1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Đề thi CHK II Tiếng việt 5 (2010 2011)

6 1,9K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 86 KB

Nội dung

Đọc thầm và làm bài tập: 30 phút CÂY KHẾ THỜI NAY Câu chuyện cổ tích Cây khế “ Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng” người lớn ai cũng biết.. Thế nhưng chuyện C

Trang 1

Trường TH Trần Phú ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ - CUỐI HỌC KỲ II Năm học: 2010-2011

MÔN: Tiếng Việt 5

THỜI GIAN: 80 phút

ĐỀ BÀI:

A.PHẦN ĐỌC :

I Đọc thành tiếng:

- HS đọc một đoạn văn khoảng 120 chữ thuộc chủ đề đã học ở HKII, sau đó trả lời 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn đọc.

II Đọc thầm và làm bài tập: ( 30 phút)

CÂY KHẾ THỜI NAY

Câu chuyện cổ tích Cây khế “ Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo

mà đựng” người lớn ai cũng biết Còn các em nhỏ thì thuộc làu

Thế nhưng chuyện Cây khế nhà bà Tư – mẹ liệt sĩ thì không phải bạn nhỏ nào cũng biết Bà chỉ có hai người con là bộ đội đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Hiện nay, bà sống một mình, tuổi đã già yếu Nhà có cây khế ngọt trong vườn, thỉnh thoảng bà hái đem đi bán để kiếm thêm tiền mua trầu cau

Chờ lúc bà vắng nhà, các bạn nhỏ thà hồ leo cây, vừa bứt lá vừa hái quả Nhiều lần như thế, bà Tư biết nhưng không hề than thở với một ai Một hôm bà trở về bất ngờ và gặp bọn trẻ đang còn ở trên cây

Bà hiền từ nói:

- Các cháu xuống cẩn thận từng cháu một, kẻo té thì khổ bà Rồi các cháu vào đây bà kể chuyện cổ tích cho nghe

Bà không trách mắng một bạn nhỏ nào Bà nhỏ nhẹ kể cho các bạn nhỏ nghe chuyện

Cây khế Câu chuyện cổ tích bạn nào cũng biết, cũng thuộc mà lần này mới thấy thấm, mới

hiểu hết ý của nó chê trách sự vô ơn và lòng tham lam

Từ buổi nghe kể chuyện đó, các bạn nhỏ thường xuyên đến nhà bà Tư để chăm sóc, giúp

bà những việc nhỏ trong nhà hoặc trèo lên cây khế hái quả cho bà đem ra chợ bán

Theo Huỳnh Quang Nam

* Bài tập: ( Đánh dấu x vào ô  trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây)

1 Hoàn cảnh gia đình bà Tư có gì đặc biệt?.

a) Bà là mẹ liệt sĩ, sống một mình lại già yếu, nhà có cây khế ngọt

b) Bà sống một mình, hiện có hai người con đi bộ đội, nhà có cây khế ngọt

c) Bà sống cùng với bọn trẻ, chủ yếu nhờ vào cây khế ngọt

2 Biết bọn trẻ trèo lên cây khế bứt lá, hái quả, bà Tư đã xử sự như thế nào?

a) Bà coi như không biết chỉ than thở một mình

b) Bà biết nhưng không hề than thở với một ai

c) Bà biết, không trách mắng, nhỏ nhẹ khuyên răn và còn kể chuyện cổ tích cho chúng nghe

Trang 2

3 Từ ngữ nào nói lên phẩm chất của bà Tư?

a) hiền lành, ít nói

b) hiền từ, nhân hậu, yêu quý trẻ con

c) hiền từ, nhân hậu, hay kể chuyện cổ tích

4 Vì sao khi nghe bà Tư kể lại câu chuyện cổ tích Cây khế, các bạn nhỏ thấy rất thấm thía?

a) Các bạn nhỏ cảm động vì hoàn cảnh và nỗi buồn của bà Tư

b) Các bạn nhỏ thấm thía vì chim thần ăn khế, biết trả ơn người cho khế; còn các bạn không có gì trả ơn bà Tư

c) Các bạn nhỏ cảm động vì tấm lòng nhân từ của bà Tư

5 Trong những câu sau, câu ghép nào chỉ quan hệ điều kiện-kết quả?

a) Vì bạn Lan học giỏi nên bạn luôn được điểm cao ở các kì kiểm tra

b) Nếu bạn Lan học giỏi thì bạn ấy sẽ được thầy cô khen

c Tuy bạn Lan học giỏi nhưng bạn rất khiêm tốn

6 “ Loài hoa nào cũng có vẻ đẹp và giá trị riêng Bông bí cũng vậy, ngoài vẻ đẹp giản dị

thì bông bí còn là một món ăn ngon Các con nhớ phải biết ơn và kính trọng những người

đã trồng ra chúng.”

Đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách nào

a) thay thế từ ngữ

b) lặp từ ngữ

c) cả hai cách thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ

7 Người trong độ tuổi nào thì được gọi là trẻ em?

a) Từ sơ sinh cho đến 6 tuổi

b) Từ sơ sinh cho đến 11 tuổi

c) Dưới 18 tuổi

d) Dưới 16 tuổi

8 Em hãy đặt dấu hai chấm và viết lại cho đúng câu sau:

Nam đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập bút, thước, sách vở.

9 Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau:

a) Anh ta bảo sao thì tôi biết vậy

b) Trời vừa mới tối mà gà đã lên chuồng

10 Khoanh tròn các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ Xác định bộ phận chính ( chủ ngữ - vị

ngữ ) của mỗi vế trong câu sau:

Mùa xuân, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to

B PHẦN VIẾT: 50 phút

I Chính tả:Nghe-viết ( 15 phút)

Bài: Cây trái trong vườn Bác

II Tập làm văn: ( 35 phút)

Đề bài: Tả cô giáo (hoặc thầy giáo) đã từng dạy dỗ em và để lại cho em nhiều ấn

tượng, tình cảm tốt đẹp trong thời gian học dưới mái trường Tiểu học

Trang 3

HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ, CHO ĐIỂM

A KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm)

I Đọc thành tiếng: (5 điểm)

- Học sinh đọc một đoạn văn, tốc độ khoảng 120chữ/phút, thuộc chủ đề đã học ở HKII

( Giáo viên chọn các đoạn văn trong Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập hai; ghi tên bài, số trang trong SGK vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng đoạn văn do

giáo viên đã đánh dấu)

- Cách lấp điểm: lấy điểm theo thang điểm 5

- Nội dung kiểm tra: có thể chọn các bài sau cho HS đọc

1 Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân( TV5/2- trang 83)

2 Một vụ đắm tàu ( TV5/2-trang 108)

3 Công việc đầu tiên( TV5/2-trang 126)

4 Bầm ơi( TV5/2-trang 130 HTL)

5 Út Vịnh( TV5/2-trang 136)

* Chú ý: Tránh trường hợp 2 HS được kiểm tra liên tiếp đọc một đoạn giống nhau

- Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu

- Giáo viên đánh giá cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

- Đọc đúng tiếng, đúng từ : 1 điểm

+ Đọc sai từ 2-4 tiếng 0,5 điểm

+ Đọc sai từ 5 tiếng trở lên 0 điểm

-Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa: 1 điểm

+Ngắt không đúng từ 2-3 chỗ :0,5 điểm

+Ngắt nghỉ hơi không đúng từ 4 chỗ trở lên :0 điểm

- Giọng đọc bước đầu có biểu cảm : 1 điểm

+Đọc từ trên phút đến 2 phút : 0,5 điểm

+Đọc quá 2 phút :0 điểm

- Tốc độ đọc đạt yêu cầu ( không quá 1 phút): 1 điểm

+Đọc từ 1 đến 2 phút: 0,5 điểm

+Đọc quá 2 phút: 0 điểm

-Trả lời đúng ý câu hỏi do giáo viên nêu :1 điểm

+Trả lời chưa đủ ý hoặc diễn đạt chưa rõ ràng :0,5 điểm

+Trả lời sai hoặc không trả lời được: 0 điểm

B Đọc thầm và làm bài tập(5 điểm) c th m và làm bài t p(5 đi m) ầm và làm bài tập(5 điểm) ập(5 điểm) ểm)

1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Biểu điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm 0,5điểm

Câu 8: (0,5 điểm)

Nam đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập: bút, thước, sách vở.

Câu 9: (0,5 điểm)

Gạch dưới cặp từ hô ứng:

Trang 4

a) Anh ta bảo sao thì tôi biết vậy.

b) Trời vừa mới tối mà gà đã lên chuồng

Câu 10: (0,5 điểm)

Khoanh vào: và

Vế 1 Chủ ngữ: cây cối Vị ngữ: ra hoa kết trái

Vế 2 Chủ ngữ: chim chóc Vị ngữ: hót vang trên những lùm cây to

II Phần viết:(10 điểm)

A.Chính tả: (5 điểm)

Giáo viên đọc cho HS viết bài: Cây trái trong vườn Bác

Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ khôn

nguôi Vị khế ngọt Ba Đình Hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn Bưởi đỏ Mê Linh … Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong múi bưởi Biên Hòa Lặng lờ Hương Giang phảng phất hương khói trên cành quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trà tròn xinh xứ Huế Ổi Bo treo lủng lẳng trĩu nặng thơm hương sa bồi quê hương Thái Bình Bưởi Đoan Hùng hiền lành khơi gợi hình ảnh bà bủ Việt Bắc đem quà tặng đoàn vệ quốc hành quân ngược bến Bình

Ca

Theo Võ Văn Trực

* Cách đánh giá cho điểm:

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng trình bày đúng hình thức bài chính tả:5 điểm

- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết( Sai phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định) trừ 0,5 điểm/1lỗi ( Trong bài nhiều lỗi sai giống nhau toàn bài chỉ trừ 1 lần)

B Tập làm văn: 5 điểm

* Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm.

- Viết được bài văn tả người đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài; đúng yêu cầu

đã học ( Khoảng 20 – 30 dòng)

- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả

- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ

* Tùt theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4

-3,5 – 3 - 2,5 – 2 - 1,5 – 1 - 0,5

ĐIỂM ĐỌC+ ĐIỂM VIẾT

2 ( làm tròn 0,5 thành 1)

Tân An, ngày 20 tháng 4 năm 2011

Trang 5

Trường Tiểu học Trần Phú Thứ ngày tháng năm 2011

Lớp : 5

Họ và tên: BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KỲ CUỐI HỌC KỲ II

Năm học: 2010-2011

MÔN: Tiếng Việt

THỜI GIAN: 35 phút

Điểm Lời phê của thầy cô

A.PHẦN ĐỌC :

I Đọc thành tiếng:

II.Đọc thầm và làm bài tập:

CÂY KHẾ THỜI NAY

Câu chuyện cổ tích Cây khế “ Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang theo

mà đựng” người lớn ai cũng biết Còn các em nhỏ thì thuộc làu

Thế nhưng chuyện Cây khế nhà bà Tư – mẹ liệt sĩ thì không phải bạn nhỏ nào cũng biết Bà chỉ có hai người con là bộ đội đã hi sinh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Hiện nay, bà sống một mình, tuổi đã già yếu Nhà có cây khế ngọt trong vườn, thỉnh thoảng bà hái đem đi bán để kiếm thêm tiền mua trầu cau

Chờ lúc bà vắng nhà, các bạn nhỏ thà hồ leo cây, vừa bứt lá vừa hái quả Nhiều lần như thế, bà Tư biết nhưng không hề than thở với một ai Một hôm bà trở về bất ngờ và gặp bọn trẻ đang còn ở trên cây

Bà hiền từ nói:

- Các cháu xuống cẩn thận từng cháu một, kẻo té thì khổ bà Rồi các cháu vào đây bà kể chuyện cổ tích cho nghe

Bà không trách mắng một bạn nhỏ nào Bà nhỏ nhẹ kể cho các bạn nhỏ nghe chuyện

Cây khế Câu chuyện cổ tích bạn nào cũng biết, cũng thuộc mà lần này mới thấy thấm, mới

hiểu hết ý của nó chê trách sự vô ơn và lòng tham lam

Từ buổi nghe kể chuyện đó, các bạn nhỏ thường xuyên đến nhà bà Tư để chăm sóc, giúp

bà những việc nhỏ trong nhà hoặc trèo lên cây khế hái quả cho bà đem ra chợ bán

Theo Huỳnh Quang Nam

* Bài tập: ( Đánh dấu x vào ô  trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi dưới đây)

1 Hoàn cảnh gia đình bà Tư có gì đặc biệt?.

a) Bà là mẹ liệt sĩ, sống một mình lại già yếu, nhà có cây khế ngọt

b) Bà sống một mình, hiện có hai người con đi bộ đội, nhà có cây khế ngọt

c) Bà sống cùng với bọn trẻ, chủ yếu nhờ vào cây khế ngọt

2 Biết bọn trẻ trèo lên cây khế bứt lá, hái quả, bà Tư đã xử sự như thế nào?

a) Bà coi như không biết chỉ than thở một mình

b) Bà biết nhưng không hề than thở với một ai

c) Bà biết, không trách mắng, nhỏ nhẹ khuyên răn và còn kể chuyện cổ tích cho chúng nghe

Trang 6

3 Từ ngữ nào nói lên phẩm chất của bà Tư?

a) hiền lành, ít nói

b) hiền từ, nhân hậu, yêu quý trẻ con

c) hiền từ, nhân hậu, hay kể chuyện cổ tích

4 Vì sao khi nghe bà Tư kể lại câu chuyện cổ tích Cây khế, các bạn nhỏ thấy rất thấm thía?

a) Các bạn nhỏ cảm động vì hoàn cảnh và nỗi buồn của bà Tư

b) Các bạn nhỏ thấm thía vì chim thần ăn khế, biết trả ơn người cho khế; còn các bạn không có gì trả ơn bà Tư

c) Các bạn nhỏ cảm động vì tấm lòng nhân từ của bà Tư

5 Trong những câu sau, câu ghép nào chỉ quan hệ điều kiện-kết quả?

a) Vì bạn Lan học giỏi nên bạn luôn được điểm cao ở các kì kiểm tra

b) Nếu bạn Lan học giỏi thì bạn ấy sẽ được thầy cô khen

c Tuy bạn Lan học giỏi nhưng bạn rất khiêm tốn

6 “ Loài hoa nào cũng có vẻ đẹp và giá trị riêng Bông bí cũng vậy, ngoài vẻ đẹp giản dị

thì bông bí còn là một món ăn ngon Các con nhớ phải biết ơn và kính trọng những người

đã trồng ra chúng.”

Đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách nào

a) thay thế từ ngữ

b) lặp từ ngữ

c) cả hai cách thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ

7 Người trong độ tuổi nào thì được gọi là trẻ em?

a) Từ sơ sinh cho đến 6 tuổi

b) Từ sơ sinh cho đến 11 tuổi

c) Dưới 18 tuổi

d) Dưới 16 tuổi

8 Em hãy đặt dấu hai chấm và viết lại cho đúng câu sau:

Nam đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ học tập bút, thước, sách vở.

9 Gạch dưới cặp từ hô ứng trong các câu sau:

a) Anh ta bảo sao thì tôi biết vậy

b) Trời vừa mới tối mà gà đã lên chuồng

10 Khoanh tròn các quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ Xác định bộ phận chính ( chủ ngữ - vị

ngữ ) của mỗi vế trong câu sau:

Mùa xuân, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to

……… ………

Ngày đăng: 11/09/2015, 15:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w