1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

NGHIÊN cứu KHẢ NĂNG xử lý nước của NHỮNG LOÀI hến THUỘC NHÓM ĐỘNG vật 2 MẢNH vỏ nước NGỌT CORBICULA ở SÔNG HƯƠNG PHỤC vụ CHO VIỆC cải tạo môi TRƯỜNG nước

15 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 437,74 KB

Nội dung

1 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CỦA NHỮNG LOÀI HẾN THUỘC NHÓM ĐỘNG VẬT 2 MẢNH VỎ NƯỚC NGỌT CORBICULA Ở SÔNG HƯƠNG PHỤC VỤ CHO VIỆC CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NƯỚC Trương Thị Lành, Nguyễn Đình Hàm, Hồ Thị Mau, Hoàng Kim Ân, Lê Xuân Hòa Sinh viên Khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm Huế 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nuôi trồng thủy sản ngày một mở rộng đã đem lại sản lượng ngày càng lớn. Thủy sản Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là xuất khẩu. Thủy sản đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Cùng với sự phát triển kinh tế thủy sản, thì quá trình nuôi trồng thủy sản đã thải ra môi trường một lượng lớn chất dư lượng làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ở khu vực nuôi và lân cận. Trong lượng chất thải, chất hữu cơ là chiếm đa số và là tác nhân lớn gây nhiễm bẫn môi trường, tạo điều kiện phát triển các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Hàm lượng chất thải hữu cơ trong ao nuôi thủy sản sẽ liên quan chặt chẽ đến các chỉ tiêu chất lượng nước như BOD, COD. Trên cơ sở đó nghiên cứu sự biến động các chỉ tiêu này để đánh giá sự biến động chất hữu cơ trong nước ao nuôi nhằm phản ảnh chất lượng nước. Trước những vấn đề nêu trên, chúng tôi thiết nghĩ cần có một đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ thiết thực cho việc theo dõi chất lượng nước trong ao nuôi và đặc biệt tìm biện pháp giảm thiểu lượng chất thải hữu cơ dư thừa trong ao nuôi. Động vật hai mảnh vỏ (corbicula) là nhóm động vật sống trong bùn đáy, có tập tính dinh dưỡng ăn lọc các chất dinh dưỡng vô cơ, hữu cơ trong bùn đáy, trong môi trường nước và trên cơ sở sinh học là nhóm động vật có khả năng làm sạch môi trường. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạng chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng xử lý nước của nhóm động vật 2 mảnh vỏ nước ngọt (Corbicula) phục vụ cho việc cải tạo môi trường nước tại thành phố Huế”. Thực hiện đề tài này nhằm giải quyết một số mục tiêu sau: - Khả năng thích ứng của giống hến (corbicula) với các nồng độ nước thải khác nhau. - Khả năng xử lý chất thải hữu cơ trong nước thải của giống hến corbicula 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.Đối tượng nghiên cứu Ngành thân mềm - Mollusca Lớp hai mãnh vỏ - Bivalvia Bộ - Veneroida Họ - Corbiculidae Giống hến - Corbicula 2. Địa điểm nghiên cứu - Mẫu vật hến corbicula được thu tại sông Hương, thành phố Huế. - Bố trí thí nghiệm tại khoa Thủy Sản, Đại học Nông Lâm Huế - Phân tích chỉ tiêu chất lượng nước tại khoa Hóa, Đại học Khoa học Huế. 3. Thời gian thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện từ tháng 1/2011 đến tháng 11/2011 4. Nội dung nghiên cứu 1 2 - Đánh giá khả năng thích nghi của hến corbicula với các nồng độ nước thải khác nhau. - Đánh giá khả năng làm sạch nước thải của giống hến corbicula thông qua các chỉ tiêu BOD, COD 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu mẫu hến Tiến hành khảo sát tình hình phân bố, khai thác của giống hến trên sông Hương, thành phố Huế. Sau đó thu mua mẫu hến để tiến hành thí nghiệm, với tiêu chuẩn lựa chọn: - Hến hoàn toàn khỏe mạnh: màu sắc trong sáng, vỏ sạch và còn nguyên vẹn, kích thước đồng đều. - Số lượng hến là 500 con/mỗi lần thu, trọng lượng khoảng 1 g/con. - Hến đưa vào nghiên cứu phải còn sống. 5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 5.2.1. Thí nghiệm 1 Nghiên cứu khả năng thích ứng của giống hến (corbicula) với các nồng độ khác nhau của nước thải đối các mật độ nuôi khác nhau. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn. Sử dụng bể kính có kích thước: chiều dài x chiều rộng x chiều cao = 90 cm x 50 cm x 60 cm để bố trí thí nghiệm. Sơ đồ thí nghiệm như sau: Nước thải 100% Nước thải pha loãng 50% Nước thải pha loãng 25% Nước sạch 100% (Đối chứng) 100 con/chậu 100 con/chậu 100 con/chậu 100 con/chậu 150 con/chậu 150 con/chậu 150 con/chậu 150 con/chậu 200 con/chậu 200 con/chậu 200 con/chậu 200 con/chậu 2 3 5.2.2. Thí nghiệm 2 Nghiên cứu khả năng của giống hến về xử lý chất hữu cơ trong nước thải của ao nuôi. Từ kết quả thí nghiệm 1, chúng tôi sẽ chọn ra mật độ nuôi hến cùng với nồng độ chất thải phù hợp để tiến hành thí nghiệm 2. Thí nghiệm 2 được bố trí theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn toàn. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như sau: Nồng độ nước thải Nồng độ nước thải Mật độ nuôi Đối chứng 5.2.3. Chỉ tiêu theo dõi - Theo dõi tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi thí nghiệm - Theo dõi các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm ( pH, T 0 , DO) - Nồng độ nước thải đầu vào, đầu ra và khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải ở các lô thí nghiệm thông qua các thông số: BOD 5 , COD. 5.2.4. Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường Nhiệt độ: Đo bằng nhiệt kế (40 0 C). pH, DO: Đo bằng Testkis môi trường. BOD 5 , COD, : Gửi mẫu phân tích tại phòng thí nghiệm, khoa Hóa, Đại học Khoa học Huế. 5.2.5. Phương pháp đánh giá chất lượng nước Đánh giá chất lượng nước qua từng thông số riêng biệt bằng cách so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam về Chất lượng nước - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản (QCVN 11: 2008/BTNMT); Theo thông tư 44 của Bộ NN- PTNT yêu cầu chất lượng nước thải từ ao nuôi tôm sau khi xử lý (TT 44/2010/TT- BNNPTNT) 5.2.6. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm Microsoft Excel 2003. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Kết quả về khả năng thích ứng của hến (corbicula) với các nồng độ khác nhau của nước thải 1. 1. Một số yếu tố môi trường ở các bể thí nghiệm Một số yếu tố cơ bản của môi trường nước có tính chất quyết định đến sinh trưởng bình thường của động vật thủy sản nói chung và hến nói riêng, bao gồm: pH, nhiệt độ và oxy hòa tan được trình bày ở bảng 1. Bảng 1. Các yếu tố môi trường ở ao nuôi nghiên cứu Đợt thu mẫu Các yếu tố môi trường Oxi hòa tan (mg/l) Nhiệt đột ( o C) pH Nước thải gốc 100% 4 – 5 24 - 29 7,0 – 8,0 Nước thải pha loãng 50% 4 – 5 24 – 28 7,5 – 8,0 Nước thải pha loãng 25% 4 – 5 25 - 29 7,5 – 8,5 Nước sạch 4 – 6 24 - 29 7,0 – 8,5 3 4 Từ kết quả thu được chúng tôi có một số nhận xét sau: 4 5 Yếu tố nhiệt độ Nhiệt độ là đại lượng biểu thị trạng thái nhiệt của nước và đặc trưng là luôn luôn biến đổi theo thời tiết. Nhiệt độ ở các bể nghiên cứu biến động từ 24,0 o C đến 29 o C. Nhìn chung đây là khoảng nhiệt độ trong giới hạn cho phép (18 – 33 o C). Yếu tố pH pH là chỉ tiêu cho biết các quá trình sinh học và hoá học xảy ra trong môi trường nước. pH trong bể thí nghiệm biến động từ 7,0 – 8,5 đây là khoảng pH dao động trong giới hạn co phép (6 – 9) Yếu tố DO Hàm lượng oxy hoà tan trong nước là một yếu tố giới hạn và thường không ổn định. Trong các bể thí nghiệm không sử dụng máy xục khí nên nhìn chung hàm lượng oxy hòa tan dao động trong khoảng 4 – 5 mg/lít. 1.2. Khả năng thích ứng của hến đối với các nồng độ nước thải khác nhau và ở các mậ độ nuôi khác nhau Tỷ lệ sống của hến ở các lô thí nghiệm tỷ lệ nghịch với nồng độ chất thải pha loãng và mật độ nuôi. Từ kết quả thu được ở trên, nhận thấy rằng ở 2 lô thí nghiệm có nồng độ chất thải pha loãng 25% ở mật độ nuôi 100 con/ 50 lít và 150 con/ 50 lít đều cho tỷ lệ sống trên 50%. Chính vì vậy sẽ chọn 2 lô thí nghiệm này để tiến hành nghiên cứu khả năng xử lý chất thải hữu cơ của hến ở thí nghiệm tiếp theo. 2. Khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải Để nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của hến, trước hết chúng tôi phân tích một số chỉ tiêu COD, BOD có trong nước thải gốc để làm cơ sở pha loãng cho thí nghiệm ở lô pha loãng 25%. Kết quả phân tích BOD và COD của nước thải gốc được trình bày ở bảng 2: Bảng 2. Chỉ tiêu BOD và COD ở nước thải gốc. Stt Yếu tố môi trường Nồng độ (mg/l) 1 BOD 74 2 COD 79 Kết quả ở bảng 2 cho thấy hàm lượng BOD, COD có trong nước thải gốc vượt giới hạn cho phép của nước thải ao nuôi sau khi xử lý và ô nhiễm tối đa của nước thải sinh hoạt. Cụ thể kết quả BOD là 74 mg/l cao gấp hơn 2 lần với tiêu chuẩn cho phép (BOD < 30 mg/l), còn đối với COD là 79 mg/l cao hơn 1,5 lần so với tiêu chuẩn cho phép (COD = 50 mg/l). Như vậy, chỉ tiêu BOD và COD trong nước thải gốc đã vượt xa ngưỡng cho phép chất lượng nước theo tiêu chuẩn của Việt Nam. Chính vì vậy, việc xử lý nước thải trước khi xã nó ra môi trường xung quanh là đặc biệt cần thiết. Chúng tôi tiến hành pha loãng nước thải gốc này ở nồng độ 25% nước thải và hến đưa vào thí nghiệm ở mật độ nuôi 100 con/ 50 lít và 150 con/ 50 lít. 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 5 6 - Các yếu tố môi trường cơ bản: nhiệt độ, pH và DO là ít biến động và hầu như nằm trong ngưỡng cho phép. - Tỷ lệ sống ở lô có nồng độ nước thải pha loãng 25% có tỷ lệ sống tướng đối cao, lần lượt là 63 % (ở mật độ nuôi 100 con/50 lít) và 52 % (ở mật độ nuôi 150 con/50 lít). - Ở hai mật độ nuôi 100 con và 150 con/ 50 lít trong nồng độ chất thải 25% đều có khả năng làm giảm hàm lượng BOD, COD xuống mức đạ tiêu chuẩn nước thải sau 7 ngày xử lý . 2. Kiến nghị Tiếp tục nghiên cứu khả năng xử lý một số chỉ tiêu khác trong nước thải của giống hến corbicula. TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguyễn Phước Hòa (2000). Quy luật giảm COD, BOD 5 nước thải chế biến thủy sản trong quá trình xử lý kỵ khí bằng vi sinh vật, Hội thảo công nghệ thích hợp xử lý chất thải ngành chế biến thủy sản, Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Cà mau, trang 42- 45. Trịnh Lê Hùng (2008), Kỹ thuật xử lý nước thải, NXB Giáo dục. Mai Văn Tài (2009). Kết quả phân tích chất lượng nước thải chế biến thủy sản , Viện nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1. Lê Công Tuấn (2010), Phương pháp xử lý ô nhiễm môi trường trong nuôi trồng thủy sản – Bài giảng dành cho học viên cao học – Đại học Nông Lâm Huế. Lê Anh Tuấn (2007), Giáo trình công trình xử lý nước thải, NXB HCM. XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT NGẬP MẶN Ở KHU VỰC RÚ CHÁ, XÃ HƯƠNG PHONG, HUYỆN HƯƠNG TRÀ, TÌNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Văn Thành, Nguyễn Thị Thu Thương, Nguyễn Văn Lãm, Lê Quốc Đạt, Trần Thanh Khoa Thủy Sản, ĐH Nông Lâm Huế TÓM TẮT Rừng ngập mặn Rú Chá có diện tích khoảng 5ha, được chia thành 3 phần. Chúng tôi tập trung nghiên nghiên cứu ở khu vực Rú Chá giữa, đây là vùng có diện tích lớn nhất và có thành phần loài nhiều nhất. Rừng ngập mặn Rúa Chá đa dạng về thành phần loài, gồm 15 loài, thuộc 14 chi, 12 họ, 10 bộ, 2 lớp và 2 ngành.Thực vật ngập mặn ở đây đa dạng về đạng sống. Các loài cây thân gỗ chiếm ưu thế trong khu hệ thực vật này. Trong đó, giá (Excoecaria agallocha) là loài chiếm tỉ lệ cao nhất về thành phần loài với mật độ 20 cây/100m 2 , độ rộng trung bình của tán lá là 4,28m, đường kính trung bình của mỗi cây là 10,51cm. Đa số loài thực vật nới đây đều có giá trị. Trong đó, có 25,79% số loài thực vật nơi đây có giá trị làm thuốc. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn là một phần không thể thiếu đối với hệ sinh thái biển. Đó là hệ sinh thái quan trọng có năng suất sinh học cao ở các vùng cửa sông, ven biển nhiệt đới. Hệ sinh thái rừng ngập mặn không những phong phú về lâm sản (cung cấp gỗ, củi, tanin, bột làm giấy…) mà còn có vai trò quan trọng trong việc cung cấp mùn bã hữu cơ, nuôi dưỡng động thực vật thủy sinh, trong đó có nhiều loài hải sản có giá trị cao, là nơi cư trú, bãi đẻ của nhiều loài tôm, cua, cá…, là nơi trú ngụ và làm tổ của nhiều loài chim di cư, nhiều loài động vật 6 7 trên cạn. Tuy nhiên, trong những năm qua diện tích rừng ngập mặn ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thành phần loài thực vật ngập mặn không ngừng giảm. Rừng ngập mặn Rú Chá có vai trò rất quan trọng trong vùng đất ngập nước Tam Giang – Cầu Hai. Đến nay, nghiên cứu về rừng ngập mặn tại khu vực Rú Chá còn ít, với một số nghiên cứu của Tôn Thất Pháp cà cộng sự (2005), dự án IMOLA Huế (2006). Năm 2011, chúng tôi tiến hành khảo sát lại nhằm xác định thành phần loài thực vật ngập mặn nơi đây. Đề tài sẽ góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương xác định đúng hiện trạng, bảo vệ và phát triển hợp lý rừng ngập mặn. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1. Thời gian, địa điểm  Thời gian nghiên cứu: từ tháng 04 năm 2011 đến tháng 11 năm 2011.  Địa điểm nghiên cứu: rừng ngập mặn Rú Chá xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Thành phần loài thực vật ngập mặn ở khu vực Rú Chá tại xã Hương Phong, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Nội dung nghiên cứu  Xác định thành phần loài thực vật ngập mặn.  Xác định sự phân bố của các loài thực vật ngập mặn.  Giá trị tài nguyên thực vật trong khu ngập mặn Rú Chá. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài hiện trường 2.4.1.1. Những trang bị phục vụ cho nghiên cứu Dụng cụ thu mẫu bao gồm cặp gỗ, kéo, dao cắt cây, giấy báo, dây buộc, nhãn, kim chỉ, bút chì, sổ ghi chép, băng dính, máy ảnh, thước dây, các loại dụng cụ để đo độ cao, đường kính thân, bản đồ các loại và các trang bị cho cá nhân để đi rừng. - Số hiệu (N): - Địa điểm: - Đặc điểm: - Sinh cảnh: - Ngày thu mẫu: - Người thu mẫu: Hình 1. Nhãn (etiket) mẫu 2.4.1.2. Mẫu định tính Tiến hành khảo sát rừng và thu mẫu những loài bắt gặp trên đường đi. Mỗi mẫu lấy đầy đủ các bộ phận gồm cành, lá và hoa với cây gỗ, còn với cây thảo lấy cả cây mỗi cây thu từ 3 - 10 mẫu. Khi thu mẫu ghi chép đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ, kích thước cây, màu sắc hoa, quả, có hay không có nhựa mủ, mùi vị 2.4.1.3. Mẫu định lượng 7 8 Phương pháp đặt ô tiêu chuẩn: Kết hợp giữa 2 phương pháp đặt ô tiêu chuẩn ngẫu nhiên và chọn điển hình trong quần xã. Thu mẫu theo ô tiêu chuẩn, chia Rú Chá thành 5 ô tiêu chuẩn, kích thước mỗi ô là 100m 2 . Hình 2. Bản đồ thu mẫu thực vật ở Rú Chá Bảng 1. Tọa độ định vị vị trí thu mẫu ở Rú Chá Điể m Kí hiệu Tọa độ điểm 1 RC1 N: 16 0 33 ꞌ 25,9ꞌꞌ E: 107 0 36 40,8ꞌ ꞌꞌ 2 RC2 N: 16 0 33 ꞌ 26,1 ꞌꞌ E: 107 0 36 41,8ꞌ ꞌꞌ 3 RC3 N: 16 0 33 ꞌ 28,8 ꞌꞌ E: 107 0 36 43,5ꞌ ꞌꞌ 4 RC4 N: 16 0 33 ꞌ 31,5 ꞌꞌ E: 107 0 36 42,0ꞌ ꞌꞌ 5 RC5 N: 16 0 33 ꞌ 27,3 ꞌꞌ E: 107 0 36 39,6ꞌ ꞌꞌ Với mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành đếm số lượng cây, số lượng loài có mặt trong ô. Đo đường kính, tán cây, với mỗi loài tiến hành đo 3 cây lớn và 3 cây nhỏ để xác định đường kính tán cây của mỗi loài. 2.4.1.4. Phương pháp bảo quản mẫu - Sau khi đã đeo nhãn, mỗi mẫu đặt gọn trong một tờ báo cỡ lớn gập 4 với kích thước 30 x 40cm, vừa ngay ngắn nhưng chú ý trên mẫu phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả 2 mặt lá mà không phải lật mẫu. 8 9 - Các mẫu sau khi đã được cố định trong khung gỗ, đưa về phòng thí nghiệm rồi tiến hành sấy khô. Hình 3. Các dạng kẹp và cách buộc mẫu 2.4.2. Phương pháp trong phòng thí nghiệm Nghiên cứu phân loại: • Nghiên cứu đặc điểm của lá, hoa, quả để xác định tên khoa học của loài. • Xác định tên khoa học dựa vào các bước sau:  Quan sát các dấu hiệu hình thái bên ngoài.  Phân chia mẫu theo họ và chi.  Phân tích mẫu. - Phân tích từ tổng thể bên ngoài đến các chi tiết bên trong. - Phân tích từ cái lớn đến cái nhỏ. - Phân tích đi đôi với ghi chép và vẽ hình.  Tra tên khoa học: Sau khi đã phân tích, chúng ta tiến hành tra tên khoa học dựa theo các khoá phân loại của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993, 1999 – 2000), Nguyễn Tiến Bản (Thực vật chí Việt Nam), Lê Khả Kế (1969 -1975). 2.5. Xử lý số liệu Sử dụng các phần mềm Excel 2007 để tính toán các giá trị liên quan và vẽ đồ thị. Xử lý số liệu từ máy GPS và hiển thị bản đồ bằng phần mềm ArcGis 9.3. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thành phần loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá 3.1.1. Đa dạng về các bậc phân loại Qua quá trình thu và phân tích mẫu, đã xác định được 15 loài thực vật ngập mặn thuộc 14 chi, 12 họ, 10 bộ, 2 lớp và thuộc 2 ngành. Trong đó, lớp Mộc lan (Magnoliopsida) thuộc ngành ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế tuyệt đối với 11 họ và 14 loài (chiếm 93.3% tổng số loài). Lớp dương xỉ (Polypodiopsida) thuộc ngành dương xỉ (Polypodiophyta) chỉ có duy nhất 1 họ cỏ sẹo gà (Pteridaceae ) và 1 loài ráng biển (Acrostichum aureum L.). 3.1.2. Thành phần loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá Bảng 2. Danh mục các loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá Tên khoa học Tên Việt Nam Ngành ngọc lan – Magnoliophyta Lớp mộc lan – Magnoliopsida Bộ: Magnoliales Mộc lan Họ: Euphobriaceae Thầu dầu Loài: Excoecaria agallocha Lour. Cây giá (chá) Loài : Phyllanthus reticulatus Poir. Phèn đen Họ : Annonaceae Mãng cầu Loài : Annona glabra Linnaeus. Na biển Bộ: Solanales Cà Họ: Convolvulaceae Bìm bìm Loài: Ipomoea pes-capre (L.) Sweet. Muống biển Bộ: Lamiales Hoa môi 9 10 Họ: Bignoniaceae Chùm ớt Loài: Dolichandrone spathacea L.f. Schum. Quao nước Họ: Verbenaceae Cỏ roi ngựa Loài: Clerodendrum inerme Gaertn. Ngọc nữ biển Bộ: Rhizophorales Đước Họ: Rhizophoraceae Đước Loài: Rhizophora stylosa Griff. Đước vòi Bộ: Scrophulariales Họ: Acanthaceae Ô rô Loài: Acanthus ilicifolius Linn. Ô rô gai Bộ: Malvales Cẩm quỳ Họ: Malvaceae Bông Loài: Hibiscus tiliaceus L. Tra biển Bộ: Fabales Đậu Họ: Fabaceae Đậu Loài: Derris trifoliata Lour. Cóc kèn Loài: Derris indica Benn. Bánh dầy Loài: Caesalpinia crista Linnaeus. Điệp xoan Bộ: Violales Họ: Flacourtiaceae Bóm Trung Quốc Loài: Scolopia chinensis (Lour.) Los. cây có gai Bộ: Urticales Họ: Moraceae Loài: Streblus asper Lour. Duối (giới) Ngành dương xỉ - Polypodiophyta Lớp dương xỉ - Polypodiopsida Bộ: Polypodiales Dương xỉ Họ: Pteridaceae Cỏ sẹo gà Loài: Acrostichum aureum L. Ráng biển Nhóm cây ngập mặn chính thức có 4 loài thuộc 4 bộ, 4 họ, 4 chi, 2 ngành là những loài: Giá (Excoecaria agallocha Lour.), Ô rô gai (Acanthus ilicifolius Linn.), Ráng biển (Acrostichum aureum L.), Đước vòi (Hizophora stylosa Griff.). Mặc dù chỉ chiếm 26.67% tổng số loài của Rú Chá nhưng các loài này có số lượng cá thể nhiều, đặc biệt loài Chá chiếm tới 58.9% và đóng vai trò quan trọng trong các quần xã thực vật của rừng ngập mặn ở nơi đây. Các loài còn lại thuộc nhóm cây tham gia vào rừng ngập mặn thuộc 6 bộ, 8 họ và 10 chi, toàn bộ các loài này đều thuộc ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Nhóm này chiếm 73.33% tổng số loài cây ngập mặn ở khu vực Rú Chá. 3.2. Sự phân bố của các loài cây ngập mặn trong Rú Chá 3.2.1. Dạng sống và nơi phân bố của các loài cây ngập mặn trong Rú Chá Bảng 3. Dạng sống và nơi phân bố của các loài cây ngập mặn trong Rú Chá ST T Tên loài Dạng sống Nơi phân bố 1 Giá (Excoecaria agallocha Lour.) Gỗ nhỏ Đất cao ít ngập 2 Quao nước (Dolichandrone spathacea L.f. Gỗ nhỏ Ven bờ mặn phèn 10 [...]... THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt: 1 Ban quản lý rừng phòng hộ môi trường thành phố Hồ Chí Minh, 20 02 Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ NXB Nông nghiệp 2 Hoàng Chung, 20 09 Phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật; Chương 1& 9, NXB Giáo Dục 14 15 3 Dự án quản lý tổng hợp hoạt động đầm phá – Dự án IMOLA II, 20 10 Báo cáo tổng kết nghiên cứu rừng ngập mặn Rú Chá, Hương Phong, Thừa Thiên - Huế 4 Lê Trần... 13.79% Bên cạnh những vai trò đó thì các loài cây trong Rú Chá còn được người dân sử dụng để làm cảnh, làm nguyên liệu cho công nghiệp để làm nút chai hay là cho gỗ chiêm tới 17 .24 % Có rất nhiều loài cây ở Rú Chá có giá trị sử dụng cao Có những loài có 2 hay 3 giá trị sử dụng khác nhau như cho gỗ, làm thuốc, Chúng tôi đã thống kê được 14 loài cây có giá trị làm thuốc, 3 loài cho gỗ, 2 loài làm thức ăn... có Quao nước, Đước vòi, Ô rô 3 .2. 2 Sự có mặt của các loài cây ngập mặn trong Rú Chá Hình 4 Thể hiện mật độ (Cây/100m2) của các loài thực vật ngập mặn ở Rú Chá Từ biểu đồ trên cho thấy, loài Giá (Excoecaria agallocha Lour.) chiếm 100% số lượng cây trong điểm thu mẫu RC4, chỉ có RC5 là số lượng chiếm 24 % ít hơn Đước vòi (Excoecaria agallocha Lour.), ở 3 điểm còn lại thì tỉ lệ cây chá chiếm 2/ 3 trong... 100m 2 đơn vị diện tích rừng ngập mặn Rú Chá Mật độ của các loài thực vật ngập mặn được thể hiện ở biểu đồ sau: Bảng 4 Kích thước tán và đường kính trung bình của các loài cây gỗ nhỏ ở Rú Chá Tên loài Đường kính thân STT Tán cây (cách gốc 1m) 1 Giá (Excoecaria agallocha Lour.) 4 .28 m 10.51cm 2 Quao nước (Dolichandrone spathacea 4.06m 6.43cm 11 12 3 L.f Schum.) Đước vòi (Hizophora stylosa Griff.) 2. 5m... bụi nhỏ (33.33%), một số ít có dạng sống dây leo và dây bò (20 %) Có 14 loài trong tổng số 15 loài thực vật có giá trị sử dụng như: làm thuốc 5 loài, làm thuốc làm nút chai, cốt mũ, dầu, cho sợi, làm củi đốt (CN) 5 loài, gỗ-thuốc - CN 2 loài, thuốc – thức ăn gia súc 1 loài, thuốc – cảnh – quả - CN 1 loài 4 .2 Kiến nghị Cần tiến hành những nghiên cứu khoa học sâu hơn về rừng ngập mặn Rú Chá để tìm... – 4 m, cuống lá hình nêm, dài khoảng 1.5 – 2 cm Lá dài 3 – 4 cm Cụm hoa hình xim 2 ngả, 5 – 8 hoa, cuống hoa dài 3 – 4 cm Quả dạng lê, không có lông, màu nâu, dài 2. 5 – 4 cm, rộng 1.5 – 2. 5 cm, trụ mầm dài 30 – 45 cm 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Kết luận Qua kết quả nghiên cứu, Rú Chá có 15 loài thực vật ngập mặn, thuộc 14 chi, 12 họ, 10 bộ, 2 lớp và thuộc 2 ngành Trong đó, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)... 14 loài (chiếm 93.33% tổng số loài) , gồm 4 loài ngập mặn chính thức và 11 loài tham gia vào rừng ngập mặn Giá (Excoecaria agallocha Lour.) là loài chiếm ưu thế mạnh nhất với mật độ 20 cây/100m 2 (chiếm 46.51% tổng số cây), trung bình độ rộng của tán (4 .28 m) và trung bình đường kính thân (10.51cm) lớn nhất so với tất cả các loài còn lại trong toàn bộ khu vực Đa dạng về dạng sống, thực vật ngập mặn ở. .. (RC1:63%, RC2:73%, RC3:65%) Về mặt số lượng, ở các ô khảo sát thì cây chá chiếm số nhiều và phân bố đều, chứng tỏ đây là loài đặc trưng và có vai trò quan trọng trong quần xã thực vật ở Rú Chá Trong đó, ô rô gai (Acanthus ilicifolius Linn.) chỉ có ở điểm RC3 với số lượng 38 cây chiếm 65.5% chứng tỏ loài này thường sống tập trung ở những vùng xác định Theo thống kê định lượng, thì trung bình có khoảng 20 cây... loài làm thức ăn gia súc, 1 số loài làm cảnh, cho quả ăn được, Ngoài ra còn một số loài cây sử dụng cho công nghiệp như làm nút chai, cốt mũ, dầu, cho sợi, làm củi đốt Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 5 Công dụng của thực vật ngập mặn Rú Chá STT Tên loài Công dụng Bộ phận sử dụng 1 Giá (Excoecaria agallocha Lour.) T, G, CN Toàn cây Quao nước (Dolichandrone spathacea 2 T, CN Vỏ thân, lá, rễ, hạt L.f Schum.)... quyền địa phương cần phải hộ trợ người dân bảo vệ rừng và tạo những điều kiện thuận lợi để phát triển Rú Chá Cần thu hút những đầu tư, hộ trợ từ các dự án trong công tác bảo vệ và phát triển Rú Chá Tuyên truyền cho người dân xung quanh biết được mức độ quan trọng của Rú Chá Tổ chức các cuộc thi về "Bảo vệ môi trường và rừng ngập mặn" nhằm nâng cao ý thức của người dân và giới trẻ TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài . 1 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC CỦA NHỮNG LOÀI HẾN THUỘC NHÓM ĐỘNG VẬT 2 MẢNH VỎ NƯỚC NGỌT CORBICULA Ở SÔNG HƯƠNG PHỤC VỤ CHO VIỆC CẢI TẠO MÔI TRƯỜNG NƯỚC Trương Thị Lành,. làm sạch môi trường. Chính vì vậy chúng tôi mạnh dạng chọn đề tài Nghiên cứu khả năng xử lý nước của nhóm động vật 2 mảnh vỏ nước ngọt (Corbicula) phục vụ cho việc cải tạo môi trường nước tại. để tiến hành nghiên cứu khả năng xử lý chất thải hữu cơ của hến ở thí nghiệm tiếp theo. 2. Khả năng xử lý chất hữu cơ trong nước thải Để nghiên cứu khả năng xử lý nước thải của hến, trước hết

Ngày đăng: 06/09/2015, 18:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w