1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía nam trường đại học phạm văn đồng

102 1,9K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 14,81 MB

Nội dung

BVMT : Bảo vệ môi trườngCHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học CTNH : Chất thải nguy hại CTR : Chất thải rắn DO : Diezel oil – Dầu Diezel Đ

Trang 1

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 4

DANH MỤC CÁC BẢNG 5

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

DANH MỤC CÁC HÌNH 6

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 7

MỞ ĐẦU 16

1 XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN 16

1.1 Xuất xứ của Dự án 16

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư 16

1.3 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt 16

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM 16

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật 16

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng 17

2.3 Nguồn tài liệu và dữ liệu liên quan đến dự án 18

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM 18

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM 18

CHƯƠNG 1 20

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 20

1.1 Tên dự án 20

1.2 Chủ đầu tư 20

1.3 Vị trí địa lý của dự án 20

1.3.1 Vị trí địa lý của dự án 20

1.3.2 Đặc điểm khu vực dự án 21

1.3.3 Các đối tượng xung quanh 23

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án 25

1.4.1 Mục tiêu của dự án 25

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án 25

1.4.3 Phương án kỹ thuật 31

1.4.4 Danh mục máy móc thiết bị 33

1.4.5 Tiến độ thực hiện Dự án 33

1.4.6 Tổng vốn đầu tư 33

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 1 Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 2

1.4.7 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án 34

CHƯƠNG 2 35

ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 35

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên 35

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất 35

2.1.2 Điều kiện về khí tượng 35

2.1.3 Điều kiện thủy văn 39

2.1.4 Hiện trạng chất lượng các thành phần môi trường vật lý 39

2.1.5 Hiện trạng tài nguyên sinh học 43

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 43

2.2.1 Điều kiện kinh tế khu vực Dự án 43

2.2.2 Điều kiện về kinh tế trong vùng 44

2.2.3 Điều kiện về văn hoá – xã hội 44

CHƯƠNG 3 46

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 46

3.1 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG 46

3.1.1 Đánh giá tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án 46

3.1.2 Đánh giá tác động trong giai đoạn thi công xây dựng dự án 51

3.1.3 Đánh giá tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động 61

3.1.4 Tác động do các rủi ro, sự cố 64

3.2 NHẬN XÉT VỀ MỨC ĐỘ CHI TIẾT – ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ 66 CHƯƠNG 4 67

BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 67

4.1 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN ĐẾN MÔI TRƯỜNG 67

4.1.1 Trong giai đoạn chuẩn bị dự án 67

4.1.2 Giai đoạn thi công xây dựng 69

4.1.3 Giai đoạn hoạt động 73

4.2 BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 77

4.2.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án 77

4.2.2 Giai đoạn thi công xây dựng 78

4.2.3.Giai đoạn hoạt động 79

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 2 Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 3

CHƯƠNG 5 81

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 81

5.1 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 81

5.2 CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 85

5.2.1 Chương trình giám sát môi trường dự án trong giai đoạn chuẩn bị, xây dựng .85

5.2.2 Chương trình giám sát môi trường dự án trong giai đoạn xây dựng thứ cấp và đi vào hoạt động 86

CHƯƠNG 6 87

THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG 87

6.1 Ý KIẾN ỦY BAN NHÂN DÂN 87

6.2 Ý KIẾN ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM 87

6.3 Ý KIẾN CỦA NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG 88

6.4 Ý KIẾN PHẢN HỒI VÀ CAM KẾT CỦA CHỦ DỰ ÁN TRƯỚC Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN VÀ ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI 88

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89

1 KẾT LUẬN 89

2 KIẾN NGHỊ 89

3 CAM KẾT 89

CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 91

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ DỰ ÁN 92

PHỤ LỤC 93

PHỤ LỤC I 94

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU 94

PHỤ LỤC II 95

CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 95

PHỤ LỤC III 96

CÁC BẢN VẼ LIÊN QUAN ĐẾN DỰ ÁN 97

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 3 Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 4

BVMT : Bảo vệ môi trường

CHXHCN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học

CTNH : Chất thải nguy hại

CTR : Chất thải rắn

DO : Diezel oil – Dầu Diezel

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường

KVDA : Khu vực dự án

NĐ – CP : Nghị định – Chính Phủ

PCCC : Phòng cháy chữa cháy

QCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SS : Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam

TT- BTNMT : Thông tư Bộ tài nguyên môi trường

UBND : Ủy ban nhân dân

VSMT : Vệ sinh môi trường

TTCN : Tiểu thủ công nghiệp

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 4Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 5

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 5Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Bảng thống kê hiện trạng sử dụng đất: 22

Bảng 1.2 Bảng dự kiến cơ cấu quỹ đất xây dựng theo phương án chọn 26

Bảng 1.3 Nhu cầu dùng nước 30

Bảng 1.4 Danh mục máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công 33

Bảng 1.5 Tổng hợp tổng mức đầu tư 33

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (0C) 36

Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (%) 37

Bảng 2.3 Số giờ nắng các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (h) 37

Bảng 2.4 Lượng mưa các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (mm) 38

Bảng 2.5 Vị trí lấy mẫu khảo sát hiện trạng môi trường nền tại khu vực dự án 39

Bảng 2.6 Hiện trạng môi trường không khí 40

Bảng 2.7 Hiện trạng môi trường nước mặt 41

Bảng 2.8 Hiện trạng môi trường nước ngầm 42

Bảng 3.1 Quy mô tính toán bồi thường, giải phóng mặt bằng 48

Bảng 3.2 Các nguồn gây tác động liên quan chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình 51

Bảng 3.3 Tải lượng các chất ô nhiễm từ xe chạy trên đường 53

Bảng 3.4 Tải lượng khí thải trong hoạt động vận chuyển đất san lấp mặt bằng 54

Bảng 3.5 Hệ số ô nhiễm do hoạt động xây dựng 54

Bảng 3.6 Khối lượng chất ô nhiễm trong thành phần khí thải từ phương tiện vận chuyển 55

Bảng 3.7 Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tính cho một người trong ngày đêm55 Bảng 3.8 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt 56

Bảng 3.9 Các nguồn gây tác động không liên quan chất thải trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình 58

Bảng 3.10 Mức ồn tối đa từ hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công 58

Bảng 3.11 Thành phần nước mưa chảy tràn 61

Bảng 3.12 Tải lượng các chất ô nhiễm nước thải sinh hoạt theo đầu người 62

Bảng 3.13 Thành phần khí độc hại trong khói thải của các phương tiện giao thông 63

Bảng 3.14 Thành phần khí độc hại trong khói thải tùy thuộc vào chế độ vận hành của các phương tiện giao thông 63

Bảng 3.15 Tổng hợp mức độ tin cậy của các phương pháp ĐTM đã sử dụng 66

Bảng 4.1 Tần suất thu gom chất thải 76

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 6 Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 7

Bảng 5.1 Chương trình quản lý môi trường 82

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 7Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí Khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn

Đồng 21

Hình 1.2 Các đối tượng xunh quanh khu vực dự án 24

Hình 4.1 Sơ đồ xử lý nước thải trong quá trình thi công xây dựng 71

Hình 4.2 Sơ đồ kiểm soát và xử lý sơ bộ nước thải nhà vệ sinh 74

Hình 4.3 Sơ đồ bể tự hoại 3 ngăn 75

Hình 4.4 Sơ đồ thu gom rác sinh hoạt của Khu dân cư 75

Hình 4.5 Sơ đồ thu gom, phân loại và xử lý chất thải nguy hại 76

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 8 Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 9

TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

1 Giới thiệu về dự án

- Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học

Phạm Văn Đồng” do Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi làm chủ

đầu tư Dự án ra đời với mục tiêu chính là:

+ Cụ thể hóa quy hoạch chi tiết “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư dịch vụ phíaNam trường Đại học Phạm Văn Đồng” đã được UBND thành phố Quảng Ngãi phêduyệt

+ Hình thành khu nhà ở kết hợp với phát triển dịch vụ thương mại, phát triểnthành khu phố hiện đại, văn minh, giải quyết nhu cầu trao đổi mua bán và tiêu thụhàng hóa của nhân dân Tạo điều kiện để nhân dân khu vực có cơ hội tiếp xúc và sửdụng dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất

+ Tạo cảnh quan môi trường, nâng cao vẻ đẹp kiến trúc đô thị

- Dự án có diện tích 13,5ha, quy mô dân số: 1.500 người

2 Các tác động môi trường do quá trình triển khai thực hiện dự án

2.1 Các tác động bất lợi

2.1.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án

Bảng 1 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn chuẩn bị dự án

- Bụi đất do quá trình đập phá nhà cửa, đốt rác rưởi,…

- Bụi, khí thải do quá trình đào bốc, di dời mồ mả,

- Nước mưa chảy tràn: Quá trình đào, bốc xúc các ngôi mộ, phá

dỡ nhà cửa và các công trình kiến trúc nếu gặp trời mưa thì nướcmưa sẽ cuốn theo các chất bẩn, rác rưởi,…

- Chất thải rắn: lượng đất hữu cơ bề mặt được cào bỏ trước khi đổđất san lấp mặt bằng và cây bụi chặt bỏ trong quá trình san lấp,đất đá, gạch vỡ, gỗ,

- Tiếng ồn: hoạt động phá dỡ nhà cửa, hoạt động của các phươngtiện vận tải

- Thu hồi đất, di chuyển nhà ở, mồ mả: ảnh hưởng đến các hộ dântrong diện thu hồi, an ninh, trật tự xã hội, tâm linh của người dân

- Thay đổi mục đích sử dụng đất: ảnh hưởng đến công ăn việclàm của các hộ dân trong khu vực dự án

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 9Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 10

- Kinh tế - xã hội: ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày, việc lưu thông

đi lại của người dân, an ninh trật tự tại địa phương

2.1.2 Giai đoạn xây dựng dự án

Bảng 2 Các nguồn tác động trong giai đoạn thi công xây dựng

- Bụi đất do phương tiện vận chuyển đi lại trên đường;

- Tiếng ồn do quá trình vận chuyển của phương tiện vậnchuyển;

- Khí thải do phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel, xăng,

- Bụi đất do hoạt động của máy móc san ủi mặt bằng;

- Bụi đất do phương tiện vận chuyển đi lại trên đường;

- Tiếng ồn do quá trình vận chuyển của các phương tiện vậnchuyển;

- Khí thải do phương tiện vận chuyển sử dụng dầu diesel, xăng,

…: CO, SO2, NOx

02 Hoạt động thi công

xây dựng

- Bụi từ quá trình sàn cát, đào đắp,…;

- Tiếng ồn, độ rung do các công tác thi công của các máy móc,phương tiện kỹ thuật, công nhân;

- Khí thải do hoạt động của các loại máy móc thiết bị, khí thải

từ quá trình hàn kim loại;

- Nước thải xây dựng: rửa xe, nước từ các mương rãnh làmcống thoát,…;

- Chất thải rắn: đất bùn bị bóc bỏ, xi măng đã vón cục, vật liệurơi vãi, bao bì,…

03 Sinh hoạt của công

nhân

- Nước thải sinh hoạt của công nhân;

- CTR sinh hoạt: bao bì thực phẩm, đồ hộp,…

- Gây ảnh hưởng an ninh trật tự địa phương

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 10Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 11

2.1.3 Giai đoạn hoạt động của dự án

Bảng 3 Các nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án

- Khí thải từ các phương tiện giao thông;

- Tai nạn giao thông;

- Chất thải rắn: đất cát dính vào bánh xe từ các khu vực khácmang tới

03

Hoạt động của dân

cư trong khu nhà ở

liên kề, biệt thự

- Nước thải sinh hoạt;

- CTR sinh hoạt: bao bì thực phẩm, đồ hộp

2.2 Các rủi ro, sự cố môi trường có thể xảy ra

2.2.1 Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn chuẩn bị dự án

- Các sự cố về sạt lở đất: trong quá trình đào đắp đất san lấp mặt bằng, nếu khôngtuân thủ các nguyên tắc xây dựng có thể xảy ra các sự cố về sạt lở, sụt lún đất

- Sự cố về tai nạn lao động: mật độ giao thông đột ngột tăng trong khu vực sẽkhông tránh khỏi tình trạng tắc nghẽn giao thông và nguy cơ xảy ra tai nạn rất cao

2.2.2 Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn xây dựng dự án

- Sự cố về tai nạn lao động, tai nạn giao thông: trong công tác thi công xây dựng,vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng,… cần thực hiện các biện pháp an toàn lao động

- Sự cố về chạm chập, cháy nổ: các nguyên nhân gây ra cháy nổ có thể do chậpđiện, hút thuốc của công nhân,… do sự chủ quan của người lao động, do thiếu cáctrang thiết bị bảo hộ lao động

2.2.3 Các rủi ro, sự cố trong giai đoạn hoạt động dự án

- Sự cố chập điện: do hút thuốc tại khu vực có nồng độ hơi xăng cao, do các loạithiết bị điện hoạt động quá tải trong quá trình vận hành sẽ phát sinh nhiệt và dẫn đếncháy nổ;

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 11Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 12

- Sự cố rò rỉ dầu do vận chuyển và lưu trữ các loại nguyên liệu, nhiên liệu khôngđúng quy cách;

- Sự cố do thời tiết bất thường như gió bão, mưa lớn, lũ lụt, sét đánh,

3 Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu

Để giảm thiểu các tác động xấu liên quan đến quá trình chuẩn bị mặt bằng, thicông xây dựng và giai đoạn dự án đi vào hoạt động, Chủ đầu tư và đơn vị thi công xâydựng dự án là những đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thực hiện các biện phápgiảm thiểu ô nhiễm môi trường

3.1 Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị dự án

- Thông báo cho nhân dân địa phương biết về các nội dung của dự án, quy mô dự

án, vị trí thực hiện dự án, những lợi ích do dự án mang lại cho địa phương

- Quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng có phát sinh khí thải và bụi từ các hoạtđộng phá dỡ nhà cửa, phương tiện thi công, nước thải, chất thải rắn và các nguồn tácđộng không liên quan đến chất thải như tiếng ồn, độ rung,… Giảm thiểu bằng cáchthực hiện các biện pháp kỹ thuật như phun nước chống bụi, ngăn cách với khu vực bênngoài bằng tường tạm, bố trí các thiết bị hoạt động luân phiên hợp lý tránh cộng hưởngtiếng ồn

- Hoạt động di dời, đền bù và tái định cư: có chính sách đền bù, hỗ trợ để ngườidân có điều kiện thuận lợi chuyển hướng sản xuất nhằm cải thiện chất lượng cuộcsống, giảm thiểu các tệ nạn xã hội do biến động kinh tế - xã hội gây ra

3.2 Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn xây dựng dự án

3.2.1 Đối với khí thải và bụi do quá trình thi công dự án

- Phun nước trên đoạn đường xe vận chuyển thường xuyên đi lại và khu vực ravào công trình;

- Khu vực công trường, kho chứa vật liệu xây dựng được che chắn bằng tườngtạm (bằng gỗ, ván hoặc tôn) để hạn chế bụi phát tán ra môi trường xung quanh;

- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công như cát, đá,… Chủ đầu

tư sẽ sử dụng bạt che kín các thùng xe vận chuyển vật liệu xây dựng khi di chyển trênđường giao thông;

- Khi bốc dỡ nguyên vật liệu, công nhân sẽ được trang bị các phương tiện bảo hộlao động để hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe công nhân;

- Tránh việc hoạt động cùng một lúc nhiều phương tiện vận chuyển, thiết bị thicông;

- Vạch tuyến đường giao thông hợp lý để giảm thiểu ảnh hưởng đến các côngtrình lân cận và dân cư xung quanh;

- Bên ngoài công trường cần che chắn bằng các tường tạm để tránh phát sinh bụigây ảnh hưởng đến dân cư xung quanh

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 12Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 13

3.2.2 Đối với nước thải

+ Đối với nước thải sinh hoạt

- Xây dựng nhà vệ sinh tạm để công nhân sử dụng trong suốt quá trình thi côngxây dựng Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn trướckhi thải ra môi trường Các nhà vệ sinh này sẽ được tháo dỡ, hoàn trả lại mặt bằng khi

dự án hoàn thành Cứ 6 tháng một lần, Chủ dự án hợp đồng với đơn vị có chức năngđến hút cặn trong các bể tự hoại của nhà vệ sinh tạm thời trong lán trại

+ Đối với nước mưa chảy tràn

- Đơn vị thi công sẽ tạo các đường thoát nước mưa trong khu vực dự án, tạo cácrãnh thoát nước mưa tạm thời nhằm tránh tồn đọng nước mưa;

- Thu gom triệt để rác thải sinh hoạt, không đổ rác vào mương thoát nước tại khuvực dự án

+ Đối với nước thải xây dựng

- Để không gây tắc nghẽn hệ thống thu gom nước thải của khu vực và chảy trànlàm mất vệ sinh, chủ đầu tư và đơn vị thi công cam kết xây dựng bể chứa và lắng cátngay tại khu vực trước khi thoát ra mương thoát nước của khu vực

3.2.3 Đối với chất thải rắn, chất thải xây dựng và chất thải nguy hại

- Đối với chất thải xây dựng được tập kết tận thu làm vật liệu san lấp nền

- Đối với chất thải sinh hoạt của công nhân: được thu gom bằng các thùng chứarác có nắp đậy và được vận chuyển xử lý đúng qui định bởi Công ty cổ phần môitrường đô thị Quảng Ngãi, định kỳ thu gom 3 lần/tuần

- Đối với chất thải nguy hại: chủ yếu là giẻ lau dính dầu nhớt Chủ đầu tư kết hợpđơn vị thi công thực hiện thu gom riêng vào các thùng rác chuyên dùng có nắp đậy vàđược vận chuyển xử lý bởi Công ty có chức năng theo đúng quy định hiện hành

3.2.4 Các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, rung động

- Xây dựng kế hoạch thi công hợp lý, tránh thi công vào các giờ nhạy cảm nhưđầu giờ sáng, buổi trưa, cuối giờ chiều;

- Trang bị nút bịt tai cho những công nhân làm việc trực tiếp với nguồn ồn, cách

ly nguồn ồn;

- Sử dụng các loại máy móc thiết bị ít gây ồn;

- Thực hiện tốt việc bảo trì, bảo dưỡng máy móc, vận hành đúng kỹ thuật;

- Thực hiện biện pháp vây kín khu vực dự án đang thi công xây dựng;

- Các loại máy móc như gầu xúc, máy kéo, máy ủi, xe tải,… có thể gây ra tiếng

ồn là 90 dBA ở khoảng cách 15 m Nếu các máy đó hoạt động cùng lúc thì độ ồn tănglên từ 95 – 98 dBA Vì thế cần phải phân bổ thời gian hoạt động cho các loại máymóc, hạn chế đến mức thấp nhất các loại máy móc này hoạt động cùng lúc

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 13Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 14

- Thực hiện kế hoạch thi công hợp lý

3.3 Các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu trong giai đoạn khu dân cư đi vào hoạt động

3.3.1 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải

* Nước mưa chảy tràn: Thiết kế hệ thống thoát nước mưa bao gồm các mương

rãnh thoát nước kín xung quanh các phân khu chức năng Lắp đặt hệ thống thoát nướcmưa dọc theo các con đường, có bộ phận chắn rác và hố ga để lắng cát

* Nước thải sinh hoạt

3.3.2 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTR

3.3.3 Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí

Thiết kế đường giao thông, bãi đỗ xe có cự ly an toàn, không để tiếng máy xehoạt động ảnh hưởng đến dân cư, trường học, Cần xem trọng biện pháp thiết kế cảnhquan giao thông bằng cách trồng cây xanh và các hàng hoa dọc theo các tuyến đườnggiao thông trong khu vực dự án Các hàng cây xanh và hàng hoa không chỉ tạo cảnhquan đẹp mà còn có vai trò to lớn trong giảm thiểu ô nhiễm không khí Cây xanh hấpthụ được một số khí độc hại, ngăn chặn và giảm được tiếng ồn, điều tiết vi khí hậu, tạonhiệt độ mát mẻ trong khu vực xung quanh

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 14Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

thu gom xử lý

Thùng chứaCTR tái sử dụng

Trang 15

3.3.4 Giảm thiểu tiếng ồn, độ rung

- Nền móng đặt máy móc, thiết bị được xây dựng bằng bê tông có chất lượngcao;

- Lắp đặt các đệm chống rung bằng cao su để giảm rung;

- Bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ;

- Sử dụng máy móc thiết bị mới, hiện đại đã được thiết kế giảm ồn và giảm rung

3.3.5 Giảm thiểu mùi

- Hàng ngày, các hộ dân sinh sống trong khu dân cư và dịch vụ phải tiến hành thugom và tập kết rác thải đến khu vực nhà chứa rác thải của dự án

- Hợp đồng với Công ty cổ phần môi trường đô thị Quảng Ngãi đến thu gom vậnchuyển rác từ các khu vực có phát sinh rác thải hàng ngày nhằm tránh thời gian lưuquá lâu khiến rác bị phân hủy, thối rửa

- Các xe thu gom, vận chuyển, các thùng chứa rác công cộng cần thường xuyênđịnh kỳ rửa sạch sẽ để tạo thẩm mỹ và tránh phát sinh mùi hôi

3.4 Phòng ngừa các sự cố môi trường

3.4.1 Giai đoạn chuẩn bị dự án

+ Giảm thiểu sự cố sụt lún, sạt lở đất

- Khảo sát kỹ địa chất, địa hình khu vực xây dựng dự án trước khi thi công;

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng thích hợp đối với đặc điểm địa chất,địa hình khu vực xây dựng dự án;

- Nếu phát hiện xảy ra sụt lún, sạt lở đất chúng tôi sẽ nhanh chóng thực hiện cácbiện pháp khắc phục sự cố, đảm bảo an toàn cho tính mạng công nhân trên côngtrường, dân cư và các công trình công cộng xung quanh khu vực xây dựng dự án

+ Giảm thiểu sự cố tai nạn giao thông

- Đặt biển báo công trình đang thi công phía trước đoạn đường vào dự án, đểngười dân khu vực biết và đi đường tránh nhằm hạn chế nguy cơ xảy ra tai nạn giaothông;

- Bố trí lịch vận chuyển ra vào khu vực hợp lý, tránh tình trạng nhiều xe ra vàokhu vực cùng lúc;

- Sử dụng xe có thắng xe, đèn báo, còi còn sử dụng được

3.4.2 Giai đoạn xây dựng dự án

+ Giảm thiểu tai nạn lao động

- Chỉ huy trưởng công trình và công nhân xây dựng sẽ được tập huấn về an toànlao động trước khi bắt đầu xây dựng dự án

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 15Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 16

- Chỉ huy trưởng công trình hướng dẫn và giám sát chặt chẽ việc tuân thủ an toànlao động của công nhân xây dựng.

- Trang bị các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng theo các quyđịnh hiện hành của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội

+ Giảm thiểu tác động đến môi trường kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng

- Đặt các biển báo “Công trường đang thi công” trên những tuyến đường thicông, quan trọng nhất là trong những giờ cao điểm;

- Thông báo trước cho nhân dân trong phường về lịch trình xây dựng và kế hoạchgiao thông (ít nhất là một tuần trước ngày tiến hành thi công);

- Thu dọn vật liệu xây dựng thải bỏ ngay trong ngày;

- Khi thi công cắt qua các đoạn cống thoát nước, phải xây dựng hệ thống thoátnước tạm thời để không làm gián đoạn quá trình thoát nước của khu vực;

- Khi thi công tuyến cống qua vỉa hè, lòng đường nhà thầu phải hoàn trả vỉa hè vàlòng đường như cũ

- Các công nhân không phải là người địa phương phải đăng ký tạm trú với công

an địa phương để đảm bảo vấn đề an ninh của khu vực

+ Đối với an toàn giao thông

Gắn các biển báo, nhắc nhở, khuyến khích chủ các phương tiện vận chuyển chấphành tốt luật giao thông đường bộ để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra Khi tập trung mật độ cao các phương tiện vận chuyển tại khu vực dự án sẽ bố tríngười điều phối giao thông nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn giao thông tại khu vực dựán

3.4.3 Giai đoạn hoạt động của dự án

+ Phòng chống cháy nổ

- Nội qui phòng chống cháy nổ và sự cố được niêm yết tại những vị trí thích hợptrong khuôn viên khu vực dân cư và các khu vực khác;

- Lắp đặt trụ chữa cháy cho toàn bộ khu vực;

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 16Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 17

- Tất cả các thiết bị PCCC lắp đặt nổi trong nhà và ngoài trời đều được sơn màuđỏ;

- Trang bị các bình chữa cháy cầm tay và đặt ở những vị trí thích hợp dễ lấy, dễ

- Lắp đặt hệ thống thu sét, thu tĩnh điện tích tụ (theo Tiêu chuẩn TCXDVN46:2007 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì

hệ thống);

- Điện trở nối đất chống sét ≤ 10;

- Chủ đầu tư cam kết sẽ thực hiện việc thẩm định hệ thống chống sét sau khi dự

án được xây dựng hoàn thiện, đảm bảo hệ thống chống sét đạt các yêu cầu theo quyđịnh

4 Các chương trình giám sát môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào hoạt động để đánh giá mức tác động của dự án

+ Trong giai đoạn thi công xây dựng dự án

- Giám sát chất lượng môi trường không khí bên trong công trình và chất lượngmôi trường không khí xung quanh để so sánh với các quy chuẩn Việt Nam hiện hành

từ đó có điều chỉnh phù hợp

- Giám sát chất lượng môi trường nước mặt, nước ngầm trong khu vực dự án

+ Trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động

Các nhà thầu xây dựng thứ cấp sẽ thực hiện giám sát các công trình riêng: trườngmầm non, khu thương mại dịch vụ,

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 17Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 18

2015, cần thiết phải đầu tư xây dựng các khu dịch vụ và dân cư trên địa bàn thành phốnhằm góp phần phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, không gian kiến trúc của đô thị

và tạo nguồn thu cho Ngân sách để tiếp tục đầu tư phát triển đô thị

Khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng thuộc địa phậnphường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi Đây là một trong những phường đang cónhu cầu phát triển về nhiều mặt trong đó có nhu cầu phát triển về hạ tầng đô thị

Dự án đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trườngĐại học Phạm Văn Đồng, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi do Trung tâmphát triển quỹ đất làm chủ đầu tư với mục đích:

- Đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ mới nhằm tạo ra quỹ đất xây dựngcông trình dịch vụ và quỹ đất ở; giải quyết nhu cầu về đất xây dựng công trình dịch vụcác tổ chức ở khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi cũng như một phần nhu cầu vềđất ở của dân cư khu vực thành phố Quảng Ngãi và các khu vực lân cận, đồng thời tạonguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng

kỹ thuật của khu quy hoạch và tạo nguồn thu cho Ngân sách;

- Đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹthuật đồng bộ, không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, vệ sinh môi trường tốt; đảm bảogắn kết hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh; góp phần hoàn thiện hệthống hạ tầng kỹ thuật và diện mạo kiến trúc cảnh quan khu vực phường Chánh Lộ nóiriêng và thành phố Quảng Ngãi nói chung

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Quảng Ngãi trực tiếp phê duyệt dự án

1.3 Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt

Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học PhạmVăn Đồng” nằm trong khu Quy hoạch chi tiết thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phốQuảng Ngãi) (TL:1/2000) đã được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt theo Quyết định

số 778/QĐ-UBND ngày 26/3/2002 Dự án đã được cho phép đầu tư theo Quyết định

số 3591/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 của UBND thành phố Quảng Ngãi về việc phêduyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ xây dựng 1/500 Khu dân cư và dịch vụ phía Nam trườngĐại học Phạm Văn Đồng

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 18Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 19

2 CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐTM

2.1 Các văn bản pháp luật và kỹ thuật

Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư vàdịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng” được thiết lập trên cơ sở tuân thủcác văn bản pháp lý sau đây:

- Luật số 52/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Quốc hội khóa XI vềluật môi trường;

- Nghị định số: 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ về việc quyđịnh về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệmôi trường;

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về Quản lýCTR;

- Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý viphạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Quyết định số 14/2009/QĐ-UBND ngày 16/3/2009 của UBND tỉnh QuảngNgãi về việc ban hành Quy chế đầu tư và xây dựng khu dân cư trên địa bàn tỉnh QuảngNgãi;

- Quyết định số 778/QĐ-UBND ngày 26/3/2002 của UBND tỉnh Quảng Ngãi

về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết thị xã Quảng Ngãi (nay là thành phố QuảngNgãi);

- Quyết định số 3591/QĐ-UBND ngày 12/9 /2011 của UBND thành phốQuảng Ngãi về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết (TL-1:500) Khu dân cư và dịch vụphía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi;

- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài Nguyên Môitrường về Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánhgiá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

- Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ Tài nguyên và Môitrường về quản lý chất thải nguy hại;

- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quy hoạch sử dụng đất, bồithường, hỗ trợ khi giải phóng mặt bằng và các quy định hiện hành

- Các căn cứ pháp lý khác có liên quan

2.2 Các tiêu chuẩn, quy chuẩn áp dụng

- QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng khôngkhí xung quanh;

- QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcmặt;

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 19Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 20

- QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nướcngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về rung động;

- TCXDVN 46 – 2007 : Chống sét cho công trình xây dựng - Hướng dẫn thiết kế,kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- Tiêu chuẩn vệ sinh lao động (tiêu chuẩn tiếng ồn) của Bộ Y tế ban hành theoquyết định số 3733/QĐ-BYT ngày 10/10/2002;

- TCXDVN 33:2006: Cấp nước – mạng lưới đường ống và công trình - Tiêuchuẩn thiết kế;

- TCXD 4513 - 1988: TC cấp nước bên trong công trình;

- TCVN 4474 – 1987: Thoát nước bên trong – tiêu chuẩn thiết kế;

- Tiêu chuẩn TCXDVN 46:2007 - Chống sét cho công trình xây dựng - Hướngdẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

- TCVN 2622 – 1995: Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình – Yêu cầuthiết kế

2.3 Nguồn tài liệu và dữ liệu liên quan đến dự án

- Thuyết minh kỹ thuật của Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phíaNam trường Đại học Phạm Văn Đồng”

- Hồ sơ thiết kế cơ sở của Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phíaNam trường Đại học Phạm Văn Đồng”

3 PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM

- Phương pháp thống kê: Ứng dụng trong việc thu thập và xử lý các số liệu khítượng thuỷ văn, kinh tế xã hội tại khu vực dự án

- Phương pháp điều tra, khảo sát: Trên cơ sở các tài liệu về môi trường đã có sẵn,tiến hành điều tra, khảo sát khu vực dự án nhằm cập nhật, bổ sung các tài liệu mớinhất, cũng như khảo sát hiện trạng môi trường trong khu vực dự án

- Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm:Nhằm xác định các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường không khí, môitrường nước và tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án

- Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm do WHO thiết lập năm1993: Nhằm dự báo và ước tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án

- Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các tiêu chuẩn,quy chuẩn Việt Nam hiện hành

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 20Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 21

4 TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

Báo cáo ĐTM dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trườngĐại học Phạm Văn Đồng” do chủ đầu tư Trung tâm phát triển quỹ đất thành phốQuảng Ngãi chủ trì thực hiện với sự tư vấn của Công ty TNHH TM & CN Môi trường

MD

Thông tin về đơn vị tư vấn:

- Tên đơn vị tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

- Địa chỉ: QL24B, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi

- Chi nhánh: 26 Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- Điện thoại: 055.3837264 Fax: 055.3713226

- Đại diện: Bà Lê Thị Mỹ Diệp Chức danh: Giám đốc

- Website: moitruongmd.com

- Email: moitruongmdquangngai@gmail.com

Danh sách các thành viên tham gia thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động môitrường cho dự án:

+ Danh sách thành viên tham gia trực tiếp vào quá trình thực hiện ĐTM

VỀ PHÍA CHỦ DỰ ÁN

VỀ PHÍA ĐƠN VỊ TƯ VẤN

2 Dương Thị Thành Thạc sỹ môi trường Cộng tác viên

4 La Thị Tường Vân Kỹ sư môi trường Trưởng phòng dự án

10 Nguyễn Mai Triều Trung cấp môi trường Nhân viên

Trong quá trình lập báo cáo ĐTM cho dự án, bên cạnh sự phối hợp của đơn vị tưvấn, chủ dự án còn nhận được sự phối hợp và giúp đỡ của các đơn vị sau:

- Ủy ban nhân dân phường Chánh Lộ

- Ủy ban mặt trận Tổ quốc phường Chánh Lộ

- Trung tâm nghiên cứu BVMT Đại học Đà Nẵng

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 21Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 22

CHƯƠNG 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN1.1 Tên dự án

HẠ TẦNG KỸ THUẬT KHU DÂN CƯ VÀ DỊCH VỤ PHÍA NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG

1.2 Chủ đầu tư

- Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi

- Địa chỉ: Số 09, đường Cao Bá Quát, thành phố Quảng Ngãi

- Điện thoại: 055.3831908 Fax: 055.3831908

- Người đại diện: Ông Hà Đức Thắng Chức vụ: Giám đốc

1.3 Vị trí địa lý của dự án

1.3.1 Vị trí địa lý của dự án

- Dự án “Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường đại học PhạmVăn Đồng” được xây dựng tại phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh QuảngNgãi Dự án cách UBND thành phố Quảng Ngãi 3 km về phía Đông Nam, cáchUBND phường Chánh Lộ 1,6 km về phía Đông Nam, cách nghĩa trang liệt sỹ thànhphố Quảng Ngãi 250m về phía Nam Về phía Đông của dự án là Quốc lộ 1A

- Diện tích của dự án: 135.301,17 m2

- Giới cận khu đất như sau:

+ Phía Đông giáp: Khu dân cư hiện hữu

+ Phía Tây giáp: Khu tái định cư Phạm Văn Đồng, khu đất xây dựng trườngtrung cấp nghề Kinh tế - Công Nghệ Dung Quất, khu dân cư hiện hữu

+ Phía Nam giáp: Khu dân cư hiện hữu, khu dân cư đường Trường Chinh.+ Phía Bắc giáp: Trường đại học Phạm Văn Đồng (cơ sở cũ), khu dân cư hiệnhữu

- Tọa độ giới hạn của dự án:

Trang 23

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 23Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 24

Hình 1.1 Sơ đồ vị trí Khu dân cư và dịch vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn

Đồng 1.3.2 Đặc điểm khu vực dự án

Trang 25

Tổng số nhà trong khu vực nghiên cứu: 103 hộ

+ Nhà ở kết hợp sản xuất nông nghiệp: lô đất có vườn rộng để chăn nuôi vàtrồng trọt Kiến trúc kiểu truyền thống: nhà tường gạch chịu lực, mái lợp ngói hoặctôn;

+ Một số nhà ở kiểu lô phố được xây dựng dọc theo các tuyến đường nội bộvới chất lượng kiến trúc trung bình

c Hiện trạng sử dụng đất:

- Diện tích khu vực dự án là: 135.301,17 m2 Trong đó, đa số là đất ruộng, một số

ít là đất màu của dân, đất trường học (trường Tiểu học Chánh Lộ, cơ sở 2) và đấtđường dân sinh

- Ngoài ra còn có đất nghĩa địa với khoảng 87 ngôi mộ

- Trong toàn bộ diện tích đất nghiên cứu thì đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn nhất,rất thuận lợi cho việc chuyển đổi chức năng, tạo ra quỹ đất khá dồi dào cho phát triển

đô thị, dịch vụ trong tương lai

20,304,2762,293,212,627,080,23

e Đặc điểm hạ tầng kỹ thuật

Giao thông: Trong ranh giới quy hoạch có một đoạn đường cấp phối - nhựa, còn

lại là đường dân sinh vào nhà dân và đường dọc theo bờ ruộng

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 25Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 26

+ Đoạn đường cấp phối phía trước trường Tiểu học Chánh Lộ đấu nối vàođường Quang Trung (nền đường 7,5 mét; mặt đường cấp phối 4,0 mét)

+ Một số đoạn đường đất rộng khoảng 3,5m là đường đi của các hộ gia đình,

và đường đi của người dân tự phát theo bờ ruộng

Cấp nước: Hiện tại chưa có hệ thống cấp nước chung cho khu vực dự án Chỉ có

một số hộ dân ở phía Bắc của dự án sử dụng nguồn nước lấy từ hệ thống cấp nướcchung của thành phố thông qua đường ống Ф200 dọc theo đường Quang Trung, cònlại nguồn nước chính hiện nay phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của ngườidân chủ yếu là nguồn nước ngầm qua hình thức giếng đào, giếng khoan Nước được sửdụng thẳng không qua xử lý Mực nước trong các giếng dao động tuỳ theo khu vực địahình, mực nước có độ sâu khoảng 3 - 7m so với mặt đất tự nhiên Chất lượng nước vàtrữ lượng nước hiện chưa được đánh giá cụ thể và chi tiết Vì vậy việc đầu tư xây dựng

hệ thống cấp nước là rất cần thiết

Thoát nước mưa: Nước mưa tự chảy tràn từ vùng cao đến thấp thoát vào mương

hiện có ở phía Đông Nam khu quy hoạch

Thoát nước thải: Chưa có hệ thống thoát nước thải Nước thải từ các hộ dân thải

trực tiếp vào mương thoát nước mưa hoặc tự thấm vào đất

Cấp điện: Đường dây 35kVA đi xuyên khu vực nghiên cứu cấp điện cho khu vực

phía Tây của thành phố Đường dây 24kVA hiện trạng cấp điện cho khu vực phía Bắckhu vực nghiên cứu Hệ thống cấp điện trong khu quy hoạch chưa được đầu tư đồng

bộ, một số tuyến dây 0,4kV chủ yếu cấp cho một số hộ dân và cho trường Tiểu họcChánh Lộ

1.3.3 Các đối tượng xung quanh

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 26Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 27

Hình 1.2 Các đối tượng xunh quanh khu vực dự án

1.3.3.1 Các đối tượng tự nhiên

a Hệ thống đường giao thông

Về phía Đông của dự án là Quốc lộ 1A (đường Quang Trung) Từ đường QuangTrung dẫn vào khu vực dự án bởi đường Đoàn Thị Điểm Tuyến đường Đoàn ThịĐiểm đã được trải nhựa một đoạn khoảng 50m đoạn từ đường Quang Trung vào đếnphía trước trường Tiểu học Chánh Lộ, phần còn lại là đường đất Ngoài ra, trong khuvực dự án còn một số đường đất theo quy hoạch khác như: Nguyễn Tri Phương, VõThị Đệ Nhìn chung hệ thống giao thông đi lại tương đối thuận lợi

b Hệ thống biển, sông suối, đồi núi

Khu vực xây dựng Dự án hiện tại là đất nông nghiệp Phía Bắc khu vực dự áncách khoảng 100m là núi Thiên Bút Phía Nam khu vực dự án có sông Bàu Giang,cách khoảng 300m Hướng dòng chảy từ Tây sang Đông, bề mặt sông rộng: 6-10m

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 27Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Khu vực

dự án

sông Bàu Giang

núi Thiên Bút

Trang 28

1.3.3.2 Các đối tượng xã hội

- Trong khu vực dự án không có nhà máy, công trình di tích, văn hóa lịch sử Dân

cư sống xung quanh khu vực dự án Phía Bắc của dự án là trường Đại học Phạm VănĐồng

- Các dự án khác chuẩn bị đầu tư xung quanh khu vực dự án:

+ Dự án Khu dân cư trục đường Bàu Giang - Cầu Mới - phía Nam;

+ Dự án Khu tái định cư Trường Đại học Phạm Văn Đồng - phía Tây;

+ Dự án Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Công nghệ Dung Quất - phía Tây

1.4 Nội dung chủ yếu của dự án

1.4.1 Mục tiêu của dự án

- Dự án được hình thành với các mục tiêu như sau:

+ Đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ mới nhằm tạo ra quỹ đất xây dựngcông trình dịch vụ và quỹ đất ở, giải quyết nhu cầu về đất xây dựng công trình dịch vụcác tổ chức ở khu vực trung tâm thành phố Quảng Ngãi cũng như một phần nhu cầu vềđất ở của dân cư khu vực thành phố Quảng Ngãi và các khu vực lân cận, đồng thời tạonguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất để tạo vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng

kỹ thuật của khu quy hoạch và tạo nguồn thu cho Ngân sách;

+ Đầu tư xây dựng Khu dân cư và dịch vụ hiện đại, có hệ thống hạ tầng kỹthuật đồng bộ, không gian kiến trúc cảnh quan đẹp, vệ sinh môi trường tốt; đảm bảogắn kết hài hòa với cảnh quan và môi trường xung quanh, góp phần hoàn thiện hệthống hạ tầng kỹ thuật và diện mạo kiến trúc cảnh quan khu vực phường Chánh Lộ nóiriêng và thành phố Quảng Ngãi nói chung

1.4.2 Khối lượng và quy mô các hạng mục dự án

1.4.2.1 Quy mô dự án

- Diện tích khu vực dự án: 135.301,17 m2

- Dân số: 1.500 người

a Bố cục quy hoạch kiến trúc

- Đề xuất điều chỉnh tuyến đường Nguyễn Tri Phương khớp nối với tuyến đườngquy hoạch thuộc dự án Khu tái định cư Trường Đại học Phạm Văn Đồng;

- Giữ lại Trường Tiểu học Chánh Lộ, bổ sung cho trường diện tích để đạt diệntích dự kiến đạt trường chuẩn;

- Chỉnh tuyến đường quy hoạch Đoàn Thị Điểm không đi qua trường Tiểu họcChánh Lộ, bám theo đường hiện trạng và đấu nối với đường Quang Trung

b Quy hoạch sử dụng đất

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 28Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 29

- Trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất của khu vực và các chỉ tiêu quy hoạch nghiêncứu đưa ra phương án cơ cấu tổ chức phân khu chức năng, tổ chức mạng lưới hạ tầng

kỹ thuật từ đó phân tích lựa chọn phương án sử dụng đất Nghiên cứu các hoạt độngđặc trưng của hộ dân, gắn kết các mối quan hệ của khu dân cư với các khu vực lân cận,luận chứng lựa chọn phương án tối ưu

- Phân chia các khu vực đất theo các đối tượng sử dụng và mục đích khác nhauvới các loại nhà sau:

+ Khu đất ở dạng lô phố - biệt thự;

+ Công trình cộng cộng: Khu dịch vụ - thương mại, nhà sinh hoạt cộng đồng;+ Công trình giáo dục: Trường tiểu học Chánh Lộ, trường mẫu giáo;

+ Khu công viên cây xanh – TDTT

- Các khu đất được phân chia trên cơ sở đánh giá vị trí địa hình và theo quy phạmquy hoạch Các công trình hạ tầng xã hội được bố trí ở các vị trí đảm bảo bán kínhphục vụ tốt nhất

c Chỉ tiêu sử dụng đất

- Đất công trình công cộng : 3,5 – 4,0 m2/người

- Đất công trình thương mại dịch vụ : 3,5 – 4 m2/người

- Đất giao thông và bãi đổ xe : 10 – 12 m2/người

- Đất vườn hoa cây xanh : 2 m2/người

d Tiêu chuẩn diện tích đất ở trong một hộ dân

Đất ở đô thị dành cho tiêu chuẩn một hộ dân tối thiểu 100m2/ hộ, được tính tốithiểu từ 40 – 50m2 sàn/người

e Cơ cấu tổ chức không gian chức năng quy hoạch

Tổ chức phân khu chức năng trong qui hoạch khu dân cư và dịch vụ phía Namtrường Đại học Phạm Văn Đồng phải đảm bảo đầy đủ các chức năng cho nhu cầu sửdụng để ở, buôn bán, kinh doanh các loại dịch vụ phù hợp với Quy hoạch, tuân thủ cácnguyên lý quy hoạch và các quy trình quy phạm khác của Việt Nam

Bảng 1.2 Bảng dự kiến cơ cấu quỹ đất xây dựng theo phương án chọn

8.151,3556.090,16

37,707,365,02 42,67

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 29Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 30

Nguồn: Dự án đầu tư Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch

vụ phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng, 09/2011.

f Tổ chức không gian Quy hoạch kiến trúc

- Tổ chức không gian của khu vực lấy các trục đường Nguyễn Tri Phương, ĐoànThị Điểm làm trục chính chủ đạo; trên các trục đường này bố trí các công trình côngcộng, thương mại dịch vụ và kết hợp với việc bố trí các vườn hoa tiểu cảnh làm điểmnhấn không gian đô thị cho khu vực

- Khu nhà ở xây dựng mới được bố trí chủ yếu là nhà ở liên kế và biệt thự - đây

là loại hình nhà ở phổ biến phù hợp với người dân địa phương, việc xây dựng nhà ở sẽđược khống chế về mật độ, chỉ giới xây dựng, tầng cao xây dựng để đảm bảo sự thôngthoáng nhất định, vừa hiện đại vừa phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay tại địaphương

- Bố trí hệ thống cây xanh công viên vườn hoa, cây xanh đường phố kết hợp hàihòa với các công trình kiến trúc, góp phần tăng mỹ quan đô thị

g Các hạng mục đầu tư của dự án

Đầu tư xây dựng các hạng mục gồm:

+ San nền;

+ Đường giao thông;

+ Vỉa hè + cây xanh vỉa hè;

a Quy hoạch san nền

- Khu vực quy hoạch tương đối trũng thấp nên cần phải tôn nền cho phù hợp

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 30Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 31

- Lấy cao độ tại các nút giao thông theo quy hoạch chi tiết TL 1/2000 của thànhphố kết hợp với cao độ các dự án lân cận làm cao độ chuẩn để san nền cho khu vực.San nền các lô đất dốc dần từ giữa ra đường, độ dốc i ≥ 0,004.

- Nền vỉa hè cao hơn đường 0,15 – 0,2m tại vị trí tiếp giáp, nền sân vườn bằngvỉa hè tại vị trí tiếp giáp; nền công trình cao hơn sân vườn ≥ 0,3m tại vị trí tiếp giáp( tùy vào yêu cầu về kiến trúc và công năng sử dụng của công trình)

- San nền toàn bộ diện tích quy hoạch của dự án (trừ phần khối lượng nền đườnggiao thông), để nâng cao độ khu đất phù hợp với cao độ các đường giao thông, làm cơ

sở cho việc xây dựng công trình nhà bên trên và thoát nước mưa cho khu vực

- Tận dụng đất bóc phong hóa: Khu vực xây dựng dân dụng, đắp lại các vị tríkhông bóc phong hóa (khu công viên cây xanh)

- Chiều cao san nền trung bình 1,10 m

- San đầm đất đồi với hệ số k = 0,9

xử lý đặc biệt, chỉ xử lý nền đường đối với những đoạn đường qua ruộng bằng cáchđào bỏ đất hữu cơ và đất yếu dày 0,5m và đắp trả bằng đất chọn lọc Đối với nhữngđoạn qua các vị trí ao hồ đã bị bồi lấp, lắng đọng hữu cơ thì được bóc bỏ hoàn toànnền đất yếu với chiều dày từ (1 – 1,5)m và hoàn trả bằng cát hạt to

+ Mặt đường:

Trên cơ sở hồ sơ quy hoạch đã được duyệt, căn cứ chức năng của từng tuyếnđường trong khu quy hoạch, mặt đường của các tuyến đường được thiết kế với tiêuchuẩn kỹ thuật sau:

- Tải trọng trục tính toán: P = 10T

- Mô đuyn đàn hồi yêu cầu Eyc : 120 Mpa

+ Lớp mặt đường bê tông nhựa 2 lớp

+ Lớp móng đường cấp phối đá dăm dày 30cm

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 31Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 32

+ Thiết kế nút giao thông:

Nút giao thông được thiết kế đơn giản đồng mức với bán kính góc giao bảo đảmtầm nhìn, lưu thông dễ dàng

+ Thiết kế cống kỹ thuật qua đường:

Dùng cống vuông 60 x 40 làm cống kỹ thuật qua đường dùng để đấu nối các hào

kỹ thuật lại với nhau tạo thành hệ thống liên hoàn

c Cây xanh

Cây xanh bồn hoa được trồng và bố trí xen kẽ trong các khu dân cư, tạo cácmảng xanh, việc thiết kế cây xanh bồn hoa được thực hiện chi tiết ở bước lập dự án;Cây xanh trên vỉa hè: Thiết kế cây xanh trên vỉa hè nhằm tạo bóng mát chođường phố, giảm thiểu tiếng ồn, chống bức xạ từ vỉa hè và lòng đường, tạo cho khônggian đường phố sinh động, tươi đẹp gần gũi với thiên nhiên;

Khoảng cách các cây xanh trồng trên vỉa hè từ 8 – 10m, được bố trí cụ thể trongbản vẽ chi tiết

Trang 33

- Điện chiếu sáng: chiếu sáng các trục đường dùng bóng đèn cao áp Sodium ánhsáng vàng; đối với các trục đường Nguyễn Tri Phương, Đoàn Thị Điểm đèn chiếu sángđược gắn với trụ điện nối riêng với trụ điện lực; đối với các trục đường còn lại đènchiếu sáng được gắn chung với trụ điện lực.

e Cấp nước

Nhu cầu dùng nước cho dự án được tính toán theo bảng 1.2

Bảng 1.3 Nhu cầu dùng nước

Số

TT Đối tượng dùng nước Tiêu chuẩn Nguồn

Nhu cầu

sử dụng (m 3 /ngày)

1 Trường Tiểu học 20 lít/ng.ngày TCVN 4513:1988:

TC cấp nước bêntrong công trình

12

Cấp nước – Mạnglưới đường ống vàcông trình – Tiêuchuẩn thiết kế

180

Nguồn: Công ty TNHH TM và CN môi trường MD tổng hợp.

- Vậy nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của dự án là: Qcn= 300 m3/ngày.đêm.+ Lưu lượng nước cấp cho nhu cầu sinh hoạt: Qsh = Qcn – (Qgt + Qcx + Qhtkt) =

221 m3/ngày.đêm

+ Lượng nước thải phát sinh là: Qnt = 80% Qsh = 177 m3/ngày.đêm

- Nguồn nước lấy từ hệ thống cấp nước chung của thành phố thông qua đườngống cấp nước Ф200 nằm trên vỉa hè phía bên kia đường Quang Trung để cấp nước chokhu quy hoạch

- Hệ thống đường ống: tuyến ống chính dùng ống Ф100, tuyến ống nhánh dùngống Ф50 đi dọc theo các vỉa hè đường để cấp nước cho khu vực quy hoạch

- Tại các điểm xuất tiến nhánh, bố trí các khóa để điều tiết lưu lượng nước vàquản lý mạng khi sự cố

- Tại các vị trí có cao trình thấp của mạng lưới có bố trí van xả cặn để thuận lợicho việc vệ sinh đường ống và trên vị trí cao có bố trí các van xả khí để thoát khí chomạng lưới

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 33Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 34

- Trụ cứu hỏa: lắp đặp các trụ cứu hỏa dọc theo các trục đường chính, trên tuyếnống cấp nước Ф100, khoảng cách giữa các trụ từ 100 – 150m.

f Thoát nước

Xây dựng hệ thống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải sinh hoạt.(Trong từng hộ dân đường ống thoát nước thải được xây dựng riêng, chỉ dẫn xả vào hệthống thoát nước chung)

Điểm đấu nối thoát nước: Xây dựng mương hộp thoát nước B7000 ở hướng

Đông – Nam của khu quy hoạch đấu nối chung với mương thoát nước thuộc dự ánKhu dân cư trục đường Bàu Giang – Cầu Mới;

Các tuyến thoát nước chính dùng cống tròn Ф1200; các tuyến thoát nước nhánh(thoát nước cho từng lưu vực) dùng cống tròn Ф600, Ф800, Ф1000 được bố trí dọctheo vỉa hè đường kết hợp với mương hộp B300, B400 bố trí dọc sau các dãy nhà đểthu gom nước mưa, nước thải sinh hoạt từ các công trình và hộ gia đình dẫn xả ratuyến cống thoát nước chính Các tuyến thoát nước chính sẽ thu gom nước mưa, nướcthải của toàn bộ khu vực dẫn xả về mương hộp thoát nước B7000

Nước mưa trên mặt đường sẽ được chảy vào đường ống thoát nước dọc đặt theovỉa hè, thông qua các hố thu ngăn mùi ngay tại bó vỉa, có máng dẫn xuống đường ốngdọc

Nước thải sinh hoạt của các hộ dân được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi thoát ra

hệ thống thoát nước mương B300, B400 dẫn xả ra tuyến cống thoát nước chính Độdốc đáy mương i= 0,33%

g Phòng cháy chữa cháy

Hiện tại khu dân cư chưa có hệ thống cấp nước phòng cháy chữa cháy Quyhoạch giai đoạn này là lấy nguồn nước từ đường ống cấp nước Ф100 thông qua các trụcứu hỏa để cấp nước phòng cháy chữa cháy cho khu dân cư và dịch vụ

Vị trí các họng cứu hỏa được bố trí thuận tiện cho việc lấy nước chữa cháy: như

ở ngã ba, ngã tư các trục đường nội bộ

- Khoảng cách tối đa giữa các họng cứu hỏa là: 150m

- Khoảng cách tối đa giữa họng cứu hỏa và mép đường là: 2,5m

1.4.3 Phương án kỹ thuật

1.4.3.1 Hạng mục: San nền

Đắp đất san nền với hệ số lu lèn K= 0,9 Mỏ đất đắp lấy ở Mộ Đức có cự ly vậnchuyển đất đào 15 km

1.4.3.2 Hạng mục: Đường giao thông

- Mặt bằng nền đường được bóc phong hoá dày 50cm Đất phong hóa được tậptrung tại khu vực vườn hoa cây xanh để sau này trồng cây Đất đắp được lấy tại mỏ đất

ở Mộ Đức, cự ly vận chuyển 15km;

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 34Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 35

- Đường bêtông nhựa dày 9cm: bao gồm các tuyến đường trong khu quy hoạch,kết cấu gồm các lớp từ trên xuống như sau:

+ Rải thảm nhựa hạt mịn dày 4cm;

+ Rải thảm nhựa hạt trung dày 5cm;

+ Lớp cấp phối đá dăm dày 30cm;

+ Lớp đất nền đầm chặt K=0,98 dày 30cm;

+ Lớp đất nền K=0,95;

+ Bóc lớp đất phong hóa dày 50cm

1.4.3.3 Hạng mục: Vỉa hè, cây xanh

- Vỉa hè lát gạch block, trồng cây xanh trên vỉa hè;

- Trên vỉa hè bố trí các bồn hoa trồng cây xanh, khoảng cách giữa các bồn hoa là10m Vị trí các bồn trồng cây không nằm giữa các lô đất ở

- Chỉnh tuyến đường dây 22kV đi ngang qua khu vực nghiên cứu Bố trí tuyến22kV dọc theo vỉa hè đường Nguyễn Tri Phương trong phạm vi quy hoạch;

- Xây dựng hệ thống điện chiếu sáng

- Ống cấp nước sử dụng loại ống gang và ống thép tráng kẽm;

- Đường ống cấp nước nằm trên vỉa hè đường quy hoạch đặt trong hộp tuynel kỹthuật;

- Bố trí họng cứu hỏa tại nơi thuận lợi cho việc lấy nước

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 35Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 36

1.4.3.6 Hạng mục: Thoát nước

- Điểm đấu nối thoát nước: Mương hộp thoát nước B7000 ở hướng Đông – Namcủa khu quy hoạch đấu nối chung với mương thoát nước thuộc dự án KDC tuyếnđường Bàu Giang – Cầu Mới;

- Thoát nước mặt dọc theo các trục đường giao thông dùng cống bê tông ly tâmđúc sẵn Ф400 - Ф1200;

- Thoát nước bẩn phía sau các hộ dân bằng mương hộp có nắp đan B300

Diện tích vườn hoa: 6.200 m2

1.4.4 Danh mục máy móc thiết bị

Bảng 1.4 Danh mục máy móc thiết bị trong giai đoạn thi công

Nguồn: Dự án đầu tư Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ

phía Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng, 09/2011.

1.4.5 Tiến độ thực hiện Dự án

- Thời gian hoàn thành các thủ tục đầu tư xây dựng và chi trả tiền bồi thường:Đến 15/09/2012)

- Thời gian tổ chức đấu thầu thi công xây dựng: Từ 12/2012 đến 01/2013

- Thời gian khởi công xây dựng, hoàn thành (6 tháng): 01/2013 – 06/2013)

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 36Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 37

1.4.6 Tổng vốn đầu tư

Bảng 1.5 Tổng hợp tổng mức đầu tư

HIỆU GIÁ TRỊ

ĐƠN VỊ

Tổng mức đầu tư xây dựng( làm tròn) G XDCT 221.667.857.000 đồng

Nguồn: Dự án đầu tư Hạ tầng kỹ thuật khu dân cư và dịch vụ phía

Nam trường Đại học Phạm Văn Đồng, 09/2011.

Nguồn vốn lấy từ việc đấu giá quyền sử dụng đất của dự án và các nguồn hợppháp khác Trước mắt ngân sách thành phố cho tạm ứng để thực hiện việc bồi thườngGPMB, sẽ hoàn trả lại vốn ngân sách tạm ứng từ nguồn thu đấu giá đất

1.4.7 Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi sẽ thực hiện tổ chức và quản

lý dự án theo những yêu cầu của pháp luật Việt Nam và chịu sự quản lý của các cơquan có chức năng

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 37Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 38

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI

KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

2.1 Điều kiện môi trường tự nhiên

2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất

- Nhìn chung địa chất tương đối ổn định

- Theo kết quả khảo sát địa chất do Công ty tư vấn xây dựng Nhà Việt thực hiện,địa tầng từ mặt đất xuống độ sâu 5,0m gồm các lớp đất sau:

+ Lớp 1b : Bùn màu nâu đen, xám tro Ở điều kiện thiên nhiên bảo hòa nước,

kết cấu kém chặt, trạng thái chảy, bề dày khoảng 1 – 1,5m, lớp này lộ ra trên bề mặt,

đề nghị bóc lớp này trước khi thi công công trình

+ Lớp 1 : Sét pha màu nâu sẫm, nâu vàng đốm trắng Ở điều kiện thiên nhiên

ít ẩm, kết cấu chặt vừa, trạng thái dẻo cứng, bề dày khoảng 1,8 – 5,0m

+ Lớp 2 : Cát pha màu nâu vàng, nâu sẫm Ở điều kiện thiên nhiên ít ẩm, kết

cấu kém chặt, trạng thái rời xốp, bề dày chưa được xác định (>1,6m)

+ Lớp 3 : Cát bùn màu nâu xám tro Ở điều kiện thiên nhiên ẩm ướt, kết cấu

kém chặt, trạng thái rời xốp, bề dày chưa được xác định (>2,0m)

- Theo trên địa tầng khu vực khảo sát có 4 lớp đất, lớp 1b đề nghị bóc bỏ, các lớpcòn lại có khả năng chịu tải trung bình Do vậy khi thiết kế cần tuân theo trạng tháichịu tải và biến dạng của đất nền

2.1.2 Điều kiện về khí tượng

2.1.2.1 Nhiệt độ

- Nhiệt độ không khí là yếu tố tạo nên vùng phân bố và sự phân tầng nơi cư trúcủa sinh vật dưới nước cũng như trên cạn Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trìnhkhuếch tán và phân hủy các chất trong môi trường Do đó, nhiệt độ là yếu tố quantrọng khi nghiên cứu các vấn đề về môi trường Nền nhiệt độ của khu vực dự án nằmtrong miền khí hậu vùng Trung Trung Bộ

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 38Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 39

- Mùa hè: từ tháng 2 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình 24,1 – 29,20C, nhiệt độ cựcđại: 370C.

- Mùa đông: từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau, nhiệt độ trung bình24,50C, nhiệt độ cực tiểu: 21,20C

- Nhiệt độ không khí trung bình hằng năm: 26,30C

- Chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm là 5 – 70C (mùa mưa) và 7 – 90C(mùa khô)

Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi ( 0 C)

- Độ ẩm tương đối cao nhất là 88,2%

Bảng 2.2 Độ ẩm không khí trung bình các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (%)

Chủ đầu tư: Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố Quảng Ngãi Trang 39Công ty tư vấn: Công ty TNHH TM & CN Môi Trường MD

Trang 40

xạ hằng năm là 90 - 95kcal/cm2 Trong ngày lượng bức xạ đạt giá trị cao nhất vàobuổi trưa, khoảng từ 11 giờ đến 13 giờ.

Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê nhiều năm, lượng bốc hơi trung bình năm đạtkhoảng 929,2mm Các tháng đầu mùa mưa (tháng 5,6,7,8) là các tháng có lượng bốchơi lớn nhất trong năm, khoảng 107,9mm

2.1.2.4 Nắng

- Từ tháng 09 đến tháng 12 nắng nhiều trung bình có 200 – 270 giờ nắng

- Từ tháng 04 – 07 trung bình có 250 – 270 giờ nắng

- Từ tháng 10 – 02 năm sau là ít nắng nhất trung bình từ 120 – 180 giờ

Bảng 2.3 Số giờ nắng các tháng và cả năm tại Quảng Ngãi (h)

Ngày đăng: 11/09/2015, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w