như hình 2.12

Trang 39

Hình 2.12 – Hệ toạ độ cơ bản và các hệ toạ độ trung gian của Robot

 Nhóm vật thể tròn xoay: có các giá trị đặc trưng là toạ độ tâm và bánkính mặt cong

 Nhóm vật thể có góc cạnh: đặc trưng bằng toạ độ của các điểm giớihạn

 Nhóm vật thể có cấu trúc hỗn hợp: có các giá trị đặc trưng hỗn hợpTuy nhiên, đối với hoạt động cầm nắm đối tượng và quá trình vận độngcủa robot việc mô tả vật thể cần phải gắn liền với các phép biến đổi thuầnnhất Ta xét ví dụ sau đây: cho một vật hình lăng trụ đặt trong hệ toạ độ chuẩnO(xyz) như hình 2.13

Hình 2.13 – Mô tả vật thể

Ta thực hiện phép biến đổi sau: H = Trans(4,0,0)Rot(y,900)Rot(z,900)

Trang 40

Với vị trí của vật thể, ta có ma trận toạ độ của 6 điểm đặc trưng mô tả nólà:

Sau khi thực hiện các phép biến đổi:

 Quay vật thể quanh trục z một góc 900 (hình 2.14)

 Cho vật thể quay quanh trục y một góc 900 (hình 2.15)

 Tiếp tục tịnh tiến vật thể dọc theo trục x một đoạn bằng 4 đơn vị (hình2.16) ta xác dịnh được ma trận toạ độ các điểm giới hạn của vật thể ở

vị trí đã được biến đổi như sau (các phép quay đã chọn hệ qui chiếu là

hệ toạ độ gốc)

Hình 2.14 – Rot(z, 90 0 ) Hình 2.15 – Rot(y, 90 0 )Rot(z, 90 0 )

Ngày đăng: 12/09/2015, 00:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Rô Bốt Công Nghiệp – TS. Phạm Đăng Phước Khác
2. Giáo Trình Đo Lường Điện Và Cảm Biến Trong Đo Lường, Nhà xuất bản Giáo Dục Khác
3. Kỹ Thuật Cảm Biến – TS. Nguyễn Thị Lan Khác
4. Robot công nghiệp - GSTSKH Nguyễn Thiện phúc. NXBKH và kỹ thuật 2006 Khác
5. Tay máy - người máy công nghiệp - Nguyễn Thiện phúc. NXBKH và kỹ thuật 1983 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.4 – các thành phần chính của hệ thống robot - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 1.4 – các thành phần chính của hệ thống robot (Trang 12)
Hình 1.3 – Biểu diễn trường công tác của robot - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 1.3 – Biểu diễn trường công tác của robot (Trang 12)
Hình 2.6 – Tìm góc quay và trục quay tương đương - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 2.6 – Tìm góc quay và trục quay tương đương (Trang 30)
Hình 2.14 – Rot(z, 90 0 ) Hình 2.15 – Rot(y, 90 0 )Rot(z, 90 0 ) - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 2.14 – Rot(z, 90 0 ) Hình 2.15 – Rot(y, 90 0 )Rot(z, 90 0 ) (Trang 38)
Hình 3.5 – Robot SCARA và các hệ tọa độ (vị trí ban đầu). - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 3.5 – Robot SCARA và các hệ tọa độ (vị trí ban đầu) (Trang 44)
Hình 3.8 – Gắn các hệ tọa độ O 0  và O 1 - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 3.8 – Gắn các hệ tọa độ O 0 và O 1 (Trang 48)
Hình 3.11 – Khảo sát tốc độ của vi khối lượng d m - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 3.11 – Khảo sát tốc độ của vi khối lượng d m (Trang 61)
Hình 3.12 – Mô mô men quán tính độc cực - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 3.12 – Mô mô men quán tính độc cực (Trang 62)
Hình 4.1 – Cửa sổ chính của Procomm Plus for Windows, Version 3.0 - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 4.1 – Cửa sổ chính của Procomm Plus for Windows, Version 3.0 (Trang 71)
Hình 4.2 – Cửa sổ soạn thảo và dịch các script file - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 4.2 – Cửa sổ soạn thảo và dịch các script file (Trang 74)
Hình 5.3 – Các dạng điện thế kế - 1) Điện trở ; 2) Con chạy - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 5.3 – Các dạng điện thế kế - 1) Điện trở ; 2) Con chạy (Trang 93)
Hình 5.4 – Sự phụ thuộc của điện - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 5.4 – Sự phụ thuộc của điện (Trang 94)
Hình 5.5 – Điện thế kế quay dùng con trỏ quang - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 5.5 – Điện thế kế quay dùng con trỏ quang (Trang 95)
Hình 5.6 – Điện thế kế điện từ - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 5.6 – Điện thế kế điện từ (Trang 96)
Hình 5.12 – Cảm biến hỗ cảm - Giáo trình robot công nghiệp nghề điện tử công nghiệp trình độ cao đẳng (tổng cục dạy nghề)
Hình 5.12 – Cảm biến hỗ cảm (Trang 100)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w