1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình xã hội học giáo dục (tái bản)

172 318 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 172
Dung lượng 35,21 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA ĐÀO TẠO PLR UU EE VACUO Cm eT TS VÕ THỊ NGỌC LAN GIÁO TRÌNH 0Ó V42 0Ó) :

Trang 2

BO GIAO DUC VA DAO TAO

TRUONG DAI HQC SU PHAM KỸ THUẬT THANH PHO HO CHi MINH

ARICA ICICI IOI I AAI

TS VÕ THỊ NGỌC LAN

GIÁO TRÌNH

XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

NHA XUAT BAN DAI HOC QUOC GIA

Trang 3

LOI NOI DAU

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phó Hồ Chí Minh là tiền thân của Ban Cao đăng Sư phạm Kỹ thuật được thành lập vào ngày 5 tháng 10 năm 1962 Trong 50 năm hình thành và phát triển, Trường đã đào tạo cho đất nước hàng triệu kỹ sư giáo dục và kỹ sư Quy mô phát triển của Nhà trường không chỉ dừng ở số lượng mà còn ở chất lượng đào tạo Đặc biệt, về việc nâng cao trình độ đào tạo, từ năm 1992 Trường bắt đầu tuyển sinh khóa đào tạo thạc sỹ Hiện nay, Trường có I1 ngành đào tạo trình độ thạc sỹ và 3 ngành đào tạo trình độ tiến sỹ Hai trong II ngành đào tạo thạc sỹ của Trường là nhằm nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên cho các trường đại học, cao đăng „ điều này cũng có nghĩa “nhà giáo cần được giáo dục” Đây là một trong bốn nguyên lý quan trọng đã được đưa ra từ giai đoạn đầu (nửa cuối của thế kỷ XIX) của sự hình thành và phát triên Xã hội học giáo dục, nguyên lý này đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị Vấn đề đặt ra cho đội ngũ giáo viên nói chung và đặc biệt là giáo viên có trình độ thạc sỹ nói riêng là tìm lời giải đáp cho những hiện tượng như:

- Mối quan hệ giữa giáo dục với con người và xã hội?

- Sự phân tầng xã hội có ảnh hưởng gì đến sự bất bình đăng trong giáo dục?

- Su xuất hiện các loại hình đào tạo, các loại trường?

- Cầu trúc xã hội và hệ thống xã hội có chỉ phối gì đến cấu trúc và

hệ thống giáo dục?

- Xã hội hóa giáo dục;

Mặc dù đã có nhiều tài liệu về xã hội học giáo dục của các tác giả

như GS.TSKH Nguyễn Văn Hộ, PGS.TS Lê Ngọc Lan, Lê Ngọc Hùng,

, xong cũng cần có một tài liệu chính phù hợp với chương trình đào tạo thạc sy ở Trường Đại học Sư phạm Ky thuật Thành phố Hồ Chí Minh

Trên cơ sở những tài liệu của các tác giả có tên tuổi trên, cùng với sự kết

hợp với kinh nghiệm thực tiễn giảng dạy của mình, tơi biên soạn Giáo trình Xã hội học giáo dục với câu trúc 7 chương theo trình tự:

- Chương 1: Khái lược về xã hội học

- Chương 2: Đại cương về xã hội học giáo dục

Trang 4

- Chuong 4: Cấu trúc xã hội va giáo dục

- Chương 5: Thiết chế xã hội và mối quan hệ giữa thiết chế giáo

dục với các thiệt chê xã hội cơ bản khác

- Chuong 6: Phân hóa xã hội và bình đẳng xã hội trong giáo dục - Chương 7: Xã hội hóa cá nhân và xã hội hóa giáo dục

Trình tự này nhằm trang bị cho học viên cao hoc những kiến thức

cơ bản về Xã hội học, làm nên tảng đê tiệp thu tôt các kiên thức xã hội

chuyên biệt trong lĩnh vực giáo dục

Sau lần xuất bản đầu tiên vào năm 2012 với những đóng góp quý

báu của bạn đọc cũng như những thông tin cân cập nhật, giáo trình tái bản này được chỉnh sửa lỗi chính tả và cập nhật các thông tin

Xin chân thành cám ơn ông Vũ Trọng Luật, Trưởng Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phô Hồ Chí Minh và Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện đề giáo

trình này được tái bản

Tác giả

Trang 5

MỤC LỤC

Chương 1: KHÁI LƯỢC VỀ XÃ HỘI HỌC - #

1.1 KHÁI NIỆM .2 22-222 222 EEE2CE2E2E2231E211121112111 222 xe 7 1.2 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

1.3 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC 1.4 NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC

1.5 CÁC CHỦ THUYÉT XÃ HỘI HOC HIEN ĐẠI 15 1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC 22

k7.CƠ GẤU/CỦA XÃ HÔI HỢC ¡0 o6i0680E.ssoessg 4I Chương 2: ĐẠI CƯƠNG VỀ XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ XÃ HỘI HỌC GIÁO DỤC

2.2 ĐÓI TƯỜNG l NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỌI HỌC

GIÁO DỤC mm sẻ

2.3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC GIÁO

mm :::- -11 58 2.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI

¡9/06/1090 .a O1

2.5 VỊ TRÍ, VAI TRỊ VÀ ĐẶC TRƯNG CỦA XÃ HỘI

HỌC GIÁO DỤC

2.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

GIAO DU C iesessssessvesssiccvssecereaccesntesesceseeneanaiuermcnannssanais 70

Chuong3: HE THONG XA HOI VA HE THONG GIA

3.3 HE THONG GIAO DUC QUOC DÂN HIỆN NAY 76 3.4 HE THONG GIAO DỤC CÁP TRƯỜNG 80

Trang 6

Chương 4: CẤU TRÚC XÃ HỌI VÀ GIÁO DỤC 87

4:1;GẦU TRÚGDXÃ HỘI sgn seo toa thung dáng DAyHastsexpssgteasadi 87

4.2 MÓI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁU TRÚC XÃ

HỘI VÀ GIÁO DỤC 2 ©25cS2+eSEvc2EEESEExerrrkerrrrree 107

Chương 5: THIẾT CHE XA HOI vA MOI QUAN HE GIỮA THIET CHE GIÁO DỤC VỚI CÁC

THIẾT CHÉ XÃ HỘI CƠ BẢN KHÁC 113

5:1.THIẾT-GHẾ XÃ HỘI ti6sn86s26asssodudg0pdgiadädisebae 113 5.2 THIET CHE GIAO DUC VA MOI QUAN HE CUA

THIET CHE GIAO DUC VOI CAC THIET CHE XA

HỘI CƠ BẢN KHÁC ossetrrerrrrrrre 120

Chương 6: PHÂN HÓA XÃ HỘI VÀ BÌNH ĐẢNG XÃ

HỘI TRONG GIÁO DỤC

6.1 MỘT SÓ KHÁI NIỆM CƠ BẢN

6.2 CO CHE VA CAC YEU TO TAC DONG TOI SỰ

PHAN HOA XA HOI VA PHAN TANG XA HOI

6.3 GIÁO DỤC VÀ SỰ CƠ ĐỘNG XÃ HỘI

6.4 CONG BANG XA HOI VA BINH DANG XA HOI

TRONG GIAO DUC

6.5 BAT BINH DANG XA HOI VA MOT SO HiNH THỨC

BAT BINH DANG XÃ HOI TRONG GIAO DỤC 138 6.6 CHỨC NĂNG SÀNG LỌC CUA GIAO DUC VE BÌNH

ĐẲNG XÃ HỘI ¿-22¿¿222222222+2222+222222222222222222222e 145

Chương7: XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN VÀ XÃ HOI HOA

GIÁO DỤC tot tư thodatoiddithiti@etiogtitasasiaga 149

7.1 XÃ HỘI HÓA CÁ NHÂN ¿++z+2vcrrrrx 149

7.2 XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC :: 555cccvvvvvccvvvovee 161

Trang 7

Chuong 1

KHÁI LƯỢC VỀ XÃ HỘI HỌC

MỤC TIÊU DẠY HỌC

San khi học xong chương này, học viên:

©_ Giải thích được các khái niệm về xã hội học của bốn tác giả và xây dựng cho mình một khái niệm về xã hội học

© Néu duoc doi tượng của xã hội học

©_ Giải thích được ba chức năng của xã hội học

©- Giải thích được các nhiệm vụ của xã hội học theo hai cơ sở

©_ Trình bày và giải thích được về bồn chủ thuyết xã hội học hiện đại © Nêu được phương pháp luận nghiên cứu và các phương pháp

nghiên cứu xã hội học

© Giải thích được về ba cơ sở phân loại cơ cấu xã hội và xác định

loại cơ câu của xã hội học giáo dục

© Coy thức vận dụng các chủ thuyết xã hội học hiện đại trong việc

giải quyết các hiện tượng xã hội

NOI DUNG

1.1 KHAI NIEM

1.1.1 Xã hội

„Xã hội là gì? Ví dụ như xã hội Việt Nam, xã hội Đức, xã hội Hàn

Quốc Nói đên xã hội, xét ở góc độ xã hội học, cân phải thê hiện ba đặc

điểm cơ bản sau':

- Lãnh thổ: vị trí, giới hạn lãnh thô địa lý, kinh tế, chính trị;

- Tai san xuất dân cư và di cu Đặc điểm này có chức năng tạo ra

những thành viên mới cho xã hội;

- Hệ thống pháp luật, văn hóa và bản sắc dân tộc

' Vũ Quang Hà (chủ biên) (2003), Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,

Hà Nội, tr 145 và Lê Ngọc Lan (2004), Giáo trình Xã hội học giáo dục, NXB Đại học

Sư phạm, Hà Nội tr.26

Trang 8

Xã hội là “một nhóm những người cùng chia sẻ một văn hóa chung,

cư trú trên một vùng lãnh thỏ nhất định, và tự họ cảm thấy bản thân mình

tạo thành một thực thê thống nhất và riêng biệt” Khái niệm xã hội không phải là phép cộng giản đơn các cá nhân, mà là một hệ thống các hoạt động và các môi quan hệ của con người, có đời sống kinh tế, văn hóa chung; cùng cư trú trên một lãnh thổ ở một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử

Xã hội là hệ thống Các hoạt động Các quan hệ

của con người của con người

Hình 1.1: Các yếu tơ tạo thành xã hội

Hệ thống ở đây được hiểu là sự thống nhất biện chứng của các mâu thuẫn giữa các yếu tố, các phương diện, các quan hệ tạo thành xã hội xét trong thời gian và không gian và xem điều kiện đó như là điều kiện cho sự tôn tại và phát triền của cả hệ thống cũng như từng phần tử, từng

bộ phận tạo nên hệ thống

1.1.2 Xã hội học

Xã hội học là gì?

Khái niệm xã hội học chưa được thống nhất trong việc xác định và áp dụng Sau đây là các khái niệm xã hội học được sắp xếp theo trình tự

từ cụ thể đến khái quát:

- “Xã hội học là một khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội,

nghiên ứu các hiện tượng xã hội, đặc biệt, đi sâu nghiên cứu một cách

có hệ thống sự phát triển, cầu trúc, mối tương quan xã hội và hành vi, hoạt động của con người trong các tổ chức nhóm xã hội Mỗi tương, tác này liên hệ với nên văn hóa rộng lớn cũng như toàn bộ cơ cấu xa hoi”

- Nhiéu tac gia đã khẳng định: “Xã hội học là khoa học về các quy luật phát triển của các hệ thống xã hội có tính chất tong thê (toàn xã hội) cũng như bộ phận Xã hội học nghiên cứu môi quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác nhau và nghiên cứu những quy luật phổ biến

trong hành động xã hội của con người””

? Nguyễn Sinh Huy (1998), Xã hội học đại cương (in lần thứ 2), NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, Hà Nội, tr 6 -7

PGS TS Lê Ngọc Lan (2004), Giáo trình Xã hội học giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr.6

Trang 9

- “Xã hội học là một khoa học nghiên cứu về xã hội, về hệ thống

các mối quan hệ xã hội của con người””

- “Xã hội học là khoa học chuyên nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mối quan hệ giữa con người và xã hội”

Các tác giả đưa ra những khái niệm này dựa trên cơ sở nhiều góc

độ, khía cạnh khác nhau và quan điểm riêng của mình Xã hội học đã

được xác định vị trí là một khoa học nghiên cứu các quan hệ xã hội hay

hệ thống về đời sống xã hội của các nhóm người, nghĩa là xã hội học là

một bộ phận của khoa học xã hội Khái niệm xã hội học mà các tác giả mơ tả tuy có khác biệt về ngôn từ, hay cách trình bày chỉ tiết hoặc bao qt, song khơng có sự mâu thuẫn về nội dung Xã hội học nghiên cứu

các hiện tượng xã hội, nghiên cứu hệ thống các mối quan hệ của con

người, nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác và nghiên cứu những quy luật phổ biến trong hành động xã hội của con người Do đó, chúng ta có thê hiểu xã hội học là một bộ phận của khoa học xã hội, nghiên cứu các quy luật của sự hình thành, vận động, biến đổi mỗi quan hệ giữa con người và xã hội cũng như nghiên cứu về hệ thống các mối quan hệ xã hội của con người

1.2 ĐÓI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC

Tương tự như việc xác định khái niệm xã hội học, đối tượng nghiên cứu của xã hội học cũng chưa có sự thông nhât giữa các nhà nghiên cứu

Chúng ta có thê coi đơi tượng nghiên cứu của xã hội học là:

- “Xã hội loài người, trong đó quan hệ xã hội (tương quan xã hội)

được biểu hiện thông qua các hành vi xã hội giữa người và người” ° Nhu vậy, đối tượng nghiên cứu của xã hội, theo quan điểm này, được coi là các hành vì xã hội của con người

- “Mỗi quan hệ hai mặt: một là, con người tác động như thế nào tới

xã hội, hai là, xã hội tác động như thê nào tới con người.”

~ “Quy luật của quan hệ giữa con người và xã hội"

- “Cae quy luật hình thành, vận động và phat triển mối quan hệ giữa con người với xã hội và hiện tượng xã hội

* ThS Ta Minh (2007), Gido trình Xã hội học đại cương, NXB Đại học Quốc gia TP HCM, TP HCM, tr 3

Š Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo dục, NXB Lý luận chính trị, Hà Nội, tr.13 5 Đã dẫn: Xem (6), tr.7

7 Đã dẫn: Xem (5), tr.14

Trang 10

Đối tượng của xã hội học được thẻ hiện ở hai cấp độ: cấp độ vĩ mô (nghiên cứu các quy luật chung và đặc thù của sự vận hành của hệ thống xã hội) và cấp độ vi mô (nghiên cứu các mối quan hệ xã hội của các cá nhân trong các nhóm xã hội, các giai cấp và tầng lớp xã hội; quan hệ giữa các nhóm, tầng lớp và các cộng đồng xã hội) Dù ở cấp độ nào thì xã hội học đều nghiên cứu mức độ biêu hiện, nguyên nhân, động lực và các xu hướng phát triên của chúng.””

Từ góc độ nhìn nhận đối tượng nghiên cứu của xã hội học của các tác giả trên, chúng ta có thê xem đổi tượng nghiên cứu của xã hội học là các quy luật của sự hình thành, vận động, biên đôi môi quan hệ giữa con người và xã hội cũng như hệ thong các mỗi quan hệ xã hội

của con người

Nghiên cứu xã hội học để làm gì?

Một trong những mục đích chủ yếu của nghiên cứu xã hội học là giải thích các hiện tượng xã hội băng cách phân tích các hiện tượng xã

hội, sau đó mới đánh giá nó

Trong thế giới hiện đại, người ta cần xã hội học không phải chỉ là

giải thích hồn cảnh của mình, mà cần có một thứ lý luận có thê giúp người ta đánh giá và thay đổi hoàn cảnh ấy Mục tiêu của XÃ nội học không chỉ là giđi thích mà cịn cải tạo thế giới như Mark đã nói

1.3 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC

Xã hội học chứa đựng ba chức năng cơ bản sau: 1.3.1 Chức năng nhận thức

Theo tác giả Nguyễn Sinh Huy", chức năng nhận thức của xã hội học được trình bày ở hai mặt

Một là, xã hội học góp phần nâng cao nhận thức của con người về

quá trình và hiện tượng xã hội và được thể hiện bằng cách:

- Xã hội học cung cấp trí thức khoa học về bản chất của hiện thực

xã hội và con người

- Xã hội học phát hiện các quy luật, tính quy luật và cơ chế nảy sinh, vận động, phát triên của các quá trình, hiện tượng xã hội, của môi tác động qua lại giữa con người và xã hội

° Đã dẫn: Xem (10), t9

'# Thanh Lê (2001), Xã hội học hiện đại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, tr.7- 8

'! Đã dẫn: Xem (6), tr.11-13

Trang 11

- Xã hội học xây dựng và phát triển hệ thống các phạm trù, khái

niệm, lý thuyết và phương pháp luận nghiên cứu

Hai là, xã hội học trang bị cho con người những trí thức về các quy luật khách quan của các quá trình phát triên xã hội

~ Nó được thực hiện qua trong một số mặt cơ bản như: trang bị cho người học hệ thống tri thức khoa học về sự phát triển của xã hội, quy luật của sự phát triển ấy, đồng thời vạch ra cơ chế của q trình phát triển đó

- Thông qua việc vạch ra những quy luật khách quan của các quá trình phát triên của các hiện tượng và các quá trình xã hội mà tạo nên những tiền đề để nhận thức về những triển vọng nhằm phát triển hơn nữa

đời sông xã hội cũng như các mặt, các khía cạnh riêng biệt của nó

~ Thơng qua nghiên cứu, các nhà xã hội học xác định được nhu cầu

phát triển của xã hội, của con người, góp phần xác định các hình thức cụ

thể nhằm đạt được nhu cầu, sự kết hợp được lợi ích của các cá nhân với

lợi ích của tập thể và cộng đồng,

- Chức năng nhận thức của xã hội được thể hiện qua chức năng phương pháp luận của nó Ý nghĩa phương pháp luận của xã hội học được thể hiện ở chỗ, nó là những thông tin khoa học tập trung và chọn lọc, loại trừ tất cả những gì là thứ yêu, đóng vai trò những nguyên lý và những chuẩn mực cho các tiến trình nghiên cứu khoa học Mọi hoạt động của con người đều thực hiện trên cơ sở những nguyên lý cụ thể, chứa đựng những vẫn đề mang tính quy luật rút ra từ kinh nghiệm của quá khứ và hiện tại Trong hoạt động thực tế, những nguyên lý này thể hiện trong các chuẩn mực, các quy tắc, trong các hoạt động khoa học Các chức năng trên được thực hiện bằng các phương pháp nhận thức

~ Thông qua các nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, xã hội học tạo

ra cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất, khuynh hướng, tính quy luật của quá trình và các hiện tượng xã hội đang xảy ra hàng ngày và đang xảy ra xung quanh ta

Các biểu hiện ở mặt thứ hai này cũng được miệu, tả trong tài liệu Nhập môn xã hội học của tác giả Trần Thị Kim Xuyến!? Trong đó, tác

giả còn đặc biệt nhắn mạnh:

Xã hội học góp phần hệ thống hóa những hiểu biết của con người

về xã hội, tạo nên những bức họa toàn cảnh về xã hội cũng như các bộ

phận và các lĩnh vực của đời sống xã hội Cơ sở lý luận của nó, giúp chúng ta nhận thức sâu hơn về sự phát triển trong tương lai của xã hội

'? TS Trần Thị Kim Xuyến (chủ biên) (2002), Nhập môn xã hội học, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.L29

Trang 12

Từ những cơng trình nghiên cứu xã hội học thực nghiệm, xã hội học tao tiền đề khách quan cho việc nhận biết đúng bản chắt, khuynh hướng, tính quy luật của các quá trình và các hiện tượng xã hội đang diễn ra

1.3.2 Chức năng thực tiễn

Hai tác giả Nguyễn Sinh Huy và Trần Thị Kim Xuyến có cùng quan điểm về chức năng thực tiễn của xã hội Họ đã miêu tả chức năng này như sau:

Chức năng thực tiễn là chức năng cơ bản và mang tính thực tiễn của xã hội học Xã hội học đã cung câp kho tàng thông tin cho các hoạt động thực tiễn của con người

Chức năng thực tiễn của xã hội học thê hiện ở việc vận dụng quy luật xã hội học trong hoạt động nhận thức hiện thực, ở việc giải quyết đúng đắn, kịp thời những vấn đề nảy sinh trong xã hội để có thê cải thiện được thực trạng xã hội Với sự phong phú và đa dạng của nhận thức xã hội về quy luật, tính quy luật và các đặc điểm của sự vật hiện tượng nhà xã hội học có thẻ cung cấp những thông tin cần thiết (cả về lý thuyết

và thực nghiệm) cho việc lựa chọn quyết định quản lý thích hợp, hướng

hoạt động theo đúng yêu cầu khách quan của sự phát triển; hay giúp con người tìm ra được những kiến nghị về sự quản lý khoa học các quá trình vận động, phát triển ở các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội Đồng thời, với tư cách là một khoa học ứng dụng, xã hội học góp phần to lớn vào quá trình phong phú và phức tạp của sự nghiệp quản lý xã hội

Xã hội h c cịn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc dự đoán và

nhờ vào hệ thống, các phạm trù, khái niệm và những quy luật mà ít nhiều phản ánh thực tế xã hội, phản ánh sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội, nhờ vào hệ thống thông tin tổng hợp về xã

hội, về các môi quan hệ xã hội mà các nghiên cứu xã hội học thực

nghiệm cung, cấp

Ngoài ra, tác giả Nguyễn Sinh Huy° còn để cập đến mối quan hệ biện chứng của chức năng thực tiên với chức năng nhận thức

Trong nội dung xã hội học, chức năng thực tiễn có liên quan trực

tiếp với chức năng nhận thức Nhận thức khoa học luôn luôn bao hàm yếu

tố tiên đoán khoa học, do đó chức năng thực tiễn của xã hội học luôn luôn

bắt nguồn từ bản chất khoa học của các nhận thức khoa học Trên cơ sở

phân tích thực trạng xã hội và những mặt, những quá trình riêng lẻ của sự vận động, phát triển của nó, xã hội học sẽ làm sáng tỏ triển vọng của sự vận động và phát triển của xã hội trong tương lai gần cũng như tương lai xa

'3 Đã dẫn: Xem (6), tr.13-14

Trang 13

¥ Chite nang thực tién của xã hội học không tách rời những đề xuất và kiến nghị mà nó đề ra nhằm đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý, nhằm củng cố mối quan hệ giữa khoa học với đời sống thực tế, phát huy tác dụng của xã hội học doi với công tác quản lý xã hội nói chung Từ những yếu tố trên có thể hiêu rằng chức năng thực tiễn của xã hội học còn biểu lộ ra ở chức năng quản lý và chỉ đạo của nó Với chức năng này, xã hội học có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thực tiễn của các cơ quan quản lý và hoạt động của quần chúng Ý nghĩa lớn lao của chức năng quản lý xã hội học do hai nhân tố: do vai trò của công tác quản

lý đối với xã hội và do nội dung có tính đặc thù của xã hội học quy định

1.3.3 Chức năng tư tưởng (giáo dục)

Chức năng tư tưởng của xã hội học thể hiện ở chỗ, xã hội học trang bị cho con người những tư tưởng về tính tồn diện, tính thống nhất của xã hội, tính tắt yếu trong sự phát triên xã hội, từ đó tạo cho con người niềm tin vào tương lai của lồi người và lịng tin vào hành động của mình

Xã hội học cịn góp phần hình thành và phát triển phương pháp tư duy khoa học và khả năng suy xét phán đoán tạo cho con người thói quen suy nghĩ theo quan niệm khoa học về các hiện tượng xã hội và quá trình xã hội

Phục vụ việc giáo dục cho quần chúng định hướng đúng theo sự phát triển và tiến bộ xã hội, đồng thời đầu tranh chống các tư tưởng phản động, trái với quy luật phát triên của xã hội

Chức năng này thể hiện ở việc phục vụ cho việc giáo dục quần chúng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng của cơ chế thị trường đang tác động vào mọi mặt của đời sống xã hội Trong việc giáo dục tư tưởng quần chúng theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, xã hội học trang bị cho mọi người tri thức về các quy luật khách quan của sự phát triên xã hội, giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tiến lên Xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh *

1.4 NHIỆM VỤ CỦA XÃ HỘI HỌC

Tùy thuộc vào phạm vi, góc độ của xã hội học, mà người ta có thể

đưa ra nhiệm vụ của xã hội học như sau:

1.4.1 Căn cứ vào các chức năng nhận thức, thực tiễn và giáo dục

đồng thời xuất phát từ nội dung, tính chất của xã hội học

Nhiệm vụ của xã hội học được xây dựng như sau:

' Đã dẫn: Xem (6), tr.11-15

Trang 14

Y Nghién ctru các hình thái biểu hiện và các cơ chế hoạt động của

các quy luật hoạt động của xã hội

Phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý xã hội một cách trực tiếp

x se AOS :A a A on ở, A ^ ⁄ a

và gián tiếp ” Nghiên cứu đê xây dựng lý luận và phương pháp luận

nhận thức xã hội

Xã hội học luôn quan tâm nghiên cứu nhằm trả lời những câu hỏi như:

- Cái gì gắn kết các cá nhân lại với nhau thành nhóm, thành xã hội?

Tại sao các cá nhân hành động theo kiểu này mà không phải theo

kiêu khác?

- Tại sao xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo? Tại sao nhóm người

này lại mâu thuẫn, thậm chí xung đột với nhóm người kia?

- Điều gì làm cho xã hội tồn tại một cách ổn định, trật tự? - Xã hội đã và đang biến đổi như thế nào?

~ Nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi của xã hội? '6

1.4.2 Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu và các chức năng của xã hội học

Xã hội học bao gồm ba nhiệm vụ cơ bản '”

> Nghiên cứu lý luận

Nhiệm vu hàng đầu của xã hội học là xây dựng và phát triển hệ thông khái niệm, phạm trù, lý thuyết khoa học riêng của khoa học xã

hội Cụ thê:

~ Tìm ra các quy luật chung của sự vận động và phát triển xã hội;

quy luật tương tác giữa các thành phân cơ bản của hệ thông xã hội, giữa

phân hệ với toàn bộ hệ thông xã hội

~ Nghiên cứu các quy luật đặc thù, xuất hiện trên các thành phần cơ

bản của hệ thông xã hội

- Nghiên cứu các hình thái kinh tế xã hội những yếu tố đặc thù

trong sự phân bô khu vực các quốc gia

- Hướng tới hình thành và phát triển hệ thong lý luận, phương pháp luận nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu các vân đề lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng yêu cầu phát triên kinh tế, xã hội của đất nước

'S Da dan: Xem (6), tr.15 -16

'° Đã dẫn: Xem (5), tr.ló

'” Đã dẫn: Xem (10), tr.16 -18

Trang 15

> Nghiên cứu thực nghiệm

Xã hội học tiến hành nghiên cứu thực nghiệm nhằm:

~ Kiểm nghiệm, chứng minh các giả thuyết khoa học

- Phát hiện các bằng chứng, vấn đề mới làm cơ sở cho việc sửa đồi,

phat trién và hoàn thiện khái niệm, lý thuyêt và phương pháp luận nghiên cứu

- Kích thích và hình thành tư duy xã hội

Nghiên cứu xã hội học còn hướng tới vạch ra cơ chế, điều kiện

hoạt động, hình thức biêu hiện của các quy luật, làm cơ sở cho việc vận dụng tri thức vào cuộc sống Do vậy có thể nói, nghiên cứu thực nghiệm là " “cầu nối” ° giữa lý luận với thực tiễn

> Nghiên cứu ứng dụng

Xã hội học thực hiện nghiên cứu ứng dụng là để vận dụng những khái niệm, quy luật vào cuộc sông Nghiên cứu này nhằm vận dụng những kết quả của nghiên cứu lý luận và nghiên cứu ứng dụng vào hoạt động thực tiễn, để mau chóng rút ngắn khoảng cách giữa tri thức lý luận,

tri thức thực nghiệm với cuộc sống và hoạt động thực tiễn của con người

1.5 CÁC CHỦ THUYÉT XÃ HỘI HỌC HIỆN ĐẠI

1.5.1 Chủ thuyết xã hội học là gì?

Theo Lê Ngọc Hùng “chủ thuyết xã hội tao nén “nhan quan xã

hội”, hay “quan điêm xã hội học” giúp nhà nghiên cứu xác định được

đối tượng và phạm vi nghiên cứu, giúp họ lựa chọn các phương pháp thu thập, xử lý và phân tích các dữ liệu, giúp họ mơ tả, giải thích, dự báo và đề xuất những ý kiến làm cơ sở khoa học cho việc xem xét, giải quyết

vấn đề đặt ra trong đời sống xã hội của con người.””! 1.5.2 Một số chủ thuyết xã hội học hiện đại

Dé giải thích các hiện tượng xã hội cũng như tìm ra cơ sở lý luận có thể giúp con người đánh giá và thay đổi hoàn cảnh â ay, có nhiều quan điểm được coi như là kim chỉ nam và là quy tắc mà con người phải tuân theo khi giải quyết bat kỳ một vấn đề đặt ra trong xã hội Nhằm định hướng những nhãn quan dé giai quyét những vân đề thuộc lĩnh vực giáo

dục, chúng ta chỉ đề cập đến bốn chủ thuyết xã hội hiện đại là thuyết mâu

thuẫn, thuyết chức năng, thuyết tương tác và thuyết xã hội học về giới Các chủ thuyết này được tóm lược trên cơ sở của tài liệu Xã hội học giáo dục của tác giả Lê Ngọc Hùng như sau:!?

'Š Đã dẫn: Xem (5), tr.28-45

'? Đã dẫn: Xem (5), tr.28-29

Trang 16

1.5.2.1 Thuyết mâu thuẫn (thuyết xung đột)

> Các tác giả tiêu biểu

Các ý tưởng cơ bản của thuyết này bắt nguồn từ các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin Marx va Friedrich Engels đã từng đưa

ra những nhận định nổi tiếng làm nên tảng cho mâu thuẫn luận, ví dụ

như: Lịch sử của xã hội loài người là lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp: xã hội bị phân chia thành hai phe lớn mâu thuẫn, đối lập nhau là giai cập

thống trị và giai cấp bị trị; Mâu thuẫn cơ bản trong xã hội là mâu thuẫn

về lợi ích bắt nguồ từ sự phân hóa giữa người với người trong quan hệ với tư liệu sản xuất Lêmim đã kế thừa, bảo vệ và phát triển xã hội Marx mà hạt nhân là phép biện chứng duy vật và chủ nghĩa duy vật lịch sử

trong điều kiện cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga cuôi thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX

Những tác giả có cơng tiếp tục phát triển thuyết mâu thuẫn trong xã hội hoc hién dai la: Max Weber, W Mills, L Coser, R Dahrendof va nhiều người khác

> Thuyết mâu thuẫn phát triển từ các luận điểm gốc, như:

* Xã hội bị phân chia thành các nhóm xã hội và các giai tầng xã hội mâu thuẫn nhau

" Mâu thuẫn xã hội chủ yếu bắt nguồn từ sự phân công lao động

trong xã hội, từ sự bất bình đẳng về địa vị và vai trò trong hệ thống kinh tê

, "Các giai tầng xã hội mâu thuẫn với nhau không chỉ vì lợi ích kinh tê mà cịn vì các lợi ích phi kinh tê như quyên lực, văn hóa, tôn giáo, xã

hội và các lợi ích xã hội khác

" Mâu thuẫn xã hội có thể diễn ra trên mọi phương diện và ở mọi

nơi: giữa các cá nhân nam nữ, giữa các nhóm xã hội trong cùng một giai

tầng hay giữa các giai tầng giữa các cấu trúc xã hội và giữa các hệ thông

xã hội với nhau

“ Các giai tầng xã hội, các nhóm xã hội luôn cạnh tranh nhau, dau

tranh với nhau vì những lợi ích kinh tê, quyên lực chính trị và địa vị xã hội

" Trong cầu trúc phân tầng xã hội, giai cấp nào nắm giữ địa vị

thống trị kinh tế thì thống trị các giai tầng khác về mặt chính trị, văn hóa,

tư tưởng

= Dong luc biến đổi xã hội là cuộc đấu tranh giữa các giai tầng xã hội Biến đổi xã hội mang tính cách mạng có khả năng làm thay đôi căn bản câu trúc phân tâng xã hội

Trang 17

Nghiên cứu hành động xã hội, cầu trúc xã hội va sự biến đối xã hội trong bôi cảnh mâu thuẫn sẽ giúp nhận thức rõ bản chất của chúng Từ góc độ mâu thuẫn luận có thể thay rằng, ví dụ, không chỉ tổ chức doanh nghiệp mới có những mâu thuẫn giữa công nhân và giới chủ, mà ngay cả gia đình cũng có thể có xung đột, thậm chí là bạo lực trong đó một số người chồng vũ phu có hành vi xúc phạm người vợ hay một số người cha mẹ đánh đập con cái Nhận thức rõ mâu thuẫn với các hình thức, cơ chế, nguyên nhân của nó mới có thể giúp tìm ra các cách thức giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn để góp phân phát triển xã hội

> Hướng vận dụng thuyết mâu thuẫn trong nghiên cứu về giáo dục Theo thuyết này, bản chất của sự vật, hiện tượng luôn bộc lộ và phát triển trong môi liên hệ, quan hệ với nhau Do đó, cần xem xét giáo dục trong môi quan hệ với xã hội và con người Có thể nói, động lực phát triển hệ thống giáo dục là ở việc giải quyết mâu thuẫn giữa khả năng thực tế của giáo dục với yêu cầu cao của sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu

cầu học tập của ngày càng nhiều người

Thuyết này được vận dụng vào nghiên cứu cấu trúc phân tầng xã hội và nhất là sự bất bình đăng xã hội của giáo dục Theo thuyết này, giáo dục phản ánh tình trạng bắt bình đẳng xã hội và chứa đựng các yêu tơ gây ra bắt bình đăng xã hội Do đó, một mặt phải thiết kế và tổ chức quá trình giáo dục theo nguyên tắc công bằng và bình đăng xã hội; mặt khác, phải tìm cách nâng cao công bằng và bình đăng xã hội ở bên ngoài nhà trường 1.5.2.2 Thuyết chức năng

> Các tác giả tiêu biểu

Thuyết này phát triển dưới nhiều "biến thể với những tên gọi khác nhau như * 'thuyết cấu trúc”, ° "thuyết cấu trúc — chức năng”, “thuyết hệ thông ” Nguôn gôc thuyết chức năng là các quan niệm xã hội học trong các công trình nghiên cứu của các nhà xã hội học thê kỷ XIX như 4 Comte, H Spenser, E Durkheim Đến giữa thể kỷ XX, thuyết chức năng trở nên nôi tiêng qua các nghiên cứu về câu trúc của hành động xã hội, cấu trúc xã hội và thuyết hệ thống xã hội của 7 Parsons va R Merton

> Các luận điểm gốc:

" Xã hội là hệ thống gồm nhiều bộ phận tạo thành, mỗi một bộ phận thực hiện một hoặc một sô chức năng nhất inh đối với hệ thống xã hội gồm nhiều, bộ phận khác nhau tạo thành và mỗi bộ phận đó thực hiện một hay một sô chức năng nhât định Ví dụ, trong xã hội có hệ thơng kinh tê trong đó có doanh nghiệp và chức năng của doanh nghiệp là sản xuất ra hàng hóa hay cung cấp dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường

Trang 18

" Chức năng là vai trò, là tác dụng hay là kết quả mà một bộ phận của xã hội thực hiện hay tạo ra để đáp ứng yêu cầu của xã hội Phi chức năng là vai trò hay tác dụng tiêu cực gây bất lợi hoặc cản trở sự tồn tại, phát triển của hệ thống xã hội Các chức năng và phi chức năng, theo Merton, có thê phân ra thành hai loại chính căn cứ vào mức độ biểu hiện của chúng là chức năng trội/hiện và chức năng lặn/tiềm ẩn Chức năng trội là chức năng được biểu hiện mà mọi thành viên của xã hội đều được

biết một cách rõ ràng Chức năng tiềm ẩn là chức năng khó có thể giải

thích được mà ẩn sau hành động, không phô diễn ra cho nên khó nhận

biết được.Ví dụ, khi Malinowski nghiên cứu về việc cầu mưa của các

thầy phù thủy ở các hịn đảo Thái Bình Dương trước hàng nghìn người dân Việc tê lễ cầu cho mưa là chức năng trội, còn chức năng khác tiềm an sau hành động tế lễ đó da chức năng an ủi cho mọi người yên lòng cho dù mưa không rơi xuống” ' Một ví dụ khác, việc sản xuất đồ chơi cho trẻ em phục vụ giải trí và vui chơi Chức năng này biểu hiện rõ ai cũng nhận biết được (chức năng trội), còn chức năng không biểu hiện (chức năng lặn) là giáo dục hay phát triển tư duy của trẻ

“ Hệ thống xã hội chỉ tồn tại bình thường khi thực hiện chức năng

của nó và bất bình thường khi khơng thực hiện chức năng hoặc thực hiện những phi chức năng Thay đổi chức năng sẽ kéo theo sự thay đồi cấu trúc

" Chức năng của một bộ phận xã hội được xác định bởi các nhu cầu hay yêu câu chức năng của sự tôn tại, vận động, biến đổi của cả hệ thống Những yêu cầu chức năng chủ yếu của hệ thống xã hội, theo mơ hình AGIL của Parsons, là sự thích ứng hay thích nghỉ (A: Adaptation), định hướng mục tiêu (G: Goal), sự tích hợp (I: Integration) và duy trì

khn mẫu xã hội (L: Latent pattern maintenance) (A is for Adaptation

to the environment, G is for Goal attainment, I is for Integration, L is for

Latent pattern maintenance.)

" Sự trật tự xã hội và thống nhất của hệ thống xã hội phụ thuộc vào

sự tích hợp chức năng và sự đồng thuận giá trị Các bộ phận cầu thành

của hệ thông xã hội hướng vào thực hiện mục tiêu chung theo những

cách thức xác định thì mới có thể đảm bảo sự 6n định, trật tự và thống

nhất của xã hội

" Hành động của các cá nhân được cấu trúc hóa về mặt xã hội tức là

bị kiểm soát xã hội, bị quy định bởi vị thế, vai trò của họ trong hệ thống

câu trúc xã hội Cấu trúc xã hội có chức năng tạo điều kiện và kiểm soát

xã hội đối với hành vi, hoạt động của các cá nhân, các nhóm

?° GS Nguyễn Văn Lê (1998), Nhập môn xã hội học Đề cương bài giảng, NXB Giáo

Trang 19

" Quá trình xã hội và thực hiện các vai trò tương ứng với vị thế của họ

" Cầu trúc của xã hội, hay cầu trúc xã hội, là hệ thống các thiết chế,

các vị thê, các vai trò, các mạng lưới xã hội và nhiêu yêu tô khác tạo nên một chỉnh thê xã hội

" Sự biến đổi của hệ thống xã hội tuân theo các quy luật của sự

thích ứng với mơi tường sông xung quanh

> Hướng vận dụng thuyết chức năng trong nghiên cứu về giáo dục

Điều | quan trong ở đây là gợi ra một số hướng suy nghĩ về cách vận dụng thuyết chức năng trong nghiên cứu một sô lĩnh vực cụ thể Thuyết chức năng giúp ta có cái nhìn hệ thống đối với các hiện tượng xã hội, ví dụ như hiện tượng xuất hiện các trường dân lập, trường tư thục trong hệ thống giáo dục quốc dân Theo chức năng luận, nêu hệ thống các trường công lập không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu học tập của xã hội thì tất yếu xuất hiện những hình thức tổ chức giáo dục khác đáp ứng các yêu cầu đó Thuyết chức năng đòi hỏi nhà nghiên cứu phải xác định thành phần và cấu trúc của hệ thông xã hội Đồng thời, cần phân biệt rõ những nguyên nhân gây ra các sự kiện xã hội và các hệ quả, tức là chức năng

của sự kiện xã hội đối với hệ thống xã hội

Từ góc độ chức năng luận, có thê xem xét hệ thống giáo dục với tư

cách là một bộ phận của xã hội và chỉ ra những chức năng xã hội của

giáo dục Sự tôn tại và phát triển của xã hội nói chung và hệ thống g giáo dục nói riêng phụ thuộc vào mức độ xác định và thực hiện đầy đủ các chức năng của nó Điều này, đến lượt nó, phụ thuộc vào cấu trúc xã hội của giáo dục với tư cách là một tập hợp các thiết chế, vị thế, vai trò và các yêu tố khác Sự biến đổi xã hội kéo theo sự biến đổi chức năng xã hội của giáo dục và cầu trúc của hệ thống giáo dục

1.5.2.3 Thuyết tương tác

> Các tác giả tiêu biểu

Người đặt nền móng khoa học cho thuyết tương tác là Max Weber

và Œeorg Simunel Weber quan niệm răng xã hội học nghiên cứu hành

động xã hội đê lý giải ý nghĩa của nó và đưa ra cách giải thích về nguyên nhân, hệ quả của nó Simmel quan niệm xã hội là tập hợp các môi tương tác xã hội và các cá nhân đang tương tác

Thuyết tương tác hay tương tác luận được phát triên mạnh ở trường Đại học tông hợp Chicago vào những năm 1930 — 1940 và sau này vào những năm 1960 -1970 với những đại diện tiêu biêu George Mead (1863 -1931), Herbert Blumer (1900 — 1987) va nhiéu ngudi khác Một biến

thể nổi bật của tương tác luận là thuyết tương tác biểu trưng (Symbolic

Trang 20

Interactionism) do Blumer dat tén va phat triển Một biến thể khác của

tương tác luận là thuyêt kịch của E Goffman (1922 — 1982) > Các luận điểm gốc:

" Xã hội được tạo thành từ các cá nhân đang tương tác với nhau

" Cấu trúc xã hội là hệ thống các mối tương tác xã hội giữa các nhóm xã hội

" Hành động xã hội, theo Weber, là hành động được chủ thể gán

cho những ý nghĩa chủ quan và tính đên hành vi của người khác và

hướng đên người khác

= Các cá nhân, các nhóm xã hội hành động trên cơ sở sự hiểu biết về ý

nghĩa của hành động Họ luôn can nhac lựa chọn phương tiện và mục tiêu

sao cho phù hợp với tình hng xã hội cụ thê mà họ xác định được

" Hành động có những ý nghĩa thuộc các loại và các cấp độ như ý

chủ quan của cá nhân, ý nghĩa chung của nhóm, ý nghĩa phô quát

"Sự giải nghĩa các biểu tượng là một quá trình tương tác giữa các tác nhân với nhau và với người khác trong tình huống nhất định

Sự tương tác xã hội tuân theo những quy luật nhất định, ví dụ như nguyên lý “hiệu quả”, nguyên lý “giá trị”, “lựa chọn duy lý” Quy luật lựa chọn duy lý có nghĩa rằng, khi lựa chọn một điều gì chỉ thiên về lẽ phải, về sự suy nghĩ và luận lý theo trí não

Cịn có khái niệm sự tương tác - biểu trưng, theo Nguyễn Văn Lê”, sự tương tác này là sự đương tác giữa người và người thông qua các biểu tượng tượng trưng cho các giá trị xã hội

> Hướng vận dụng thuyết tương tác trong nghiên cứu về giáo dục

Nhìn chung, để vận dụng lý thuyết đòi hỏi phải nắm vững các khái

niệm cơ bản, các luận điểm góc đề nêu ra những câu hỏi và tìm câu trả lời

cho những câu hỏi nghiên cứu cụ thể Theo thuyết tương tác, giáo dục là một hệ thông các mối tương tác, trong đó quan trọng nhất là tương tác giữa thầy và trò Giáo dục là một quá trình tương tác trong đó thầy cơ giáo tạo ra những giá trị, những ý nghĩa và những khuôn mẫu hành vi cần thiết ở người học Một sô câu hỏi nghiên cứu ở đây là tương tác xã hội khác trong nhà trường có ý nghĩa gì đối với tương tác thầy - trị? Các khn mẫu tương tác thầy - trị là gì và biến đổi thế nào tới kết quả học tập?

Theo thuyết này, cần tìm hiểu mối quan hệ giữa giáo dục với xã hội Câu hỏi có thể đặt ra ở đây là: Nhà trường tương tác như thé nào với

?! Đã dẫn: Xem (13), tr.16

Trang 21

xã hội? Giáo dục tương tác như thế nào với kinh tế, chính trị, văn hóa?

Những yếu tố nào của tình huống xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự biến đổi nhà trường nói chung và tương tác nói riêng? Những câu hỏi khác rất quan trọng và mang tính thời sự ở đây là: Nhà trường tương tác như thế nào với gia đình? Trường đại học có quan hệ như thế nào với viện nghiên cứu và với doanh nghiệp?

1.5.2.4 Thuyết xã hội học về giới

> Học thuyết Mác-Lênin về giải phóng phụ nữ

Có thẻ tim thay nguồn gốc lý luận của khoa học hiện đại về giới trong các tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa Pháp và nhất là Engels và Lênin đã phác thảo cả một học thuyết về giải phóng phụ nữ trong xã hội tư bản chủ nghĩa, ở đó “giai câp đàn ơng” áp bức và

bóc lột “giai cấp đàn bà”

Học thuyết Mác-Lênin chỉ ra nguồn gốc kinh tế, văn hóa, tư tưởng và tâm lý của sự bất bình đăng nam nữ Sự nghiệp giải phóng phụ nữ khỏi áp bức và bóc lột là một nội dung cơ bản của sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi áp bức và bóc lột về mặt kinh tế và chính trị Đồng thời, cần giải phóng phụ nữ khỏi sự bất bình đẳng trong phân công lao động gia đình Đó là một quá trình biến đổi lâu dài bởi vì nó địi hỏi phải hình thành những giá trị, chuân mực văn hóa tiến bộ và xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu về vị thế, vai trò của phụ nữ trong xã hội, đặc biệt phải xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho xã hội, mới khơng có

người bóc lột người

Nghiên cứu khoa học về phụ nữ và khoa học về giới đã phát triển mạnh từ giữa thế kỷ XX đến nay Trong các lĩnh vực này đã xuât hiện nhiều lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề bình đẳng giới trong các

phương diện của đời sông xã hội Một đặc trưng cơ bản của các quan

điểm tiếp cận và thuyết xã hội học vê giới là tính mục đích: nghiên cứu khoa học về giới ln nhằm tìm cách đề ra các biện pháp nâng cao bình

đăng giới trong xã hội

Đối tượng nghiên cứu cơ bản của thuyết này là mối quan hệ giữa giới và xã hội

> Câu hỏi nghiên cứu cơ bản:

Nghiên cứu vấn đề bắt bình đăng giới trong giáo dục là một hướng

cơ bản và quan trọng của xã hội học giáo dục Hướng nghiên cứu này nhằm làm sáng tỏ những câu hỏi: Bản chất của sự bất bình đẳng giới là gi? Lam thé nào giảm bớt sự bắt bình đẳng giới? Làm thế nào nâng cao

bình đẳng giới?

Trang 22

> Hướng vận dụng các phương pháp tiếp cận giới trong nghiên cứu về giáo dục

Các khái niệm và quan niệm khoa học về giới được áp dụng dé thu thập, xử lý và phân tích sự bat bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sông xã hội, trong đó quan trọng nhất là giáo dục Phân tích giới đối với các vấn đê giáo dục là rất quan trong va can thiết để có thê gợi ra suy nghĩ về thực hiện nguyên tắc công bằng giới và bình đăng giới trong giáo dục Cần thu thập thông tin về tỉ lệ đi học và bỏ học của học sinh nữ và học sinh nam đê qua đó hiểu rõ tình trạng bình đẳng giới Phân tích chương trình và phương pháp giáo dục để phát hiện sự bất bình đẳng giới Phân tích những biểu hiện của sự thiên vị giới trong tài liệu học tập và giảng dạy trong nhà trường Phân tích cách thức tiếp cận và kiểm soát

của nữ và nam đối với các nguồn lực giáo dục

Vận dụng phương pháp phân tích giới vào trong nghiên cứu giáo dục giúp phát hiện ra vân đề bất bình đẳng ở học sinh, giáo viên, cán bộ lãnh đạo quản lý và cả trong hệ thống tài liệu học tập Một phát hiện

quan trọng là nhiều người, kể cả nhà khoa học và thầy cô giáo, không

nhận thấy có các biểu hiện bất bình đẳng giới trong giáo dục Nhiều người đã không chú ý tới tỷ lệ học sinh nữ trong trường lớp, không đê ý

thấy những khn mẫu bắt bình đẳng giới trong sách giáo khoa hay cách

ứng xử giáo dục Trên cơ sở phân tích giới có thể gợi ra những suy nghĩ

về chiến lược và giải pháp lồng ghép giới vào giáo dục Đó là những biện

pháp tuyên truyền — vận động đề nâng cao nhận thức về bình đẳng giới với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục và giáo viên, và đưa van dé giới vào chính hệ thống giáo dục và tài liệu dạy học

1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

1.6.1 Các quan điểm cơ bản về phương pháp luận nghiên cứu xã hội học

1.6.1.1 Một số khái niệm

Phương pháp luận được hiểu theo hai nghĩa:

~ Một là toàn bộ các biện pháp nghiên cứu được áp dụng trong một khoa học cụ thê nào đó

- Hai là lý luận về phương pháp, là sự luận chứng về mặt lý luận những phương pháp nghiên cứu khoa học

Phương pháp luận xã hội học là học thuyết về phương pháp nhận thức xã hội, là hệ thống của các nguyên tắc triết học xã hội và lịch sử triết học nhằm giải thích con đường và luận giải những phương pháp đẻ xây

Trang 23

đựng và vận dụng tri thức xã hội học (Từ điển xã hội học phương Tây

hiện đại)

` Phương pháp luận xã hội được dựa trên những định để bản thể luận

vê những đặc trưng của hiện thực xã hội, vì thê có nhiêu phương pháp luận xã hội học khác nhau

1.6.1.2 Các quan điểm

Một đề tài nghiên cứu khoa học xã hội nên tuân thủ các quan điểm”: > Quan điểm hệ thống - cấu trúc:

Một vấn đề nảy sinh trong bất cứ lĩnh vực nào, thời điểm nào đều

được quy định bởi hoàn cảnh, sự vật, sự việc xung quanh Hay nói khác đi, bản chất sự vật là không riêng lẻ mà nó là bộ phận của toàn thé, ta van goi la mét chinh thé chứa đựng vấn đề ấy Điều đó cho thấy không thé tách riêng sự việc, vấn đề ra để nghiên cứu mà là phải nghiên cứu nó trong một mạng lưới với các môi liên hệ ràng buộc Ta gọi đó là hệ thông của vấn đề nghiên cứu

Khi xem xét các mối liên hệ, sự phụ thuộc trên dưới (loại, hạng),

môi liên hệ hàng ngang, sự phụ thuộc bản chat, không bản chất người

ta sé thay một cầu trúc rõ ràng của cái gọi là mạng lưới

Do đó, ta có thể nhận định rằng, hệ thống các vân đề có liên quan ln mang tính câu trúc và, ngược lại, cau trúc các sự vật là nhằm thống nhất chúng trong một hệ thống tồn tại khách quan Quan điểm này nhằm chỉ đạo người nghiên cứu một sự nhất quán trong tư duy cũng như tôn trọng sự tôn tại khách quan của vân đê nghiên cứu Khi xem xét một sự vật hay hiện tượng cần đặt chúng trong mối quan hệ và xác định thứ bậc hay tầm quan trọng của nó trong mối quan hệ

> Quan điểm lịch sử - lơgíc:

Ở đây muốn nói đến sự tồn tại tắt yếu của mọi sự vật, sự việc trong

diễn biến của thời _gian Đó chính là lịch sử hình thành và phat triển của vân đề Những thẻ hiện hiện tại của vấn đề đều mang đậm dấu ấn của thời gian và môi trường (xã hội, tự nhiên) Lịch sử là phức tạp, là muôn màu muôn vẻ và nhiều ngẫu nhiên, song vẫn bị chỉ phối bởi cái tất nhiên Cái tắt nhiên ấy chính là lơgíc khách quan của sự vật, sự việc Không chú

ý đến tính lịch sử, tức là không tôn trọng sự hình thành va phat trién tat

yếu của sự việc trong một quá trình, tức là không tôn trọng quy luật

khách quan của tự nhiên và xã hội Do vậy, lịch sử chính là lơgíc Lịch sử

bắt đầu từ đâu, quá trình tư duy cũng bắt đầu từ đó Quan điêm này đòi

? Phạm Viết Vượng (1996), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục, Hà Nội, tr 28

- 34 và PGS Lê Phước Lộc - ĐH Cần Thơ, Nghiên cứu khoa học, tr 10

http://Snam.ttvnol.com/vatly/3 19180.ttvn

Trang 24

hỏi người nghiên cứu, khi tiến hành nghiên cứu xã hội học, phải tuân theo và tôn trọng quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội

> Quan điểm thực tiễn:

Nguyên lý giáo dục cơ bản của Đảng ta là: lý thuyết gắn liền với

thực tế Điều này có thể diễn dịch ra rằng, mọi vấn đề nghiên cứu phải

xuất phát từ thực tiễn và, quan trọng hơn nữa, chúng phải phục vụ cho thực tiễn Vì vậy, giá trị của một cơng trình nghiên cứu khoa học xã hội

được thể hiện ở sự kết hợp hài hòa giữa lý luận chung với kinh nghiệm

của thế giới và thực tiễn địa phương

1.6.2 Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

Phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung và phương pháp nghiên cứu xã hội học nói riêng rất phong phú và đa dạng, nó được phân loại để tiện sử dụng Có nhiều cách dé phân loại phương pháp nghiên cứu khoa học, dưới đây là một số cơ sở đề phân loại:

PPNCKH Cách tiếp cận đối tugng NC Qui trinh NC & lý thuyết thông tin của đối tượng NC Nhóm PP xử lý thơng tin Nhóm PP trình bay thơng tin Nhóm PPNC thực tiễn Nhóm PPNC lý thuyết Nhóm PPNC hỗ trợ PP thu thập thong tin mô tả | | giai thich] | phat hign

Hinh 1.2: Phan loai phuong pháp nghiên cứu khoa học

1.6.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn (hiện trường)

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

PP PP điều tra PP thực

quan sát xã hội học nghiệm xã hội

~————

Phương pháp phỏng van Phương pháp bút vấn Hình 1.3: Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Trang 25

@ Phương pháp quan sát

Trong nghiên cứu xã hội học, quan sát là một phương pháp thu thập

thông tin về đôi tượng nghiên cứu bang các tri giác trực tiêp và ghi chép lại những nhân tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu Nhiệm vụ của phương pháp này là nhận thức các đặc điểm, các mối liên hệ hiện có của đối tượng nghiên cứu Quan sát phải đảm bảo tính có hệ thống, có mục

đích và có kế hoạch

e Các công việc của quan sát

Tuân theo trình tự sau”:

- Xác định mục tiêu quan sát

Việc xác định mục đích rõ ràng sẽ làm cho người lập phiếu quan

sát cũng như người đi quan sát tập trung hơn vào các nội dung quan sát

Nghĩa là cần trả lời câu hỏi: Quan sát đề làm gì ?

Ví dụ: Cùng một công việc là quan sát việc học tập của một lớp học sinh Nếu mục đích là quan sát sự chú ý của học sinh trong lớp học thì các quan sát sẽ tập trung chủ yếu vào học sinh Nhưng, nêu mục đích là

quan sát phương pháp dạy của thầy sao cho thu hút sự chú ý của học sinh

thì các dữ liệu quan sát chủ yếu là ở người thầy, các dữ liệu của học sinh (ánh mắt, nét mặt ) chỉ là để chứng minh cho việc ghi chép hoạt động của thầy nhằm thu hút sự chú ý của học sinh

- Xác định nội dung và phương pháp quan sát

Để trả lời tiếp câu hỏi: quan sát cái gì, quan sát như thế nào và bằng

cái gì? Nếu mục đích quan sát rõ ràng thì nội dung quan sat sé dé ding

được ân định

Nội dung quan sát thể hiện qua việc lựa chọn đối tượng quan sát (mẫu quan sát), số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời gian quan sát Căn cứ vào quy mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết định phương pháp, phương tiện quan sát

Người quan sát có thể là chính người nghiên cứu hay là cộng tác

viên, nên đề thu thập được các thông tin trong khi quan sát một cách chính

xác và đầy đủ, người nghiên cứu cần phải thực hiện ba công việc sau:

* Lập phiếu quan sát:

Để việc quan sát được chủ động và thống nhất giữa các lần quan sát hoặc giữa những cộng tác viên quan sát, chủ đề tài phải thiệt kê bảng

?Ä Đã dẫn: Xem (15), tr 11-12

Trang 26

yêu cầu các nội dung cu thể khi đi quan sát Bảng này gọi là phiếu quan sát Phiếu quan sát được cấu trúc thành ba phần:

+ Phân thủ tục: đối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan sát, người quan sát + Phan nội dung: Đây là phần chính và quan trọng nhất của phiếu,

nó quyết định sự thành công của đề tài nghiên cứu Phần này phải được

trình bày thật cụ thé, sao cho trong khi quan sát người có thể đo, đếm, ghi

được bằng số, bằng chữ “có” hay “khơng” Ví dụ: Có bao nhiêu học sinh

không thuộc bài? Học sinh có được tham gia xây dựng bài? Nếu có thì

mây lần? Tránh những câu hỏi không đếm được: Học sinh có tích cực

học tập không?

+ Phần bố sung bằng câu hỏi phỏng vấn: Phần này do chủ đề tài quyết định để có thể xác minh, làm rõ hơn một số thơng tin có thể chưa được rõ khi quan sát Chẳng hạn như khi quan sát giờ dạy thực hành, để xác minh răng học sinh quan sát được các thao tác mẫu của giáo viên hay khơng, có thê hỏi thêm: Thực hiện việc chỉnh bơm cao áp được tiên hành qua mây bước?

Kiểm tra phương tiện quan sát

v Tập huần cộng tác viên: Phương pháp và nội dung - Tiến hành quan sát:

Sau khi tập huấn, người quan sát chỉ cần làm theo mọi yêu cầu trong phiếu quan sát Cần chú ý ghi nhận đầy đủ và trung thực

„~ Xử lý : Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu, phân tích để

đi đên một nhận định khoa học

Hay thực hiện cuộc quan sát theo kế hoạch quan sát: Khi xây

dựng kế hoạch quan sát cần xác định rõ những thời gian tiến hành quan sát, quy định những phương tiện thu thập thông tin cũng như một loạt các yêu tố như tài chính, nhân lực và trình độ chuyên môn Đồng thời cần phải xác định các bước của quá trình quan sát như:

Bước 1: Xác định mục tiêu, khách thê và đối tượng quan sát;

Bước 2: Xác định thời gian, liên hệ và xin phép cơ sở, đơn vị sẽ

thực hiện quan sát;

Bước 3: Lựa chọn loại hình quan sát;

Bước 4: Chuẩn bị các tài liệu và công cụ, thiết bị kỹ thuật ;

Bước 5: Tiến hành các cuộc quan sát, thu thập tư liệu và thông tin;

?* Đã dẫn: Xem (23), tr 321-322

Trang 27

Bước 6: Ghi chép kết quả;

Bước 7: Kiểm tra việc thực hiện quan sát;

Bước 8: Báo cáo

Trong khi tiến hành quan sát: Nên ghi chép kết quả quan sát theo các phương pháp thu thập thông tin sau:

+ Ghi chép vấn tắt;

+ Ghi các mối quan hệ cơ bản; + Biên bản quan sát;

+ Nhật ký quan sát;

+ Ghi âm, chụp ảnh, quay phim

Những điểm cân chú ý trong khi quan sát:

+ Nhà quan sát đóng vai là một thành viên bình thường của nhóm

xã hội;

_ + Nha quan sat không xuất đầu lộ diện và tỏ ra không chú ý nhiều đên những điêu đang diễn ra ở nơi quan sát

+ Nhà nghiên cứu nghe và nghiên cứu nhiều hơn, ít đặt ra câu hỏi Còn đối với người tham dự quan sát thì khơng giấu giếm vai trị của mình và được sự đồng ý của tập thé nơi quan sát Nên hạn chế tiếp xúc với người bị quan sát

Sau khi quan sát xong cần phải kiểm tra lại kết quả quan sát bằng

nhiêu cách:

+ Trò chuyện với những người tham gia

+ Sử dụng các tài liệu khác liên quan đến diễn biến đề đối chiếu

+ Quan sát lặp lại lần thứ hai hay nhiều lần nếu thấy cần thiết

+ Sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại để kiểm nghiệm

lại kết quả

se Chức năng của quan sát trong nghiên cứu khoa học

- Thu thập thông tin thực tiễn, đây là chức năng quan trọng nhất - Kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có

- Chức năng so sánh đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn (Đối chiếu lý thuyết với thực tế)

e Phân loại quan sát

~ Theo vị trí của người quan sát:

Trang 28

+ Bằng cách thâm nhập + Không thâm nhập

- Theo thé hiện của người quan sát:

+ Người quan sát công khai tiếp cận mục tiêu: Nói thăng mục đích

của mình đơi với người được quan sát

+ Người quan sát bí mật tiếp cận mục tiêu ~ Theo quá trình quan sát:

+ Quan sát liên tục

+ Quan sát giãn đoạn ~ Theo thời gian quan sát:

+ Quan sát ngắn hạn (vài giờ, vài tháng) + Quan sát dài hạn (một vài năm)

- Theo mức độ tổ chức quan sát + Quan sát tự nhiên

+ Quan sát có bố trí

~ Theo phạm vi quan sát + Quan sát theo khía cạnh + Quan sát tồn diện

9 Phương pháp điều tra xã hội

Điều tra xã hội là phương pháp tác động trực tiếp của người nghiên cứu vào đối tượng nghiên cứu thông qua câw hỏi để thu thập những thông tin cần thiết cho công việc của mình Theo hình thức tô chức, điều tra xã hội được chia thành hai loại: phương pháp phỏng vấn và phương pháp bút vân

® Phương pháp phỏng van

Phong van 1a phuong phap thu thap thông tin trực tiếp qua hỏi và đáp Điều tra viên đặt câu hỏi cho đối tượng cần khảo sát và sau đó ghi nhận các kết quả vào phiếu Có thể chia phương pháp này thành hai dạng:

- Phong vấn tiêu chuẩn hóa, là cuộc phỏng vấn được thực hiện theo

một trình tự nhất định với một nội dung đã được xác định để hỏi mọi đôi

tượng giống nhau Trong cuộc phỏng vân này, người phỏng vấn tiến hành thu thập thông tin dựa theo một bảng câu hỏi đã được soạn thảo Cả

Trang 29

người phỏng vấn và người được phỏng vấn phải tuân thủ một trình tự nghiêm ngặt, không được đưa thêm các câu hỏi bổ sung và thay đổi trật tự của các câu hỏi hoặc các phương án trả lời ngoài các phương án đã có

sẵn trong bảng hỏi

- Phỏng vấn không tiêu chuẩn hóa, là một cuộc đàm thoại tự do theo một chủ đề đã được vạch sẵn Phỏng vấn này tùy theo tình huồng cụ thể mà đưa ra các nội dung câu hỏi khác nhau, đồng thời để thu thập được lượng thông tin mong muốn, người phỏng vân có thể sử dụng các câu hỏi khác nhau chứ không nhất thiết theo một trình tự nao Người phỏng vấn có thể đưa ra những nhận xét của mình về vấn đề đặt ra và thông qua trao đồi để thu nhận những thông tin cần thiết

e Phương pháp bút vấn

Đây là phương pháp thu thập thông tin trực tiếp qua bảng hỏi (phiếu tham khảo ý kiến, phiếu tham dò dư luận, phiếu khảo sát ) Đặc trưng cơ bản của phương pháp này là chỉ sử dụng một bảng hỏi đã được quy chuẩn dùng để hỏi chung cho mọi người năm trong mẫu điều tra, Thông thường, người hỏi và người được hỏi không tiệp xúc trực tiếp với

nhau mà thông qua các cộng tác viên Những cuộc điều tra xã hội học sử

dụng phương pháp này đòi hỏi phải soạn thảo một bảng câu hỏi khoa

học, các câu hỏi phải tuân thủ những yêu cầu hết sức nghiệm ngặt phù

hợp với đối tượng và trách nhiệm cao trong tiến hành chọn mẫu đại diện Phương pháp bút vân giúp ta có thể cùng một lúc thu thập được ý kiến

của nhiêu người và nó được xử lý băng vi tính Phương pháp này được

tiến hành qua ba cách:

- Qua cộng tác viên;

- Gửi phiếu đến người được hỏi qua bưu điện; - Qua thư điện tử

Cả hai phương pháp trên đều sử dụng câu hỏi Câu hỏi một mặt là

công cụ điều tra được SP xếp theo một trình độ lơgíc nhằm thu thập

thông tin Mặt khác, câu hỏi có dạng tìm hiệu sự kiện, kiểm tra nhận thức, để biết ý kiến, quan điểm hay dé tim hiểu động cơ của các hành vi

Các câu hỏi có thể kiêm tra lẫn nhau > Loại câu hỏi

Câu hỏi được sử dụng đề thu thập thông tin đưới dạng viết Phiếu điều tra là bản ¡ ¡n những câu hỏi và cả những câu trả lời có liên quan đến những nguyên tắc nhất định Bồ cục, sur sap xép câu hỏi, ngôn ngữ, văn phong diễn đạt, những chỉ dẫn về cách trả lời có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Câu hỏi có ba loại: câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi kết hợp

Trang 30

- Câu hỏi đóng là loại câu hỏi mà người trả lời chọn một trong các phương án có săn đê đánh dâu Ví dụ: Bạn hiện đang công tác ở:

O Truong đại học

(Truong cao dang

Trường trung học phổ thông O Truong trung hoc co so

CO Truong miu giáo

Câu hỏi đóng cịn thể hiện ở dạng câu hỏi “có”, “khơng”, ví dụ: Trong học kỳ vừa qua, bạn có tham gia nghiên cứu khoa học không?

Océ

OKhong

- Câu "hỏi mở là loại câu hỏi mà người trả lời có thể trả lời tự đo để

giải trình một van de gì đó Mục đích của câu hỏi này là bô sung cho các câu hỏi đóng hoặc nhà nghiên cứu cần hiểu sâu hơn về tâm tư, tình cảm, thái độ của người trả lời đối với vấn đề đang nghiên cứu

Ví dụ: Anh hay chị yêu thích loại nhạc nào nhất?

- Câu hỏi kết hợp: là loại câu hỏi vừa đóng vừa mở Câu hỏi này đã có sẵn một số phương án trả lời và một sô phương án cịn đề ngỏ chưa

có đáp án

Ví dụ: Anh (chị) có dự định gì sau khi tốt nghiệp đại học? - Học cao học;

- Xây dựng gia đình;

- Đi du học;

~ Tìm việc làm;

=iNHững:dùy: định KHẢO uc scesssaeebiebiiaivats4kuptiecbi gai

e Chú ý về câu hồi:

- Câu hỏi phải đơn giản, thích hợp với mục đích nghiên cứu, dé trả lời Tránh việc đặt câu hỏi dài, không cần thiết

Vi du: + Bạn tốt nghiệp Thạc sỹ giáo dục vào năm nào? (tốt)

+ Trường này có nhiều giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm, bạn có cho răng bạn thuộc loại giáo viên đó chăng? (dài dịng khơng cân thiêt)

- Không dùng những từ ngữ, khái niệm khó hiểu, vượt quá khả năng người trả lời, từ ngữ nước ngoài

Trang 31

Vi du: + Ban cé hoe vi Dr phil (Ph.D.) hay khong?

+ Hình như thí nghiệm của bạn là thí nghiệm mơ phỏng? ~ Câu hỏi phải đơn trị (chỉ có một ý trả lời đúng)

Ví dụ: + Bạn có định nâng cao trình độ lấy bằng Tiến sỹ khơng? (Nâng cao trình độ và bằng Tiến sỹ mang hai ý nghĩa riêng biệt Đây là câu đa trị)

- Khi không cần thiết, tránh những câu hỏi đi vào đời tư của người

trả lời làm họ khó thơ lộ

Ví dụ: + Tránh hỏi trực tiếp đối tượng là phụ nữ về tuôi tác, cuộc

sơng gia đình

+ Tránh hỏi trực tiếp về trình độ, thái độ bản thân, khả năng như:

Anh dạy có giỏi khơng? Anh có yêu nghề không ?

e Cấu trúc báng câu hỏi:

Thông thường, bảng câu hỏi có hàng chục câu hỏi Bên cạnh các câu

hỏi còn có những lời giải thích dé làm người trả lời hiểu rõ nội dung và

cách trả lời Vì vậy mỗi bảng hỏi bao gồm nhiều trang Nếu bảng câu hỏi

không sạch, không sáng sủa thì nó sẽ làm người trả lời lúng túng, đôi khi bực bội Điều đó sẽ ảnh hưởng nhiều đến kết quả của cuộc điều tra Ngoài ra, cần chú ý đến cấu trúc của bảng câu hỏi Nó gơm có hai phần chính:

- Phần đầu: Nhằm mục đích khởi động cho cuộc giao tiếp, định

hướng cho giao tiếp Trong phần này, nên cho biết về đối tượng điều tra, hướng dẫn cách trả lời những câu hỏi ở phần chính

- Phần chính: Những câu hỏi phục vụ mục đích điều tra, nên kèm

theo các câu hỏi nhằm mục đích làm rõ thêm cho phần chính hoặc đôi khi

kiểm chứng lại vấn đề nào đó dé xác định đối tượng trả lời thật hay

không thật

Ngồi hai phần chính, trong bảng hỏi có lời cám ơn, và những thông tin cá nhân của người được điêu tra

@ Phuong pháp thực nghiệm xã hội > Khái niệm

Thực nghiệm khoa học (Experiment) nói chung và thực nghiệm xã

hội nói riêng là phương pháp đặc biệt quan trọng, một phương pháp thủ công trong nghiên cứu thực tiễn Trong đó, người nghiên cứu chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện mà đối tượng tham gia, đê hướng dẫn sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình

Trang 32

Thực nghiệm xã hội là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi số lượng và chất lượng trong nhận thức và hành vi của các đối tượng trong xã hội do người nghiên cứu tác động đến chúng bằng một sé tác

nhân điều khién va đã được kiểm tra

Thực nghiệm xã hội được dùng &J¿ đã có kết quả điều tra, quan sát các hiện tượng xã hội, cần khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã

được rút ra Thực nghiệm xã hội cũng là phương, pháp được dùng để

kiểm nghiệm khi nhà xã hội học, nhà nghiên cứu, đề ra một giải pháp dé ngăn ngừa hay khắc phục các tệ nạn xã hội

Thực nghiệm xã hội là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học

lên một nhóm - gọi là nhóm thực nghiệm - với một nhóm tương đương

không được tác động - gọi là nhóm đơi chứng Đề có kết quả thuyết phục

hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể đổi vai trị của hai

nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhóm thực nghiệm trở thành các nhóm

đối chứng và ngược lại

Vì là thực nghiệm trên con người nên từ việc tô chức đến cách thực hiện phương pháp và lấy kết quả đều mang tính phức tạp của nó

> Đặc điểm của phương pháp thực nghiệm

Thực nghiệm xã hội được tiến hành xuất phát từ một giả thuyết (từ

thực tế) hay một phán đoán (bằng tư duy) về một hiện tượng xã hội để

khang định hoặc bác bỏ chúng Thực nghiệm được tiến hành đề kiểm tra, để chứng minh tính chân thực của giả thuyết vừa nêu Như vậy, thực

nghiệm thành công sẽ góp phân tạo nên một lý thuyết mới, quy luật mới

hoặc một sự phát triển mới trong xã hội

Kế hoạch thực nghiệm đòi hỏi phải miêu tả hệ thống các biến số

quy định én biến của hiện tượng xã hội theo một chương trình Đây là

những biến số độc lập, có thể điều khiển được và kiểm tra được Biến số độc lập là những nhân tố thực nghiệm, nhờ có chúng mà những sự kiện điển ra khác trước Sự diễn biến khác trước do các biến số độc lập quy định gọi là biến số phụ thuộc, đó là hệ quả sau tác động thực nghiệm

Theo mục đích kiểm tra giả thiết, các nghiệm có thé được chia làm hai nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm kiểm chứng (đối chứng) Nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng được lựa chọn ngẫu nhiên có sơ lượng, trình độ ngang nhau và được kiểm tra chất lượng ban dau dé khang định điều đó Nhóm thực nghiệm sẽ được tổ chức thực nghiệm bằng tác động của những biến số độc lập hay gọi là nhân tố thực nghiệm, đề xem xét sự diễn biến của hiện tượng có theo đúng giả thuyết hay khơng Nhóm đối chứng là nhóm khơng thay đồi bất cứ một điều gì khác thường, nó là cơ sở

Trang 33

để so sánh kiểm chứng hiệu quả những thay đổi ở nhóm bên Nhờ có nó mà ta có cơ sở đề khăng định hay phủ định giả thuyết của thực nghiệm

> Tổ chức thực nghiệm xã hội

“+ Các nội dung thực nghiệm xã hội

- Thực nghiệm các kết luận của quan sát xã hội

Ví dụ: Khi quan sát việc buôn bán ma túy cho học sinh/sinh viên, nhà khoa học có nhận định răng: Những người buôn bán hàng rong và các chủ tiệm ở quanh khu vực trường là những người cung cập ma túy

chính cho học sinh/sinh viên Đây cũng chính là giả thuyết để thực

nghiệm xã hội

- Thực nghiệm các giải pháp

Với ý đồ áp dụng những biện pháp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn

các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng xâu đên xã hội và giáo dục

Ví dụ:

- Nhà nghiên cứu muốn thực nghiệm để khẳng định những giải pháp đã đề xuât thực sự mang lại hiệu quả cho xã hội

+ Quy trình thực nghiệm

(1.) Một thực nghiệm xã hội thường bất đầu từ việc các nhà khoa

học phát hiện ra các mâu thuẫn xã hội nhưng chưa có biện pháp khắc

phục Từ mâu thuẫn này, đề xuất các giả thuyết khoa học và các biện

pháp khắc phục

(2.) Trên cơ sở giả thuyết, phân tích các biến số độc lập và chọn các nhóm thực nghiệm và đôi chứng tương đương nhau về mọi phương diện

(3.) Tiến hành thực nghiệm trong điều kiện hoàn toàn giống nhau cho cả hai nhóm và quan sát thật tỉ mi diễn biến và kết quả của hai nhóm một cách thật sự khách quan theo từng giai đoạn

(4) Xử lý tài liệu thực nghiệm là giai đoạn phân tích các kết quả khảo sát, theo dõi sự diễn biến của nhóm thực nghiệm, các tài liệu được phân tích, sắp xếp, phân loại và xử lý theo các công thức toán học, đánh giá trên cơ sở so sánh với kết quả của nhóm đối chứng

Nhờ sự thuần nhất trong tiến hành thực nghiệm, sử dụng một cách thích hợp các phương pháp phân tích, thống kê kết quả thực nghiệm, ta có thê khẳng định môi liên hệ của các biến số trong nghiên cứu không phải là ngẫu nhiên mà là mối liên hệ nhân quả, xét theo tính chất của nó

Kết quả xử lý tài liệu cho chúng ta những cơ sở dé khang dinh gia thuyét, rút ra những bài học cần thiết và đề xuất những ứng dụng vào

Trang 34

thực tế Để đảm bảo tính phô biến của kết quả thực nghiệm, điều cần chú ý là phải chọn đối tượng tiêu biêu để nghiên cứu, cân tiên hành ở nhiều địa bàn, trên các đối tượng khác nhau, và cân thiết hơn nữa là tiến hành

thực nghiệm lặp lại nhiều lần trên cùng một đối tượng ở các thời điểm

Kết quả thực nghiệm xã hội là khách quan nhất so với các kết quả

nghiên cứu băng các phương pháp khác nhau

> Vi du vé thực nghiệm xã hội

Thực nghiệm về “áp lực tâm lý” của dư luận xã hội

Thanh niên A được nhà tâm lý học thử nghiệm về tính tự chủ Nhóm thử nghiệm gồm 14 em và A Nhà tâm ly hoc mdi 14 em sang phòng bên và dặn riêng rằng cây viết này màu đỏ, nhưng khi tôi hỏi, tôi đề nghị các em trả lời là “cây viết màu cam” Trong thực nghiệm, trước mặt A, nhà tâm lý học hỏi “từng em cho tôi biết cây viết này màu gì?”

Các em lần lượt trả lời “màu cam” và A trả lời cuối cùng

Có ba trường hợp xảy ra:

- A lưỡng lự và trả lời “màu cam”

- A lưỡng lự và “không biết nói thế nào” ~ A quả quyết là cây viết màu cam

Nhóm 14 em với nhà tâm lý học gọi là nhóm thơng đồng và A được mệnh danh là “chủ thê ngây thơ ”

Thực nghiệm này chứng tỏ: Dư luận xã hội có tác động nhất định, là “áp lực tâm lý” đôi với con người

9 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm

> Khái niệm

Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm là phương pháp nghiên cứu xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiền trong quá khứ đê rút ra những kết luận bơ ích cho thực tiên và cho khoa học Tổng kết kinh nghiệm thường hướng vào nghiên cứu | dién bién va nguyén nhân của các sự kiện và nghiên cứu giải pháp thực tiễn đã áp dụng đề tìm ra các giải pháp hoàn hảo nhất

Xã hội học tuy là một ngành khoa học non trẻ, nhưng phát triển hết

sức mạnh mẽ và đem lại những thành tựu to lớn Các nhà xã hội học trong cơng tác của mình đã tích lãy được nhiều kinh nghiệm, góp phần thúc đây mối quan hệ tích cực giữa xã hội và con người Những kinh nghiệm này cân được nghiên cứu, tông kết và đây chính là một phương pháp cho ta những thơng tin thực tiễn có giá trị

Trang 35

> Mục đích tổng kết kinh nghiệm

- Tim hiểu bản chất, nguồn gốc, nguyên nhân và cách giải quyết những tình huông xã hội đã xảy ra trong trường học, ngoài nhà trường, trong cộng đông

- Tổng kết các thành tựu của các nhà xã hội học tên tuổi

~ Tổng kết những nguyên nhân, để loại trừ những sai lầm, thất bại

trong hoạt động xã hội, loại trừ những khuyết điêm có thê lặp lại

- Tổng kết kinh nghiệm không phải là hiện tượng tự phát hay hoạt

động có tính chât phong trào mà là một hoạt động có mục đích, một phương pháp nghiên cứu khoa học, tông kết khoa học

Tổng kết kinh nghiệm bắt đầu từ việc phát hiện ra một sự kiện nổi

bật nào đó của thực tiễn quan hệ giữa xã hội và con người mà các giải pháp của nó đem lại kết quả có giá trị thực tiễn hay lý luận hoặc, ngược lại, giải pháp của nó đem lại những hậu quả xấu Như vậy, tổng kết kinh nghiệm là tìm ra được các điển hình tích cực hoặc tiêu cực để phô biến áp dụng và cũng để ngăn ngừa khả năng lặp lại trong xã hội

> Các bước tiến hành tổng kết kinh nghiệm

Bước 1: Chọn đôi tượng

Bước 2: Mô tả sự kiện

Bước 3: Khôi phục lại sự kiện

đã xảy ra mt

Bước 4: Phân tích, hệ thông

và rút ra kêt luận

Bước 5: Viết bài

Hình 1.4: Năm bước tiến hành tổng kết kinh nghiệm

- Bước 1: Chon doi tượng

Đối tượng đề tổng kết kinh nghiệm giáo dục phải là điển hình tốt

hoặc xâu của thực tiên

Trang 36

- Bước 2: Mô tả sự kiện

Đề mô tả sự kiện một cách đầy đủ, người nghiên cứu cần phải phối

hợp các phương pháp nghiên cứu như quan sát, phỏng vấn, tọa đàm, nghiên cứu tài liệu, sản phẩm của sự kiện để tìm tài liệu về sự kiện Trong tổng kết kinh nghiệm giáo dục, các tài liệu thường là các bản báo

cáo thi đua cá nhân, bài làm của học sinh, sản phâm từ sáng kiên kinh

nghiệm của giáo viên

- Bước 3: Khôi phục lại sự kiện đã xảy ra

Minh họa rõ nét những sự kiện đã xảy ra bằng mơ hình lý thuyết Mơ hình lý thuyết là sự phỏng tạo dựa trên cơ sở lơgíc học của phương pháp tương tự để thay thế việc nghiên cứu trên đối tượng thực, do người nghiên cứu tạo nên

- Bước 4: Phân tích, hệ thống và rút ra kết luận

+ Phân tích từng mặt của sự kiện, phân tích nguyên nhân điều kiện, hoàn cảnh xảy ra và kết quả sự kiện đã xảy ra như thế nào; phân tích bản chất của từng van dé, từng sự kiện xảy ra

+ Hệ thống hóa các sự kiện đó; phân loại những sản phẩm, những

nguyên nhân, hệ quả, nguồn gốc, sự diễn biến, quy luật diễn biến

¬- Sử dụng trí tuệ tập thể của nơi xảy ra sự kiện để phân tích trao

đơi diễn biên, hệ quả của sự kiện, những tài liệu của nhân chứng; trên cơ

Sở đó rút ra kêt luận khoa học

- Bước 5: Viết bài

Viết thành văn bản tông kết trên cơ sở đối chiếu với những lý luận tiên tiến Đánh giá những kết quả, kinh nghiệm, bằng đối chiếu với thực tiễn khác, làm sao đề tài liệu tổng kết có giá trị về lý luận, có ý nghĩa thực tiễn Kinh nghiệm phải nêu rõ được bản chất, nguồn gốc sự kiện, cơ chế hình thành, quy luật phát triển, nguyên nhân và hậu quả, tìm được các điên hình cho cùng một dạng, như vậy kinh nghiệm có giá trị hơn

Kinh nghiệm cần được phỏ biến rộng rãi Con đường để phổ biến thường là:

° Thông qua các hội thảo khoa học, hội nghị, tổng kết của các đơn

Vị tiên tiên

o Phỏ biến của các nhà khoa học, các chuyên gia cho các trường,

các cơ sở giáo dục, các cơ sở sản xuât và các viện nghiên cứu khác

o Thông qua các ấn phẩm, các tài liệu về phương pháp giáo dục, trên tạp chí, báo trung ương, địa phương, báo ngành

Trang 37

1.6.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Phân tích và tổng hợp lý thuyết Phân loại hệ thơng Mơ hình

hay PP phân tích tài liệu hóa lý thut hóa

Hình 1.5: Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết + Phương pháp nghiên cứu tài liệu (phân tích tài liệu)

Cách thức của phương pháp phân tích tài liệu

NCPPL NCKH NC NC cac NC cac

dé biết rõ quy sách á bài báo tài liệu

trình và cách của các về các sự thống kê

tiên hành một nhà KH A kiện KH theo các

đề tài NCKH để tài

Hình 1.6: Cách thức của phương pháp phân tích tài liệu

Trong xã hội học thì éu là một hiện vật được con người tạo nên

một cách đặc biệt dùng đê truyền tin hoặc lưu trữ thông tin dưới dạng:

~ Tài liệu viết;

~ Tài liệu thống kê;

~ Tài liệu điện quang;

~ Tài liệu ghi âm

> Phân loại tài liệu:

- Theo đặc điểm và chuyên ngành khoa học, các tài liệu được phân

chia thành: tài liệu về pháp luật, về lịch sử, về kinh tế, về chính trị, về y

học, về tâm lý giáo dục

- Theo nhát cất về tài liệu xã hội hóa và tài liệu cá nhân hóa, chúng

ta có các tài liệu xã hội hóa như tự truyện, hơi ký, nhật ký, diễn văn

Trang 38

~ Theo quy mô của việc lưu trữ tài liệu: Tài liệu quốc gia, tài liệu

các câp, đơn vị hành chính của các ban, ngành, bộ, tỉnh, huyện và tài liệu

của các cơ quan xí nghiệp

> Các yêu cầu cơ bản của sự phân tích tài liệu: ~ Phải thật chính xác, linh hoạt;

- Xác định được tính chân, giả của tài liệu (bản sao hay tài liệu gốc); - Phải có thái độ phê phán đối với tài liệu;

~ Phải trả lời được các câu hỏi:

v⁄ Tên tài liệu là gì?

Tài liệu được xuất xứ như thế nào?

v⁄ Ai là tác giả của tài liệu?

⁄ Tài liệu có những mục đích gi?

Tài liệu có độ tin cậy như thế nào?

v Anh hưởng xã hội của tài liệu như thế nào? Nội dung và giá trị của tài liệu ra sao?

Những thông tin nào có trong tài liệu? Tính xác thực của tài liệu như thế nào?

'+ Phương pháp phân loại hệ thống hóa lý thuyết

Trên cơ sở phân tích lý thuyết để tiến tới tổng hợp chúng, người ta

thực hiện quá trình phân loại kiên thức

Phân loại là thao tác logic, sắp xếp tài liệu khoa học theo chủ đề, theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức có cùng một dấu hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Phân loại cho ta thấy toàn cảnh hệ thống kiến

thức khoa học đã nghiên cứu được Phân loại làm cho khoa học từ phức

tạp trong kết cấu nội dung trở nên dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu Phân loại còn giúp ta nhận thấy các quy luật tiến triển của khách thể, phát triển của kiên thức, từ quy luật được phát hiện có thể dự đoán những xu hướng tiếp theo

Phân loại là bước quan trọng giúp ta hệ thống hóa kiến thức, sắp xếp kiến thức theo mơ hình nghiên cứu, làm cho sự hiểu biết của ta chặt chẽ và sâu sắc

Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức khoa học thành hệ thống trên cơ sở một mơ hình lý thuyết làm cho sự hiểu biết về đối tượng được đầy đủ và sâu sắc

Trang 39

Hệ thống hóa là phương pháp theo quan điểm hệ thống — cấu trúc trong nghiên cứu khoa học Khi nghiên cứu khoa học giáo dục luôn phải phân loại các hiện tượng giáo dục, sắp xếp các kiến thức thành hệ thống

có thứ bậc, có trật tự qua đó có được một chỉnh thê với một kết cau chặt

chẽ để từ đó xây dựng một lý thuyết hoàn chỉnh

+ Phương pháp mơ hình hóa

> Khái niệm

Phương pháp mơ hình hóa là những mơ hình do người nghiên

cứu fạo ra dựa trên cơ sở lơgíc học của phương pháp tương tự đê thay thê việc nghiên cứu trên đôi tượng thực

Phương pháp mơ hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng khoa học và quá trình giáo dục băng cách xây dựng giả định về chúng và dựa vào mơ hình đó đề nghiên cứu trở lại đôi tượng

> Nguyên tắc xây dựng mô hình

Khi xây dựng mơ hình phải đảm bảo những nguyên tắc về tính tương ứng, trước hết là tính tương ứng về cầu trúc, thuộc tính, chức năng, cơ chế vận hành Trong thực tê, để tiện nghiên cứu, người ta thường xây dựng các mô hình về tơng the tương tự với các quá trình thực tê, nhưng chỉ tương tự về những thuộc tính cần khảo sát Đương nhiên, không bao giờ có được sự tương tự lý tưởng giữa mơ hình và đối tượng thực, vì vậy

người nghiên cứu cần xác định những quan hệ tương đương giữa mơ hình

và đối tượng thực Với sự áp dụng mơ hình, người nghiên cứu có thể rút ngắn thời gian nghiên cứu, chỉ phí đầu tư vào nghiên cứu

3> Phân loại mơ hình

Mơ hình hóa gồm hai loại: mơ hình vật chất, vật thể và mô hình

tư duy (lý thuyét):

, Mơ hình vật chất (mơ hình cảm tính vì nó giúp ta trì giác trực tiếp được bằng các giác quan như thị giác, xúc giác, ) Ví dụ: mơ hình động cơ; mơ hình tàu thủy; mơ hình cầu, các cơng trình

- Mơ hình lý thuyết duy (mơ hình lơgíc vì nó giúp cho việc suy luận, phán đoán trong nhận thức) Ví dụ: mơ hình thơng tin, mơ hình tốn

học, mơ hình xã hội, mơ hình vật lý, mơ hình sơ đồ cấu trúc,

+ Mơ hình thơng tin: Sử dụng hệ thông ký hiệu để mô tả các đặc

trưng, tính chât của đôi tượng nghiên cứu

+ Mô hình tốn là loại mơ hình được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực khoa học hiện đại, kê cả khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, y học và một sô lĩnh vực khoa học xã hội học nhân văn Trong phương

Trang 40

pháp mơ hình tốn, người ta dùng các loại ngơn ngữ tốn học như số liệu, biểu thức, biểu đồ, đồ thị, để thê hiện các đại lượng và quan hệ giữa các đại lượng của sự vật Với mô hình tốn, người nghiên cứu có thể thực hiện nhiều thí nghiệm trên máy tính, chọn ra từ đó một số thí nghiệm đưa lại kết quả tốt nhất đề làm trong phịng thí nghiệm

Tuy mơ hình rốn có ưu điểm về sự chặt chẽ của tốn học, có thể xét tới những yếu tố ảnh hưởng nhỏ nhất tham dự vào quá trình thực nghiệm, song sự chặt chẽ này đồng thời lại là nhược điểm của mơ hình tốn, vì nó có khoảng cách khá xa với tính linh hoạt của các quá trình thực, nhất là các quá trình xã hội

+ Mơ hình xã hội, được sử dụng trong các nghiên cứu về xã hội -

nhân văn Ví dụ, trong nghiên cứu về phương pháp giảng dạy, người

nghiên cứu chọn những lớp điển hình (tức mơ hình xã hội) dé day thử với những cách sắp xếp khác nhau để rút ra kết luận mơ hình phương pháp

+ Bên cạnh những mơ hình trên cịn có mơ hình vật lý, mơ hình sinh học và mơ hình sinh thái

Tóm tắt: Mơ hình hóa là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng xã hội bằng cách xây dựng giả định về chúng từ người nghiên cứu và dựa vào trên mơ hình đó để nghiên cứu trở lại đôi tượng

Trong quá trình nghiên cứu, các hiện tượng xã hội và quá trình như giáo dục, quá trình sản xuât, quy trình cơng nghệ được tái hiện thông qua hệ thông mô hình thay thê vật thật

Đặc tính quan trọng là mơ hình ln tương ứng với vật thật Mơ hình thay thế đôi tượng và bản thân nó lại trở thành đối tượng nghiên

cứu, nó phục vụ cho nhận thức đối tượng và là phương tiện để thu nhận

thông tin mới

Mơ hình tái hiện đối tượng nghiên cứu dưới dang don giản hóa, tri thức thu được nhờ mơ hình có thẻ áp dụng vào ngun bản

Mơ hình trong nghiên cứu lý thuyết có nhiệm vụ cầu trúc thành cái mới chưa có trong hiện thực, tức là mơ hình cái chưa biết đê nghiên cứu chúng, cịn gọi là mơ hình giả thuyết

_ Mơ hình hóa cũng có thể là một thực nghiệm của tư duy, một cố găng đê tìm ra bản chât của các hiện tượng xã hội

1.6.2.3 Nhóm phương pháp tốn học

Sau khi thu thập dữ liệu, nhà nghiên cứu cần sử dụng toán học để

xử lý thông tin hay những dữ liệu thô Do đó, phương pháp tốn học”

?Š Đã dẫn: xem (21), tr 58 — 59

Ngày đăng: 09/09/2015, 15:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN